Giải SBT Kinh tế pháp luật 10 trang 31 Kết nối tri thức

Với Giải SBT Kinh tế pháp luật 10 trang 31 trong Bài 9: Dịch vụ tín dụng sách Giáo dục Kinh tế và Pháp luật lớp 10 Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi & làm bài tập KTPL 10 trang 31.

1 511 lượt xem


Giải SBT Kinh tế pháp luật 10 trang 31

Bài tập 4 trang 31 SBT Kinh tế pháp luật 10: Em hãy tư vấn cho các nhân vật trong những tình huống dưới đây:

- Tình huống a. Thấy chị D là nhân viên của một doanh nghiệp nhà nước, được ngân hàng cho vay tín chấp 80 triệu đồng để sửa nhà, bác Y hàng xóm làm nội trợ ở nhà cũng muốn được vay tín chấp như vậy để mua xe máy cho con.

- Tình huống b. Cô N vay trả góp một khoản tiền lớn trong thời gian 10 năm để mua nhà. Sau 5 năm, Cô kiếm được tiền đủ để trả hết nợ vay của ngân hàng nhưng thời hạn trả góp còn 5 năm nữa. Cô băn khoăn chưa biết nên quyết định thế nào.

- Tình huống c. Doanh nghiệp tư nhân của ông A chuyên sử dụng tín dụng thương mại của doanh nghiệp X, tuy nhiên hiện tại có một số nguyên liệu ông A cần nhưng doanh nghiệp X không có. Ông A băn khoăn nên mua trực tiếp tất cả các nguyên liệu bằng tiền mặt ở một cơ sở khác cho tiện hay vẫn tiếp tục sử dụng tín dụng thương mại của doanh nghiệp X.

- Tình huống d. Cô D có 100 triệu đồng đang định đến gửi tiết kiệm ở một ngân hàng thương mại. Có người khuyên nên đầu tư mua trái phiếu chính phủ khiến cô bắn khoăn không biết nên quyết định thế nào.

Lời giải:

- Tình huống a. Chị D có đủ điều kiện để ngân hàng cho vay tín chấp: nhân viên một doanh nghiệp nhà nước, có thu nhập ổn định hằng tháng. Còn bác, không có những điều kiện đó, do vậy khó vay tín chấp từ ngân hàng.

- Tình huống b. Cô N nên xem xét kĩ các điều khoản ghi trong hợp đồng cho vay trả góp. Nếu hợp đồng có điều khoản cho phép trả trước hạn, thì thường mức phí trả nợ trước hạn sẽ cao. Khi đó cô N cần cân nhắc, so sánh khoản phải trả khi trả nợ trước hạn và khoản phải trả cho đến khi hết thời hạn.

- Tình huống c. Đây là điểm hạn chế của tín dụng thương mại. Ông A vẫn có thể sử dụng tín dụng thương mại của doanh nghiệp X với những nguyên liệu họ có. Những nguyên liệu doanh nghiệp X không có ông A sẽ mua trực tiếp ở cơ sở kinh doanh khác.

- Tình huống d. Nếu trong thời gian dài cô D không có nhu cầu sử dụng số tiền này thì có thể mua trái phiếu chính phủ để được hưởng lãi suất hấp dẫn và ổn định hơn so với gửi tiết kiệm ở ngân hàng thương mại và độ an toàn cũng rất cao.

Bài tập 5 trang 31 SBT Kinh tế pháp luật 10: Em hãy tìm hiểu và giới thiệu Chương trình tín dụng của Nhà nước cho học sinh, sinh viên vay vốn hỗ trợ học tập.

Lời giải:

(*) Bài tham khảo:

- Ngày 4/4/2022, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái đã ký ban hành Quyết định số 09/2022/QĐ-TTg về tín dụng đối với học sinh, sinh viên có hoàn cảnh gia đình khó khăn để mua máy tính, thiết bị phục vụ học tập trực tuyến.

- Theo Quyết định, đối tượng vay vốn bao gồm: Học sinh các cấp đang theo học tại các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân; học sinh, sinh viên đang theo học tại các trường đại học (hoặc tương đương đại học), cao đẳng, trung cấp và trung tâm giáo dục nghề nghiệp.

- Để được vay vốn, học sinh, sinh viên phải đáp ứng các điều kiện sau:

+ Là thành viên của hộ gia đình thuộc một trong các đối tượng: Hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ có mức sống trung bình theo chuẩn quy định của pháp luật hoặc hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19.

+ Không có máy tính, thiết bị đủ điều kiện đáp ứng yêu cầu học tập trực tuyến và chưa được hưởng chính sách hỗ trợ máy tính, thiết bị học tập trực tuyến dưới mọi hình thức.

- Mỗi học sinh, sinh viên đáp ứng các điều kiện trên có thể được vay vốn với mức tối đa là 10 triệu đồng/học sinh, sinh viên, lãi suất 1,2%/năm và thời hạn cho vay tối đa là 36 tháng. Vốn vay được sử dụng để mua máy tính, thiết bị đủ điều kiện đáp ứng yêu cầu học tập trực tuyến bao gồm: Máy tính để bàn, máy tính xách tay, máy tính bảng và các thiết bị ghi hình kỹ thuật số (webcam), thiết bị thu thanh (microphone).

- Việc cho vay đối với học sinh, sinh viên được thực hiện theo phương thức cho vay thông qua hộ gia đình. Đại diện hộ gia đình của học sinh, sinh viên là người đứng tên vay và giao dịch với Ngân hàng Chính sách xã hội. Trường hợp học sinh, sinh viên đang theo học tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp và trung tâm giáo dục nghề nghiệp đã đủ 18 tuổi thì được trực tiếp đứng tên vay vốn tại Ngân hàng Chính sách xã hội nơi cư trú hoặc nơi nhà trường đóng trụ sở nếu hộ gia đình không còn thành viên nào đủ 18 tuổi trở lên hoặc thành viên còn lại không còn sức lao động, không có đủ năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật.

- Việc cho vay của Ngân hàng Chính sách xã hội được thực hiện theo phương thức ủy thác cho các tổ chức chính trị - xã hội theo hợp đồng ủy thác hoặc trực tiếp cho vay đến người vay.

Lưu ý: Học sinh trình bày quan điểm cá nhân. Bài làm trên chỉ mang tính tham khảo

Xem thêm lời giải sách bài tập KTPL lớp 10 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Giải SBT Kinh tế pháp luật 10 trang 29

Giải SBT Kinh tế pháp luật 10 trang 30

1 511 lượt xem


Xem thêm các chương trình khác: