Giải Vật lí 11 trang 44 Chân trời sáng tạo

Với giải bài tập Vật lí 11 trang 44 trong Bài 6: Các đặc trưng vật lí của sóng sách Chân trời sáng tạo hay nhất, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Vật lí 11 trang 44.

1 621 16/05/2023


Giải Vật lí 11 trang 44

Câu hỏi 5 trang 44 Vật Lí 11: Từ phương trình (6.6), xác định khoảng cách giữa hai điểm gần nhau nhất dao động cùng pha và khoảng cách giữa hai điểm gần nhau nhất dao động ngược pha (theo bước sóng).

Lời giải:

Phương trình (6.6): u=Acos2πTt2πλx

Gọi M và N là hai điểm gần nhau nhất cách nguồn sóng khoảng cách lần lượt là xM và xN.

- Trường hợp M và N dao động cùng pha:

2πTt2πλxM2πTt2πλxN=2kπ2πλxNxM=2kπxNxM=kλ

Tức là khoảng cách giữa hai điểm gần nhất dao động cùng pha bằng một số nguyên lần bước sóng.

- Trường hợp M và N dao động ngược pha:

2πTt2πλxM2πTt2πλxN=2k+1π2πλxNxM=2k+1πxNxM=2k+1λ2=k+0,5λ

Tức là khoảng cách giữa hai điểm gần nhất dao động ngược pha bằng một số bán nguyên lần bước sóng.

Câu hỏi 6 trang 44 Vật Lí 11: Quan sát Hình 6.3, xác định độ lệch pha của hai điểm A và B trên cùng phương truyền sóng vào thời điểm t=7T4

Quan sát Hình 6.3 xác định độ lệch pha của hai điểm A và B trên cùng phương

Lời giải:

Ở thời điểm t=7T4 thì điểm A đang ở VTCB, điểm B đang ở biên dương. Nghĩa là sau khoảng thời gian ngắn nhất Δt=T4 thì hai điểm có trạng thái giống nhau, nên hai điểm A và B dao động lệch pha nhau góc Δφ=2πT.T4=π2.

Luyện tập trang 44 Vật Lí 11: Giải thích vì sao ở Hình 6.6a, đường biểu diễn có một đoạn nằm ngang sau vị trí có toạ độ x1 và ở Hình 6.6b, đường biểu diễn có một đoạn nằm ngang trước thời điểm t1.

Giải thích vì sao ở Hình 6.6a đường biểu diễn có một đoạn nằm ngang

Lời giải:

Ở đồ thị a có đường nằm ngang sau vị trí có toạ độ x1 là vì tại sau điểm đó chưa có sóng truyền tới.

Ở đồ thị b có đường nằm ngang trước thời điểm t1 là vì thời điểm trước đó sóng chưa truyền tới điểm M.

Vận dụng trang 44 Vật Lí 11: Đề xuất phương án thí nghiệm và thực hiện thí nghiệm đơn giản để tạo ra sóng truyền trên một sợi dây và xác định các đại lượng đặc trưng của sóng như chu kì, tần số.

Lời giải:

- Dụng cụ: Máy phát âm tần, bộ rung, dây đàn hồi, khớp nối, lò xo, lực kế 5 N, ròng rọc, đế ba chân, trụ thép, dây nối.

Đề xuất phương án thí nghiệm và thực hiện thí nghiệm đơn giản để tạo ra sóng

- Thực hiện thí nghiệm như link video dưới đây:

https://www.youtube.com/watch?v=0aYR4GG2Htg

- Dựa vào thông số trên máy phát âm tần ta xác định được tần số, chu kì, đếm số bụng sóng trên dây ta xác định được bước sóng, vận tốc sóng.

Xem thêm lời giải bài tập Vật lí 11 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác: 

Giải Vật lí 11 trang 39

Giải Vật lí 11 trang 40

Giải Vật lí 11 trang 41

Giải Vật lí 11 trang 42

Giải Vật lí 11 trang 43

Giải Vật lí 11 trang 44

Giải Vật lí 11 trang 45

1 621 16/05/2023


Xem thêm các chương trình khác: