Giáo án Sinh học 10 Bài 25 (Kết nối tri thức 2024): Một số bệnh do virus và các thành tựu nghiên cứu ứng dụng virus
Với Giáo án Bài 25: Một số bệnh do virus và các thành tựu nghiên cứu ứng dụng virus Sinh học lớp 10 sách Kết nối tri thức sẽ giúp thầy cô dễ dàng giảng dạy và biên soạn giáo án Sinh học 10 Bài 25.
Chỉ 300k mua trọn bộ Giáo án Sinh học 10 Kết nối tri thức bản word (cả năm) trình bày đẹp mắt (Chỉ 25k cho 1 bài giảng bất kì):
B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)
B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án.
Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu
Giáo án Sinh học 10 Bài 25 (Kết nối tri thức): Một số bệnh do virus và các thành tựu nghiên cứu ứng dụng virus
I. MỤC TIÊU
Sau khi học xong bài học, HS đạt được các yêu cầu sau:
1. Về năng lực
1.1. Năng lực Sinh học
- Nêu được cơ chế gây bệnh chung của virus.
- Giải thích được các bệnh do virus thường lây lan nhanh, rộng và có nhiều biến thể.
- Trình bày được phương thức lây truyền một số bệnh do virus ở người, thực vật và động vật (HIV, cúm, sởi,…) và cách phòng chống.
- Vận dụng được kiến thức bài học để giải quyết một số vấn đề thực tiễn.
1.2. Năng lực chung
- Năng lực tự chủ và tự học: chủ động tìm kiếm và lựa chọn thông tin về virus gây bệnh. Ghi chép thông tin bằng hình thức phù hợp.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: thảo luận nhóm, thuyết trình, báo cáo và hợp tác, chia sẻ, điều hành nhóm trong thực hiện các hoạt động học tập.
2. Phẩm chất
- Chăm chỉ: Chăm học, chịu khó tìm tòi tài liệu và thực hiện các nhiệm vụ cá nhân nhằm tìm hiểu về một số bệnh do virus và các thành tựu nghiên cứu, ứng dụng virus.
- Trách nhiệm: Có trách nhiệm trong hoạt động nhóm, chủ động nhận và thực hiện nhiệm vụ thiết kế được poster tuyên truyền phòng bệnh do virus gây ra.
- Nhân ái: Có ý thức không kì thị, xa lánh người nhiễm bệnh do virus gây ra và tích cực tuyên truyền cách phòng chống cũng như thái độ đúng đắn đối với người bệnh đến bạn bè, gia đình.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Giáo viên
- SGK, giáo án, powerpoint.
- Tranh ảnh về một số bệnh do virus và các thành tựu nghiên cứu ứng dụng virus.
2. Học sinh
- SGK, tài liệu hỗ trợ học tập đã sưu tầm được.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động 1: Hoạt động khởi động (Mở đầu)
a) Mục tiêu:
- Tạo hứng thú cho học sinh, kích thích mong muốn tìm hiểu bài mới.
b) Nội dung:
- GV yêu cầu HS xử lí tình huống sau:
Tình huống "Ở địa phương em có một người A đi từ vùng có dịch Covid 19 về nhưng không khai báo y tế. Khi bị phát hiện, người A đã tiếp xúc với 50 người trong thôn. Cả thôn đang rất lo lắng chưa biết làm thế nào? Bằng hiểu biết của mình, em hãy đề xuất cách giải quyết để mọi người yên tâm hơn.
c) Sản phẩm:
- Kết quả xử lí tình huống của học sinh.
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của Giáo viên |
Hoạt động của Học sinh |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ |
|
- GV sử dụng hình ảnh hoặc video để nêu tình huống. |
- Tiếp nhận nhiệm vụ được giao.
|
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ |
|
- Giáo viên có thể tham gia hướng dẫn, chia sẻ, định hướng thảo luận cùng với HS. |
- HS thảo luận cặp đôi tìm nội dung để trả lời câu hỏi tình huống. |
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận |
|
- GV yêu cầu đại diện một số nhóm trả lời các câu hỏi, các HS còn lại nhận xét, bổ sung. |
- Báo cáo nội dung thảo luận. - Lắng nghe, nhận xét, bổ sung. |
Bước 4: Nhận định và kết luận |
|
- GV nhận xét, đánh giá và nêu ra vấn đề cần giải quyết. - Từ câu trả lời của HS, GV dẫn dắt vào nội dung bài học. |
- HS lắng nghe nhận xét của GV, đặt ra câu hỏi (nếu có). |
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
Hoạt động 2.1: Tìm hiểu cơ chế gây bệnh chung của virus
a) Mục tiêu:
- Nêu được cơ chế gây bệnh chung của virus.
- Giải thích được các bệnh do virus thường lây lan nhanh, rộng và có nhiều biến thể.
b) Nội dung:
- Học sinh làm việc nhóm cặp đôi nghiên cứu thông tin trong SGK, trả lời các câu hỏi sau:
1. Virus gây bệnh theo các cơ chế nào?
2. Loại virus có vật chất di truyền là DNA hay RNA sẽ dễ phát sinh các chủng đột biến mới? Giải thích
c) Sản phẩm:
Gợi ý trả lời:
1. Virus có thể gây bệnh bằng một số cách như sau:
- Virus có cơ chế nhân lên kiểu sinh tan sẽ phá huỷ các tế bào cơ thể và các mô.
- Virus có cơ chế nhân lên kiểu tiềm tan, ngoài việc phá huỷ các tế bào cơ thể, một số còn có thể gây đột biến gene ở tế bào chủ dẫn đến ung thư.
- Một số loại virus khi xâm nhập vào tế bào có thể sản sinh ra các độc tố làm biểu hiện triệu chứng bệnh. Một số virus khác có các thành phần cấu tạo như protein vỏ ngoài cũng có thể gây bệnh.
2. Loại virus có vật chất di truyền là RNA sẽ dễ phát sinh các chủng đột biến mới vì có tới 70% các loại virus có vật chất di truyền là RNA. Các enzyme nhân bản RNA để tạo ra các virus mới thường sao chép không chính xác và ít hoặc không có khả năng sửa chữa các sai sót nên để lại nhiều đột biến, làm phát sinh các chủng virus mới.
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của Giáo viên |
Hoạt động của Học sinh |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ |
|
- Giáo viên cho HS quan sát tranh ảnh/video về các con đường lây truyền của virus trong quần thể, biến thể của virus. Yêu cầu HS thảo luận để trả lời câu hỏi. |
- Tiếp nhận nhiệm vụ được giao.
|
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ |
|
- Giáo viên có thể tham gia hướng dẫn, chia sẻ, định hướng thảo luận cùng với HS. |
- HS đọc thông tin SGK và thực hiện nhiệm vụ. |
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận |
|
- GV yêu cầu đại diện một số nhóm trả lời các câu hỏi, các HS còn lại nhận xét, bổ sung. |
- Báo cáo câu trả lời. - Lắng nghe, nhận xét, bổ sung. |
Bước 4: Nhận định và kết luận |
|
- GV nhận xét, đánh giá và kết luận. |
- HS lắng nghe nhận xét của GV, đặt ra câu hỏi (nếu có). |
Hoạt động 2.2: Tìm hiểu về một số bệnh do virus
a) Mục tiêu:
………………………………………….
………………………………………….
………………………………………….
Tài liệu có 18 trang, trên đây là tóm tắt 5 trang đầu của Giáo án Sinh học 10 Bài 25 Kết nối tri thức.
Để mua Giáo án Sinh học 10 Kết nối tri thức năm 2023 mới nhất, mời Thầy/Cô liên hệ: Link tài liệu
Xem thêm giáo án Sinh học 10 sách Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Giáo án Bài 20: Sự đa dạng và phương pháp nghiên cứu vi sinh vật
Giáo án Bài 21: Trao đổi chất, sinh trưởng và sinh sản ở vi sinh vật
Xem thêm các chương trình khác:
- Giáo án Toán 10 Chân trời sáng tạo năm 2024 (mới nhất)
- Giáo án Hóa 10 Chân trời sáng tạo năm 2024 (mới nhất)
- Giáo án Vật lí 10 Chân trời sáng tạo năm 2024 (mới nhất)
- Giáo án Sinh học 10 Chân trời sáng tạo năm 2024 (mới nhất)
- Giáo án Lịch sử 10 Chân trời sáng tạo năm 2024 (mới nhất)
- Giáo án Tiếng Anh 10 Friends Global năm 2024 (mới nhất)
- Giáo án Ngữ Văn 10 Chân trời sáng tạo (mới nhất)
- Giáo án Toán 10 Cánh diều năm 2024 (mới nhất)
- Giáo án Hóa 10 Cánh diều năm 2024 (mới nhất)
- Giáo án Vật lí 10 Cánh diều năm 2024 (mới nhất)
- Giáo án Sinh học 10 Cánh diều năm 2024 (mới nhất)
- Giáo án Lịch sử 10 Cánh diều năm 2024 (mới nhất)
- Giáo án Địa lí 10 Cánh diều năm 2024 (mới nhất)
- Giáo án Tin học 10 Cánh diều năm 2024 (mới nhất)