Giáo án Hóa 11 Bài 3 (Kết nối tri thức 2024): Ôn tập chương 1

Với Giáo án Bài 3: Ôn tập chương 1 Hóa lớp 11 sách Kết nối tri thức sẽ giúp thầy cô dễ dàng giảng dạy và biên soạn giáo án Hóa 11 Bài 3.

1 1,042 28/12/2023
Mua tài liệu


Chỉ 400k mua trọn bộ Giáo án Hóa 11 Kết nối tri thức bản word trình bày đẹp mắt (Chỉ 50k cho 1 bài giảng bất kì):

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án.

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Giáo án Hóa 11 Bài 3 (Kết nối tri thức): Ôn tập chương 1

I. Mục tiêu

1) Kiến thức

Học xong bài này, học sinh có thể:

- Hệ thống hoá kiến thức về cân bằng hoá học, cân bằng trong dung dịch nước.

- Xác định được pH của một số dung dịch và nêu được ý nghĩa của pH.

2) Năng lực

a) Năng lực chung

- Năng lực tự chủ và tự học: Học sinh xác định đúng đắn động cơ, thái độ học tập, tự đánh giá và điều chỉnh được kế hoạch học tập; tự nhận ra được những sai sót và khắc phục.

- Năng lực giao tiếp: Tiếp thu kiến thức, trao đổi học hỏi bạn bè thông qua việc thực hiện nhiệm vụ các hoạt động cặp đôi, nhóm; có thái độ tôn trọng, lắng nghe, có phản ứng tích cực trong giao tiếp.

- Năng lực hợp tác: Học sinh xác định được nhiệm vụ của tổ/ nhóm, trách nhiệm của bản thân, đề xuất được những ý kiến đóng góp, góp phần hoàn thành nhiệm vụ học tập.

b) Năng lực chuyên biệt

- Năng lực nhận thức hóa học: hệ thống được các kiến thức về cân bằng hoá học, cân bằng trong dung dịch nước.

- Năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ hóa học: đề xuất được các biện pháp khắc phục khi pH của một số bộ phận trong cơ thể (như dạ dày …), pH của đất trồng, nước … vượt ngoài khoảng chuẩn.

- Năng lực vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học: hoàn thiện các bài tập trong SGK, SBT.

3) Phẩm chất

- Yêu nước: nhận biết được vẻ đẹp của tự nhiên, của đất nước thông qua bộ môn Hóa học.

- Trách nhiệm: nghiêm túc thực hiện các nhiệm vụ học tập được giao đúng tiến độ.

- Trung thực: thành thật trong việc thu thập các tài liệu và giải các bài tập.

- Chăm chỉ: tích cực trong các hoạt động cá nhân, tập thể.

- Nhân ái: quan tâm, giúp đỡ, chia sẻ những khó khăn trong việc thực hiện nhiệm vụ học tập.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Giáo viên

- Thiết kế phiếu học tập, slide…

- Máy tính, máy chiếu …

2. Học sinh

- Vở ghi, SGK, SBT.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

Hoạt động 1: Khởi động – Hệ thống hoá lí thuyết

a. Mục tiêu: Khơi gợi kiến thức cũ, tạo tâm thế hứng thú cho học sinh.

b. Nội dung:

- GV yêu cầu HS không được mở bất kì một tài liệu nào, kể cả SGK, vở ghi. Thực hiện kĩ thuật công não, hoàn thiện các phần còn khuyết trong phần hệ thống kiến thức:

HỆ THỐNG KIẾN THỨC

1. Cân bằng hoá học

.........................................

Phản ứng thuận nghịch

aA + bB → cC + dD

Phản ứng chỉ xảy ra theo một chiều từ chất đầu tạo thành sản phẩm.

aA + bB ........... cC + dD

Trong cùng một điều kiện, phản ứng xảy ra theo ...............................

Trạng thái cân bằng

............................................................................................

Hằng số cân bằng

Kc = ...................................................................................

Chất rắn không đưa vào biểu thức tính KC.

KC chỉ phụ thuộc vào ........................................................

Các yếu tố ảnh hưởng đến cân bằng hoá học

...........................................................................................

...........................................................................................

Nguyên lí chuyển dịch cân bằng Le Chatellier

...........................................................................................

...........................................................................................

2. Cân bằng trong dung dịch nước

Sự điện li

Khái niệm: .........................................

Chất điện li mạnh gồm:.......................

Chất điện li yếu gồm: ...........................

Ví dụ 3 chất không điện li: ..................

Thuyết acid – base của Bronsted – Lowry

Acid là: ..........................

Base là: ..........................

Quy tắc tính pH:

............................................................

Phản ứng thuỷ phân là:.........................................................

Ví dụ: Al3+ + H2O ............................................................

c. Sản phẩm:

Câu trả lời của HS hoàn thiện phần hệ thống lí thuyết. Dự kiến:

HỆ THỐNG KIẾN THỨC

1. Cân bằng hoá học

Phản ứng một chiều

Phản ứng thuận nghịch

aA + bB → cC + dD

Phản ứng chỉ xảy ra theo một chiều từ chất đầu tạo thành sản phẩm.

aA + bB cC + dD

Trong cùng một điều kiện, phản ứng xảy ra theo hai chiều trái ngược nhau.

Trạng thái cân bằng

vthuận = vnghịch; nồng độ các chất trong hệ phản ứng không đổi.

Hằng số cân bằng

Kc = [C]c[D]d[A]a[B]b

Chất rắn không đưa vào biểu thức tính KC.

KC chỉ phụ thuộc vào bản chất của phản ứng và nhiệt độ.

Các yếu tố ảnh hưởng đến cân bằng hoá học

Nhiệt độ, nồng độ, áp suất

Nguyên lí chuyển dịch cân bằng Le Chatellier

Một phản ứng thuận nghịch đang ở trạng thái cân bằng, khi chịu một tác động bên ngoài như biến đổi nhiệt độ, nồng độ, áp suất thì cân bằng sẽ chuyển dịch theo chiều làm giảm tác động bên ngoài đó

2. Cân bằng trong dung dịch nước

Sự điện li

Khái niệm: Sự điện li là quá trình phân li các chất trong nước tạo thành ion.

Chất điện li mạnh gồm: acid mạnh, base mạnh, hầu hết các muối.

Chất điện li yếu gồm: acid yếu, base yếu.

Ví dụ 3 chất không điện li: ethanol, glucose, sacharose.

Thuyết acid – base của Bronsted – Lowry

Acid là: chất cho proton.

Base là: chất nhận proton.

Quy tắc tính pH:

pH = -log[H+] hoặc [H+] = 10-pH.

Phản ứng thuỷ phân là: phản ứng giữa ion với nước tạo ra các dung dịch có môi trường khác nhau.

Ví dụ: Al3+ + H2O Al(OH)2+ + H+.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu học sinh gấp sách vở và các tài liệu liên quan, chiếu nội dung lí thuyết còn khuyết (hoặc treo phiếu học tập) thực hiện kĩ thuật công não, yêu cầu lần lượt từng HS hoàn thiện phần điền khuyết. Mỗi HS được suy nghĩ không quá 10s để hoàn thiện phần điền khuyết của mình, quá 10s HS nhường phần trả lời cho bạn khác.

- HS nhận nhiệm vụ.

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thực hiện nhiệm vụ.

- GV đôn đốc.

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV chiếu phần lí thuyết hoàn chỉnh để HS tổng hợp lại vào vở.

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét chung về tính hình nắm lí thuyết của HS và chuyển sang phần bài tập.

Hoạt động 2: Luyện tập

a) Mục tiêu:

HS vận dụng các kiến thức đã học làm được các bài tập.

b) Nội dung:

- HS làm việc theo cặp đôi, hoàn thiện các bài tập trong SGK.

c) Sản phẩm:

- Câu trả lời của HS, dự kiến:

Câu 1 trang 28 SGK Hoá học 11: Đáp án đúng là: B

Hằng số KC của một phản ứng phụ thuộc vào nhiệt độ.

Câu 2 trang 28 SGK Hoá học 11: Đáp án đúng là: D

Pha loãng dung dịch 100 lần thì nồng độ giảm 100 lần Þ pH tăng 2 đơn vị.

Câu 3 trang 28 SGK Hoá học 11:

a) NaOH → Na+ + OH-

0,1 0,1 M

Ta có: [H+].[OH]- = 10-14

[H+]=1014[OH]=10140,1=1013

Ta có: pH = -log[H+] = 13.

b) HCl → H+ + Cl-

0,1 → 0,1 M

………………………………………….

………………………………………….

………………………………………….

Tài liệu có 22 trang, trên đây là tóm tắt 5 trang đầu của Giáo án Hóa 11 Bài 3 Kết nối tri thức.

Xem thêm giáo án Hóa 11 sách Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Bài 2: Cân bằng trong dung dịch nước

Bài 4: Nitrogen

Bài 5: Ammonia. Muối ammonium

Bài 6: Một số hợp chất của nitrogen với oxygen

Bài 7: Sulfur và sulfur dioxide

1 1,042 28/12/2023
Mua tài liệu


Xem thêm các chương trình khác: