Giáo án Lịch sử 8 Bài 8 (Kết nối tri thức 2024): Phong trào Tây Sơn

Với Giáo án Bài 8: Phong trào Tây Sơn Lịch sử 8 sách Kết nối tri thức sẽ giúp thầy cô dễ dàng giảng dạy và biên soạn giáo án Lịch sử 8 Bài 8.

1 2,433 28/12/2023
Mua tài liệu


Chỉ từ 400k mua trọn bộ Giáo án Lịch sử 8 Kết nối tri thức bản word (cả năm) trình bày đẹp mắt (Chỉ 50k cho bài giảng bất kì):

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án.

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Giáo án Lịch sử 8 Bài 8 (Kết nối tri thức): Phong trào Tây Sơn

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức

+ Trình bày được nét chính về nguyên nhân bùng nổ khởi nghĩa Tây Sơn.

+ Mô tả được một số thắng lợi tiêu biểu của phong trào Tây Sơn: lật đổ chính quyền chúa Nguyễn, chúa Trịnh – vua Lê; đánh bại quân Xiêm xâm lược 1785 và đại phá quân Thanh xâm lược 1789…

+ Nêu được nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử của phong trào Tây Sơn.

+ Đánh giá được vai trò của Nguyễn Huệ - Quang Trung trong phong trào Tây Sơn.

2. Năng lực

* Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề.

* Năng lực chuyên biệt:

- Năng lực tìm hiểu lịch sử:

+ Khai thác và sử dụng được thông tin của một số tư liệu lịch sử trong bài học.

+ Trình bày được nét chính về nguyên nhân bùng nổ khởi nghĩa Tây Sơn.

+ Quan sát sơ đồ, lược đồ để mô tả được một số thắng lợi tiêu biểu của phong trào Tây Sơn.

+ Nêu được nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử của phong trào Tây Sơn.

- Nhận thức và tư duy lịch sử:

+ Đánh giá được vai trò của Nguyễn Huệ - Quang Trung trong phong trào Tây Sơn.

+ Đánh giá những đóng góp của phong trào Tây Sơn đối lịch sử dân tộc

+ Tìm kiếm các tư liệu để thực hiện các hoạt động thực hành, vận dụng.

3. Phẩm chất

+ Chăm chỉ: HS sưu tầm tranh ảnh, tài liệu liên quan phục vụ bài học.

+ Trách nhiệm: HS có trách nhiệm trong quá trình học tập như đóng góp ý kiến khi cùng làm việc nhóm.

+ Yêu nước: Biết ơn người có công với đất nước, có ý thức bảo vệ các di tích lịch sử.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Giáo viên

- Giáo án theo định hướng phát triển năng lực. Phiếu học tập dành cho học sinh

- Lược đồ, sơ đồ (slide trình chiếu)

2. Học sinh

- Đọc trước Sgk, sưu tầm các tư liệu lịch sử liên quan. Dụng cụ học tập theo yêu cầu của giáo viên

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. Hoạt động khởi động

a. Mục tiêu: Giúp học sinh nắm được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt

được đó là tìm hiểu về phong trào Tây Sơn. Sau đó đưa học sinh vào tìm hiểu

nội dung bài học, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.

b. Nội dung: GV cho học sinh quan sát Hình 8.1 Bảo tàng Quang Trung và đoạn thông tin SGK-34

c. Sản phẩm: Một số hiểu biết của HS về thắng lợi phong trào Tây Sơn và vai trò Quang Trung.

d. Tổ chức thực hiện:

Em biết gì về phong trào Tây Sơn, Hoàng đế Quang Trung đã có những đóng góp gì đối với lịch sử dân tộc? Việc xây dựng Bảo tàng Quang Trung phản ánh điều gì?

Từ câu trả lời của HS, GV vào bài mới: Phong trào Tây Sơn có nhiều đóng góp với lịch sử dân tộc: Lật đổ các chính quyền phong kiến Nguyễn - Trịnh, xoá bỏ tình trạng chia cắt đất nước, đặt cơ sở cho việc khôi phục nền thống nhất quốc gia. Đồng thời, phong trào này còn đánh tan các cuộc xâm lược của quân Xiêm, quân Thanh, bảo vệ vững chắc nền độc lập và chủ quyền lãnh thổ của Tổ quốc. Để ghi để ghi nhận và tri ân những đóng góp của phong trào nông dân Tây Sơn đối với lịch sử dân tộc, nhân dân ta đã xây dựng Bảo tàng Quang Trung, để tuyên truyền và giáo dục thế hệ sau hãy tiếp nối lòng yêu nước và ý thức bảo vệ độc lập, chủ quyền của quốc gia, dân tộc. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến bùng nổ phong trào Tây Sơn? Phòng trào Tây Sơn giành được những thắng lợi nào? Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của phong trào Tây Sơn như thế nào? Bài học hôm nay sẽ giúp các em trả lời những câu hỏi trên.

B. Hoạt động hình thành kiến thức

a. Mục tiêu: Tìm hiểu phong trào Tây Sơn

b. Nội dung: Nguyên nhân bùng nổ, những thắng lợi tiêu biểu, nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử phong trào Tây Sơn.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS

d. Tổ chức thực hiện

1. Khởi nghĩa Tây Sơn bùng nổ

Hoạt động của thầy và trò

Sản phẩm dự kiến

Hoạt động 1: Khởi nghĩa Tây Sơn bùng nổ

* Mục tiêu: Trình bày được nét chính về nguyên nhân bùng nổ khởi nghĩa Tây Sơn.

* Tổ chức thực hiện:

Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập

HS đọc phần 1 và trả lời các câu hỏi

1. Nêu nguyên nhân dẫn đến khởi nghĩa Tây Sơn?

2. Xác định trên lược đồ nơi bùng nổ, địa bàn hoạt động của nghĩa quân Tây Sơn trong những năm đầu khởi nghĩa?

3. Giải thích vì sao nhân dân hăng hái tham gia khởi nghĩa Tây Sơn ngay từ đầu?

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau (nhóm cặp/bàn) khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập.

1. Nguyên nhân dẫn đến khởi nghĩa Tây Sơn

- Từ giữa thế kỉ XVIII, chính quyền phong kiến Đàng Trong ngày càng suy yếu. Bộ máy quan lại các cấp rất cồng kềnh và tham nhũng. Ở triều đình Trương Phúc Loan, nắm mọi quyền hành tự xưng là quốc phó khét tiếng tham nhũng

- Các chính sách của chính quyền chúa Nguyễn như tô thuế, lao dịch nặng nề, lại thêm thiên tai và sự suy thoái của nền kinh tế làm cho đời sống nhân dân khốn cùng.

- Mâu thuẫn gay gắt giữa nhân dân với chính quyền chúa Nguyễn làm bùng nổ cuộc khởi nghĩa Tây Sơn.

2. Xác định trên lược đồ nơi bùng nổ, địa bàn hoạt động của nghĩa quân Tây sơn trong những năm đầu khởi nghĩa?

GV hướng dẫn HS quan sát Hình 8.2. Lược đồ căn cứ Tây Sơn

+ HS đọc chú giải trên lược đồ

+ HS lên bảng xác định trên lược đồ

+ HS chỉ ra các vị trí là căn cứ của nghĩa quân Tây Sơn trên lược đồ: Tây Sơn Thượng Đạo (An Khê, Gia Lai); Tây Sơn Hạ Đạo (Tây Sơn, Bình Định)

+ GV nhận xét, tổng kết (có thể đặt câu hỏi mở rộng thêm: Việc mở rộng địa bàn từ Tây Sơn thượng đạo xuống Tây Sơn hạ đạo cho em biết thêm điều gì về sự lớn mạnh của cuộc khởi nghĩa.

+ GV mở rộng liên hệ: Căn cứ Kiên Mỹ (huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định) chính là quê hương của ba anh em Tây Sơn. Bảo tàng Quang Trung hiện nay được xây dựng trên chính nền nhà cũ của gia tộc Nguyễn Huệ, còn điện thở Tây Sơn trước đây là đình Kiên Mỹ, được nhân dân xây dựng vào đầu thế kỉ XIX để bí mật thờ ba anh em Tây Sơn. Trong kháng chiến chống Pháp, điện bị đốt cháy, đến năm 1958, nhân dân xây dựng lại điện trên nền đất cũ.

3. Giải thích vì sao nhân dân hăng hái tham gia khởi nghĩa Tây Sơn ngay từ đầu?

+ Thứ nhất, xã hội chúng ta lúc bấy giờ đang vô cùng mục nát, đời sống nhân dân ngày càng nghèo khổ, cơ cực. Chính điều đó đã làm cho lòng căm thù và oán hận đối với chính quyền họ Nguyễn ngày càng nâng cao, họ sẵn sàng đứng lên bất cứ lúc nào để đánh đổ chính quyền.

+ Thứ hai, nghĩa quân Tây Sơn đã đề ra khẩu hiệu hợp với lòng dân “lấy của người giàu chia cho người nghèo”, xóa nợ cho nông dân và bãi bỏ nhiều thứ thuế.

Mục đích là để lật đổ chính quyền họ Nguyễn ở Đàng Trong => phục hồi đất nước hưng thịnh, phát triển, nhân dân không bị áp bức, bóc lột mà thay vào đó là cuộc sống tốt đẹp hơn

1. Khởi nghĩa Tây Sơn bùng nổ

- Từ giữa thế kỉ XVIII, chính quyền phong kiến Đàng Trong ngày càng suy yếu. Bộ máy quan lại các cấp rất cồng kềnh và tham nhũng.

- Các chính sách của chính quyền chúa Nguyễn như tô thuế, lao dịch nặng nề, lại thêm thiên tai và sự suy thoái của nền kinh tế làm cho đời sống nhân dân khốn cùng.

- Mâu thuẫn gay gắt giữa nhân dân với chính quyền chúa Nguyễn làm bùng nổ cuộc khởi nghĩa Tây Sơn.

- Năm 1771, ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ dựng cờ khởi nghĩa.

- Căn cứ ở Tây Sơn thượng đạo rồi mở rộng xuống Tây Sơn hạ đạo, lập căn cứ ở Kiên Mỹ (Tây Sơn, Bình Định). Với khẩu hiệu “lấy của người giàu chia cho người nghèo”, bãi bỏ nhiều thứ thuế, cuộc khởi nghĩa thu hút được đông đảo nhân dân tham gia.

………………………………………….

………………………………………….

………………………………………….

Tài liệu có 14 trang, trên đây là tóm tắt 4 trang đầu của Giáo án Lịch sử 8 Bài 8 Kết nối tri thức.

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Xem thêm giáo án Lịch sử 8 sách Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Giáo án Bài 9: Tình hình kinh tế, văn hoá, tôn giáo trong các thế kỉ XVI – XVIII

Giáo án Bài 10: Sự hình thành của chủ nghĩa đế quốc ở các nước Âu – Mỹ (cuối thế kỷ xix- đầu thế kỷ XX)

Giáo án Bài 11: Phong trào công nhân từ cuối thế kỉ XVIII đến đầu thế kỉ XX và sự ra đời của chủ nghĩa khoa học

Giáo án Bài 12: Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918) và cách mạng tháng mười Nga năm 1917

Giáo án Bài 13: Sự phát triển của khoa học, kĩ thuật, văn học, nghệ thuật trong các thế kỉ XVIII - XIX

1 2,433 28/12/2023
Mua tài liệu


Xem thêm các chương trình khác: