Giải Vở thực hành GDCD 7 trang 10 - Kết nối tri thức

Với giải Vở thực hành GDCD 7 trang 10 trong Bài 2: Quan tâm, cảm thông và chia sẻ GDCD lớp 7 Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi & làm bài tập  trong vở thực hành GDCD 7 trang 10

1 556 lượt xem


Giải Vở thực hành GDCD 7 trang 10 - Kết nối tri thức

Bài 3 trang 10 vở thực hành GDCD 7: Em tán thành hay không tán thành với ý kiến nào dưới đây? Vì sao?

a) Chỉ người nào gặp khó khăn mới cần tới sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ.

b) Khi ai đó có lời đề nghị thì mình mới quan tâm, cảm thông và chia sẻ.

c) Để thể hiện sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ, chỉ cần tặng quà là đủ.

d) Sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ giúp mọi người cảm thấy vui vẻ, hạnh phúc và yêu thương nhau hơn.

Trả lời:

- Ý kiến a) Không tán thành vì ai cũng cần quan tâm, cảm thông và chia sẻ. Tuy nhiên, những người khó khăn cần sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ nhiều hơn.

- Ý kiến b) Không tán thành vì dù họ không để nghị (có thể vì ngại ngần) thì mình vẫn cần thể hiện sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ.

- Ý kiến c) Không tán thành và tặng quà (vật chất) chỉ là một biểu hiện của quan tâm, cảm thông và chia sẻ. Có thể chỉ bằng lời nói, cử chỉ ân cần vẫn thể hiện sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ.

- Ý kiến d) Tán thành vì đó chính là ý nghĩa của quan tâm, cảm thông và chia sẻ.

Bài 4 trang 10 vở thực hành GDCD 7: Em hãy đọc câu chuyện sau và trả lời câu hỏi:

CÕNG BẠN ĐI HỌC

Hồng và Tứ là đôi bạn thân. Hổng bị liệt từ nhỏ, hai chân em teo quắt lại không đi đứng được. Vậy mà Hồng rất ham học. Thấy các bạn hằng ngày ríu rít cắp sách đến trường, bạn khóc, xin mẹ cho đi học.

Tứ ở cùng xóm với Hồng, thương Hồng tàn tật, thương mẹ bạn già yếu lại bận việc đồng ống, Tứ xin được giúp bạn. Hằng ngày, Tứ cõng Hồng đến trường rồi lại công Hồng về nhà, chẳng quản mưa nắng, đường xa. Những hôm trời mưa, đường làng đầy vết chân trâu, trơn như đổ mỡ, cõng bạn trên lưng Tứ phải cố bấm mười đầu ngón chân xuống đất cho khỏi ngã. Có những hôm bị ốm mệt, nhưng sợ Hồng mất buổi học, Tứ vẫn cố gắng cõng bạn đi học.

Ba năm liền, Tứ cõng Hồng đi học như vậy. Tấm gương của Tứ đã được bạn bè khắp xã gần học tập. Giờ đây, cùng với em, có cả một tiểu đội các bạn cùng lớp, hàng ngày thay nhau đưa Hồng đến trường.

(Theo Phạm Hổ, Rèn luyện phẩm chất cho học sinh tiểu học, NXB Giáo dục Việt Nam, 2019)

a) Những chi tiết nào cho thấy Tứ và các bạn cùng lớp đã thể hiện sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ với Hồng?

b) Nêu cảm nhận của em về câu chuyện trên.

Trả lời:

Yêu cầu a) Những chi tiết cho thấy Tứ và các bạn cùng lớp đã thể hiện sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ với Hồng:

- Suốt ba năm, Tứ cõng Hồng đến trường rồi lại công Hồng về nhà, chẳng quản mưa nắng, đường xa.

- Có những hôm bị ốm mệt, nhưng sợ Hồng mất buổi học, Tứ vẫn cố gắng cõng bạn đi học.

- Học tập Tứ, các bạn trong lớp đã hằng ngày thay nhau đưa Hống đến trường.

Yêu cầu b) Cảm nhận của em: 

- Hồng và Tứ đã có một tình bạn đẹp.

- Tứ và những người bạn cùng lớp đã thể hiện sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ với những khó khăn của Hồng. Nhờ tình cảm của các bạn, Hồng đã có thêm động lực để vượt qua những khó khăn, thử thách.

Xem thêm lời giải Vở thực hành Giáo dục công dân lớp 7 Kết nối tri thức với cuộc sống hay, chi tiết khác:

Giải Vở thực hành GDCD 7 trang 9

Giải Vở thực hành GDCD 7 trang 11

Giải Vở thực hành GDCD 7 trang 12

1 556 lượt xem


Xem thêm các chương trình khác: