Giáo án môn Đạo đức lớp 3 bộ Chân trời sáng tạo cả năm

VietJack trân trọng giới thiệu Bộ Giáo án Đạo đức lớp 3 - Chân trời sáng tạo với đầy đủ kiến thức Học kì 1 & Học kì 2 nhằm giúp các thầy/cô dễ dàng giảng dạy, biên soạn Giáo án Đạo đức lớp 3 theo phương pháp mới - hướng phát triển năng lực bám sát mẫu Giáo án môn Đạo đức chuẩn của Bộ Giáo dục. Mời thầy cô và các bạn đón xem:

1 3631 lượt xem
Tải về


Giáo án môn Đạo đức lớp 3 theo chương trình mới - Chân trời sáng tạo

 Môn: Đạo đức lớp 3

Tuần: 2                

BÀI 1: AN TOÀN GIAO THÔNG KHI ĐI BỘ. (Tiết 2)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức:

Với bài nảy, HS:

- Nêu được một số quy tắc an toàn giao thông khi đi bộ.

- Nhận biết được sự cần thiết phải tuân thủ quy tắc an toàn giao thông khi đi bộ.

- Tuân thủ quy tắc an toàn giao thông khi đi bộ.

- Đồng tình với những hành vi tuân thủ quy tắc an toàn giao thông; không đồng tình với những hành vi vi phạm quy tắc an toàn giao thông khi đi bộ.

2. Năng lực:

 Năng lực chung:

- Tự chủ và tự học: Tự giác tuân thủ quy tắc an toàn giao thông khi đi bộ và tìm hiểu thêm các quy tắc an toàn giao thông khi đi bộ phù hợp với lứa tuổi.

- Giao tiếp và hợp tác: Thảo luận nhóm và hợp tác tích cực trong sắm vai xử lý tình huống. Ứng xử văn minh, lịch sự trong các tình huống giao thông khi đi bộ.

 Năng lực riêng:

- Năng lực nhận thức chuẩn mực hành vi:

+ Nêu được một số quy tắc an toàn giao thông khi đi bộ.

+ Nhận biết được sự cần thiết phải tuân thủ quy tắc an toàn giao thông khi đi bộ.

- Năng lực đánh giá hành vi của bản thân và người khác: Đồng tình với những hành vi tuân thủ quy tắc an toàn giao thông khi đi bộ; không đồng tình với những hành vi vi phạm quy tắc an toàn giao thông khi đi bộ.

- Năng lực điều chỉnh hành vi: Tuân thủ quy tắc an toàn giao thông khi đi bộ phù hợp với lứa tuổi.

3. Phẩm chất:

- Trách nhiệm: Có ý thức tuân thủ quy tắc an toàn giao thông khi đi bộ.

- Nhân ái: Sẵn sáng giúp đỡ và hướng dẫn người khác thực hiện quy tắc an toàn giao thông khi đi bộ phù hợp với lứa tuổi

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC

- GV: SGK Đạo đức 3, Vở bài tập Đạo đức 3, video clip bài hát Đi đường em nhớ, bài giảng điện tử, máy tính, máy chiếu (nếu có), điều 32 luật giao thông đường bộ, giấy A4 (giấy ghi chú hoặc giấy nháp), sơ đồ tư duy vẽ sẵn trên giấy A1 hoặc A0; các hình ảnh biển báo giao thông dành cho người đi bộ, các hình ảnh minh hoạ tình huống tuân thủ quy tắc an toàn giao thông khi đi bộ. Bộ trò chơi “Tham gia giao thông” (đèn tín hiệu, vạch trắng dành cho người đi bộ, mô hình tay láy xe máy, xe ô tô,…)

- HS: SGK Đạo đức 3, Vở bài tập Đạo đức 3, bút, viết, bảng con, phấn; bút lông viết bảng; các tình huống tham gia giao thông khi đi bộ, thẻ hai mặt: xanh, đỏ.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

1. Khởi động

Mục tiêu: Khơi gợi cảm xúc, giúp HS xác định được chủ đề bài học: An toàn giao thông khi đi bộ.

Cách tiến hành:

- GV tổ chức cho HS chia sẻ với nhau về việc đi về hàng ngày từ nhà đến trường.

 

 

 

 

 

- GV mời HS trình bày trước lớp

- GV nhận xét, kết nối giới thiệu nội dung của tiết học: An toàn giao thông khi đi bộ (tt)

 

 

 

 

 

- HS theo nhóm đôi chia sẻ cùng nhau theo câu hỏi gợi ý:

+ Bạn đi đến trường bằng phương tiện gì?

+ Nếu đi bộ thì bạn đi như thế nào cho đúng?

+ Muốn đi qua đường bạn phải làm sao?

- HS trình bày.

 

2. Luyện tập

2.1. Hoạt động 1: Em đồng tình hay không đồng tình với những hành vi nào? Vì sao?

Mục tiêu: Đồng tình với những hành vi tuân thủ quy tắc an toàn giao thông khi đi bộ; không đồng tình với những hành vi vi phạm quy tắc an toàn giao thông khi đi bộ.

Cách tiến hành:

- GV giới thiệu lần lượt từng tình huống, yêu cầu HS đưa thẻ (đồng tình là thẻ màu xanh, không đồng tình là thẻ màu đỏ).

- GV nêu câu hỏi để HS giải thích, bày tỏ thái độ cho từng tình huống: Vì sao em không đồng tình?

 

 

 

 

 

 

 

 

- GV nhận xét, khen ngợi HS và bổ sung thêm nhiều tình huống xảy ra ở địa phương để HS bày tỏ thái độ đồng tình hoặc không đồng tình. (Có thể cho HS nêu tình huống mà mình đã gặp khi tham gia giao thông để các bạn bày tỏ thái độ).

- GV kết luận: Việc nhắc nhở và phê phán các hành vi sai khi vi phạm quy tắc an toàn giao thông khi đi bộ cũng là cách góp phần xây dựng trật tự xã hội.

2.2. Hoạt động 2: Xử lý tình huống

Mục tiêu: HS vận dụng kiến thức đã học để rèn luyện việc tuân thủ quy tắc an toàn giao thông khi đi bộ phù hợp với lứa tuổi.

Cách tiến hành:

- GV chia lớp theo 6 nhóm, sắm vai xử lý tình huống. Khi HS thảo luận tập sắm vai, xử lý tình huống, GV cần theo dõi, gợi ý, giúp đỡ để các em chọn cách xử lý hay nhất.

 

- Mời các nhóm trình bày, nhận xét

 

- GV nhận xét và nhấn mạnh lại quy tắc an toàn giao thông thể hiện trong từng tình huống cũng như các quy tắc khác đã được học trong bài.

+ Tình huống 1: Dù có muộn học thì chúng ta cũng không được vượt đèn đỏ khi đi bộ.

+ Tình huống 2: Hãy đi qua đường trên vạch trắng dành cho người đi bộ.

+ Tình huống 3: Tuân thủ các quy tắc đi bộ qua đường sắt : quan sát tàu hoả, tuân thủ tín hiệu đèn dừng lại và không được vượt hoặc leo trèo, chui qua rào chắn.

=> Chúng ta luôn tuân thủ quy tắc giao thông khi đi bộ để đảm bảo an toàn cho bản thân và người khác.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS nghe và thực hiện

+ Tranh 1: Chạy thể dục dưới lòng đường (không đồng tình). Vì lòng đường dành cho xe cộ lưu thông, chạy thể dục dưới lòng đường dễ gây tai nạn cho mình và cho người khác,…

+ Tranh 2: Có cầu vượt dành cho người đi bộ, biển báo cầu vượt nhưng có hai học sinh (nam và nữ) qua đường phía dưới, không đi bằng cầu vượt. (không đồng tình). Vì đi như thế là sai quy định an toàn giao thông, dễ gây tai nạn….

+ Tranh 3: 3 học sinh đi bộ dàn hàng ngang trên đường, không đi sát mép đường. (không đồng tình). Vì 3 bạn đi sai quy định, giành hết đường của người khác, dễ gây tai nạn,…

+ Tranh 4: Hai bạn leo trèo qua dải phân cách. (không đồng tình). Vì đi sai quy định, vi phạm luật giao thông, dễ gây tai nạn, …

- HS tham gia nêu tình huống trong giao thông mà mình đã gặp và bày tỏ thái độ.

 

 

 

- HS lắng nghe.

 

 

 

 

 

 

 

 

- Theo nhóm, nhận tình huống, thảo luận, phân vai và thực hiện.

Nhóm 1,4 (tình huống 1): Hai bạn cùng đi bộ đến trường, vì sắp muộn học nên bạn nam đề nghị bạn nữ vượt đèn đỏ đi bộ sang đường.

+ Nhóm 2,5 (tình huống 2): Hai bạn cùng đi bộ đến trường, bạn nam không biết cách băng qua đường nên hỏi bạn nữ đi cùng.

+ Nhóm 3,6 (tình huống 3): Hai bạn cùng đi bộ đến trường, bạn nam đề nghị bạn nữ trèo qua rào chắn đường sắt để đi nhanh hơn.

- HS trình bày trước lớp, nhóm khác nhận xét.

- HS lắng nghe.

 

 

 

 

 

 

 

 

3. Vận dụng

3.1. Hoạt động 3: Thực hiện quy tắc an toàn giao thông khi đi bộ.

Mục tiêu: HS củng cố kiến thức, thái độ và luyện tập việc thực hiện quy tắc an toàn giao thông khi đi bộ phù hợp với lứa tuổi.

Cách tiến hành:

- GV giao nhiệm vụ rèn luyện việc thực hiện quy tắc an toàn giao thông khi đi bộ phù hợp với lứa tuổi theo Phiếu rèn luyện trong Vở bài tập Đạo đức 3.

- GV tổ chức cho HS chia sẻ cùng nhau về việc tuân thủ quy tắc an toàn giao thông khi đi bộ trong thời gian qua.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- GV nhận xét, khen ngợi HS và nói thêm: Ngoài việc nghiêm chỉnh chấp hành quy tắc an toàn giao thông khi đi bộ, chúng ta cũng nên tích cực tham gia tuyên truyền các quy tắc an toàn giao thông khi đi bộ đến với mọi người xung quanh. Cần bày tỏ thái độ không đồng tình với những hành vi vi phạm quy tắc an toàn giao thông khi đi bộ và có lời nhắc nhở lịch sự.

3.2. Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò.

Mục tiêu: HS ôn lại những kiến thức, kỹ năng đã học, điều chỉnh được hành vi để tuân thủ quy tắc an toàn giao thông khi đi bộ.

Cách tiến hành:

- GV tổ chức trò chơi: “Tham gia giao thông”. Sử dung khoảng trống trước lớp, biến nó thành con đường, có ngã 4, có tín hiệu đèn (cử HS điều khiển), có vạch kẻ trắng dành cho người đi bộ. Yêu cầu HS đóng vai người tham gia giao thông đi xe máy, đi xe ô tô, đi bộ trên đường.

- Nhận xét, khen ngợi HS tuân thủ quy tắc an toàn giao thông khi đi bộ. Giới thiệu bài thơ (SGK trang 9).


- GV sử dụng Thư gửi các bậc cha mẹ HS để phối hợp với gia đình HS những nội dung sau:

 

Thư gửi các bậc cha mẹ học sinh

1. Phụ huynh thường xuyên nhắc nhở con thực hiện việc tuân thủ quy tắc an toàn giao thông khi đi bộ phù hợp với lứa tuổi.

2. Phụ huynh làm gương để con quan sát, học hỏi theo trong việc tuân thủ quy tắc an toàn giao thông khi đi bộ. Phụ huynh quan sát cách con bày tỏ thái độ với các hành vi không tuân thủ quy tắc an toàn giao thông khi đi bộ và hướng dẫn con cách nhắc nhở người khác hoặc cách ứng xử lịch sự.

 

 

 

 

 

 

 

- HS thực hiện

 

 

 

- HS chia sẻ với nhau về việc thực hiện quy tắc an toàn giao thông của mình trong thời gian qua. Có thể là: Bình thường khi đi học mình được mẹ đưa từ nhà đến trường và rước về. Có hôm mẹ bận việc, mình phải đi bộ một mình, lúc đó mình đi sát lề bên tay phải của mình. Để băng qua đường vào trường học, mình đến những vạch kẻ trắng dành cho người đi bộ, nhìn sang trái, nhìn sang phải thấy không có xe cộ qua lại, lúc đó mình mới đi sang đường.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS tham gia trò chơi

 

 

 

 

 

 

- HS đọc bài thơ và nêu suy nghĩ, cảm xúc sau giờ học. (Học xong bài này em biết thêm được cách đi bộ an toàn ở vùng nông thôn và cả thành thị đông đúc. Em rất vui vì biết tham gia giao thông an toàn sẽ có lợi cho bản thân và người khác). 

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (Rút kinh nghiệm)

 

 

 

 

Ngày soạn :

Ngày dạy :

BÀI 2 : AN TOÀN KHI ĐI TRÊN CÁC PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG

(Tiết 1 )

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

-Kiến thức : Nêu được một số quy tắc an toàn thường gặp khi đi trên các phương tiện giao thông.

-Nhận biết được sự cần thiết phải tuân thủ quy tắc an toàn giao thông khi đi trên các phương tiện giao thông.

-Tuân thủ quy tắc an toàn khi đi trên các phương tiện giao thông phù hợp lứa tuổi.

-Đồng tình với những hành vi tuân thủ quy tắc an toàn khi đi trên các phương tiện giao thông, không đồng tình với những hành vi vi phạm qui tắc an toàn giao thông khi đi trên các phương tiện giao thông.

* Năng lực:

* Năng lực chung : Năng lực tự chủ và tự học : Nhận ra được tình huống không an toàn khi đi trên các phương tiện giao thông.

-Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Đưa ra ý kiến và sắm vai để giải quyết tình huống.

* Năng lực đặc thù:

+ Năng lực nhận thức chuẩn mực hành vi : Nêu được một số quy tắc an toàn giao thông khi đi trên các phương tiện giao thông. Nhận biết được sự cần thiết phải tuân thủ quy tắc an toàn giao thông khi đi trên các phương tiện giao thông.

+ Năng lực đánh giá hành vi của bản thân và người khác : Đồng tình với những hành vi tuân thủ quy tắc an toàn giao thông, không đồng tình với những hành vi vi phạm quy tắc an toàn giao thông khi đi trên các phương tiện giao thông.

+ Năng lực điều chỉnh hành vi : Tuân thủ quy tắc an toàn giao thông khi đi trên các phương tiện giao thông phù hợp với lứa tuổi.

* Phẩm chất :

-Trách nhiệm : Thể hiện qua việc chủ động tuân thủ các quy tắc an toàn khi đi trên các phương tiện giao thông.

- Nhân ái : Sẵn sàng giúp đỡ và hướng dẫn người khác thực hiện quy tắc an toàn giao thông khi đi bộ phù hớp với lứa tuổi.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :

-Giáo viên : SGK đạo đức lớp 3, vở BT đọa đức lớp 3

-Máy tính, tranh ảnh về các phương tiện giao thông phổ biến, tình huống, tư liệu liên quan đến việc tham gia giao thông  trên các phương tiện giao thông.

- Học sinh : SGK đạo đức lớp 3, vở BT đạo đức lớp 3.

 

CÁC PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC.

-Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đóng vai,giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.

 

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

1.           Khởi động:

-Mục tiêu : Tạo cảm hứng học tập cho hoc sinh, kích thích nhu cầu tìm hiểu, khám phá kiến thức mới, kết nối vào bài học.

- Cách tiến hành : Trò chơi “ Tôi bảo”

+ Bạn kể tên các phương tiện giao thông mà bạn biết ?

 

+ Bạn đã tham gia phương tiện giao thông nào ?

-Gv gọi hs nhận xét câu trả lời của bạn.

-Gv nhận xét, kết nối bài mới. Việc tuân thủ các quy định các quy tắc an toàn khi đi trên các phương tiện giao thông là rất cần thiết. Vậy, cần làm gì và làm như thế nào để tuân thủ các quy tắc đó ? Chúng ta cùng tìm hiểu trong bài học hôm nay nhé !

2. Khám phá kiến thức mới.

2.1: Hoạt động 1 : Quan sát tranh và nêu một số quy tắc an toàn khi đi trên các phương tiện giao thông.

- Mục tiêu : Học sinh nhận biết được một số quy tắc an toàn thường gặp khi đi trên các phương tiện giao thông.

Cách tiến hành.

- Gv mời hs nhắc lại yêu cầu của hoạt động và chỉ ra được những hành vi an toàn hoặc không an toàn được thể hiện trong 6 tranh trang 10-11 SGK.

- Gv chia nhóm Thảo luận

- Nêu những hành vi cần thực hiện và những hành vi nghiêm cấm thực hiện khi tham gia giao thông.

 

 

 

 

 

 

 

-               Hs nêu

-Các phương tiện giao thông như ô tô, xe máy,xe đạp, máy bay, tàu thủy, tàu lửa……

- Các phương tiện giao thông đã tham gia đó là xe máy, xe đạp, ô tô…..

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-Hs đọc yêu cầu

 

 

 

 

-               Thảo luận nhóm 5

 

Hành vi cần thực hiện

Hành vi nghiêm cấm thực hiện

 

 

Đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy, xe đạp điện.

Cấm thò đầu, tay,… ra ngoài cửa  khi xe đang chạy.

 

 

Mặc áo phao khi đi trên tàu, thuyền …

 

Cấm mở cửa máy bay khi không được phép.

 

 

Đi xe đúng phần đường quy định.

 

Cấm chen lấn, xô đẩy khi lên xe buýt.

 

 

Cài giây an toàn khi đi trên ô tô, máy bay…

Cấm đùa nghịch, leo trèo trên boong tàu, thuyền….

 

 

Chỉ xuống xe khi xe đã dừng hẳn.

 

 

 

       

 

-Các nhóm trinh bày kết quả thảo luận.

- Đại diện các nhóm nhận xét

- Gv chốt : Để an toàn khi tham gia giao thông chúng ta cần phải chấp hành tốt những hành vi cần thực hiện và những hành vi cấm thực hiện.

2.2 : Hoạt động 2: Nêu những điều có thể xảy ra với việc làm của các bạn trong tranh.

- Mục tiêu: Tìm hiểu những việc làm có thể gây nguy hiểm khi đi trên các phương tiện giao thông.

- Nêu được lợi ích, hậu quả của việc tuân thủ quy tắc hoặc không tuân thủ quy tắc an toàn giao thông khi đi trên các phương tiện giao thông.

-Cách tiến hành.

Hs thảo luận nhóm

Hs quan sát 5 tranh trang 11 SGK – Nêu những điều có thể xảy ra với việc làm của các bạn trong tranh.

- Tranh 1 : Một bạn học sinh đang đứng trêu đùa  một bạn khác khi đi xe buýt đang di chuyển.

- Tranh 2 : Một bạn học sinh đang đứng trên ghế máy bay.

 

 

- Tranh 3 : Một bạn hs đang ngồi sau xe máy, dùng ô để che mưa.

 

 

 

 

 

- Tranh 4 : Một bạn học sinh đang đứng trên thuyền và cởi áo phao.

 

 

 

 

 

- Tranh 5 : 3 bạn hs đi xe đạp dàn hàng ngang,

 

- GV tổ chức cho đại diện mỗi nhóm báo cáo kết quả thảo luận về một tranh. Sau khi mỗi nhóm báo cáo, các nhóm khác có thể nhận xét, bổ sung.

- GV nhận xét, đánh giá, bổ sung.

- Gv nhận xét, chốt những ý kiến trình bày của từng nhóm.

- Vì sao cần tuân thủ quy tắc an toàn khi đi trên các phương tiện giao thông ?

 

 

- Chốt : Cần tuân thủ quy tắc an toàn khi đi trên các phương tiện giao thông để đảm bào an toàn cho bản thân và những người xung quanh.

3. Củng cố- Vận dụng :

- Kể thêm một số quy tắc an toàn giao thông khi đi bộ.

 

 

 

 

 

 

- Chia sẻ về việc em và những người thân tuân thủ quy tắc an toàn giao thông khi đi trên các phương tiện giao thông.

- Gv nhận xét

4. Hoạt động tiếp nối.

GV yêu cầu HS về nhà :

+ Chia sẻ với người thân, gia đình và bạn bè về bài mới học.

 

-Các nhóm theo dõi.

- Hs lắng nghe

- Hs lắng nghe

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-Chia nhóm 4 thảo luận và trả lời nội dung các tranh.

 

 

 

- Tranh 1 : Bạn học sinh đó có thể bị ngã và bị thương bất cứ lúc nào, chẳng hạn khi xe phanh gấp, dừng đỗ…

- Tranh 2 : Đây là hành vi bị cấm khi đi trên máy bay. Bạn đó có thể bị ngã, rơi khỏi ghế mỗi khi máy bay bị sóc hoặc khi cất cánh, hạ cánh.

- Tranh 3 : Đây là hành vi rất nguy hiểm, bị pháp luật cấm vì không những gây nguy hiểm cho bản thân, người thân ( bị ngã ) mà còn gây nguy hiểm cho những người tham gia giao thông khác ( bị ô bay trúng người, che khuất tầm nhìn của người đi sau,…)

- Tranh 4 : Hành vi này cũng cấm. Bạn hs này có thể bị ngã xuống nước, nếu không có áo phao có thể bị đuối nước. Khi đứng lên bạn đó có thể làm khuất tầm nhìn của người chèo thuyền, hoặc làm thuyền mất thăng bằng, chòng chành, dẫn đến thuyền bị lật,…

- Tranh 5 : đi xe đạp dàn hàng ngang,

gây cản trở các phương tiện đang tham gia giao thông đi phía sau.

-               Hs theo dõi

 

 

 

-Hs lắng nghe

 

 

-Hs trả lời tuân thủ quy tắc an toàn khi đi trên các phương tiện giao thông để đảm bảo an toàn cho bản thân và những người xung quanh.

-Hs lắng nghe

 

 

 

Hs trả lời

-Trường hợp không có đèn tín hiệu, không có vạch kẻ đường, không có cầu vượt, đường hầm… thì khi sang đường người đi bộ cần quan sát xe đang đi tới, chỉ qua đường khi đảm bảo an toàn.

- Người đi bộ không được vượt qua giải phân cách, không đu bám các phương tiện đang chạy…..

- Hs trả lời cá nhân

 

 

 

 

-HS lắng nghe, thực hiện.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (Rút kinh nghiệm)

 

 

 

 

 

BÀI 2: AN TOÀN KHI ĐI TRÊN CÁC PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG

( TIẾT 2 )

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức

Sau bài hoc, HS biết :

- Nêu được một số quy tắc an toàn thường gặp khi đi trên các phương tiện giao thông;

- Nhận biết được sự cần thiết phải tuân thủ quy tắc an toàn khi đi trên các phương tiện giao thông.

- Tuân thủ quy tắc an toàn khi đi trên các phương tiện giao thông phù hợp với lứa tuổi;

- Đồng tình với những hành vi tuân thủ quy tắc an toàn khi đi trên các phương tiện giao thông; không đồng tình với những hành vi vi phạm quy tắc an toàn khi đi trên các phương tiện giao thông;

2. Năng lực:

* Năng lực chung:

- Năng lực tự chủ và tự học: Nhận ra được tình huống không an toàn khi đi trên các phương tiện giao thông.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Đưa ra ý kiến và sắm vai để giải quyết tình huống.

* Năng lực riêng:

- Năng lực nhận thức chuẩn mực hành vi.

- Năng lực đánh giá hành vi của bản thân và người khác.

- Năng lực điều chỉnh hành vi.

3. Phẩm chất: Tuân thủ các quy tắc khi đi trên các phương tiện giao thông.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC

- GV: GSK đạo đức 3, Vở bài tâp đạo đức 3, tranh ảnh về các phương tiện giao thông phổ biến, tình huống, tư liệu liên quan đến việc tham gia giao thông trên các phương tiện giao thông.

- HS: GSK đạo đức 3, Vở bài tâp đạo đức 3, ( nếu có) tình huống có liên quan đến bài học,…

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

- LUYỆN TẬP

* Hoạt dộng 5: Em đồng tình hay không đồng tình với hành vi nào dưới đây? Vì sao?

* Mục tiêu: HS thể hiện được thái độ trước những hành vi tuân thủ hoặc không tuân thủ quy tắc an toàn khi đi trên các phương tiện giao thông.

* Cách tiến hành:

- GV tổ chức cho HS thảo luận theo nhóm đôi và nêu thái độ đối với từng tình huống thể hiện trong các tranh trang 12 SGK.

 

 

- GV gợi ý cho HS bày tỏ thái độ theo từng tình huống:

- Các nhân vật trong tranh đã có hành vi vi phạm quy tắc giao thông nào?

- Em đồng tình hay không đồng tình với các nhân vật đó? Vì sao? 

- GV tổ chức cho các nhóm báo cáo kết quả thảo luận, các nhóm khác nêu ý kiến trao đổi thêm.

* Hoạt động 6: Xử lý tình huống

Mục tiêu: HS luyện tập ứng xử trước những hành vi tuân thủ hoặc không tuân thủ quy tắc an toàn khi đi trên các phương tiện giao thông.

* Cách tiến hành:

- GV tổ chức cho HS thảo luận theo nhóm đôi và đưa ra cách xử lí đối với mỗi tình huống.

- GV tổ chức cho HS thực hiện sắm vai xử lý tình huống:

+ Gợi ý:

- Tình huống 1: Na thấy cần tuân thủ quy tắc mặc áo phao khi đi trên tàu, thuyền. Do đó cho dù ở gần nhà, nhưng vẫn rất cần thiết phải mặc áo phao.

 

 

 

 

- Tình huống 2: Khi thấy bạn ( Bin) đội mũ bảo hiểm quên cài quai, em có thể nhắc nhở bạn:

GV có thể phân tích thêm: Đội mũ bảo hiểm không cào quai thì mũ có thể rơi bất kì lúc nào hoặc chẳng may bị ngã thì mũ bảo hiểm cũng không bảo vệ được đầu.

- Tình huống 3: Bạn ( Tin) có thể mở cửa sổ để ngắm cảnh, nhưng không được thò đầu, tay ra ngoài vì như thể rất nguy hiểm.

GV có thể phân tích thêm: Khi xe đang chạy, việc thò đầu, tay ra ngoài có thể va chạm vào các xe khác đi ngược chiều hoặc xe khác đi cùng chiều đang vượt lên. Điều đó sẽ gây chấn thương rất nặng.

- GV tổ chức cho HS nhận xét và đánh giá lẫn nhau sau mỗi tình huống.

  GV cần đưa ra tiêu chí nhận xét cho HS trước khi xem các bạn sắm vai: “ Chú ý nhận xét về cách ứng xử, cử chỉ, nét mặt, lời nói”.

- GV nhận xét, tổng kết hoạt động và dẫn dắt sang hoạt động sau.

Hoạt động 7: Chia sẻ về việc em tuân thủ quy tắc an toàn khi đi trên các phương tiện giao thông.

Mục tiêu: HS củng cố kiến thức và rèn luyện các quy tắc an toàn khi đi trên các phương tiện giao thông.

Cách tiến hành:

- GV hướng dẫn và tổ chức cho HS thực hành các quy tắc an toàn khi đi trên các phương tiện giao thông theo phiếu rèn luyện.

* Đi bộ phía bên phải đường.

* Đi bộ trên vỉa hè hoặc lề đường (ở nơi không có vỉa hè).

* Chỉ qua đường khi có đèn tín hiệu, cầu vượt hoặc có người lớn đi cùng.

- GV tổ chức cho HS chia sẻ về việc thực hiện của HS vào tiết sau.

- GV nhận xét, khen ngợi kết quả rèn luyện của HS.

Hoạt động 8: Nhắc nhở người thân, bạn bè đảm bảo an toàn.

*Mục tiêu:

- HS góp phần tuyên truyền, nhắc nhở người thân, bạn bè tuân thủ  quy tắc an toàn khi đi trên các phương tiện giao thông.

*Cách tiến hành:

- GV tổ chức cho học nêu các quy tắc an toàn để nhắc nhở người thân, bạn bè khi đi trên các phương tiện giao thông trong những tình huống cụ thể:

- Bố, mẹ sắp đi máy bay.

- Anh, chị đang vội đi làm bằng xe máy.

- Các bạn tự đến trường bằng xe đạp.

Hoạt động 9: Củng cố, dặn dò

* Mục tiêu: HS ôn lại được những kiến thức, kĩ năng đã được học; liên hệ và điều chỉnh được việc làm của bản thân khi tham gia giao thông.

* Cách tiến hành:

- Giáo viên nêu các câu hỏi cho HS chia sẻ:

 + Em đã học được gì qua bài học pháp luật này?

 

 

 

+  Em thay đổi điều gì để giữ được sự an toàn khi đi trên các phương tiện giao thông ? 

 

 

 

- GV tổ chức cho HS cùng đọc bài thơ Ghi nhớ, tổng kết các kĩ năng cần thiết khi đi trên các phương tiện giao thông:

Đường gần cho đến đường xa

Đường sắt, đường thủy hay là đường không

Tuân thủ quy tắc giao thông

Tự tin, vui bước em không sợ gì.

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS thảo luận theo nhóm đôi.

 

+ Tranh 1: Ba bạn HS cùng đi trên một chiếc xe đạp, gây nguy hiểm cho bản thân và người tham gia giao thông khác. ( Không đồng tình)

+ Tranh 2: Các bạn HS đang xếp hàng lên xe buýt theo sự hướng dẫn của GV ( Đồng tình)

+ Tranh 3: Các bạn HS đang đi trên thuyền, ngồi ngay ngắn, có mặc áo phao, ôm cặp trước ngực. ( Đồng tình)

+ Tranh 4: Một bạn HS đi xe đạp vượt đèn đỏ. ( Không đồng tình).

+ Tranh 5: Một bạn HS đi xe đạp ngược chiều giao thông với các phương tiện khác. ( Không đồng tình)

+ Tranh 6: Bạn HS và người thân đang ngồi trên ô tô, dây an toàn được cài ngay ngắn.( Đồng tình)

 

 

- Đại diện cho các nhóm trình bày kết quả.

 

 

 

 

 

- HS thảo luận theo cặp đôi.

 

- Cho HS đóng vai theo tình huống.

 

- Na cần thể hiện thái độ cương quyết, yêu cầu được mặc áo phao. Đồng thời, Na cần nhắc nhở chị hàng xóm tuân thủ quy tắc này.thì mũ bảo hiểm cũng không bảo vệ được đâu.

- Bạn cài quai mũ bảo hiểm vào đi, đội mũ như vậy nguy hiểm lắm!

 

 

 

- Em sẽ ngăn Tin lại và nói cho bạn biết mở cửa sổ để thò đầu ra ngắm cảnh là rất nguy hiểm, có thể khiến bạn bị thương.

 

 

- HS thảo luận theo nhóm đôi.

 

 

 

- 1 HS nhận xét

 

 

 

 

 

 

- HS thảo luận theo cặp đôi và điền vào phiếu rèn luyện.

 

 

 

 

 

 

- Cả lớp lắng nghe, chuẩn bị.

- 1 HS nhận xét

 

 

 

 

 

 

 

 

-  HS thảo luận theo nhóm đôi.

 

 

 

 

 

 

- Cả lớp lắng nghe

- Biết tuân thủ quy tắc an toàn khi đi trên các phương tiện giao thông.

- Luôn chấp hành luật an toàn giao thông: VD ( đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe máy, phải đi bên phải,.....)

- Cả lớp lắng nghe, thực hiện.

3. Củng cố – Vận dụng

GV yêu cầu HS về nhà :

+ Nhắc nhở người thân tham gia giao thông an toàn.

+ Đưa phiếu rèn luyện cho người thân ghi nhận xét, đánh giá

-HS lắng nghe, thực hiện.

 

IV. Điều chỉnh sau bài dạy:

.................................................................................................................................

.................................................................................................................................

.................................................................................................................................

BÀI 3:  EM HAM HỌC HỎI (TIẾT 1)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức

- Nêu được một số biểu hiện của việc ham học hỏi;

- Nhận biết được lợi ích của việc ham học hỏi đối với lứa tuổi của mình.

2. Năng lực:

* Năng lực chung:

- Năng lực tự chủ và tự học: Học hỏi thầy cô, bạn bè và người khác để củng cố và mở rộng hiểu biết.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thu nhận được thông tin từ tình huống, nhận ra những vấn đề đơn giản và đặt được câu hỏi.

* Năng lực riêng:

- Năng lực nhận thức chuẩn mực hành vi:

+ Nêu được một số biểu hiện của việc ham học hỏi;

+ Nhận biết được lợi ích của việc ham học hỏi đối với lứa tuổi của mình.

3. Phẩm chất:

Chăm chỉ: Đi học đầy đủ, đúng giờ; thường xuyên hoàn thành nhiệm vụ học tập; Ham học hỏi, thích đọc sách để mở rộng hiểu biết.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC

- GV: SGK Đạo đức 3, SGV Đạo đức 3, Vở bài tập Đạo đức 3, Video clip bài hát Trang sách em yêu, bộ tranh, giấy A2, bông hoa bằng giấy, bút lông, hồ dán.

- HS: SGK Đạo đức 3, Vở bài tập Đạo đức 3.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

1. Khởi động

Hoạt động 1: Nghe bài hát Trang sách em yêu (Nhạc và lời: Lê Vĩnh Phúc).

Mục tiêu: Khơi gợi cảm xúc tích cực, dẫn nhập vào chủ đề bài học : Em ham học hỏi

Cách tiến hành:

- GV nêu câu hỏi định hướng: Sách đem lại cho bạn nhỏ điều gì? Sau đó tổ chức cho HS nghe bài hát Trang sách em yêu (Nhạc và lời: Lê Vĩnh Phúc).

- GV mời HS xung phong trả lời câu hỏi.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- GV tổ chức cho HS liên hệ bản thân và chia sẻ trước lớp:

+ Điều hay mà em học được từ những trang sách.

 

 

 

 

 

 

+ Cảm xúc của em khi đọc được những điều hay đó.

 

 

- GV nhận xét các câu trả lời của HS, dẫn dắt vào chủ đề bài học.

 

 

 

 

 

 

 

- HS nghe nhạc.

 

 

 

- HS trả lời câu hỏi: Sách đã đem lại cho bạn nhỏ rất nhiều điều mới lạ như:

+ Cuộc phiêu lưu của dế mèn trong truyện "Dế mền phiêu lưu kí".

+ Câu chuyện về trí khôn của loài người.

+ Truyện cổ tích "Tấm Cám", "Nàng Bạch Tuyết và bảy chú lùn".

+ Truyện "Thần đồng đất Việt".

- HS nhận xét lẫn nhau.

- HS chia sẻ trước lớp:

 

+ Em học được rất nhiều kiến thức mới vô cùng bổ ích.

Em học được cách phân biệt đúng, sai, cách đối xử với mọi người xung quanh.

Em học được cách chia sẻ, cảm thông, cách tự giải quyết vấn đề khi gặp khó khăn,...

+ Cảm xúc của em khi học được những điều đó: hào hứng, vui vẻ, biết ơn,…

- HS nhận xét.

- HS lắng nghe GV giới thiệu bài mới.

 

2. Khám phá (Dạy bài mới)

2.1. Hoạt động 2: Đọc truyện Cậu bé ham học hỏi và trả lời câu hỏi

Mục tiêu:

- Nêu được một số biểu hiện của việc ham học hỏi.

- Nhận biết được lợi ích của việc ham học hỏi

Cách tiến hành:

- GV giới thiệu câu chuyện Cậu bé ham học (phỏng theo Trinh Đường, Tiếng Việt 4, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2015, trang 104), mời 1 HS đọc to câu chuyện trước lớp, cả lớp đọc thầm theo.

- GV tổ chức cho HS thảo luận theo nhóm đôi, tìm ý trong câu chuyện để trả lời:

+ Nêu những biểu hiện ham học hỏi của Nguyễn Hiền.

 

 

 

 

 

+ Việc ham học hỏi đã giúp Nguyễn Hiền đạt được kết quả gì?

 

 

- GV đặt câu hỏi giúp HS kết nối nội dung câu chuyện với bản thân:

+ Từ cách học của Nguyễn Hiền, em rút ra được bài học gì cho bản thân?

 

- GV kết luận: Phải trau dồi thật nhiều thì có thể hiểu biết rất nhiều thứ và có ý chí vượt qua mọi khó khăn trong cuộc sống. Khi đó, chắc chắn kết quả học tập của chúng ta sẽ tiến bộ rõ rệt.

2.2. Hoạt động 3: Quan sát tranh và cho biết bạn nào ham học hỏi.

Mục tiêu: Nêu được một số biểu hiện của việc ham học hỏi.

Cách tiến hành:

- GV chia lớp thành các nhóm 4 và yêu cầu HS quan sát các tranh từ 1 – 4  tìm hiểu, thảo luận qua những dẫn dắt, gợi mở:

+ Các bạn trong tranh đã nói gì, làm gì?

 

+ Bạn nào thể hiện việc ham học hỏi?

 

 

 

 

 

 

 

- GV tổ chức cho đại diện mỗi nhóm báo cáo kết quả thảo luận về một tranh. Sau khi mỗi nhóm báo cáo, các nhóm khác có thể nhận xét, bổ sung.

- GV nhận xét, đánh giá, bổ sung.

- GV đặt thêm câu hỏi với tình huống ở tranh 1 – chưa thể hiện được việc ham học hỏi:

+ Việc không chú ý nghe thầy cô giảng bài có thể dẫn đến điều gì?

+  Em sẽ làm gì nếu có bạn bắt chuyện với em

 

 

- GV yêu cầu HS suy nghĩ để kể thêm các biểu hiện ham học hỏi.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- GV nhận xét, khen ngợi HS đã nhận ra được những việc làm thể hiện ham học hỏi và những việc làm chưa thể hiện ham học hỏi.

- GV kết luận: Việc ham học hỏi được thể hiện qua lời nói, việc làm cụ thể và qua tinh thần, thái độ học tập hằng ngày của các em.

 

2.3. Hoạt động 4: Quan sát tranh và cho biết lợi ích của việc ham học hỏi.

Mục tiêu: Nhận biết được lợi ích của việc ham học hỏi đối với lứa tuổi của mình.

Cách tiến hành:

- GV tổ chức cho HS quan sát tranh 1 – 2 (đầu trang 16, SGK), làm việc cá nhân: đọc các lời thoại trong tranh để nêu lợi ích của việc ham học hỏi.

 

- GV mời 2 – 3 HS trình bày ý kiến và HS khác nhận xét, bổ sung thêm cho bạn.

- GV tổ chức cho HS thảo luận, kể thêm lợi ích của việc ham học hỏi:

+ GV chia lớp thành các nhóm, mỗi nhóm 6 HS

+ Phát cho mỗi nhóm một tờ giấy A2 và những bông hoa cắt sẵn.

+ HS viết lợi ích của việc ham học hỏi vào mỗi bông hoa và dán lên giấy A2.

+ Trang trí sản phẩm thành một vườn hoa mang tên “Lợi ích của việc ham học hỏi”

- GV mời lần lượt đại diện các nhóm chia sẻ, bổ sung ý kiến lẫn nhau.

- GV tổng kết lại ý kiến, khen ngợi tinh thần làm việc tích cực của HS.

- GV kết luận: Ham học hỏi giúp chúng ta mở mang kiến thức và tiến bộ hơn từng ngày.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- 1 HS đọc trước lớp, cả lớp đọc thầm theo.

 

 

 

- Đại diện nhóm báo cáo, các nhóm khác nhận xét.

+ Nhà nghèo, phải nghỉ học nhưng ngày nào Nguyễn Hiền cũng đứng ngoài lớp nghe giảng nhờ.

Ban đêm: bắt đom đóm bỏ vào vỏ trứng làm đèn học.

Dùng lá chuối khô thay giấy để tập viết, làm bài.

+ Việc ham học hỏi đã giúp Nguyễn Hiền thi đậu Trạng nguyên và cũng là vị Trạng nguyên trẻ nhất nước ta.

- HS nghe GV nhận xét.

 

 

+ Không ngừng trau dồi để biết thêm  nhiều kiến thức, phải có ý chí vượt qua mọi hoàn cảnh khó khăn.

- HS lắng nghe.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS làm việc nhóm.

 

 

+ Tranh 1: Bin và Tin nói chuyện riêng với nhau trong khi cô giáo đang giảng bài.

   Tranh 2: Một bạn nữ đang ngồi đọc sách ở thư viện.

   Tranh 3: Bin đang ngắm bể cá và trò chuyện cùng với bố. Bin hỏi bố: “Bố ơi, tại sao cá sống được ở dưới nước ạ?”

   Tranh 4: Trong giờ ra chơi, một bạn nữ nói với bạn cùng lớp: “Tớ chưa hiểu bài, cậu giải thích lại giúp tớ nhé!”

+ Các bạn ở tranh 2, tranh 3 và tranh 4 đều rất ham học hỏi vì:

Tranh 2: bạn gái đến thư viện để đọc sách, tìm hiểu thêm kiến thức ngoài sách giáo khoa.

Tranh 3: bạn nam tò mò hỏi bố về những điều mà mình chưa hiểu để được giải đáp.

Tranh 4: các bạn giúp đỡ, giảng bài cho nhau để cùng hiểu và tiến bộ hơn.

- Đại diện nhóm báo cáo, các nhóm khác nhận xét.

 

 

 

- HS nghe GV nhận xét.

 

- HS trả lời.

 

+ Sẽ không hiểu bài, làm bài sai,…

 

+ Nhắc nhở bạn không nói chuyện riêng trong lúc thầy cô đang giảng bài, hẹn bạn giờ ra chơi sẽ nói chuyện,…

- Các biểu hiện khác của sự ham học hỏi:

+ Dù trời mưa hay nắng vẫn chăm chỉ đến trường không nghỉ một ngày nào.

+ Tích cực tham gia các hoạt động mà thầy cô tổ chức: tham quan viện bảo tàng, tham quan di tích chiến tranh,...

+ Mượn vở của bạn để chép bù bài khi nghỉ học, hỏi bạn hoặc thầy cô để được giảng giải thêm.

- HS lắng nghe.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS thực hiện.

- Lợi ích của việc ham học hỏi được thể hiện trong tranh:

+ Tranh 1: Được bạn bè trong lớp ngưỡng mộ và học tập theo.

+ Tranh 2: Được thầy cô giáo khen ngợi.

 

 

 

 

 

 

- HS trình bày ý kiến, các bạn khác nhận xét.

- Một số lợi ích khác của việc ham học hỏi:

+ Là yếu tố để duy trì và phát triển tính sáng tạo.

+ Giúp chúng ta theo kịp với sự phát triển thời đại, không ngừng cập nhật cái mới.

+ Tạo được ấn tượng tốt trong mắt người khác, xây dựng mối quan hệ với mọi người xung quanh.

- Đại diện các nhóm trình bày.

- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

 

- HS lắng nghe.

 

 

3. Củng cố – Vận dụng

GV nhắc nhở HS: Học hỏi thầy cô, bạn bè và người khác để củng cố và mở rộng hiểu biết

 

- HS lắng nghe, thực hiện.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (Rút kinh nghiệm)

 

 

 

 

 

BÀI 3: EM HAM HỌC HỎI (TIẾT 2)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức

- Nhận biết được lợi ích của việc ham học hỏi đối với lứa tuổi của mình.

- Thực hiện được việc làm thể hiện sự ham học hỏi.

2. Năng lực:

* Năng lực chung: Nêu được lợi ích của việc ham học hỏi, thực hiện sự tìm kiếm và hỗ trợ khi có thắc mắc, cần sự giúp đỡ.

* Năng lực riêng: Hình thành kĩ năng tự bảo vệ hành vi, việc làm giúp bản thân ham học hỏi.

3. Phẩm chất:

+ Trách nhiệm: Biết tìm kiếm câu trả lời từ thầy, cô giáo, người thân. Nhắc nhở người thân, bạn bè cần ham học hỏi những điều tốt lành.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC

- GV: SGK đạo đức, Vở bài tập Đạo đức, bài giảng điện tử.

- HS: SGK Đạo đức 3, thẻ mặt cười/ mặt buồn.   

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

1. Khởi động

Mục tiêu: Khơi gợi cảm xúc tích cực, giúp HS xác định được chủ đề bài học: Em ham học hỏi

Cách tiến hành:

- GV tổ chức cho HS nghe bài hát: “Điều kỳ lạ quanh ta”

- Lời bài hát cho ta thấy điều gì?

 

- GV nhận xét, dẫn dắt vào bài mới: Thế giới xung quanh ta có vô số bí ẩn, các con có muốn biết và giải thích sự bí ẩn đó. Để muốn biết, chúng mình cần ham học hỏi các kiến thức, để việc học hỏi đạt kết quả cao chúng ta cùng bước vào bài học ngày hôm nay nhé! “ Em ham học hỏi (Tiết 2)”

 

 

 

 

 

- HS vỗ tay và hát theo

 

+ Thế giới quanh ta có rất nhiều điều bí ẩn.

- HS lắng nghe GV giới thiệu bài mới.

 

2. Luyện tập

2.1. Hoạt động 1: Em đồng tình hay không đồng tình với việc làm noà sau đây? Vì sao?

Mục tiêu: Đồng tình với việc làm thể hiện ham học hỏi; không đồng tình với việc làm không thể hiện ham học hỏi.

Cách tiến hành:

- GV tổ chức cho HS làm việc cá nhân: quan sát các tranh 1 – 4 (trang 16, SGK), xác định nội dung tranh và trả lời câu hỏi Em đồng tình hay không đồng tình với việc làm nào? Vì sao?

- GV tổ chức cho HS giơ thẻ mặt cười/ mặt buồn với từng bức tranh

+ Giơ mặt cười với tranh mà em đồng tình

+ Giơ mặt buồn với tranh mà em không đồng tình

- GV tổ chức cho đại diện mỗi bức tranh 1 – 2 HS mô tả tình huống trong tranh và đặt câu hỏi cho HS. Sau khi mỗi nhóm báo cáo, các nhóm khác có thể nhận xét, bổ sung.

+ Tranh 1: Em có đồng tình với hành động của bạn Bin không?

 

 

 

+ Tranh 1: Nếu em là Bin, em sẽ làm gì?

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- GV nhận xét, đánh giá, bổ sung.

- GV đặt câu hỏi gợi mở để giúp HS kết nối nội dung bài học với bản thân:

+ Khi có vấn đề thắc mắc, em sẽ làm gì để tìm được câu trả lời?

2.2. Hoạt động 2: Đưa ra lời khuyên cho các bạn trong các tình huống

Mục tiêu: HS luyện tập, củng cố các việc làm thể hiện sự ham học hỏi

Cách tiến hành:

- GV tổ chức cho HS làm việc nhóm 2 và gia nhiệm vụ thảo luận nhóm

- GV mời đại diện các nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- GV tổng kết hoạt động, nhận xét và khen ngợi HS, nhắc nhở HS thường xuyên thực hiện việc ham học hỏi và nhắc nhở bạn bè cùng thực hiện việc ham học hỏi đúng cách.

2.3. Hoạt động 3: Xử lí tình huống

Mục tiêu: HS rèn luyện và thực hành các việc làm thể hiện sự ham học hỏi

Cách tiến hành:

- GV lần lượt giới thiệu từng tranh, HS quan sát tranh và mô tả tình huống trong tranh.

+ Tình huống 1: Tin đang đọc sách, Bin rủ Tin đi chơi.

+ Tình huống 2: Một bạn nam và một bạn nữ sang nhà A Pó, rủ A Pó đi học, Nhưng A Pó lại trả lời: “ Trời mưa, gió lạnh lắm. Tớ nghỉ học thôi!”

- GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm 4 sắm vai xử lí tình huống

- GV mời đại diện các nhóm sắm vai xử lí tình huống trước lớp.

 

 

 

 

 

 

- GV nhận xét, khen ngợi các nhóm có cách xử lí tình huống phù hợp

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe, suy nghĩ

 

 

 

 

- HS suy nghĩ, giơ thẻ mặt cười/ mặt buồn

+ Đồng tình: tranh 2,3,4

+ Không đồng tình: tranh 1

 

+ Tranh 1: Mẹ giới thiệu với Bin một quyển sách hay nhưng Bin vẫn mải xem phim hoạt hình. Mắt không rời màn hình ti vi, Bin đáp: “Con không thích đọc sách đâu

+ Em không đồng tình với bạn Bin vì bạn chỉ mải xem phim hoạt hình mà không tự giác, cũng không chủ động đi tìm hiểu những kiến thức mới

+…Em sẽ dừng xem ti vi, lắng nghe mẹ giới thiệu quyển sách. Dùng nhiều thời gian để đọc quyển sách đó.

+ Tranh 2: Giờ ra chơi, Na chạy lên nhờ cô giáo hướng dẫn lại bài Toán khó.

+ Tranh 3: Khi đi ngang qua một cánh đồng lúa, một bạn nhỏ hỏi mẹ: “ Mẹ ơi, sao thân cây lúa lại mềm ạ?”

+ Tranh 4: Cốm và Bin đang cùng nhau tìm hiểu về lá cây trong vườn trường.

 

 

 

+ Hỏi bố mẹ, thầy cô,..; tự tìm hiểu qua sách, báo, tài liệu trên internet,..

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe

 

- Đại diện nhóm báo cáo, các nhóm khác nhận xét.

+ TH1: Khuyên Cốm không nên nói chuyện riêng để tránh ảnh hưởng đến các bạ khác và chú ý lắng nghe thuyết trình.

+ TH2: Khuyên Bin không nên đòi mẹ như vậy vì đồ chơi chỉ giúp Bin vui vẻ nhất thời, không mang lại lợi ích gì cho bạn, khác hẳn với việc đọc sách.

+ TH3: Khuyên Tin dừng việc làm vô bổ của mình lại để tìm hiểu những thứ có ích hơn. Nếu Tin muốn tìm hiểu về các nhân vật có thể gợi ý cho bạn những anh hùng trong lịch sử dân tộc,...

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS quan sát tranh, lắng nghe.

 

 

 

 

 

 

 

- HS thảo luận nhóm, phân vai xử lí tình huống.

- HS sắm vai xử lí tình huống.

+ Tình huống 1: Từ chối lời mời đi chơi của bạn để tiếp tục đọc sách.

+ Tình huống 2: Khuyên A Pó không nên nghỉ học chỉ vì lí do thời tiết, nói với bạn rằng nếu nghỉ buổi học này, bạn sẽ bỏ lỡ rất nhiều điều hay và thú vị.

- HS nghe GV chốt lại nội dung.

-HS lắng nghe, thực hiện.

3. Củng cố – Vận dụng

GV yêu cầu HS về nhà :

+ Chia sẻ với người thân, gia đình và bạn bè về lợi ích của việc ham học hỏi.

+ Tự biết sắp xếp thời gian hợp lý trong ngày học bài, đọc sách,… để tăng hiểu biết cho bản thân.

- HS lắng nghe, thực hiện.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (Rút kinh nghiệm)

 

 

 

 

Tài liệu có 169 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống

Xem thêm các bộ Giáo án lớp 3 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Giáo án môn Giáo dục thể chất lớp 3 – CTST

Giáo án môn Hoạt động trải nghiệm lớp 3 – CTST

Giáo án môn Tiếng việt lớp 3 – CTST

Giáo án môn Tự nhiên và Xã hội lớp 3 – CTST

1 3631 lượt xem
Tải về