Giáo án GDCD 8 Bài 10 (Cánh diều 2024): Quyền và nghĩa vụ lao động của công dân | Giáo dục công dân 8

Với Giáo án Bài 10: Quyền và nghĩa vụ lao động của công dân Giáo dục công dân lớp 8 sách Cánh diều sẽ giúp thầy cô dễ dàng giảng dạy và biên soạn giáo án GDCD 8 Bài 10.

1 448 04/01/2024
Mua tài liệu


Chỉ từ 300k mua trọn bộ giáo án GDCD 8 Cánh diều bản word trình bày đẹp mắt (Chỉ 40k cho 1 bài giảng bất kì):

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án.

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

TÊN BÀI DẠY:

BÀI 10: QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ LAO ĐỘNG CỦA CÔNG DÂN

Môn học: GDCD 8

I.Mục tiêu bài học:

1. Kiến thức:

- Phân tích được tầm quan trọng của lao động đối với đời sống con người.

- Nêu được một số quy định của pháp luật về quyền và ngĩa vụ lao động của công dân và lao động chưa thành niên .

- Nêu được một số quyền và nghĩa vụ cơ bản của các bên tham gia hợp đồng lao động, lập được hợp đồng lao động có nội dung đơn giản giữa người sử dụng lao động và người lao động.

2. Năng lực:
- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực tự quản lý, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ,...
-Năng lực chuyên biệt:
+Tự nhận thức, tự điều chỉnh hành vi phù hợp với pháp luật và chuẩn mực đạo đức xã hội.
+ Tích cực, chủ động tham gia lao động ở gia đình, trường, lớp và cộng đồng phù hợp với lứa tuổi.

2. Về phẩm chất:

- Yêu nước: Có ý thức tìm hiểu truyền thống của gia đình, quê hương; tích cực học tập, rèn luyện để phát huy truyền thống đó .

- Trách nhiệm: Tự kiểm soát, đánh giá những quy định của tập thể, chịu trách nhiệm và thực hiện trách nhiệm lao động của công dân với gia đình, cộng đồng, đất nước.

II. Thiết bị dạy học và học liệu

- SGK Giáo dục công dân 8.

- Phương tiện thiết bị: Máy chiếu, máy tính, bảng phụ.

- Hoạt động khởi động: Hình ảnh.

- Hoạt động khám phá: Hình ảnh/ slide chiếu các hình ảnh trong SGK, giấy A3, bút màu, băng keo/nam châm dính bảng.

- Hoạt động luyện tập: Slide chiếu hoặc bản in phiếu bài tập để hướng dẫn HS.

Phiếu học tập số 1.

Lao động là quyền và nghĩa vụ của công dân

Quyền của công dân

Nghĩa vụ

Nhận xét TH

Dự kiến sản phẩm :

Lao động là quyền và nghĩa vụ của công dân

Quyền của công dân

Nghĩa vụ

-Mọi công dân tự do sử dụng sức lao động lựa chọn việc làm , nghề nghiệp…

- Nâng cao trình độ , hưởng cac điều kiện an toàn …..

Lao động để tự nuôi sống bản thân , gia đình…

Nhận xét TH

Trường hợp 1: K đã thực hiện đúng quyền, nghĩa vụ lao động của mình theo quy định của pháp luật.

Trường hợp 2: M chưa thực hiện đùng quyền, nghĩa vụ lao động của mình, bởi vì đi làm vừa là quyền nhưng cũng là nghĩa vụ của công dân.

Phiếu học tập số 2.

Đối tượng

Quyền

Nghĩa vụ

Người lao động

Người sử dụng lao động

Dự kiến sản phẩm :

Đối tượng

Quyền

Nghĩa vụ

Người lao động

-Thoả thuận các nội dung hơp đồng

- Không bị phân biệt đối xử.

Hưởng lương phù hợp…

Được bảo hộ

Nghỉ theo chế độ …

Cung cấp thông tin.

Thực hiện hợp đồng.

Chấp hành kỉ luật lao động.

Tuân theo sự quản lí

Người sử dụng lao động

Tuyển dụng, bố trí, quản lí

Khen thưởng và xử phạt

Thực hiện hợp đồng lao động…

Đào tạo , đào tạo lại…

III. Tiến trình các hoạt động.

HOẠT ĐỘNG 1: MỞ ĐẦU.

a) Mục tiêu: Tạo không khí vui tươi trong lớp học, gợi mở biểu tượng về xác định mục tiêu cá nhân, giúp HS bước đầu nhận biết, làm quen với nội dung bài học.

b) Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ.

GV: Chiếu hình ảnh yêu cầu HS quan sát hình ảnh, chia sẻ ý nghĩa câu ca dao sau đây:

Giáo án GDCD 8 Bài 10 (Cánh diều 2023): Quyền và nghĩa vụ lao động của công dân | Giáo dục công dân 8 (ảnh 1)

- Em biết những câu nói, câu chuyện, bài thơ …nào có ý nghĩa tương tự?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ.

- HS thảo luận cặp đôi.

- GV quan sát quá trình HS làm việc nhóm.

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận.

GV mời từ 2- 3 nhóm HS trình bày sản phẩm của nhóm mình.

* Câu thứ nhất: Muốn ấm no thì cần phải chăm chỉ làm việc (lao động).
* Câu thứ hai: Được chia làm hai vế, nhằm so sánh “một hột thóc” được đổi bằng “chín giọt mồ hôi” rơi. Để làm ra được một hạt thóc thì người nông dân đã phải làm việc cần mẫn, vô cùng vất vả trên cánh đồng, bất kể thời tiết mưa rét hay nắng cháy da.

* Qua câu ca dao, cha ông ta muốn khuyên nhủ mọi người trong cuộc sống để có được mọi thứ thì cần phải lao động chăm chỉ. Ví như người nông dân vậy, để làm ra được một hột thóc thôi đâu phải chuyện đơn giản. Đồng thời cha ông còn muốn răn dạy chúng ta cần biết quý trọng hạt thóc, hạt gạo và mọi thứ mà chúng ta có được từ sức lao động.

- Những câu có ý nghĩa tương tự:

+ Cày đồng đang buổi ban trưa

Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày

Ai ơi bưng bát cơm đầy

Dẻo thơm một hạt, dắng cay muôn phần.

+ Bài thơ : Hạt gạo làng ta - Trần Đăng Khoa

+ Câu nói của Bác Hồ: Bàn tay ta làm nên tất cả

Có sức người sỏi đá cũng thành cơm.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ.

- Gv nhận xét, đánh giá, chốt vấn đề và giới thiệu bài học.

GV giới thiệu bài học: Ngoài những câu ca dao, câu nói , bài thơ mà các em đã nêu, cô đọc cho các em nghe bài “Vè thằng nhác” .( Chiếu máy bài vè).

Các em ạ! Từ xa xưa ông cha mình đã luôn khuyên nhủ con cháu phải yêu lao động, chính vì lười nhác mà anh chàng trong bài vè đã phải chết rũ giữa đồng. Bài học hôm nay cô trò chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu về vai trò của lao động, một số quy định của pháp luật về quyền, nghĩa vụ lao động của công dân và lao động chưa thành niên…

………………………………………….

………………………………………….

………………………………………….

Trên đây là tóm tắt của Giáo án GDCD 8 Cánh diều. Để xem thử và mua tài liệu, quý khách vui lòng click: Link tài liệu

1 448 04/01/2024
Mua tài liệu


Xem thêm các chương trình khác: