Giáo án điện tử Địa lí 11 Bài 12 (Kết nối tri thức): Kinh tế khu vực Đông Nam Á

Với Giáo án PPT Bài 12: Kinh tế khu vực Đông Nam Á Địa lí 11 sách Kết nối tri thức sẽ giúp thầy cô dễ dàng biên soạn và giảng dạy bằng giáo án điện tử hay POWERPOINT Địa lí 11.

1 412 25/01/2024
Mua tài liệu


Chỉ 400k mua trọn bộ Giáo án Địa lí 11 Kết nối tri thức bản PPT trình bày đẹp mắt (Chỉ 50k cho 1 bài giảng bất kì):

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án.

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Giáo án điện tử Địa lí 11 Bài 12 (Kết nối tri thức): Kinh tế khu vực Đông Nam Á  (ảnh 1)

Giáo án điện tử Địa lí 11 Bài 12 (Kết nối tri thức): Kinh tế khu vực Đông Nam Á  (ảnh 1)

Giáo án điện tử Địa lí 11 Bài 12 (Kết nối tri thức): Kinh tế khu vực Đông Nam Á  (ảnh 1)

Giáo án điện tử Địa lí 11 Bài 12 (Kết nối tri thức): Kinh tế khu vực Đông Nam Á  (ảnh 1)

Giáo án điện tử Địa lí 11 Bài 12 (Kết nối tri thức): Kinh tế khu vực Đông Nam Á  (ảnh 1)

Giáo án điện tử Địa lí 11 Bài 12 (Kết nối tri thức): Kinh tế khu vực Đông Nam Á  (ảnh 1)

Giáo án điện tử Địa lí 11 Bài 12 (Kết nối tri thức): Kinh tế khu vực Đông Nam Á  (ảnh 1)

...........................................

...........................................

...........................................

Giáo án Địa lí 11 Bài 12 (Kết nối tri thức): Kinh tế khu vực Đông Nam Á

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức:

Trình bày và giải thích được tình hình phát triển kinh tế chung, sự phát triển các
ngành kinh tế của khu vực Đông Nam Á

2. Năng lực:

* Năng lực chung:

- Tự lực: Chủ động, tích cực thực hiện các nhiệm vụ học tập được giao.

- Giao tiếp và hợp tác: Phối hợp tốt trong hoạt động nhóm, hoạt động cặp đôi, hoạt động báo cáo.

* Năng lực đặc thù

- Nhận thức thế giới theo quan điểm không gian: xác định và lí giải được sự phân bố các ngành kinh tế của Đông Nam Á.

- Sử dụng các công cụ địa lí học:

+ Đọc được bản đồ, rút ra nhận xét; phân tích được số liệu, tư liệu.

+ Vẽ được biểu đồ, nhận xét biểu đồ, phân tích bảng số liệu và truyền đạt được
thông tin địa lí về hoạt động du lịch; xuất, nhập khẩu của khu vực Đông Nam Á.

3. Phẩm chất:

- Yêu nước: Yêu tổ quốc, có ý chí phấn đấu để góp phần xây dựng và phát triển kinh tế đất nước trở thành nước phát triển trong khu vực.

- Chăm chỉ: Tích cực tìm tòi và sáng tạo trong việc thực hiện các nhiệm vụ học tập.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Giáo viên:

Máy tính, máy chiếu, SGK, phiếu học tập, biểu đồ, bản đồ, tranh ảnh, video...

2. Học sinh

SGK, vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Hoạt động 1: Mở đầu

a) Mục tiêu:

- Kiểm tra một số kiến thức của bài cũ (bài 11).

- Tạo tình huống có vấn đề để kết nối với bài mới.

- Tạo không khí vui vẻ, hứng thú học tập cho học sinh thông qua trò chơi “Cuộc đua kì thú: Vòng quanh Đông Nam Á”.

b) Nội dung: Chơi trò chơi theo hướng dẫn của giáo viên

- Các câu hỏi trong trò chơi:

+ Câu 1. Khu vực Đông Nam Á tiếp giáp các đại dương nào?

+ Câu 2. Hồ nước ngọt lớn nhất Đông Nam Á là hồ nào, nằm ở quốc gia nào?

+ Câu 3. Khu vực Đông Nam Á chủ yếu nằm trong 2 đới khí hậu nào?

+ Câu 4. Loại rừng nào chiếm diện tích lớn nhất khu vực Đông Nam Á?

+ Câu 5. Đông Nam Á có tài nguyên khoáng sản đa dạng do… (tìm từ còn thiếu trong dấu …).

+ Câu 6. Đông Nam Á có dân số đông, đặc điểm đó tạo thuận lợi gì cho việc phát triển kinh tế?

c) Sản phẩm: Học sinh trả lời đúng các câu hỏi:

- Câu 1: Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương

- Câu 2: Hồ Tôn-lê-sáp (Cam-pu-chia)

- Câu 3: Nhiệt đới và xích đạo.

- Câu 4: Rừng nhiệt đới

- Câu 5: nằm trong vành đai sinh khoáng

- Câu 6: Lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ rộng lớn.

d) Tổ chức thực hiện:

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV phổ biến luật chơi, chọn đội chơi.

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: Học sinh chia thành 2 đội, thực hiện phần thi của đội mình (lựa chọn các câu hỏi để trả lời).

- Bước 3: Báo cáo, thảo luận: Học sinh trong đội/nhóm thảo luận, trả lời.

- Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS và dẫn dắt vào bài mới.

2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới

2.1: Tìm hiểu tình hình phát triển kinh tế

a) Mục tiêu:

- Trình bày và giải thích được tình hình phát triển kinh tế chung

- Nhận xét được biểu đồ, phân tích bảng số liệu.

b) Nội dung: Học sinh đọc phần I (cả kênh chữ, biểu đồ, bảng số liệu) và rút ra những nhận xét về quy mô, tốc độ tăng GDP và cơ cấu GDP của các nước khu vực Đông Nam Á; nêu được những thành tựu/hạn chế và giải thích nguyên nhân.

c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức

I. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ

Giáo án Địa lí 11 Bài 12 (Kết nối tri thức 2024): Kinh tế khu vực Đông Nam Á (ảnh 1)

* Nguyên nhân đạt được thành tựu kinh tế: Tận dụng được các thế mạnh về vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên, lực lượng lao động, nguồn lực bên ngoài,…

* Hạn chế:

- Chênh lệch trình độ phát triển kinh tế giữa các nước.

- Nhiều thách thức trong bối cảnh toàn cầu hóa

d) Tổ chức thực hiện:

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV cho HS thực hiện nhiệm vụ theo kĩ thuật Think-pair-share, hoàn thành phiếu học tập cá nhân trong thời gian 5 phút, sau đó thảo luận cặp đôi (2 phút) và đại diện báo cáo/chia sẻ trước cả lớp.

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

+ Học sinh làm việc cá nhân, hoàn thành phiếu học tập số 1.

+ Thảo luận cặp đôi, thống nhất câu trả lời trong cặp.

- Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

+ Đại diện các cặp trình bày kết quả, các cặp khác nhận xét, bổ sung.

+ Giáo viên đưa thêm câu hỏi để học sinh thảo luận chung và trả lời. (Các nước Đông Nam Á đạt được nhiều thành tựu kinh tế do nguyên nhân nào? Những hạn chế/thách thức trong phát triển kinh tế khu vực Đông Nam Á.)

Giáo án Địa lí 11 Bài 12 (Kết nối tri thức 2024): Kinh tế khu vực Đông Nam Á (ảnh 1)

- Bước 4: Kết luận, nhận định

GV nhận xét, đánh giá quá trình thảo luận và kết quả của HS, chốt kiến thức.

................................

................................

................................

Xem thử và mua tài liệu:

Link tài liệu (PPT)

Link tài liệu (word)

1 412 25/01/2024
Mua tài liệu


Xem thêm các chương trình khác: