Giáo án môn Hoạt động trải nghiệm lớp 3 bộ Chân trời sáng tạo cả năm

VietJack trân trọng giới thiệu Bộ Giáo án Hoạt động trải nghiệm lớp 3 - Chân trời sáng tạo với đầy đủ kiến thức Học kì 1 & Học kì 2 nhằm giúp các thầy/cô dễ dàng giảng dạy, biên soạn Giáo án Hoạt động trải nghiệm lớp 3 theo phương pháp mới - hướng phát triển năng lực bám sát mẫu Giáo án môn Hoạt động trải nghiệm chuẩn của Bộ Giáo dục. Mời thầy cô và các bạn đón xem:

1 6,914 13/09/2022
Tải về


Giáo án môn Hoạt động trải nghiệm lớp 3 theo chương trình mới - Chân trời sáng tạo

KẾ HOẠCH BÀI DẠY

Môn: Hoạt động trải nghiệm

CHỦ ĐỀ 1: EM VÀ TRƯỜNG TIỂU HỌC THÂN YÊU

Tuần: 1   Ngày soạn:

Tiết: 1   Ngày dạy:

- Tiết 1: Sinh hoạt dưới cờ:    Tham gia Lễ khai giảng

- Tiết 2: Hoạt động giáo dục theo chủ đề:

+ Nghe và hát bài hát về lớp học

+ Tìm hiểu những hoạt động thường diễn ra trong ngày.

+ Lập thời gian biểu hằng ngày của em

- Tiết 3: Sinh hoạt lớp:   Bầu chọn ban cán sự lớp

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Phẩm chất:

- Phẩm chất trách nhiệm: Thể hiện trong lao động, sắp xếp được thứ tự các hoạt động, công việc trong ngày của bản thân; Thực hiện và theo dõi được thời gian biểu mà mình đã đề ra; Giữ gìn vệ sinh lớp học.

- Phẩm chất nhân ái: Vui vẻ, thân thiện với các bạn khi trở lại trường học; Hợp tác, chia sẻ với bạn khi tham gia công việc chung của trường, lớp.

2. Năng lực:

- Năng lực thích ứng với cuộc sống: Thể hiện sự khéo léo, cẩn thận khi trang trí lớp học.

- Năng lực thiết kế và tổ chức hoạt động: Tham gia được các hoạt động chung của trường, lớp; Thực hiện được ý tưởng về việc trang trí, lao động vệ sinh lớp học.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

–SGK Hoạt động trải nghiệm 3;

–Các bài hát về lớp học; tranh hoạt động 2; bảng phụ 3 bước lập thời gian biểu hằng ngày; hòm phiếu, phiếu bầu lớp trưởng, lớp phó, tổ trưởng; bảng phụ ghi các tình huống ở hoạt động 5; tranh hoạt động 7;

– Giấy A0, màu vẽ, bút vẽ,…; Phiếu đề xuất trang trí lớp học; Phiếu lập kế hoạch trang trí lớp học; Phiếu đánh giá.

2. Đối với học sinh

–SGK Hoạt động trải nghiệm 3;

–Giấy bìa màu, bút chì, bút màu, thước kẻ, hồ dán và các loại vật liệu tự chọn để chuẩn bị cho việc trang trí lớp học,…

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

TUẨN 1 – TIẾT 1: THAM GIA LỄ KHAI GIẢNG

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

–GV tổ chức cho HS tham gia Lễ khai giảng theo kế hoạch của nhà trường.

– GV yêu cầu HS tham gia và cổ vũ các tiết mục văn nghệ trong Lễ khai giảng. GV yêu cầu HS tập trung chú ý và chia sẻ điều em ấn tượng nhất về các hoạt động trong chương trình. GV có thể tổ chức cho HS khối 3 phối hợp cùng nhau thực hiện một số hoạt động như: biểu diễn văn nghệ, đóng tiểu phẩm hoặc chơi trò chơi chào mừng các em HS lớp 1.

– GV hỗ trợ HS trong quá trình các em di chuyển lên sân khấu biểu diễn và trở về chỗ ngồi của lớp mình sau khi biểu diễn xong.

–GV tổ chức cho HS chia sẻ nhóm đôi về điều em nhớ nhất trong Lễ  khai giảng.

- HS tham gia lễ khai giảng của nhà trường.

- HS tham gia diễn văn nghệ.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS chia sẻ.

IV. Điều chỉnh, bổ sung sau bài dạy:

................................................................................................................................

................................................................................................................................

................................................................................................................................

KẾ HOẠCH BÀI DẠY

Môn: Hoạt động trải nghiệm

CHỦ ĐỀ 1: EM VÀ TRƯỜNG TIỂU HỌC THÂN YÊU

Tuần: 1  Ngày soạn:

Tiết: 2 HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THEO CHỦ ĐỀ  

Ngày dạy:

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Phẩm chất:

- Phẩm chất trách nhiệm: Thể hiện trong lao động, sắp xếp được thứ tự các hoạt động, công việc trong ngày của bản thân; Thực hiện và theo dõi được thời gian biểu mà mình đã đề ra; Giữ gìn vệ sinh lớp học.

- Phẩm chất nhân ái: Vui vẻ, thân thiện với các bạn khi trở lại trường học; Hợp tác, chia sẻ với bạn khi tham gia công việc chung của trường, lớp.

2. Năng lực:

- Năng lực thích ứng với cuộc sống: Thể hiện sự khéo léo, cẩn thận khi trang trí lớp học.

- Năng lực thiết kế và tổ chức hoạt động: Tham gia được các hoạt động chung của trường, lớp; Thực hiện được ý tưởng về việc trang trí, lao động vệ sinh lớp học.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

–SGK Hoạt động trải nghiệm 3;

–Các bài hát về lớp học; tranh hoạt động 2; bảng phụ 3 bước lập thời gian biểu hằng ngày; hòm phiếu, phiếu bầu lớp trưởng, lớp phó, tổ trưởng; bảng phụ ghi các tình huống ở hoạt động 5; tranh hoạt động 7;

– Giấy A0, màu vẽ, bút vẽ,…; Phiếu đề xuất trang trí lớp học; Phiếu lập kế hoạch trang trí lớp học; Phiếu đánh giá.

2. Đối với học sinh

–SGK Hoạt động trải nghiệm 3;

–Giấy bìa màu, bút chì, bút màu, thước kẻ, hồ dán và các loại vật liệu tự chọn để chuẩn bị cho việc trang trí lớp học,…

 III. CÁC HOẠT ĐỘNG  DẠY HỌC CHỦ YẾU

TUẦN 1 – TIẾT 2:  HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THEO CHỦ ĐỀ

-       Nghe và hát bài hát về lớp học.

-       Tìm hiểu những hoạt động thường diễn ra trong ngày.

-       Lập thời gian biểu hàng ngày của em.

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

Hoạt động 1: Nghe và hát bài hát về lớp học

Mục tiêu: HS nghe và thực hiện hát được các bài hát về lớp học.

Cách tiến hành:

- GV tổ chức cho HS đứng tại chỗ, cùng nhau hát và vận động theo nhạc bài hát về lớp học mà GV đã chuẩn bị (ví dụ: Lớp học của em; Lớp em sao mà vui ghê, sáng tác: Phạm Trọng Cầu;...).

- Sau khi kết thúc bài hát, GV cho HS trao đổi nhóm đôi theo gợi ý:

– Nội dung của bài hát là gì?

– Điều em thích nhất trong bài hát này là gì?

- GV gọi 3 – 4 HS chia sẻ trước.

- GV nhận xét, tổng kết hoạt động, chuyển tiếp sang hoạt động 2.

Hoạt động 2: Tìm hiểu những hoạt động thường diễn ra trong  ngày.

Mục tiêu: Sắp xếp được thứ tự các hoạt động, công việc trong ngày của bản thân.

Cách tiến hành:

- GV yêu cầu một HS đọc nhiệm vụ 1, hoạt động 2 trong SGK Hoạt động trải nghiệm 3 trang 6 cho cả lớp nghe và kiểm tra việc hiểu nhiệm vụ của HS.

- GV yêu cầu HS hoạt động theo nhóm 4, quan sát 9 tranh trong SGK trang 6 – 7, lựa chọn những hoạt động thường diễn ra trong ngày và những hoạt động thỉnh thoảng/đôi khi mới diễn ra.

- GV gọi các nhóm báo cáo kết quả thảo luận.

– GV gọi các nhóm khác nhận xét, góp ý.

 

 

 

 

 

 

 

-  Tại sao hoạt động trong các tranh còn lại không thường xuyên diễn ra trong ngày

- GV tổng hợp câu trả lời của HS và nhận xét hoạt động.

 

 

- Ngoài những hoạt động trên em thấy còn có những hoạt động nào diễn ra trong ngày nữa mà em biết? – HĐ theo N4

 

 

 

 

- Gọi 2,3 nhóm chia sẻ trước lớp.

 

- GV tổng kết – Nhận xét hoạt động.

Hoạt động 3: Lập thời gian biểu hàng ngày của em:

Mục tiêu: HS lập được thời gian biểu cụ thể cho mình một cách phù hợp nhất.

HS đọc yêu cầu HĐ 3  tr. 7 SHS.

- Để lập được một thời gian biểu các em phải thục hiện qua mấy bước? Đó là những bước nào?

 

 

 

 

 

 

- HS thực hiện N2

 

- Yêu cầu HS trang trí TGB

- Yêu cầu HS trung bày SP TGB đã trang trí.

-Em học hỏi dược gì từ thời gian biểu của bạn?

- HDHS đánh giá bài làm của bạn. – GV đánh giá bài làm của HS

 

 

 

 

- HS thực hiện hát.

 

 

 

- HS hoạt động nhóm đôi.

 

 

 

-HS chia sẻ.

 

 

 

 

 

 

 

- HS đọc yêu cầu.

 

 

 

-HS thảo luận nhóm

 

 

 

 

- HS trình bày

Các hoạt động thường diễn ra trong ngày là:

+       Tranh 1: Đánh răng.

+       Tranh 2: Ngủ

+       Tranh 5: Học bài

+       Tranh 6: Chuẩn bị sách vở, đồ dùng.

+       Tranh 8: Ăn cơm

+ HS trả lời theo ý của mình ( Không phải ngày nào cũng làm công việc đó, mà công việc đó làm tư 1 đến 2 hoặc 3 lần trong tuần.)

- HS chia sẻ trong nhóm  theo ý của mình: ( đi lễ, học giáo ly, đi chùa, thăm ông bà, bạn bè người thân…Tham gia các lớp học năng khiếu, các câu lạc bộ TDTT)

- Đại diện trao đổi trước lớp.

- HS lắng nghe.

 

 

 

 

- Làm việc theo yêu cầu.

- 3 bước

+ Bước 1: Liệt kê các hoạt động  em thường làm trong ngày.

+ Bước 2: Sắp xếp các hoạt động theo trình tự thời gian từ sáng đến tối.

+ Bước 3:Xác định thời gian thực hiện tương ứng với mỗi hoạt động trong ngày.

- HS thực hiện theo yêu cầu.

- Chia sẻ trong nhóm – nhóm nhận xét.

- Thực hiện trang trí theo sở thích của mình.

- 3, 4 HS chia sẻ trướclớp?

- Trưng bày sản phẩm trước lớp.

- HS lắng nghe.

* Hoạt động nối tiếp: (5 phút)

a. Mục tiêu: HS ôn lại những kiến thức, kĩ năng đã học, chuẩn bị bài cho tiết sau.

b. Phương pháp, hình thức tổ chức

- Nêu tác dụng của việc thực hiện theo TGB?

 

 

 

 

- Yêu cầu HS về nhà thực hiện đúng theo TGB

 

 

 

 

- Có thói quen làm việc có kế hoạch , khoa học.

- Biết được trong ngày mình đã làm được những gì? Còn việc gì mình chưa làm được?

- HS lắng nghe.

 

VI. Điều chỉnh, bổ sung sau bài dạy:

................................................................................................................................

................................................................................................................................

................................................................................................................................

KẾ HOẠCH BÀI DẠY

Môn: Hoạt động trải nghiệm

CHỦ ĐỀ 1: EM VÀ TRƯỜNG TIỂU HỌC THÂN YÊU

Tuần: 1                                        Ngày soạn:

Tiết 3: SINH HOẠT LỚP       

Ngày dạy:

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Phẩm chất:

- Phẩm chất trách nhiệm: Tìm ra dược những ứng viên có trách nhiệm, năng lực, uy tín bầu chọn ban cán sự lớp. Báo cáo sơ kết công tác tuần. -Phương hướng kế hoạch tuần tới        

- Phẩm chất nhân ái: Vui vẻ, thân thiện với các bạn khi trở lại trường học; Hợp tác, chia sẻ với bạn khi tham gia công việc chung của trường, lớp.

2. Năng lực:

- Năng lực thích ứng với cuộc sống: Thể hiện sự khéo léo, cẩn thận khi trang trí lớp học.

- Năng lực thiết kế và tổ chức hoạt động: Tham gia được các hoạt động chung của trường, lớp; Thực hiện được ý tưởng về việc trang trí, lao động vệ sinh lớp học.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

–SGK Hoạt động trải nghiệm 3;

–Các bài hát về lớp học; tranh hoạt động 2; bảng phụ 3 bước lập thời gian biểu hằng ngày; hòm phiếu, phiếu bầu lớp trưởng, lớp phó, tổ trưởng; bảng phụ ghi các tình huống ở hoạt động 5; tranh hoạt động 7;

– Giấy A0, màu vẽ, bút vẽ,…; Phiếu đề xuất trang trí lớp học; Phiếu lập kế hoạch trang trí lớp học; Phiếu đánh giá.

2. Đối với học sinh

–SGK Hoạt động trải nghiệm 3;

–Giấy bìa màu, bút chì, bút màu, thước kẻ, hồ dán và các loại vật liệu tự chọn để chuẩn bị cho việc trang trí lớp học,…

 III. CÁC HOẠT ĐỘNG  DẠY HỌC CHỦ YẾU

TUẦN 1 – TIẾT 3:  SINH HOẠT LỚP  

-       Báo cáo sơ kết công tác tuần.

-       Bầu chọn cán bộ lớp.

-       Lên kế hoạch phương hướng cho tuần tới.

 III. CÁC HOẠT ĐỘNG  DẠY HỌC CHỦ YẾU

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

A.KHỞI ĐỘNG

-HS bắt bài hát

-Gv nêu mục tiêu bài học

 

-HS hát

- HS thực hiện theo yêu cầu

B.BÁO CÁO SƠ KẾT CÔNG TÁC TUÂN - GV yêu cầu các trưởng ban báo cáo:

+Đi học chuyên cần:

+ Tác phong , đồng phục .

+ Chuẩn bị bài, đồ dùng học tập  

+ Vệ sinh.

 + GV nhận xét qua 1 tuần học:

* Tuyên dương:

 - GV tuyên dương cá nhân và tập thể có thành tích.

* Nhắc nhở:

- GV nhắc nhở những tồn tại hạn chế của lớp trong tuần.

 

 

 

- HS lắng nghe.

- HS Bổ xung nhận xét.

C. SINH HOẠT THEO CHỦ ĐỀ: BẦU CHỌN CÁN SỰ LỚP.

- GV phổ biến cho cả lớp về quyền hạn, nhiệm vụ và trách nhiệm của lớp trưởng, lóp phó và các tổ trưởng.

- GV tổ chức cho HS tự ứng cử và đề cử lóp trưởng, các lớp phó và các tổ trưởng tò các bạn trong lóp, sau đó tổ chức cho các em giơ tay biểu quyết hoặc bỏ phiếu kín và công bổ kểt quả.

-  Sau khi công bố kết quả binh chọn, Ban cán sự lớp sẽ ra mắt tnrớc cả lóp. GV mời từng HS nêu nhiệm vụ mà mình vừa được bầu chọn và nhắc lại để HS ghi nhớ.

-  GV tổng kết hoạt động và nhắn nhủ các thành viên trong Ban cán sự lóp cổ gắng hoàn thành các nhiệm vụ đuợc giao.

 

 

-HS lắng nghe

-HS tự ứng cử và đề cử để bầu các chức danh ban cán sự  lớp

 

-Ban cán sự lớp ra mắt

 

 

-HS lắng nghe

 

D.THẢO LUẬN KẾ HOẠCH SINH HOẠT TUẦN TIẾP THEO:

- Thực hiện dạy tuần 2, GV bám sát kế hoạch chủ nhiệm thực hiện.

- Tiếp tục thực hiện nội quy HS, thực hiện ATGT, ATVSTP.

- Thực hiện tốt các phong trào lớp, trường, triển khai chủ điểm mới.

 

- HS lắng nghe thực hiện

 

-HS lắng nghe thực hiện

* Hoạt động nối tiếp: (5 phút)

a. Mục tiêu: HS ôn lại những kiến thức, kĩ năng đã học, chuẩn bị bài cho tiết sau.

b. Phương pháp, hình thức tổ chức:

- GV nhận xét, đánh giá tiết học, khen ngợi, biểu dương HS.

- Nhắc nhở HS ghi nhớ và tuân thủ nội quy nhà trường đã đề ra.

 

 

 

- HS trả lời

-HS lắng nghe và thực hiện

VI. Điều chỉnh, bổ sung sau bài dạy:

................................................................................................................................

................................................................................................................................

................................................................................................................................

KẾ HOẠCH BÀI DẠY

Môn: Hoạt động trải nghiệm

CHỦ ĐỀ 1: EM VÀ TRƯỜNG TIỂU HỌC THÂN YÊU

Tuần: 2   Ngày soạn:

Tiết: 1    Ngày dạy:

- Tiết 1: Sinh hoạt dưới cờ: Tham gia học tập nội quy nhà trường

- Tiết 2: Hoạt động giáo dục theo chủ đề:

    + Báo cáo kết quả thực hiện thời gian biểu của em.

    + Ứng xử với những tình huống đột xuất khi thực hiện thời gian biểu.

- Tiết 3: Sinh hoạt lớp: Tham gia xây dựng nội quy lớp học.

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Phẩm chất:

- Phẩm chất trách nhiệm: Thể hiện trong lao động, sắp xếp được thứ tự các hoạt động công việc trong ngày của bản thân. Thực hiện và theo dõi được thời gian biểu mà mình đã đề ra. Giữ gìn vệ sinh lớp học.

- Phẩm chất nhân ái: Vui vẻ, thân thiện với các bạn khi trở lại trường học, hợp tác, chia sẻ với bạn khi tham gia công việc chung của trường, lớp.

2. Năng lực:

*Năng lực chung:

- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế.

*Năng lực đặc thù:

- NL thích ứng với cuộc sống: Thể hiện sự khéo léo, cẩn thận khi trang trí lớp học.

- NL thiết kế và tổ chức hoạt động: Tham gia được các hoạt động chung của trường, lớp; thực hiện được ý tưởng về việc trang trí, lao động vệ sinh lớp học.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

– SGK Hoạt động trải nghiệm 3; SGV Hoạt động trải nghiệm 3

– Các bài hát về lớp học; bảng phụ 3 bước lập thời gian biểu hàng ngày; bảng phụ ghi các tình huống ở hoạt động 5; tranh hoạt động 7.

- Giấy A0; màu vẽ, bút vẽ,…; Phiếu đề xuất trang trí lớp học; Phiếu lập kế hoạch trang trí lớp học; Phiếu đánh giá.

2. Đối với học sinh

- SGK Hoạt động trải nghiệm 3, Vở bài tập Hoạt động trải nghiệm 3

- Giấy bìa màu, bút chì, bút màu, thước kẻ, hồ dán,... và tất cả các loại vật liệu tự chọn để chuẩn bị cho việc trang trí lớp học,…

- Cuối mỗi tiết hoạt động, GV nên nhắc nhở lại những điều HS cần chuẩn bị cho tiết hoạt động sau.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

TUẨN 2 – TIẾT 1: THAM GIA HỌC TẬP NỘI QUY NHÀ TRƯỜNG

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

- GV phối hợp với GV Tổng phụ trách Đội tổ chức cho HS nghe phổ biến về nội quy nhà trường và thực hiện việc rèn luyện theo nội quy của nhà trường.

- GV nhắc nhở HS ghi nhớ và tuân thủ nội quy mà nhà trường đã đề ra.

- GV cho HS chia sẻ về những khó khăn em có thể gặp khi thực hiện nội quy của nhà trường và cách khắc phục khó khăn đó.

- HS tham gia học tập nội quy nhà trường.

 

- HS ngồi vào vị trí của lớp, giữ trật tự, lắng nghe.

 

 

- HS tiếp thu lời nhắc nhở, ngồi nghiêm túc.

VI. Điều chỉnh, bổ sung sau bài dạy:

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

KẾ HOẠCH BÀI DẠY

Môn: Hoạt động trải nghiệm

CHỦ ĐỀ 1: EM VÀ TRƯỜNG TIỂU HỌC THÂN YÊU

Tuần: 2  Ngày soạn:

Tiết: 2  Ngày dạy:

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Phẩm chất:

- Phẩm chất trách nhiệm: Thể hiện trong lao động, sắp xếp được thứ tự các hoạt động công việc trong ngày của bản thân. Thực hiện và theo dõi được thời gian biểu mà mình đã đề ra. Giữ gìn vệ sinh lớp học.

- Phẩm chất nhân ái: Vui vẻ, thân thiện với các bạn khi trở lại trường học, hợp tác, chia sẻ với bạn khi tham gia công việc chung của trường, lớp.

2. Năng lực:

*Năng lực chung:

- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế.

*Năng lực đặc thù:

- NL thích ứng với cuộc sống: Thể hiện sự khéo léo, cẩn thận khi trang trí lớp học.

- NL thiết kế và tổ chức hoạt động: Tham gia được các hoạt động chung của trường, lớp; thực hiện được ý tưởng về việc trang trí, lao động vệ sinh lớp học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

– SGK Hoạt động trải nghiệm 3; SGV Hoạt động trải nghiệm 3

– Các bài hát về lớp học; bảng phụ 3 bước lập thời gian biểu hàng ngày; bảng phụ ghi các tình huống ở hoạt động 5; tranh hoạt động 7.

- Giấy A0; màu vẽ, bút vẽ,…; Phiếu đề xuất trang trí lớp học; Phiếu lập kế hoạch trang trí lớp học; Phiếu đánh giá.

2. Đối với học sinh

- SGK Hoạt động trải nghiệm 3, Vở bài tập Hoạt động trải nghiệm 3

- Giấy bìa màu, bút chì, bút màu, thước kẻ, hồ dán,... và tất cả các loại vật liệu tự chọn để chuẩn bị cho việc trang trí lớp học,…

- Cuối mỗi tiết hoạt động, GV nên nhắc nhở lại những điều HS cần chuẩn bị cho tiết hoạt động sau.

 III. CÁC HOẠT ĐỘNG  DẠY HỌC CHỦ YẾU

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

Hoạt động 1: Báo cáo kết quả thực hiện thời gian biểu của em.

Mục tiêu: HS thấy được kết quả sau khi mình hoàn thành thời gian biểu và khắc phục những khó khăn khi hoàn thành thời gian biểu.

Cách tiến hành:

- GV mời một bạn HS đọc nhiệm vụ 1, hoạt động 4 trong SGK Hoạt động trải nghiệm 3 trang 9 cho cả lớp nghe và kiểm tra việc hiểu nhiệm vụ của HS.

- GV yêu cầu HS hoạt động theo nhóm 4, chia sẻ với bạn về kết quả thực hiện thời gian biểu của bản thân theo gợi ý:

+ Những hoạt động nào em đã thực hiện hàng ngày?

+ Những hoạt động nào thỉnh thoảng em mới thực hiện?

+ Những hoạt động nào em có thực hiện hằng ngày nhưng em chưa tuân thủ thời gian đã đề ra?

+ Suy nghĩ của em sau khi thực hiện theo thời gian biểu đã lập

- GV gọi 3 – 4 HS chia sẻ trước lớp về kết quả thực hiện các hoạt động trong thời gian biểu mà em đã lập.

- GV yêu cầu HS tự suy nghĩ, ghi lại  những điều em đã học được từ chính bản thân mình sau khi trao đổi về kết quả thực hiện thời gian biểu (điều gì em đã làm tốt và cần tiếp tục phát huy, điều gì em cần điều chỉnh trong thời gian biểu của mình, điều em học hỏi được từ bạn cùng nhóm trong việc thực hiện thời gian biểu)

- GV mời một số HS chia sẻ những điều các em đã viết.

- GV nhận xét, tổng kết hoạt động, chuyển tiếp sang hoạt động 2.

Hoạt động 2: Ứng xử với những tình huống đột xuất khi thực hiện thời gian biểu.

Mục tiêu: Ứng xử hợp lí và khoa học, phù hợp với thời gian biểu ban đầu đã đề ra.

Cách tiến hành:

- GV yêu cầu HS đọc nhiệm vụ 1, hoạt động 5 trong SGK Hoạt động trải nghiệm 3 trang 10 cho cả lớp nghe và kiểm tra việc hiểu nhiệm vụ của HS.

- GV yêu cầu HS hoạt động nhóm 4 và tìm hiểu tình huống 1, cùng trao đổi để đưa ra cách ứng xử em cho là phù hợp. Cả nhóm cùng thống nhất chọn ra một cách ứng xử để sắm vai trước lớp.

 

- GV gọi một nhóm lên sắm vai thể hiện cách cư xử trong tình huống 1. GV gọi một số nhóm khác lên sắm vai nếu có cách ứng xử khác.

- GV thực hiện tương tự với tình huống 2.

- GV cho HS tiếp tục làm việc theo nhóm 4, các bạn trong nhóm lần lượt chia sẻ những tình huống  đột xuất khác mà các em đã gặp khi thực hiện thời gian biểu do mình đề ra và cách giải quyết của các em khi gặp phải những tình huống đột xuất đó.

- GV nhận xét, tổng kết hoạt động thảo luận nhóm.

Hoạt động  3: luyện tập – vận dụng

Mục tiêu: HS liên hệ với bản thân, chia sẻ thời gian biểu trước lớp.

Cách tiến hành:

- GV tổ chức cho HS chia sẻ những việc mình đã làm thể hiện tinh thần tự giác hoàn thành các nhiệm vụ trong thời gian biểu.

- GV nhận xét, tổng kết hoạt động: Lập thời gian biểu giúp chúng ta hoàn thành đúng các nhiệm vụ đã đề ra. Cũng như, linh hoạt xử lí các tình huống đột xuất.

 

 

 

 

- HS thực hiện.

 

 

 

- HS hoạt động nhóm:

 

+ Hoạt động: Thức dậy, vệ sinh, vui chơi…

+ Hoạt động: Đọc sách

 

+ Hoạt động: Ăn tối, học tập…

 

+ Hoàn thành các nhiệm vụ theo đúng trình tự khoa học, hợp lí.

 

 

- HS thực hiện.

 

 

 

 

 

 

 

- HS nghe GV nhận xét, tổng kết

 

 

 

 

 

 

- HS đọc và nắm rõ yêu cầu của GV

- HS hoạt động nhóm, suy nghĩ đưa ra câu trả lời:

+ Tình huống 1: Em sẽ bỏ qua buổi đá bóng hôm đó. Vì gia đình quan trọng hơn nên sẽ ở lại giúp đỡ mẹ.

 

- HS báo cáo kết quả trước lớp

 

+ Tình huống 2: Em sẽ vẫn đi ngủ đúng giờ. Vì sức khỏe rất quan trọng nên ngủ đúng giờ mới đảm bảo sức khỏe để ngày mai đi học.

 

 

- HS lắng nghe nhận xét.

 

 

 

 

 

 

- HS xung phong chia sẻ trước lớp

 

- HS lắng nghe nhận xét.

VI. Điều chỉnh, bổ sung sau bài dạy:

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

KẾ HOẠCH BÀI DẠY

Môn: Hoạt động trải nghiệm

CHỦ ĐỀ 1: EM VÀ MÁI TRƯỜNG MẾN YÊU

Tuần: 2        Ngày soạn:

Tiết: 3          Ngày dạy:

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Phẩm chất:

- Phẩm chất trách nhiệm: Thể hiện trong lao động, sắp xếp được thứ tự các hoạt động công việc trong ngày của bản thân. Thực hiện và theo dõi được thời gian biểu mà mình đã đề ra. Giữ gìn vệ sinh lớp học.

- Phẩm chất nhân ái: Vui vẻ, thân thiện với các bạn khi trở lại trường học, hợp tác, chia sẻ với bạn khi tham gia công việc chung của trường, lớp.

2. Năng lực:

*Năng lực chung:

- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế.

*Năng lực đặc thù:

- NL thích ứng với cuộc sống: Thể hiện sự khéo léo, cẩn thận khi trang trí lớp học.

- NL thiết kế và tổ chức hoạt động: Tham gia được các hoạt động chung của trường, lớp; thực hiện được ý tưởng về việc trang trí, lao động vệ sinh lớp học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1. Đối với giáo viên

– SGK Hoạt động trải nghiệm 3; SGV Hoạt động trải nghiệm 3

– Các bài hát về lớp học; bảng phụ 3 bước lập thời gian biểu hàng ngày; bảng phụ ghi các tình huống ở hoạt động 5; tranh hoạt động 7.

- Giấy A0; màu vẽ, bút vẽ,…; Phiếu đề xuất trang trí lớp học; Phiếu lập kế hoạch trang trí lớp học; Phiếu đánh giá.

2. Đối với học sinh

- SGK Hoạt động trải nghiệm 3, Vở bài tập Hoạt động trải nghiệm 3

- Giấy bìa màu, bút chì, bút màu, thước kẻ, hồ dán,... và tất cả các loại vật liệu tự chọn để chuẩn bị cho việc trang trí lớp học,…

- Cuối mỗi tiết hoạt động, GV nên nhắc nhở lại những điều HS cần chuẩn bị cho tiết hoạt động sau.

 III. CÁC HOẠT ĐỘNG  DẠY HỌC CHỦ YẾU

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

- GV tổ chức cho HS hoạt đọng theo tổ,thảo luận về nội quy của nhà trường mà các em đã thực hiện trong 2 tuần qua.

- GV gọi đại diện các tổ nêu ý kiến về việc thực hiện nội quy nhà trường của các thành viên trong tổ.

- GV tiếp tục cho HS hoạt động theo tổ , nêu ý kiến trong nhóm về lớp học mong muốn của mình, từ đó yêu cầu HS tiếp thục thảo luận và đề ra các nội quy của lớp học mà các em mong muốn.

- GV tổng hợp yến kiến của các tổ , tổ chức cho HS biểu quyết những nội quy đã được các tổ thống nhất .

- GV tổ chức cho cả lớp lập bản cam kết thực hiện nội quy lớp hóc bằng cách in dấu vân tay lên nội quy của lớp như một cách thức thể hiện sự nhất trí với bản nội quy đã đề ra và cam kết thực hiện các nội quy đó.

- GV nhật xét, tổng kết hoạt động .

- HS lắng nghe GV trình bày

 

 

- HS thực hiện

 

- HS trang trí lớp học, trang trí phiếu nội quy lớp học

 

 

- Các tổ lên bảng trình bình ý kiến.

 

 

 

 

- HS và ban cán sự lớp nghe lời nhắn nhủ của GV.

VI. Điều chỉnh, bổ sung sau bài dạy:

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

KẾ HOẠCH BÀI DẠY

Môn: Hoạt động trải nghiệm

CHỦ ĐỀ 1: EM VÀ TRƯỜNG TIỂU HỌC THÂN YÊU

Tuần: 3   Ngày soạn:

Tiết 1: Hoạt động vui Trung thu                            Ngày dạy:

- Tiết 1: Sinh hoạt dưới cờ: Hoạt động vui Trung thu     

- Tiết 2 + 3: Hoạt động giáo dục theo chủ đề:

    + Tìm hiểu cách trang trí lớp học.

    + Lập kế hoạch trang trí lớp học.

- Tiết 3: Sinh hoạt lớp: Tham gia vui tết Trung thu ở lớp em.

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Phẩm chất:

- Phẩm chất trách nhiệm: Thể hiện trong lao động, nề nếp, gọn gàng trong sinh hoạt và học tập

- Phẩm chất nhân ái: Vui vẻ, thân thiện với các bạn khi trở lại trường học, hợp tác, chia sử với bạn khi tham gia công việc chung của trường, lớp.

2. Năng lực:

*Năng lực chung:

- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế.

*Năng lực đặc thù:

- Năng lực thích ứng với cuộc sống: Thể hiện sự khéo léo, cẩn thận khi trang trí lớp học. Có ý thức giữ an toàn trong khi trang trí lớp học.

- Năng lực thiết kế và tổ chức các hoạt động: Tham gia được các hoạt động chung của trường, lớp. Thực hiện được ý tưởng về việc trang trí, lao động vệ sinh lớp học.Tham gia được các hoạt động chung của trường, lớp.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

- SGK Hoạt động trải nghiệm 3;SGV Hoạt động trải nghiệm 3

- Phiếu đánh giá.

2. Đối với học sinh

- SGK Hoạt động trải nghiệm 3, giấy bìa màu, bút chì, bút màu, thước kẻ, hồ dán,...

- Cuối mỗi tiết hoạt động, GV nên nhắc nhở lại những điều HS cần chuẩn bị cho tiết hoạt động sau.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

TUẦN 3 – TIẾT 1: HOẠT ĐỘNG VUI TRUNG THU

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

- GV  tổ chức cho HS tham gia vui Trung thu theo kế hoạch của nhà trường.

- GV tổ chức cho HS tìm hiểu ý nghĩa,  nguồn gốc của tết Trung thu thông qua các trò chơi đố vui, giải ô chữ…

- GV tổ chức cho HS tham dự chương trình vui Trung thu, trình diễn các tiết mục văn nghệ.

- GV tổ chức cho HS tham gia hoạt động bày mâm ngũ quả và rước đèn trung thu.

 

- HS tham gia tham gia vui Trung thu theo kế hoạch của nhà trường.

 

- HS tìm hiểu ý nghĩa,  nguồn gốc của tết Trung thu thông qua các trò chơi đố vui, giải ô chữ…

- HS tham dự chương trình vui Trung thu, trình diễn các tiết mục văn nghệ.

 

- HS tham gia hoạt động bày mâm ngũ quả và rước đèn trung thu.

 

 

 

VI. Điều chỉnh, bổ sung sau bài dạy:

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

KẾ HOẠCH BÀI DẠY

Môn: Hoạt động trải nghiệm

CHỦ ĐỀ 1: EM VÀ TRƯỜNG TIỂU HỌC THÂN YÊU

Tuần: 3                                                                 Ngày soạn:

Tiết 1: Hoạt động vui Trung thu                            Ngày dạy:

- Tiết 1: Sinh hoạt dưới cờ: Hoạt động vui Trung thu     

- Tiết 2 + 3: Hoạt động giáo dục theo chủ đề:

    + Tìm hiểu cách trang trí lớp học.

    + Lập kế hoạch trang trí lớp học.

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Phẩm chất:

- Phẩm chất trách nhiệm: Thể hiện trong lao động, nề nếp, gọn gàng trong sinh hoạt và học tập

- Phẩm chất nhân ái: Vui vẻ, thân thiện với các bạn khi trở lại trường học, hợp tác, chia sử với bạn khi tham gia công việc chung của trường, lớp.

2. Năng lực:

*Năng lực chung:

- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế.

*Năng lực đặc thù:

- Năng lực thích ứng với cuộc sống: Thể hiện sự khéo léo, cẩn thận khi trang trí lớp học. Có ý thức giữ an toàn trong khi trang trí lớp học.

- Năng lực thiết kế và tổ chức các hoạt động: Tham gia được các hoạt động chung của trường, lớp. Thực hiện được ý tưởng về việc trang trí, lao động vệ sinh lớp học.Tham gia được các hoạt động chung của trường, lớp.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

– SGK Hoạt động trải nghiệm 3;SGV Hoạt động trải nghiệm 3

– Bảng phụ hoặc giấy A3, giấy A4 hoặc mẫu trang trí lớp, làm lồng đèn, Phiếu đánh giá.

2. Đối với học sinh

- SGK Hoạt động trải nghiệm 3, giấy bìa màu, bút chì, bút màu, thước kẻ, ho dán,...

- Cuối mỗi tiết hoạt động, GV nên nhắc nhở lại những điều HS cần chuẩn bị cho tiết hoạt động sau.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

TUẦN 3 – TIẾT 2: TÌM HIỂU CÁCH TRANG TRÍ LỚP

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

Hoạt động 1: Khởi động: Hát bài hát “ Lớp chúng mình”.

Mục tiêu: Tạo tâm thế và hứng thú cho HS và từng bước làm quen bài học.

Cách tiến hành:

- Gv cho HS cả lớp hát, vỗ tay “ Lớp chúng mình”.

- GV nhận xét, tổng kết hoạt động, chuyển tiếp sang hoạt động 2.

Hoạt động 2: Nhận diện – Khám phá:

Mục tiêu: 

- Thực hiện được ý tưởng về việc trang trí, lao động và vệ sinh lớp học.

Cách tiến hành:

- GV yêu cầu HS đọc nhiệm vụ 1 của hoạt động 6 trong sgk/11, cho cả lớp nghe và kiểm tra HS đã hiểu nhiệm vụ chưa?

- GV yêu cầu HS hoạt động nhóm 2 trao đổi với bạn ngồi cạnh mình, trao đổi với bạn về không gian lớp học từ vị trí chỗ ngồi của em và bạn bằng cách trả lời các câu hỏi gợi ý sau:

1. Em ngồi ở bàn nào?

2. Phía trước, phía sau và bên cạnh chỗ em ngồi có những ai?

3. Xung quanh lớp học của em được trang trí như thế nào?

- Phía trước lớp học em có gì?

- Hai bên lớp học của em có gì?

- Phía cuối lớp học em có gì?

4. Lớp học của em có đặc điểm gì đặc biệt?

- GV gọi một số nhóm báo cáo kết quả thảo luận. Các nhóm khác nhận xét, góp ý.

- GV nhận xét, tổng kết hoạt động thảo luận nhóm.

Hoạt động  3: Tìm hiểu  - Mở rộng:

Mục tiêu:

- Thực hiện được ý tưởng về việc trang trí, lao động và vệ sinh lớp học.

- Có ý thức giữ an toàn trong khi trang trí lớp học.

Cách tiến hành:

- GV yêu cầu HS hoạt động nhóm 4 - 6, thảo luận và đề xuất ý tưởng trang trí lớp học với các bạn trong nhóm.

- GV phát phiếu đề xuất trang trí lớp học cho các nhóm:

- GV yêu cầu một số nhóm trình bày về nội dung phiếu mà nhóm đã trao đổi và thống nhất.

- GV nhận xét, tổng kết.

 

 

Hoạt động 4: Thực hành – Vận dụng:

- GV yêu cầu HS đọc nhiệm vụ 2 của hoạt động 6 trong sgk/12 và yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi, mô tả các cách trang trí các góc trong lớp học ở 4 tranh. Từ đó nhận xét về sự khác nhau về cách trang trí giữa các góc trong lớp học.

- GV gọi các nhóm trình bày kết quả thảo luận. Các nhóm khác nhận xét, góp ý, bổ sung.

 

 

Hoạt động 5: Đánh giá – Phát triển:

- GV yêu cầu các nhóm làm việc theo nhóm 4-6, dựa trên Phiếu đề xuất trang trí lớp học đã hoàn thành ở nhiệm vụ 1, các thành viên trong nhóm tiếp tục thảo luận về cách trang trí góc lớp mà nhóm em được phân công.

 

 

 

 

- GV gọi các nhóm chia sẻ cách trang trí góc của nhóm mình trước lớp. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

 

 

 

 

- GV yêu cầu HS tiếp tục làm việc nhóm 4 – 6 em, trao đổi với các bạn trong nhóm về những đồ vật, hình ảnh, hay vật liệu phù hợp để trang trí các góc  của lớp học.

 

 

 

- GV cho các nhóm báo cáo kết quả thảo luận và nhận xét.

 

 

- GV tổng kết hoạt động.

 

Hoạt động 7: Lập kế hoạch trang trí lớp học:

Mục tiêu:

- Thực hiện được ý tưởng về việc trang trí, lao động và vệ sinh lớp học.

- Có ý thức giữ an toàn trong khi trang trí lớp học.

- Tham gia các hoạt động chung của trường, lớp.

Cách tiến hành:

- GV yêu cầu HS đọc nhiệm vụ 1, hoạt động 7 trong SGK trải nghiệm 3 trang 13 và yêu cầu HS làm việc nhóm 4-6 em lập kế hoạch trang trí lớp học theo ý tưởng nhóm đã thống nhất ở các hoạt động trên.

 

 

 

 

 

- GV gợi ý các nhóm những nội dung để xây dựng kế hoạch trang trí lớp theo mẫu phiếu SGK/13.

+ Các thành viên trong nhóm

+Mục tiêu

+Thời gian

+ Nội dung (ý tưởng, đồ dùng cần chuẩn bị, tiến trình hoạt động).

- GV yêu cầu đại diện các nhóm trình bày kế hoạch đã thống nhất. Các nhóm khác góp ý, bổ sung.

- GV nhận xét, tổng kết hoạt động.

 

 

 

 

- HS cả lớp hát.

 

 

 

 

 

 

 

- HS đọc yêu cầu.

 

- HS thảo luận nhóm đôi.

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS báo cáo kết quả thảo luận. Các nhóm khác nhận xét, góp ý.

- HS lắng nghe.

 

 

 

 

 

- HS hoạt động nhóm 4 - 6, thảo luận và đề xuất ý tưởng trang trí lớp học với các bạn trong nhóm.

- HS hoàn thành phiếu đề xuất trang trí lớp học theo nhóm.

 

- HS trình bày về nội dung phiếu mà nhóm đã trao đổi và thống nhất.

- HS nghe GV nhận xét, tổng kết.

 

- HS đọc nhiệm vụ 2 của hoạt động 6 trong sgk/12 và thảo luận nhóm đôi, mô tả các cách trang trí các góc trong lớp học ở 4 tranh:

Tranh 1: Góc sinh nhật, nơi lưu lại ngày sinh của các bạn trong lớp, lời chúc của các bạn trong lớp dành cho bạn sinh nhật.

Tranh 2: Cuối lớp, trang trí báo tường.

Tranh 3: Góc văn học, nơi để sách, truyện của lớp, các đoạn văn, bài văn, bài thơ hay.

Tranh 4: Góc nghề nghiệp, nơi trưng bày sản phẩm thể hiện ước mơ nghề nghiệp của các bạn trong lớp.

 

 

 

 

 

 

- HS các nhóm trình bày kết quả thảo luận. Các nhóm khác nhận xét, góp ý, bổ sung.

 

 

- Các nhóm làm việc theo nhóm 4-6, dựa trên Phiếu đề xuất trang trí lớp học đã hoàn thành ở nhiệm vụ 1, các thành viên trong nhóm tiếp tục thảo luận về cách trang trí góc lớp mà nhóm em được phân công.

- HS các nhóm chia sẻ cách trang trí góc của nhóm mình trước lớp. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

 

- HS tiếp tục làm việc nhóm 4 – 6 em, trao đổi với các bạn trong nhóm về những đồ vật, hình ảnh, hay vật liệu phù hợp để trang trí các góc  của lớp học.

- HS các nhóm báo cáo kết quả thảo luận và nhận xét.

 

- HS lắng nghe.

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS đọc nhiệm vụ 1, hoạt động 7 trong SGK trải nghiệm 3 trang 13 và yêu cầu HS làm việc nhóm 4-6 em lập kế hoạch trang trí lớp học theo ý tưởng nhóm đã thống nhất ở các hoạt động trên.

- HS xây dựng kế hoạch trang trí lớp theo mẫu phiếu SGK/13.

 

 

 

 

- HS các nhóm trình bày kế hoạch đã thống nhất. Các nhóm khác góp ý, bổ sung.

 

VI. Điều chỉnh, bổ sung sau bài dạy:

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

KẾ HOẠCH BÀI DẠY

Môn: Hoạt động trải nghiệm

CHỦ ĐỀ 1: EM VÀ MÁI TRƯỜNG TIỂU HỌC THÂN YÊU

Tuần: 3  Ngày soạn:

Tiết 3: Sinh hoạt lớp: Tham gia vui tết Trung thu ở lớp em.

Ngày dạy:

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Phẩm chất:

- Phẩm chất trách nhiệm: Thể hiện trong lao động, nề nếp, gọn gàng trong sinh hoạt và học tập

- Phẩm chất nhân ái: Vui vẻ, thân thiện với các bạn khi trở lại trường học, hợp tác, chia sử với bạn khi tham gia công việc chung của trường, lớp.

2. Năng lực:

*Năng lực chung:

- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế.

*Năng lực đặc thù:

- Năng lực thích ứng với cuộc sống: Thể hiện sự khéo léo, cẩn thận khi trang trí lớp học. Có ý thức giữ an toàn trong khi trang trí lớp học.

- Năng lực thiết kế và tổ chức các hoạt động: Tham gia được các hoạt động chung của trường, lớp. Thực hiện được ý tưởng về việc trang trí, lao động vệ sinh lớp học.Tham gia được các hoạt động chung của trường, lớp.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1.Thiết bị dành cho giáo viên:

- Bảng phụ, giấy A3;

2. Thiết bị dành cho học sinh

- Giấy bìa màu, bút chì; bút màu, thước kẻ; hồ dán…

 III. CÁC HOẠT ĐỘNG  DẠY HỌC CHỦ YẾU

TUẦN 3 – TIẾT 3: VUI TẾT TRUNG THU Ở LỚP EM

Thời gian

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

 

Hoạt động 8: Vui tết Trung thu ở lớp em:

- GV tổ chức chương trình vui Tết trung thu cho HS cả lớp. GV có thể cùng phụ huynh chuẩn bị cho các em phá cỗ trung thu tuỳ theo điều kiện của lớp.

- GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS: Mỗi HS mang ít nhất một loại quả/ bánh đến lớp; giấy màu, kéo, hồ dán, nguyên liệu làm bánh trung thu.

- GV tổ chức cho HS làm đèn trung thu bằng giấy.

- GV tổ chức cho HS làm bánh trung thu từ các nguyên liệu đã chuẩn bị.

- GV tổ chức cho các nhóm thi trang trí mâm cỗ trung thu.

- GV tổ chức cho HS các nhóm bày mâm cỗ trung thu.

- GV tổ chức cho HS bình chọn mâm cỗ trung thu đặc sắc nhất.

- GV cho HS vui phá cỗ trung thu.

- GV tổng kết hoạt động.

 

 

 

 

-  HS mang ít nhất một loại quả/ bánh đến lớp; giấy màu, kéo, hồ dán, nguyên liệu làm bánh trung thu.

- HS làm đèn trung thu bằng giấy.

- HS làm bánh trung thu từ các nguyên liệu đã chuẩn bị.

- HS các nhóm thi trang trí mâm cỗ trung thu.

- HS các nhóm bày mâm cỗ trung thu.

- HS bình chọn mâm cỗ trung thu đặc sắc nhất.

- HS vui phá cỗ trung thu.

- HS lắng nghe.

 

VI. Điều chỉnh, bổ sung sau bài dạy:

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

KẾ HOẠCH BÀI DẠY

Môn: Hoạt động trải nghiệm

CHỦ ĐỀ 1: MÚA HÁT TẬP THỂ THEO CHỦ ĐỀ “EM VÀ TRƯỜNG TIỂU HỌC THÂN YÊU”

Tuần: 4    Ngày soạn:

Tiết: 1    Ngày dạy:

- Tiết 1: Sinh hoạt dưới cờ: Tham gia sinh hoạt dưới cờ.

- Tiết 2: Hoạt động giáo dục theo chủ đề:

    + Xác định cách giữ an toàn và đảm bảo vệ sinh khi thực hiện trang trí lớp học.

    + Thực hiện trang trí lớp học.

- Tiết 3: Sinh hoạt lớp: Chia sẻ cảm xúc của em sau khi trang trí lơp học.

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Phẩm chất:

- Phẩm chất trách nhiệm: Thể hiện trong lao động, sắp xếp được thứ tự các hoạt động, công việc trong ngày của bản thân; Thực hiện và theo dõi được thời gian biểu mà mình đã đề ra; giữ gìn vệ sinh lớp học.

- Phẩm chất nhân ái: Vui vẻ, thân thiện với các bạn khi trở lại trường học, hợp tác, chia sẻ với bạn khi tham gia công việc chung của trường, lớp.

2. Năng lực:

*Năng lực chung:

- Năng lực thích ứng với cuộc sống: Thể hiện sự khéo léo, cẩn thận khi trang trí lớp học.

- Năng lực thiết kế và tổ chức hoạt động: Tham gia được các hoạt động chung của trường, lớp; Thực hiện được ý tưởng về việc trang trí, lao động vệ sinh lớp học.

*Năng lực đặc thù:

- Tham gia được các hoạt động chung của trường, lớp

- Nhận diện hình ảnh thân thiện, vui vẻ của bản thân.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

– SGK Hoạt động trải nghiệm 3;SGV Hoạt động trải nghiệm 3

– Các bài hát về lớp học; tranh hoạt động 2; bảng phụ 3 bước lập thời gian biểu hằng ngày; hòm phiếu, phiếu bầu lớp trưởng, lớp phó, tổ trưởng; bảng phụ ghi các tình huống ở hoạt động 5; tranh hoạt động 7.

- Giấy A0, màu vẽ, bút vẽ,…; Phiếu đề xuất trang trí lớp học; phiếu lập kế hoạch trang trí lớp học; phiếu đánh giá.

2. Đối với học sinh

- SGK Hoạt động trải nghiệm 3, Vở bài tập hoạt động trải nghiệm 3.

- Giấy bìa màu, bút chì, bút màu, thước kẻ, ho dán,...

- Cuối mỗi tiết hoạt động, GV nên nhắc nhở lại những điều HS cần chuẩn bị cho tiết hoạt động sau.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

TUẨN 4 – TIẾT 1: Múa hát tập thể theo chủ đề “ Em và trường tiểu học thân yêu”

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

- GV  kiểm tra sự chuẩn bị của các nhóm HS tham gia văn nghệ theo chủ đề “ Em và trường tiểu học thân yêu’.

- Trước khi HS ra sân tham gia sinh hoạt dưới cờ, GV nhắc nhở HS có thái độ nghiêm túc, tập trung và luôn động viên các bạn khi có tiết mục biểu diễn bằng cách vỗ tay tán thưởng.

- GV cho đội văn nghệ của lớp chuẩn bị biểu diễn tiết mục văn nghệ chào mừng tiết sinh hoạt chào cờ đầu tuần.

- GV hỗ trợ HS trong quá trình di chuyển lên sân khấu biểu diễn và trở về chỗ ngồi của lớp mình sau khi biểu diễn xong

- GV nhắc nhở những HS nói chuyện, làm việc riêng, gây ảnh hưởng tới những bạn xung quanh.

- HS tham gia sinh hoạt dưới cờ.

 

 

- HS ngồi vào vị trí của lớp, giữ trật tự, lắng nghe.

- HS về chia sẻ với người thân về ấn tượng buổi diễn văn nghệ sinh hoạt chào cơ đầu tuần.

 

- Đội văn nghệ chuẩn bị biểu diễn.

 

 

- Đội văn nghệ biểu diễn trước trường, cả lớp cổ vũ nhiệt tình.

 

 

- HS tiếp thu lời nhắc nhở, ngồi nghiêm túc.

VI. Điều chỉnh, bổ sung sau bài dạy:

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

KẾ HOẠCH BÀI DẠY

Môn: Hoạt động trải nghiệm

CHỦ ĐỀ 1: MÚA HÁT TẬP THỂ THEO CHỦ ĐỀ “EM VÀ TRƯỜNG TIỂU HỌC THÂN YÊU”

Tuần: 4   Ngày soạn:

Tiết: 2   Ngày dạy:

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Phẩm chất:

- Phẩm chất trách nhiệm: Thể hiện trong lao động, sắp xếp được thứ tự các hoạt động, công việc trong ngày của bản thân; Thực hiện và theo dõi được thời gian biểu mà mình đã đề ra; giữ gìn vệ sinh lớp học.

- Phẩm chất nhân ái: Vui vẻ, thân thiện với các bạn khi trở lại trường học, hợp tác, chia sẻ với bạn khi tham gia công việc chung của trường, lớp.

2. Năng lực:

*Năng lực chung:

- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Nói lời phù hợp khi giao tiếp với bạn

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế.

*Năng lực đặc thù:

- NL thích ứng với cuộc sống: Nhận diện được hình ảnh thân thiện vui vẻ của bản thân. Thể hiện sự khéo léo, cẩn thận khi làm sản phẩm tặng bạn. Chia sẻ những việc làm thể hiện tình bạn.

 - NL thiết kế và tổ chức: Tham gia được các hoạt động chung của trường lớp

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1.Thiết bị dành cho giáo viên:

- Bảng phụ, giấy A3, giấy A4;

2. Thiết bị dành cho học sinh

- Giấy bìa màu, bút chì; bút màu, thước kẻ; hồ dán…

 III. CÁC HOẠT ĐỘNG  DẠY HỌC CHỦ YẾU

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

Hoạt động 8: Xác định cách giữ an toàn và đảm bảo vệ sinh khi thực hiện trang trí lớp học.

Mục tiêu: HS nắm được và biết cách giữ an toàn và đảm bảo vệ sinh khi thực hiện trang trí lớp.

Cách tiến hành:

- GV yêu cầu HS đọc nhiệm vụ của hoạt động 8 trong SGK Hoạt động trải nghiệm 3 trang 14 và kiểm tra việc hiểu nhiệm vụ cỉa HS

- GV yêu cầu HS hoạt động nhóm đôi, quan sát tranh và thảo luận về:

+ Cách giữ an toàn khi thực hiện trang trí lớp:

- Kiểm tra kĩ các đồ dùng, dụng cụ để trang trí lớp học trước khi sử dụng.

- Cầm đúng tư thế và thao tác đúng cách với những vật kéo, dao rọc giấy,…

- Khi cần đứng lên ghế, thang để với tới những nơi cao: kiểm tra độ chắc chắn của ghế, thang trước khi đứng lên.

- Không đùa nghịch, trêu chọc nhau trong quá trình trang trí lớp.

+ Cách đảm bảo vệ sinh lớp học sau trang trí:

- Quét nhà, lau nhà, thu gọn giấy rác bỏ thùng.

- GV gọi 3 nhóm trình bày trước lớp ( mỗi nhóm được gọi chỉ nêu một cách giữ an toàn và đảm bảo vệ sinh lớp học). Các nhóm khác nhận xét. GV yêu cầu các nhóm thảo luận, nêu thêm các cách giữ an toàn và đảm bảo vệ sinh lớp học khi thực hiện trang trí lớp học.

- GV gọi 1 HS chia sẻ trước lớp về kết quả thảo luận.

- GV nhận xét, tổng cách giữ an toàn và đảm bảo vệ sinh khi thực hiện trang trí lớp.

 

Hoạt động 9: Thực hiện trang trí lớp.

Mục tiêu: 

- Em biết cách sử dụng các vật liệu và tạo ra được các sản phẩm theo yêu cầu.

Cách tiến hành:

- Dựa vào sự chuẩn bị theo điều kiện của học sinh, GV cho các nhóm thực hiện trang trí lớp học theo kế hoạch đã lập ở hoạt động 7.

- GV hỗ trợ HS trong quá trình các nhóm thực hiện trang trí lớp.

- Sau khi các nhóm trang trí xong, GV yêu cầu các nhóm vệ sinh lớp học.

- GV tổ chức cho HS tham quan sản phẩm của các nhóm. Với các nhóm chưa thực hiện trang trí xong, GV có thể cho các em thực hiện trang trí vào giờ ra chơi nhưng cần lưu ý HS đảm bảo an toàn và vệ sinh khi trang trí lớp học.

- GV nhận xét, tổng kết hoạt động.

 

 

 

 

 

- HS lắng  nghe luật chơi

 

 

- HS hoạt động nhóm, suy nghĩ đưa ra câu trả lời:

+ Tranh 1: Cẩn thận khi sử dụng kéo.

+ Tranh 2: Dọn giấy vụn, vệ sinh lớp học sau khi trang trí.

+ Tranh 3: Đứng vững trên ghế. Tránh trèo quá cao dễ bị ngã trong khi trang trí.

 

 

 

 

 

 

- 3 HS đại diện 3 nhóm trình bày.

 

 

- HS chia sẻ khả năng trước lớp

- HS nghe GV nhận xét, tổng kết

 

 

 

 

 

 

- Cho HS hoạt động theo nhóm 4.

 

 

+ GV nhắc HS luôn giữ an toàn khi thực hiện trang trí lớp.

- Cả lớp thực hiện.

 

- HS báo cáo kết quả trước lớp.

- HS hoạt động nhóm, chia sẻ cho nhau nghe.

 

 

- HS lắng nghe nhận xét.

VI. Điều chỉnh, bổ sung sau bài dạy:

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

KẾ HOẠCH BÀI DẠY

Môn: Hoạt động trải nghiệm

CHỦ ĐỀ 1: MÚA HÁT TẬP THỂ THEO CHỦ ĐỀ “EM VÀ TRƯỜNG TIỂU HỌC THÂN YÊU”

Tuần: 4                                                                 Ngày soạn:

Tiết: 3                                                                Ngày dạy:

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Phẩm chất:

- Phẩm chất trách nhiệm: Thể hiện trong lao động, sắp xếp được thứ tự các hoạt động, công việc trong ngày của bản thân; Thực hiện và theo dõi được thời gian biểu mà mình đã đề ra; giữ gìn vệ sinh lớp học.

- Phẩm chất nhân ái: Vui vẻ, thân thiện với các bạn khi trở lại trường học, hợp tác, chia sẻ với bạn khi tham gia công việc chung của trường, lớp.

2. Năng lực:

*Năng lực chung:

- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Nói lời phù hợp khi giao tiếp với bạn

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế.

*Năng lực đặc thù:

- NL thích ứng với cuộc sống: Nhận diện được hình ảnh thân thiện vui vẻ của bản thân. Thể hiện sự khéo léo, cẩn thận khi làm sản phẩm tặng bạn. Chia sẻ những việc làm thể hiện tình bạn.

 - NL thiết kế và tổ chức: Tham gia được các hoạt động chung của trường lớp

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1.Thiết bị dành cho giáo viên:

- Bảng phụ, giấy A3;

2. Thiết bị dành cho học sinh

- Giấy bìa màu, bút chì; bút màu, thước kẻ; hồ dán…

 III. CÁC HOẠT ĐỘNG  DẠY HỌC CHỦ YẾU

Thời gian

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

 

* Chia sẻ cảm xúc của em sau khi trang trí lớp học:

- GV yêu cầu HS nhớ lại những việc đã thực hiện khi trang trí lớp, thảo luận với các bạn trong nhóm theo gợi ý:

+ Nhóm em đã thực hiện những công việc gì?

+ Các bạn trong nhóm đã phối hợp với nhau như thế nào?

+ Em nhận xétvề kết quả thực hiện của nhóm?

- GV gọi một số HS báo báo cáo kết quả thảo luận; nhận xét và tổng kết những hoạt động trang trí lớp học của các nhóm.

- GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm 4-6, chia sẻ với bạn về cảm xúc của mình sau khi thực hiện trang trí lớp học.

-  GV gọi một số HS chia sẻ trước lớp. GV nhận xét, tổng kết hoạt động.

* Đánh giá hoạt động:

- GV đặt câu hỏi cho HS:

+ Em đã làm gì để thực hiện và theo dõi được thời gian biểu mà mình đã đề ra?

 

 

 

+ Em đã làm được gì trong hoạt động trang trí lớp hoc?

 

 

- GV yêu cầu HS trao đổi nhóm đôi, trả lời các câu hỏi mà GV đã nêu.

- GV họi một số HS chia sẻ trước lớp về từng câu hỏi. Mỗi câu có thể gọi từ 3 – 5 HS chia sẻ.

- GV đọc từng nội dung đánh giá ở phần đánh giá hoạt động trong SGK trang 15 và phát cho mỗi HS một phiếu đánh giá gồm 3 phần: tự đánh giá và bạn đánh giá em, ý kiến của người thân, ý kiến của GV.

- GV yêu cầu mỗi HS tự đánh giá về các hoạt động em đã thực hiện trong chủ đề này.

 

- GV tổ chức cho HS đánh giá đồng đẳng bằng cách đổi Phiếu đánh giá với bạn bên cạnh để bạn đánh giá về việc thực hiện các hoạt động trong chủ đề của mình.

- GV yêu cầu HS về nhà xin ý kiến của người thân về việc em đã thực hiện.

- GV viết ý kiến nhận xét vào phiếu đánh giá của HS.

 

 

- HS lắng nghe và thảo luận theo nhóm 4.

 

 

 

 

 

 

- 2 HS báo cáo kết quả.

- 1 HS nhận xét hoạt động nhóm.

- HS thảo luận theo nhóm 4.

 

 

-       1 HS chia sẻ trước lớp.

 

 

 

+ Sắp xếp được thứ tự các hoạt động, công việc trong ngày của bản thân. Lập và thực hiện thời gian biểu mà bản thân đã đề ra.

+ Tham gia tích cực hoạt động, phối hợp với bạn biết cách phối màu, sắp xếp, trang trí lớp học.

- HS trao đổi nhóm đôi.

 

- 3 HS chia sẻ trước lớp.

 

 

- HS lắng nghe.

 

 

 

 

- HS viết vào phiếu, tự đánh giá  bản thân. 2 HS trình bày trước lớp.

- HS đổi chéo phiếu cho nhau

 

 

- Cả lớp thực hiện

VI. Điều chỉnh, bổ sung sau bài dạy:

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

KẾ HOẠCH BÀI DẠY

Môn: Hoạt động trải nghiệm

CHỦ ĐỀ 2: AN TOÀN TRONG CUỘC SỐNG

Tuần: 5                                                                 Ngày soạn:

Tiết: 1                                                                Ngày dạy:

- Tiết 1: Sinh hoạt dưới cờ:  tham gia chương trình “ An toàn trong cuộc sống”.-

Tiết 2: Hoạt động giáo dục theo chủ đề:

+ Chơi trò chơi “Ai nhanh - Ai đúng…”

+ Xác định được các nguy cơ nếu không thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm.

+Thực hiện được những việc làm đảm bảo trong an toàn ăn uống.

- Tiết 3: Sinh hoạt lớp: Tổng kết tuần 5, lên kế hoặch phương hướng tuần 6.

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Phẩm chất:

- Phẩm chất chăm chỉ: Thể hiện trong lao động, nề nếp, gọn gàng trong sinh hoạt và học tập

- Phẩm chất nhân ái: Vui vẻ, thân thiện với các bạn ở trường học, hợp tác, chia sẻ với bạn khi tham gia công việc chung của trường, lớp.

2. Năng lực:

*Năng lực chung:

- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế.

*Năng lực đặc thù:

- Tham gia được các hoạt động chung của trường, lớp

- Nhận diện hình ảnh thân thiện, vui vẻ của bản thân.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

2. Đối với học sinh

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

TUẨN 5 – TIẾT 1: tham gia chương trình “ An toàn trong cuộc sống”.

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

- GV  tổ chức cho HS tham gia chương trình “ An toàn trong cuộc sống” theo kế hoặch của nhà trường

- GV nhắc nhở các em chú ý lắng nghe để chia sẻ lại trước lớp các nội dung của chương trình “ An toàn trong cuộc sống”

- GV nhắc nhở những HS nói chuyện, làm việc riêng, gây ảnh hưởng tới những bạn xung quanh.

- HS tham gia chương trình “ An toàn trong cuộc sống”.

 

- HS ngồi vào vị trí của lớp, giữ trật tự, lắng nghe.

- HS về chia sẻ lại trước lớp.

 

- HS tiếp thu lời nhắc nhở, ngồi nghiêm túc.

VI. Điều chỉnh, bổ sung sau bài dạy:

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

KẾ HOẠCH BÀI DẠY

Môn: Hoạt động trải nghiệm

CHỦ ĐỀ 2: AN TOÀN TRONG CUỘC SỐNG

Tuần: 5                                                                 Ngày soạn:

Tiết: 2                                                                Ngày dạy:

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Xác định được các nguy cơ nếu không thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm.

- Thực hiện được những việc làm đảm bảo trong an toàn ăn uống.

- Tham gia được các hoạt động của trường, lớp về an toàn giao thông.

- Biết giữ an toàn trong lao động.

1. Phẩm chất:

- Phẩm chất Trách nhiệm: Có trách nhiệm với bản thân trong việc thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm và có trách nhiệm với cộng đồng khi tham gia giao thông an toàn.

2. Năng lực:

*Năng lực chung:

- Năng lực giao tiếp, hợp tác: trao đổi về nguy cơ khi không thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm; thảo luận về việc tham gia giao thông an toàn; biết giữ an toàn trong lao động.

- Năng lực giải quyết vấn đề: Xử lí những vấn đề liên quan đến an toàn thực phẩm.

*Năng lực đặc thù:

- NL thích ứng với cuộc sống: Nhận biết những nguy cơ khi không thực hiện vệ sinh an toàn thức phẩm và thực hiện những việc làm đảm bảo an toàn trong ăn uống.

 - NL thiết kế và tổ chức: Tuyên truyền và xử lí tình huống về an toàn thực phẩm.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1.Thiết bị dành cho giáo viên:

- SGV, SGK, VBT Hoạt động trải nghiệm 3;

- Bộ thẻ tranh về thực phẩm có thể sử dụng và thực phẩm không nên sử dụng trong SGK trang 17;

- Các tình huống liên quan đến an toàn thực phẩm;

- Một số gói bim, bim, bánh kẹo, nước ngọt ( bao gồm cả những thực phẩm không an toàn) và rau củ quả theo mùa ( bao gồm cả những thức không tươi, bị héo, úa, thối);

- Giấy A0, A1, A2, bút dạ, băng dính giấy (hoặc nam châm dính bảng).

2. Thiết bị dành cho học sinh

- SGK, VBT Hoạt dộng trải nghiệm 3;

- Một số tranh ảnh hoặc ảnh sưu tầm về vệ sinh an toàn thực phẩm;

 III. CÁC HOẠT ĐỘNG  DẠY HỌC CHỦ YẾU

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

Hoạt động 1: Chơi trò chơi “Ai Nhanh- Ai đúng”

Mục tiêu: Tạo tâm thế và hứng thú cho HS và từng bước làm quen bài học.

Cách tiến hành:

- GV chia lớp thành các nhóm nhỏ, mỗi nhóm 4 -6 HS và phát cho mỗi nhóm một tờ giấy A2 và một bộ thẻ tranh như hình ảnh gợi ý trong SGK tráng 17.

- GV hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ bằng cách chia đôi tờ giấy thành 2 phần, một bên ghi “Thực phẩm có thể sử dung” và một bên ghi “ Thực phẩm không thể sử dụng”, sau đó quan sát kĩ các tranh và gắn thẻ vào bên tương ứng.

- GV tổ chức cho các nhóm trình bày kết quả phân loại của nhóm mình và giải thích lí do vì sao nhóm lại lựa chọn như vậy.

 

- GV nhận xét kết quả trình bày của các nhóm.

- GV tổ chức cho HS hoạt động nhóm đôi trả lời câu hỏi: Có những nguy cơ nào khi sử dụng thực phẩm không an toàn?

- GV yêu cầu một số HS chia sẻ kết quả thảo luận trước lớp về nguy cơ khi sử dụng thực phẩm không an toàn và kết luận hoạt động.

- GV nhận xét, tổng kết hoạt động, chuyển tiếp sang hoạt động 2.

Hoạt động 2: Tìm hiểu những nguy cơ khi không thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm.

Mục tiêu:  Xác định được các nguy cơ nếu không thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm.

Cách tiến hành:

- GV mời HS đọc yêu cầu nhiệm vụ 1 của hoạt động 2 trong sgk/18,

 - Mời 1-2 HS thực hiện nhiệm vụ theo hướng dẫn của GV.

- GV gợi ý HS nhìn vào các bức tranh trong SGK/18 để trao đổi về các nguy cơ khi không thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm.

- GV tổ chức cho HS trao đổi nhóm đôi về những nguy cơ khi không thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm. ( GV hỗ trọ khi cần thiết)

- GV gọi các nhóm báo cáo kết quả thảo luận. Các nhóm khác nhận xét, góp ý.

- GV cho HS thể kể thêm các nguy cơ khác mà em biết

- GV tổng hợp ý kiến của các nhóm và kết luận về những nguy cơ khi không thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm như: bị nôn ói, bị bệnh giun sán và suy dinh dưỡng, bị đau bụng tiêu chảy, bị đâu đầu, sốt, mệt mỏi, bị đi bệnh viện cấp cứu,…

- GV chuyển ý, nhắc nhở HS về giữ vệ sinh cá nhân, vệ sinh khi ăn uống để không bi nhiễm bênh lây truyền qua thực phẩm và không gặp phải các nguy cơ khi không thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm.

Hoạt động  3: luyện tập – vận dụng

3.1. Hoạt dộng: Thảo luận về tham gia giao thông an toàn.

Mục tiêu:Tham gia được các hoạt động của trường, lớp về an toàn giao thông.

Cách tiến hành:

- GV chia lơp thành các nhóm ( mỗi nhóm 4-6 HS) và nêu yêu câu:

+ Mỗi HS trong nhóm phải nêu ít nhất 2 quy định để tham gia giao thông an toàn.

+ Lấy ví dụ về trường hợp thực hiện đúng hoặc chưa đúng khi tham gia giao thông mà em biết.

- GV cho HS thảo luận trong vòng 5 phút và ghi kết quả thảo luận lên giấy A1.

- GV gọi các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm.

- GV tổ chức cho các nhóm chia sẻ kết quả theo hình thức dổi sản phẩm giữa các nhóm để góp ý, bổ sung ý kiến cho nhau.

- GV mời một số nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm sau khi tiếp thu ý kiến góp ý cảu nhóm bạn.

- GV tổ chức cho HS sắm vai xử lí tình huống tham gia giao thông an toàn và không an toàn.

 

- GV chốt quy định để tham gia giao thông an toàn và nhắc nhở HS chú ý thực hiện đúng những quy định đó

 

 

 

 

 

- HS lắng  nghe và chia nhóm.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS quan sát tranh và thực hiện theo nhóm.

 

- Đại diện các nhóm trình bày kết quả phân loại của nhóm mình và giải thích lí do vì sao nhóm lại lựa chọn như vậy. Các nhóm còn lại nhận xét bổ sung

 

- HS thảo luận nhóm đôi trả lời câu hỏi.

 

- Đại diện một số HS trình bày. Các HS khắc lắng nghe và nhận xét, bổ sung.

- HS nghe GV nhận xét, tổng kết

 

 

 

 

 

- HS đọc và nắm rõ yêu cầu của GV

-1-2 HS thực hiện nhiệm vụ theo hướng dẫn của GV.

 

- HS quan sát tranh, lắng nghe GV hướng dẫn

 

 

 

 

 

 

 

- HS thảo luận nhóm đôi.

 

-2-3 nhóm trình bày. HS còn lại lắng nghe nhận xét.

- HS kể thêm các nguy cơ.

 

- HS lắng nghe.

 

 

 

- HS lắng nghe và thực hiện vệ sinh cá nhân, vệ sinh khi ăn uống để không bi nhiễm bênh lây truyền qua thực phẩm và không gặp phải các nguy cơ khi không thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm.

 

 

- HS ngồi lại theo nhóm.và lắng nghe yêu cầu của hoạt động.

 

 

 

 

- HS thảo luận.

 

- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm.

 

 

- Đại diện các nhóm trình bày.

 

 

- HS sắm vai xử lí tình huống.

 

- HS lắng nghe thực hiện

VI. Điều chỉnh, bổ sung sau bài dạy:

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

 KẾ HOẠCH BÀI DẠY

Môn: Hoạt động trải nghiệm

CHỦ ĐỀ 2: AN TOÀN TRONG CUỘC SỐNG

Tuần: 1                                                                 Ngày soạn:

Tiết: 3                                                                Ngày dạy:

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- HS nhận rõ ưu khuyết điểm cảu bản thân, của tổ mình và cảu cả lớp.

- HS biết công việc phải làm cảu tuần tới.

- Giáo dục HS ý thức tự giác học tập, thực hiện tốt nề nếp. Thực hiện tốt việc vệ  sinh an toàn thực phẩm và có trách nhiệm với cộng đồng khi tham gia giao thông an toàn.

1. Phẩm chất

- Phẩm chất Trách nhiệm: Có trách nhiệm với bản thân trong việc thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm và có trách nhiệm với cộng đồng khi tham gia giao thông an toàn.

2. Năng lực:

*Năng lực chung:

- Năng lực giao tiếp, hợp tác: trao đổi về nguy cơ khi không thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm; thảo luận về việc tham gia giao thông an toàn; biết giữ an toàn trong lao động.

- Năng lực giải quyết vấn đề: Xử lí những vấn đề liên quan đến an toàn thực phẩm.

*Năng lực đặc thù:

- NL thích ứng với cuộc sống: phòng tránh những nguy cơ khi không thực hiện vệ sinh an toàn thức phẩm và thực hiện những việc làm đảm bảo an toàn trong ăn uống.

 - NL thiết kế và tổ chức: Tuyên truyền về an toàn thực phẩm.

II. Chuẩn bị: GV: Phần thưởng

- HS chuẩn bị: vở ghi chép báo cáo của tổ, của lớp.

 III. CÁC HOẠT ĐỘNG  DẠY HỌC CHỦ YẾU

Thời gian

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

 

* Khởi động: HS hát.

1. Hoạt động 1:  Tổng kết, đánh giá:

* Mục tiêu: Ổn định nề nếp lớp.Tổng kết tuần 5

Các tổ trưởng báo cáo, nhận xét:

       - Nhận xét, đánh giá từng thành viên trong  nhóm.     

* Lớp trưởng  nhận xét, đánh giá:

    + Ưu điểm, tồn tại :

      * GV nhận xét chung

1.   Ưu điểm, tồn tại :

a.      Ưu điểm: …………………………

b.     Tồn tại:……………………………

     2. Biện pháp:………………………….

  3. Tuyên dương: ………………………..

  4. GV giáo dục HS trong việc thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm và chập hành tốt nội quy quy định khi tham gia giao thông

Hoạt động 2: Phương hướng hoạt động tuần 6

      *MT: HS nắm và thực hiện tốt nội dung kế hoạch hoạt động tuần 6.

  - Tiếp tục thực hiện tốt nội quy, nề nếp lớp.

  - Thi đua học tập tốt.

  * Tổng kết – đánh gía

 

- HS hát

 

 

 

- Các tổ trưởng, lớp trưởng, các lớp phó báo cáo.

- Lớp chú ý lắng nghe.

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe và thực hiện

 

 

 

- HS lắng nghe và thực hiện trong tuần tới

VI. Điều chỉnh, bổ sung sau bài dạy:

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Tài liệu có 292 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống

Xem thêm các bộ Giáo án lớp 3 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Giáo án môn Đạo đức lớp 3 – CTST

Giáo án môn Giáo dục thể chất lớp 3 – CTST

Giáo án môn Tiếng việt lớp 3 – CTST

Giáo án môn Tự nhiên và Xã hội lớp 3 – CTST

1 6,914 13/09/2022
Tải về