Giáo án Hóa 11 Bài 20 (Kết nối tri thức 2024): Alcohol

Với Giáo án Bài 20: Alcohol Hóa lớp 11 sách Kết nối tri thức sẽ giúp thầy cô dễ dàng giảng dạy và biên soạn giáo án Hóa 11 Bài 20.

1 638 28/12/2023
Mua tài liệu


Chỉ 400k mua trọn bộ Giáo án Hóa 11 Kết nối tri thức bản word trình bày đẹp mắt (Chỉ 50k cho 1 bài giảng bất kì):

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án.

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Giáo án Hóa 11 Bài 20 (Kết nối tri thức): Alcohol

I. Mục tiêu

1. Kiến thức

Nêu được:

- Khái niệm alcohol, công thức tổng quát của alcohol no, đơn chức, mạch hở.

- Khái niệm về bậc của alcohol.

- Đặc điểm liên kết và hình dạng phân tử của methanol, ethanol.

Trình bày được:

- Đặc điểm về tính chất vật lí của alcohol.

- Tính chất hóa học của alcohol: phản ứng thế nguyên tử H của nhóm –OH ; phản ứng tạo thành alkene hoặc ether; phản ứng oxi hóa alcohol bậc 1, bậc 2 thành aldehyde, ketone bằng CuO; phản ứng cháy.

- Ứng dụng của alcohol, tác hại của việc lạm dụng rượu bia và đồ uống có cồn.

- Phương pháp điều chế ethanol bằng phương pháp hydrate hóa ethylene, lên men tinh bột, điều chế glycerol từ propylene.

Giải thích được:

- Ảnh hưởng của liên kết hydrogen đến nhoieetj độ sôi và khả năng hòa tan trong nước của các alcohol.

- Các tính chất hóa học của ancohol.

Vận dụng được:

- Viết công thức cấu tạo, gọi tên theo danh pháp thay thế một số alcohol đơn giản, tên thông thường của một vài alcohol thường gặp.

- Thực hải được các thí nghiệm đốt chấy ethanol, glycerol tác dụng với cooper (II) hydroxide; mô tả các hiện tượng thí nghiệm.

- Sử dụng các kiến thức giải các bài tập định tính và định lượng về alcohol.

2. Năng lực

2.1. Năng lực chung:

- Năng lực tự chủ và tự học: Kĩ năng tìm kiếm thông tin trong SGK, quan sát hình ảnh, thông tin thự c tế để tìm hiểu về alcohol.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác:Phối hợp với các thành viên trong nhóm thực hiện theo hướng dẫn của GV, nêu và giải thích được hiện tượng của thí nghiệm.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo:Chủ động đề xuất và thực hành thí nghiệm thành công.

2.2. Năng lực hóa học:

a. Nhận thức hoá học:

- Nêu được khái niệm alcohol; công thức tổng quát của alcohol no, đơn chức, mạch hở; khái niệm về bậc của alcohol; đặc điểm liên kết và hình dạng phân tử của methanol, ethanol.

- Viết được công thức cấu tạo, gọi được tên theo danh pháp thay thế một số alcohol đơn giản (C1 – C5), tên thông thường một vài alcohol thường gặp.

- Trình bày được đặc điểm về tính chất vật lí của alcohol (trạng thái, xu hướng của nhiệt độ

sôi, độ tan trong nước), giải thích được ảnh hưởng của liên kết hydrogen đến nhiệt độ sôi và khả năng hoà tan trong nước của các alcohol.

- Trình bày được tính chất hoá học của alcohol:Nêu được các tính chất hóa học.

- Phản ứng thế nguyên tử H của nhóm –OH (phản ứng chung của R–OH, phản ứng riêng của polyalcohol); Phản ứng tạo thành alkene hoặc ether; Phản ứng oxi hoá alcohol bậc I, bậc II thành aldehyde, ketone bằng CuO; Phảnứng đốt cháy.

b. Tìm hiểu tự nhiên dưới góc độ hóa học được thực hiện thông qua các hoạt động nhóm về thực hiện được các thí nghiệm đốt cháy ethanol, glycerol tác dụng với copper (II) hydroxide; mô tả các hiện tượng thí nghiệm và giải thích được tính chất hoá học của alcohol.

c. Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để giải thích được:

- Trình bày được ứng dụng của alcohol, tác hại của việc lạm dụng rượu bia và đồ uống có cồn;

- Nêu được thái độ, cách ứng xử của cá nhân với việc bảo vệ sức khoẻ bản thân, gia đình và cộng đồng.

3. Phẩm chất

- Bảo vệ bản thân, gia đình, nhà trường, xã hội, môi trường do tác hại rượu bia mang lại.

- Tích cực tìm tòi và sáng tạo trong học tập.

- Trung thực trong việc báo cáo kết quả thí nghiệm.

II. Thiết bị dạy học và học liệu

- Các phiếu bài tập .

-Video, về alcoholhttps://www.youtube.com/watch?v=eRGIXsbYSJY&ab_channel=VTVSHOWS

- Tranh ảnh về ứng dụng của alcohol trong thực tiễn.

- Mô hình/bộ lắp ráp phân tử dạng rỗng, dạng đặc của ethylic alcohol (alcohol etylic)

- Các thiết bị dùng để thực hành

+ Hóa chất: ethanol, sodium, glycerol, copper(II) hydroxide, dây đồng, dung dịch CuSO4 2%, dung dịch NaOH 10%.

+ Dụng cụ: ống nghiệm (16 cái); nút cao su có ống vuốt nhọn (4 cái), ống hút (4 cái), đèn cồn (4 cái), kẹp ống nghiệm (8 cái).

III. Tiến trình dạy học

1. Hoạt động 1: Khởi động

a. Mục tiêu: Tạo hứng thú và kích thích sự tò mò của học sinh vào chủ đề học tập. Học sinh tiếp nhận kiến thức chủ động, tích cực ,hiệu quả.

b. Nội dung: HS quan sát video .

c. Sản phẩm: câu trả lời của HS nội dung đoạn video

d. Tổ chức thực hiện

*Chuyển giao nhiệm vụ học tập:

- GV chiếu 1 đoạn video:

https://www.youtube.com/watch?v=eRGIXsbYSJY&ab_channel=VTVSHOWS

- Yêu cầu HS quan sát.và trả lời câu hỏi:hãy cho biết nội dung đoạn video và nêu 1 số hiểu biết của mình về alcohol?

* Thực hiện nhiệm vụ học tập: HS hoạt động cá nhân trả lời câu hỏi.

* Báo cáo thảo luận

GV mời 1 HS báo cáo kết quả, các HS khác góp ý, bổ sung.

* Kết luận, nhận định

- GV dẫn dắt nội dung cần giải quyết vào bài mới.

- GV nhận xét, đánh giá hoạt động của HS.

- Đánh giá:

+ Thông qua quan sát mức độ và hiệu quả tham gia vào hoạt động của học sinh.

+ Thông qua HĐ chung của cả lớp, GV hướng dẫn HS thực hiện các yêu cầu và điều chỉnh ở hoạt động sau.

2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới

………………………………………….

………………………………………….

………………………………………….

Tài liệu có 19 trang, trên đây là tóm tắt 4 trang đầu của Giáo án Hóa học 11 Bài 20 Kết nối tri thức.

Để mua Giáo án Hóa học 11 Cánh diều năm 2024 mới nhất, mời Thầy/Cô liên hệ:

Tài liệu có đáp án, ấn vào đây!

Xem thêm giáo án Hóa 11 sách Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Bài 21: Phenol

Bài 22: Ôn tập chương 5

Bài 23: Hợp chất carbonyl

Bài 24: Carboxylic acid

Bài 25: Ôn tập chương 6

1 638 28/12/2023
Mua tài liệu


Xem thêm các chương trình khác: