Giáo án điện tử Cấu tạo hoá học của hợp chất hữu cơ | Bài giảng PPT Hóa 11 Cánh diều

Với Giáo án PPT Hóa 11 Bài 11: Cấu tạo hoá học của hợp chất hữu cơ sách Cánh diều sẽ giúp thầy cô dễ dàng biên soạn và giảng dạy bằng giáo án điện tử hay POWERPOINT Cấu tạo hoá học của hợp chất hữu cơ.

1 231 21/02/2024
Mua tài liệu


Chỉ từ 400k mua trọn bộ Giáo án Hóa 11 Cánh diều bản PPT trình bày khoa học, đẹp mắt (Chỉ 50k cho 1 bài giảng bất kì):

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án.

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Bài giảng điện tử Hóa 11 Bài 11: Cấu tạo hoá học của hợp chất hữu cơ

Giáo án PowerPoint Cấu tạo hoá học của hợp chất hữu cơ (Cánh diều) | Hóa 11 (ảnh 1)

Giáo án PowerPoint Cấu tạo hoá học của hợp chất hữu cơ (Cánh diều) | Hóa 11 (ảnh 2)

Giáo án PowerPoint Cấu tạo hoá học của hợp chất hữu cơ (Cánh diều) | Hóa 11 (ảnh 3)

Giáo án PowerPoint Cấu tạo hoá học của hợp chất hữu cơ (Cánh diều) | Hóa 11 (ảnh 4)

Giáo án PowerPoint Cấu tạo hoá học của hợp chất hữu cơ (Cánh diều) | Hóa 11 (ảnh 5)

Giáo án PowerPoint Cấu tạo hoá học của hợp chất hữu cơ (Cánh diều) | Hóa 11 (ảnh 6)

Giáo án PowerPoint Cấu tạo hoá học của hợp chất hữu cơ (Cánh diều) | Hóa 11 (ảnh 7)

Giáo án PowerPoint Cấu tạo hoá học của hợp chất hữu cơ (Cánh diều) | Hóa 11 (ảnh 8)

Giáo án PowerPoint Cấu tạo hoá học của hợp chất hữu cơ (Cánh diều) | Hóa 11 (ảnh 9)

Giáo án PowerPoint Cấu tạo hoá học của hợp chất hữu cơ (Cánh diều) | Hóa 11 (ảnh 10)

................................................

................................................

................................................

Tài liệu có 31 trang, trên đây trình bày tóm tắt 10 trang của Giáo án POWERPOINT Hóa 11 Cánh diều Bài 11: Cấu tạo hoá học của hợp chất hữu cơ.

Giáo án Bài 11: Cấu tạo hoá học của hợp chất hữu cơ

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Trình bày được nội dung thuyết cấu tạo hóa học trong hóa học hữu cơ.

- Giải thích được hiện tượng đồng phân trong hóa học hữu cơ.

- Nêu được khái niệm chất đồng đẳng và dãy đồng đẳng trong hóa học hữu cơ.

- Viết được công thức cấu tạp của một số hợp chất hữu cơ đơn giản (công thức cấu tạo đầy đủ, công thức cấu tạo thu gọn).

- Xác định được chấy đồng đẳng và chất đồng phân dựa vào công thức cấu tạo cụ thể của các hợp chất hữu cơ.

2. Năng lực

* Năng lực chung:

- Năng lực tự chủ và tự học: Kỹ năng tìm kiếm các thông tin trong SGK, trên mạng, quan sát các hình ảnh đề tìm hiểu về hóa học; HS nghiêm túc thực hiện các nhiệm vụ, trả lời câu hỏi thông qua kiến thức đã biết và tự giác trong những hoạt động GV đề ra.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Học sinh hoạt động nhóm tìm hiểu về đối tượng nghiên cứu khoa học, vai trò của hóa học với đời sống, sản xuất… Chủ động giao tiếp khi có vấn đề thắc mắc. Nâng cao khả năng trình bày ý kiến của bản thân, tự tin thuyết trình trước đám đông….

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Giải quyết các kiến thức được học và vận dụng vào thực tiễn, hoàn thành các câu hỏi bài tập.

* Năng lực Hóa học:

- Năng lực nhận thức kiến thức hóa học:

+ HS trình bày được nội dung thuyết cấu tạo hóa học trong hóa học hữu cơ

+ HS giải thích được hiện tượng đồng phân trong hóa học hữu cơ.

+ Nêu được khái niệm chất đồng đẳng và dãy đồng đẳng.

+ Viết được CTCT của một số chất hữu cơ đơn giản (CTCT đầy đủ, CTCT thu gọn).

+ Nêu được chất đồng đẳng, chất đồng phân dựa vào công thức cấu tạo cụ thể của các hợp chất hữu cơ.

- Năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ Hóa học: Xác định được một số chất hữu cơ có trong các loài cây, hoa, quả.

3. Phẩm chất

- Trung thực: Thật thà, ngay thẳng trong kết quả hoạt động nhóm.

- Trách nhiệm: Có trách nhiệm cao để hoàn thành tốt nhiệm vụ được phân công.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Giáo viên: Hình ảnh và mô hình cấu tạo phân tử hợp chất hữu cơ, giáo án, slide bài giảng, phiếu học tập.

2. Học sinh

- SGK, SBT, vở ghi.

- Ôn tập bài cũ và chuẩn bị bài mới.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

Kiểm tra bài cũ: không kiểm tra bài cũ đầu giờ, kiểm tra kiến thức cũ lồng vào trong tiết học.

1. Hoạt động 1. Khởi động

a. Mục tiêu: Thông qua câu hỏi tình huống dẫn dắt học sinh vào bài mới.

b. Nội dung: Ethanol và dimethyl ether có cùng công thức phân tử là C2H6O. Tuy nhiên, dimethyl ether hầu như không tan trong nước và sôi ở -24oC, còn ethanol tan vô hạn trong nước và sôi ở 78oC; dimethyl ether không tác dụng với sodium, trong khi ethanol tác dụng với sodium, giải phóng hydrogen,… Điều gì gây ra sự khác biệt về tính chất của hai hợp chất có cùng công thức phân tử này?

c. Sản phẩm: HS đưa ra dự đoán của bản thân.

d. Tổ chức thực hiện:

- Giao nhiệm vụ học tập: GV nêu câu hỏi, yêu cầu HS thảo luận theo cặp đôi cùng bàn trả lời.

- Thực hiện nhiệm vụ học tập: HS thảo luận với bạn cùng bàn trả lời câu hỏi.

- Báo cáo thảo luận: Đại diện HS trình bày câu trả lời.

- Kết luận nhận định: Câu trả lời của HS có thể đúng hoặc sai, GV không nhận xét tính đúng sai mà từ đó dẫn dắt HS vào bài mới.

2. Hoạt động 2. Hình thành kiến thức mới

Hoạt động 2.1: Thuyết cấu tạo hoá học

a) Mục tiêu: Trình bày được nội dung thuyết cấu tạo hóa học.

b) Nội dung: HS thảo luận theo nhóm, hoàn thành phiếu học tập số 1, từ đó lĩnh hội kiến thức.

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

1. Nêu nội dung chính của thuyết cấu tạo hoá học?

2. Cho các chất dưới đây:

Giáo án Hóa học 11 Bài 11 (Cánh diều 2023): Cấu tạo hóa học của hợp chất hữu cơ (ảnh 1)

Trong các chất trên:

a) Chất nào có mạch carbon hở không phân nhánh?

b) Chất nào có mạch carbon hở phân nhánh?

c) Chất nào có mạch vòng?

c) Sản phẩm

Câu trả lời của HS, dự kiến:

Câu 1: a) Trong phân tử hợp chất hữu cơ, các nguyên tử liên kết với nhau theo đúng hóa trị và theo một trật tự nhất định. Trật tự liên kết đó được gọi là cấu tạo hóa học. Sự thay đổi trật tự liên kết, tức là thay đổi cấu tạo hóa học, sẽ tạo ra hợp chất khác.

b) Trong phân tử hợp chất hữu cơ, carbon có hóa trị IV. Không chỉ liên kết với nguyên tử của các nguyên tố khác, các nguyên tử carbon còn có thể liên kết với nhau tạo thành mạch carbon: mạch hở (mạch hở không nhánh, mạch hở phân nhánh) hoặc mạch vòng.

c) Tính chất của các chất phụ thuộc vào thành phần phân tử (loại nguyên tố, số lượng nguyên tử) và cấu tạo hóa học (trật tự liên kết của các nguyên tử với nhau).

Câu 2:

a) Chất (1) có mạch carbon hở không phân nhánh.

b) Chất (2) có mạch carbon hở phân nhánh.

c) Chất (3) có mạch vòng.

d) Tổ chức thực hiện

................................................

................................................

................................................

Xem thử tài liệu tại đây:

Link tài liệu (PPT)

Link tài liệu (word)

1 231 21/02/2024
Mua tài liệu


Xem thêm các chương trình khác: