Giáo án Hình bình hành lớp 8 (Cánh diều)

Với Giáo án Bài 4: Hình bình hành Toán 8 sách Cánh diều sẽ giúp thầy cô dễ dàng giảng dạy và biên soạn giáo án Toán 8 Bài 4.

1 434 10/10/2023
Mua tài liệu


Chỉ 500k mua trọn bộ Giáo án Toán 8 Cánh diều bản word trình bày đẹp mắt (Chỉ 70k cho 1 bài giảng bất kì):

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN Ngân hàng Vietcombank (QR)

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án.

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

 

Giáo án Toán 8 Bài 4 (Cánh diều): Hình bình hành

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:

-         Giải thích được tính chất về cạnh đối, góc đối, đường chéo của hình bình hành.

-         Nhận biết được dấu hiệu để một tứ giác là hình bình hành (ví dụ: tứ giác có hai đường chéo cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường là hình bình hành).

2. Năng lực

Năng lực chung:

-         Năng lực tự chủ và tự học trong tìm tòi khám phá

-         Năng lực giao tiếp và hợp tác trong trình bày, thảo luận và làm việc nhóm

-         Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo trong thực hành, vận dụng.

Năng lực riêng: tư duy và lập luận toán học, giao tiếp toán học; mô hình hóa toán học; giải quyết vấn đề toán học.

-         Tư duy và lập luận toán học: HS suy luận, phân tích tìm hiểu định nghĩa hình bình hành, chứng minh các tính chất của hình bình hành.

-         Giao tiếp toán học: HS diễn tả những ý tưởng về hình bình hành thành các thuật ngữ và ngôn ngữ toán học dễ hiểu. HS sử dụng các thuật ngữ toán học chính xác và trình bày chúng một cách rõ ràng để người nghe có thể hiểu và tiếp cận bài toán một cách dễ dàng.

-         Mô hình hóa toán học: HS vẽ hình biểu diễn của hình bình thành, các hình vẽ mô tả cho các bài toán thực tế.

-         Giải quyết vấn đề toán học: Áp dụng kiến thức và kỹ năng toán học để giải các bài toán liên quan đến hình bình hành. Điều này có thể bao gồm việc tính toán chu vi, tìm các độ dài hay góc trong hình bình hành, cũng như giải quyết các vấn đề phức tạp liên quan đến hình bình hành.

3. Phẩm chất

-         Tích cực thực hiện nhiệm vụ khám phá, thực hành, vận dụng.

-         Có tinh thần trách nhiệm trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao.

-         Khách quan, công bằng, đánh giá chính xác bài làm của nhóm mình và nhóm bạn.

-         Tự tin trong việc tính toán; giải quyết bài tập chính xác.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1 − GV: SGK, SGV, Tài liệu giảng dạy, giáo án PPT, PBT (ghi đề bài cho các hoạt động trên lớp), các hình ảnh liên quan đến nội dung bài học,...

2 − HS:

− SGK, SBT, vở ghi, giấy nháp, đồ dùng học tập (bút, thước...), bảng nhóm, bút viết bảng nhóm.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)

a) Mục tiêu:

− Tạo hứng thú, thu hút HS tìm hiểu nội dung bài học.

b) Nội dung: HS đọc bài toán mở đầu và thực hiện bài toán dưới sự dẫn dắt của GV (HS chưa cần giải bài toán ngay).

c) Sản phẩm: HS nắm được các thông tin trong bài toán và dự đoán câu trả lời cho câu hỏi mở đầu theo ý kiến cá nhân.

d) Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

− GV chiếu Slide dẫn dắt, đặt vấn đề qua bài toán mở đầu và yêu cầu HS thảo luận và nêu dự đoán (chưa cần HS giải):

Trong thiết kế tay vịn cầu thang (hình 34), người ta thường để các cặp thanh sườn song song với nhau, các cặp thanh trụ song song với nhau, tạo nên các hình bình hành.

Hình bình hành có những tính chất gì? Có những dấu hiệu nào để nhận biết một tứ giác là hình bình hành?

Giáo án Hình bình hành lớp 8 (Cánh diều) (ảnh 1)

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS quan sát và chú ý lắng nghe, thảo luận nhóm và thực hiện yêu cầu theo dẫn dắt của GV.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi đại diện một số thành viên nhóm HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Kết luận, nhận định: GV ghi nhận câu trả lời của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào tìm hiểu bài học mới: “Hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau khám phá về một hình học đặc biệt − Hình bình hành. Hình bình hành là một trong những hình học quen thuộc và có nhiều tính chất thú vị. Chúng ta sẽ tìm hiểu về các đặc điểm của hình bình hành, cách mô hình hóa và giải quyết các bài toán liên quan đến nó. Hãy tập trung và cùng nhau khám phá thú vị trong bài học hôm nay nhé!”.

=> Hình bình hành.

B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Hoạt động 1: Định nghĩa

a) Mục tiêu:

− HS nắm chắc và phát biểu được định nghĩa của hình bình hành.

− Áp dụng định nghĩa để nhận biết được hình bình hành qua các bài tập đơn giản.

b) Nội dung:

− HS đọc SGK, nghe giảng, thực hiện các nhiệm vụ được giao, suy nghĩ trả lời câu hỏi, thực hiện HĐ1 và các Ví dụ.

c) Sản phẩm: HS hình thành được kiến thức bài học, câu trả lời của HS cho các câu hỏi, HS nắm được định nghĩa của hình bình hành.

d) Tổ chức thực hiện:

HĐ CỦA GV VÀ HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

− GV triển khai HĐ1 vào cho HS quan sát Hình 35, đọc và trả lời câu hỏi.

+ GV chỉ định 1 HS đứng tại chỗ trả lời câu hỏi trong phần HĐ.

+ GV chốt đáp án.

− GV khẳng định và đặt câu hỏi: Hình tứ giác ABCD của hình 35 chính là một hình bình hành. Vậy hình bình hành là hình như thế nào?

 

− GV mời 1 HS đọc phần khung kiến thức trọng tâm.

 

− HS thực hiện làm Ví dụ 1 theo SGK.

+ GV mời 2 HS đứng tại chỗ trình bày lại cách thực hiện.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

− HĐ cá nhân: HS suy nghĩ, hoàn thành vở.

− HĐ cặp đôi, nhóm: các thành viên trao đổi, đóng góp ý kiến và thống nhất đáp án.

Cả lớp chú ý thực hiện các yêu cầu của GV, chú ý bài làm các bạn và nhận xét.

1. Định nghĩa

HĐ1

 

 

Giáo án Hình bình hành lớp 8 (Cánh diều) (ảnh 1)

………………………………………….

………………………………………….

………………………………………….

Tài liệu có 17 trang, trên đây là tóm tắt 5 trang đầu của Giáo án Toán 8 Bài 4 Cánh diều. 

Để mua Giáo án Toán 8 Cánh diều năm 2023 mới nhất, mời Thầy/Cô liên hệ:

Tài liệu có đáp án, ấn vào đây!

Xem thêm giáo án Toán lớp 8 bộ sách Cánh diều hay, chi tiết khác:

Giáo án Bài 2: Tứ giác

Giáo án Bài 3: Hình thang cân

Giáo án Bài 5: Hình chữ nhật

Giáo án Bài 6: Hình thoi

Giáo án Bài 7: Hình vuông

1 434 10/10/2023
Mua tài liệu


Xem thêm các chương trình khác: