Giáo án Sinh học 10 Bài 14 (Cánh diều 2024): Giảm phân

Với Giáo án Bài 14: Giảm phân Sinh học lớp 10 sách Cánh diều sẽ giúp thầy cô dễ dàng giảng dạy và biên soạn giáo án Sinh học 10 Bài 14.

1 604 08/01/2024
Mua tài liệu


Chỉ từ 300k mua trọn bộ Giáo án Sinh học 10 Cánh diều bản PPT (cả năm) trình bày đẹp mắt (Chỉ 25k cho 1 bài giảng bất kì):

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án.

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Giáo án Sinh học 10 Bài 14 (Cánh diều): Giảm phân (2 tiết)

I. MỤC TIÊU

Sau khi học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:

1. Về năng lực

1.1. Năng lực Sinh học

- Dựa vào cơ chế nhân đôi và phân li của nhiễm sắc thể để giải thích được quá trình giảm phân, thụ tinh cùng với nguyên phân là cơ sở của sinh sản hữu tính ở sinh vật.

- Lập được bảng so sánh quá trình nguyên phân và quá trình giảm phân.

- Trình bày được một số nhân tố ảnh hưởng đến quá trình giảm phân.

- Vận dụng kiến thức về nguyên phân và giảm phân vào giải thích một số vấn đề trong thực tiễn.

1.2 Năng lực chung

- Tự chủ và tự học: Luôn chủ động, tích cực tìm hiểu về giảm phân qua các nguồn học liệu khác nhau và xử lí thông tin thu được.

- Giao tiếp và hợp tác: Biết chủ động phát biểu để nêu ý kiến của bản thân khi học về quá trình giảm phân.

- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Làm mô hình giảm phân bằng các nguyên vật liệu dễ kiếm.

2. Về phẩm chất

- Chăm chỉ: Tích cực nghiên cứu tài liệu, thường xuyên theo dõi việc thực hiện các nhiệm vụ được phân công.

- Trách nhiệm: Sẵn sàng chịu trách nhiệm về các nội dung trình bày về quá trình giảm phân.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Giáo viên

- Video hoặc hình ảnh động về giảm phân, phát sinh giao tử, giảm phân, hình vẽ SGK.

2. Học sinh

- Nghiên cứu sách giáo khoa, tìm tài liệu liên quan đến giảm phân trên internet.

- Làm mô hình, tranh vẽ về các kì của giảm phân: Mỗi nhóm HS phân công nhau vẽ 1 tranh về các kì của giảm phân không chú thích hình vẽ.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Hoạt động 1: Khởi động (Mở đầu)

a. Mục tiêu:

- Tạo ra mâu thuẫn nhận thức cho HS, khơi dậy mong muốn tìm hiểu kiến thức.

- HS xác định được nội dung bài học là tìm hiểu về giảm phân, ý nghĩa giảm phân, điểm khác của nguyên phân và giảm phân.

b. Nội dung:

- GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi, suy nghĩ và trả lời câu hỏi sau:

+ Bằng cơ chế nào mà bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội (2n) của loài sinh sản hữu tính được duy trì nguyên vẹn từ thế hệ này sang thế hệ khác?

c. Sản phẩm học tập:

- Các câu trả lời của HS (có thể đúng hoặc sai).

d. Tổ chức hoạt động:

Hoạt động của giáo viên - học sinh

Nội dung kiến thức

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi, suy nghĩ và trả lời câu hỏi sau:

+ Bằng cơ chế nào mà bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội (2n) của loài sinh sản hữu tính được duy trì nguyên vẹn từ thế hệ này sang thế hệ khác?

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

- HS thảo luận cặp đôi, kết hợp kiến thức bản thân để trả lời câu hỏi.

- GV gợi ý nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

- GV yêu cầu 2 – 3 HS đưa ra ý kiến.

Bước 4: Kết luận, nhận định:

- GV nhận xét, tổng hợp ý kiến.

- GV chưa chốt kiến thức mà dẫn dắt vào bài học mới.

- Các câu trả lời của HS về câu hỏi mở đầu.

* Gợi ý:

Nhờ sự kết hợp của 3 cơ chế nguyên phân, giảm phân và thụ tinh mà bộ NST lưỡng bội 2n của loài sinh sản hữu tính được duy trì nguyên vẹn từ thế hệ này sang thế hệ khác:

- Giảm phân tạo ra các giao tử có bộ NST giảm đi một nửa (n). Sau đó, sự kết hợp của 2 giao tử (n) trong thụ tinh tạo thành hợp tử (2n), khôi phục lại bộ NST 2n đặc trưng của loài.

- Tế bào hợp tử 2n trải qua nhiều lần nguyên phân và biệt hóa tế bào phát triển thành cơ thể đa bào trưởng thành.

2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới

Hoạt động 2.1: Tìm hiểu cơ chế nhân đôi và phân li của nhiễm sắc thể trong giảm phân

a. Mục tiêu:

- Nêu được cơ chế nhân đôi và phân li của nhiễm sắc thể trong giảm phân.

- Lập được bảng so sánh quá trình nguyên phân và quá trình giảm phân.

b. Nội dung:

- GV sử dụng kĩ thuật phòng tranh, yêu cầu HS hoạt động nhóm ở nhà: Vẽ tranh các kì của giảm phân I và giảm phân II trên giấy A0, kèm chú thích đặc điểm của các kì:

+ Nhóm 1, 2: Giảm phân I: Vẽ cả kì trung gian và 4 kì: Đầu, giữa, sau, cuối.

+ Nhóm 3, 4: Giảm phân II: Vẽ các kì đầu, giữa, sau cuối.

- Tại lớp: Đại diện nhóm trình bày sản phẩm.

+ Lập bảng so sánh quá trình nguyên phân và giảm phân theo gợi ý trong bảng 14.1 SGK.

c. Sản phẩm học tập:

- Bức tranh toàn cảnh về quá trình giảm phân: Giảm phân I, giảm phân II và đặc điểm các kỳ.

- Trình bày được sản phẩm của nhóm.

- Bảng so sánh quá trình nguyên phân và giảm phân.

………………………………………….

………………………………………….

………………………………………….

Tài liệu có 19 trang, trên đây là tóm tắt 5 trang đầu của Giáo án Sinh học 10 Bài 14 Cánh diều.

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Xem thêm giáo án Sinh học 10 sách Cánh diều hay, chi tiết khác:

Giáo án Bài 13: Chu kỳ tế bào và nguyên phân

Giáo án Bài 15: Thực hành: Làm tiêu bản nhiễm sắc thể để quan sát quá trình nguyên phân, giảm phân ở tế bào thực vật, động vật

Giáo án Bài 16: Công nghệ tế bào

Giáo án Bài 17: Vi sinh vật và các phương pháp nghiên cứu vi sinh vật

Giáo án Bài 18: Sinh trưởng và sinh sản ở vi sinh vật

1 604 08/01/2024
Mua tài liệu


Xem thêm các chương trình khác: