Giải Vở thực hành GDCD 7 trang 20 - Kết nối tri thức

Với giải Vở thực hành GDCD 7 trang 20 trong Bài 5: Bảo tồn di sản văn hóa GDCD lớp 7 Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi & làm bài tập  trong vở thực hành GDCD 7 trang 20

1 655 02/10/2022


Giải Vở thực hành GDCD 7 trang 20 - Kết nối tri thức

Bài 1 trang 20 vở thực hành GDCD 7: Khoanh tròn vào chữ cái trước phương án em chọn.

Câu a) Những sản phẩm tinh thần có giá trị về lịch sử, văn hóa, khoa học được lưu giữ bằng trị nhở, chữ viết, truyền miệng, truyền nghề, trình diễn và các hình thức lưu giữ, lưu truyền khác được gọi là gì?

A. Di sản.

B. Di sản văn hóa.

C. Di sản văn hóa vật thể

D. Di sản văn hóa phi vật thể

Trả lời:

Đáp án đúng là: D

Những sản phẩm tinh thần có giá trị về lịch sử, văn hóa, khoa học được lưu giữ bằng trị nhở, chữ viết, truyền miệng, truyền nghề, trình diễn và các hình thức lưu giữ, lưu truyền khác được gọi là di sản văn hóa phi vật thể.

Câu b) Sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, bao gồm các di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, các di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia được gọi là gì?

A. Di sản.

B. Di sản văn hóa.

C. Di sản văn hóa vật thể.

D. Di sản văn hóa phi vật thể.

Trả lời:

Đáp án đúng là: C

Sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, bao gồm các di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, các di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia được gọi là di sản văn hóa vật thể.

Câu c) Theo quy định của Luật Di sản văn hóa năm 2001, tổ chức, cá nhân không có quyền và nghĩa vụ nào sau đây?

A. Tham quan, nghiên cứu di sản văn hóa.

B. Sở hữu hợp pháp di sản văn hóa.

C. Tôn trọng, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa.

D. Giữ cổ vật, bảo vật quốc gia do mình tìm được làm của riêng.

Trả lời:

Đáp án đúng là: D

Theo quy định của Luật Di sản văn hóa năm 2001, tổ chức, cá nhân không được: giữ cổ vật, bảo vật quốc gia do mình tìm được làm của riêng. 

Bài 2 trang 20 vở thực hành GDCD 7: Em đồng tình hay không đồng tình với hành vi nào sau đây? Vì sao?

a) Tìm hiểu di tích lịch sử - văn hóa của quê hương.

b) Buôn bán, trao đổi cổ vật không có giấy phép.

c) Giới thiệu về di tích lịch sử - văn hóa của quê hương với du khách nước ngoài.

d) Nhắc nhở bạn bè, người thân bảo vệ di sản văn hóa.

e) Thả gia súc trong khu di tích lịch sử - văn hóa.

g) Tổ chức tham quan di tích lịch sử - văn hóa.

Trả lời:

- Ý kiến a) Đồng tình, vì việc tìm hiểu di tích lịch sử - văn hoá của quê hương thể hiện sự tự hào, góp phần giữ gìn, bảo tồn di sản văn hoá của quê hương.

- Ý kiến b) Không đồng tình và việc buôn bán, trao đổi cổ vật không có giấy phép là vi phạm Luật Di sản văn hoá, làm tổn hại đến di sản văn hoá của quê hương.

- Ý kiến c) Đồng tình, vì việc giới thiệu về di tích lịch sử - văn hoá của quê hương cho du khách nước ngoài là thể hiện sự tự hào về di sản văn hoá của quê hương.

- Ý kiến d) Đồng tình, vì việc nhắc nhở bạn bè, người thân bảo vệ di sản văn hoá góp phần giữ gìn, bảo tồn di sản văn hoá của quê hương.

- Ý kiến e) Không đồng tinh vi việc chăn thả gia súc trong khu di tích lịch sử - văn hoá làm tổn hại đến di sản văn hoá của quê hương.

- Ý kiến g) Đồng tình và tham quan di tích lịch sử - văn hoá sẽ giúp ta có hiểu biết về di tích lịch sử - văn hoá, thềm tự hào về các di tích lịch sử - văn hoá của quê hương.

Xem thêm lời giải Vở thực hành Giáo dục công dân lớp 7 Kết nối tri thức với cuộc sống hay, chi tiết khác:

Giải Vở thực hành GDCD 7 trang 21

Giải Vở thực hành GDCD 7 trang 22

1 655 02/10/2022


Xem thêm các chương trình khác: