Giáo án Sinh học 10 Bài 5 (Kết nối tri thức 2024): Các phân tử sinh học
Với Giáo án Bài 5: Các phân tử sinh học Sinh học lớp 10 sách Kết nối tri thức sẽ giúp thầy cô dễ dàng giảng dạy và biên soạn giáo án Sinh học 10 Bài 5.
Chỉ 300k mua trọn bộ Giáo án Sinh học 10 Kết nối tri thức bản word (cả năm) trình bày đẹp mắt (Chỉ 25k cho 1 bài giảng bất kì):
B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)
B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án.
Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu
Giáo án Sinh học 10 Bài 5 (Kết nối tri thức): Các phân tử sinh học (3 tiết)
I. MỤC TIÊU
Sau khi học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:
1. Về năng lực
1.1. Năng lực Sinh học
- Nêu được khái niệm phân tử sinh học.
- Trình bày được thành phần cấu tạo (các nguyên tố hóa học, đơn phân) và vai trò của các phân tử sinh học trong tế bào: carbohydrate, lipid, protein, acid nucleic.
- Phân tích được mối quan hệ giữa cấu tạo và vai trò của các phân tử sinh học.
- Vận dụng được kiến thức về thành phần hoá học của tế bào vào giải thích các hiện tượng và ứng dụng trong thực tiễn (ví dụ: ăn uống hợp lí; giải thích vì sao thịt lợn, thịt bò cùng là protein nhưng có nhiều đặc điểm khác nhau; giải thích vai trò của DNA trong xác định huyết thống, truy tìm tội phạm,...).
1.2. Năng lực chung
- Năng lực tự chủ và tự học: Tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát tranh ảnh để tìm hiểu về phân tử sinh học, cấu tạo và chức năng của các phân tử sinh học.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thảo luận nhóm để hoàn thành các phiếu học tập, biết cách phân công nhiệm vụ để hoàn thành công việc của nhóm.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Đề xuất các biện pháp ăn uống khoa học để đề phòng một số bệnh tật do thiếu dinh dưỡng hoặc thừa dinh dưỡng.
2. Phẩm chất
- Chăm chỉ: Chăm học, chịu khó tìm tòi tài liệu và thực hiện các nhiệm vụ cá nhân nhằm tìm hiểu về các phân tử sinh học.
- Trách nhiệm: Có trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ, chủ động nhận và thực hiện nhiệm vụ thảo luận.
- Trung thực: Có ý thức báo cáo chính xác, khách quan về kết quả đã làm.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1.Giáo viên
- SGK, tài liệu giảng dạy, giáo án, powerpoint.
- Sưu tầm một số hình ảnh ngoài SGK.
- Sưu tầm 02 đoạn video:
+ https://www.youtube.com/watch?v=jNccNeNh3zY
+ https://www.youtube.com/watch?v=xT3n-BrBC4Q
2. Học sinh
- SGK, vở ghi, giấy nháp, đồ dùng học tập (bút, thước...), bảng nhóm, bút viết bảng nhóm.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động 1: Hoạt động khởi động (Mở đầu)
a) Mục tiêu:
- Tạo ra mâu thuẫn nhận thức cho HS, khơi dậy mong muốn tìm hiểu kiến thức.
- HS xác định được nội dung bài học là tìm hiểu về các thành phần hóa học của tế bào.
b) Nội dung:
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
Thừa cân, béo phì là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến bệnh tiểu đường, tim mạch cùng nhiều bệnh nguy hiểm khác cho con người. Vậy làm thế nào có thể giảm thiểu nguy cơ này để có được cuộc sống khỏe mạnh?
c) Sản phẩm học tập:
Dự kiến câu trả lời của HS:
Giải pháp: Để giảm thiểu nguy cơ thừa cân, béo phì chúng ta cần:
- Kiểm soát cân nặng hợp lí.
- Xây dựng chế độ ăn uống phù hợp với thể trạng và độ tuổi.
- Thường xuyên vận động, thể dục thể thao.
- Ăn ngủ đúng giờ, lập kế hoach đồng hồ sinh học hợp lí, hiệu quả.
- Hạn chế thức ăn nhanh, chiên rán ngập dầu, chiên lại nhiều lần.
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
Bước 1. Giao nhiệm vụ học tập |
|
- GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi trả lời các câu hỏi. |
- HS lắng nghe nhiệm vụ được giao. |
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập |
|
- GV theo dõi và quan sát HS. |
- HS trả lời câu hỏi. |
Bước 3. Báo cáo kết quả và thảo luận |
|
- GV gọi đại diện trình bày theo ý hiểu của mình. |
- HS báo cáo phần trả lời của mình. - Lắng nghe câu trả lời của bạn và đưa ra ý kiến bổ sung. |
Bước 4. Nhận định và kết luận |
|
- GV không chốt kiến thức mà dẫn dắt vào nội dung bài mới. |
- HS lắng nghe. |
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
Hoạt động 2.1: Tìm hiểu khái niệm và thành phần cấu tạo của các phân tử sinh học trong tế bào.
a) Mục tiêu:
- Nêu được khái niệm các phân tử sinh học trong tế bào.
- Trình bày được thành phần cấu tạo của phân tử sinh học trong tế bào.
b) Nội dung:
- Học sinh làm việc cá nhân và nghiên cứu thông tin trong SGK, tìm hiểu thông tin và trả lời các câu hỏi sau:
1. Phân tử sinh học là gì?
2. Nêu những đặc điểm chung của các phân tử sinh học.
c) Sản phẩm học tập:
- Phân tử sinh học là những phân tử hữu cơ chỉ được tổng hợp và tồn tại trong các tế bào sống.
- Điểm chung của các phân tử sinh học: đều có thành phần chủ yếu là các nguyên tử carbon và các nguyên tử hydrogen, liên kết với nhau hình thành nên bộ khung hydrocarbon đa dạng.
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
|
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ |
||
- GV giao nhiệm vụ học tập cho HS hoạt động cá nhân, nghiên cứu thông tin SGK trang 28 và trả lời các câu hỏi. |
- Tiếp nhận nhiệm vụ học tập. |
|
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập |
||
- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. |
- Cá nhân đọc SGK mục I và hoàn thành nội dung GV yêu cầu. |
|
Bước 3. Báo cáo kết quả và thảo luận |
||
- GV gọi ngẫu nhiên 1-2 HS trình bày. |
- HS được yêu cầu báo cáo. - HS khác lắng nghe, nhận xét và bổ sung. |
|
Bước 4. Nhận định và kết luận |
||
- GV củng cố ý kiến thảo luận, bổ sung, kết luận |
- Lắng nghe nhận xét và kết luận của GV. |
|
Kết luận: Nội dung khái niệm và thành phần cấu tạo của các phân tử sinh học trong tế bào. |
||
Hoạt động 2.2: Tìm hiểu carbohydrate và lipid
a) Mục tiêu:
- Nêu được cấu trúc hóa học của carbohydrate, lipid, phân loại carbohydrate, phân loại được lipid.
- Nêu được chức năng của carbohydrate và lipid.
………………………………………….
………………………………………….
………………………………………….
Tài liệu có 17 trang, trên đây là tóm tắt 5 trang đầu của Giáo án Sinh học 10 Bài 5 Kết nối tri thức.
Để mua Giáo án Sinh học 10 Kết nối tri thức năm 2023 mới nhất, mời Thầy/Cô liên hệ: Link tài liệu
Xem thêm giáo án Sinh học 10 sách Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Giáo án Bài 2: Phương pháp nghiên cứu và học tập môn sinh học
Giáo án Bài 3: Các cấp độ tổ chức của thế giới sống
Giáo án Bài 4: Các nguyên tố hóa học và nước
Xem thêm các chương trình khác:
- Giáo án Toán 10 Chân trời sáng tạo năm 2024 (mới nhất)
- Giáo án Hóa 10 Chân trời sáng tạo năm 2024 (mới nhất)
- Giáo án Vật lí 10 Chân trời sáng tạo năm 2024 (mới nhất)
- Giáo án Sinh học 10 Chân trời sáng tạo năm 2024 (mới nhất)
- Giáo án Lịch sử 10 Chân trời sáng tạo năm 2024 (mới nhất)
- Giáo án Tiếng Anh 10 Friends Global năm 2024 (mới nhất)
- Giáo án Ngữ Văn 10 Chân trời sáng tạo (mới nhất)
- Giáo án Toán 10 Cánh diều năm 2024 (mới nhất)
- Giáo án Hóa 10 Cánh diều năm 2024 (mới nhất)
- Giáo án Vật lí 10 Cánh diều năm 2024 (mới nhất)
- Giáo án Sinh học 10 Cánh diều năm 2024 (mới nhất)
- Giáo án Lịch sử 10 Cánh diều năm 2024 (mới nhất)
- Giáo án Địa lí 10 Cánh diều năm 2024 (mới nhất)
- Giáo án Tin học 10 Cánh diều năm 2024 (mới nhất)