Giải SBT Kinh tế pháp luật 10 trang 22 Kết nối tri thức

Với Giải SBT Kinh tế pháp luật 10 trang 22 trong Bài 6: Thuế sách Giáo dục Kinh tế và Pháp luật lớp 10 Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi & làm bài tập KTPL 10 trang 22.

1 373 lượt xem


Giải SBT Kinh tế pháp luật 10 trang 22

Bài tập 2 trang 22 SBT Kinh tế pháp luật 10: Em đồng tình hay không đồng tình với ý kiến nào dưới đây? Vì sao?

a. Chủ thể chịu thuế là những cá nhân, tổ chức phải trực tiếp nộp thuế cho Nhà nước.

b. Thuế thu nhập cá nhân là công cụ điều tiết thị trường, hướng dẫn tiêu dùng tích cực.

c. Những doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ sẽ không phải nộp thuế.

d. Người tiêu dùng phải nộp thuế giá trị gia tăng cho Nhà nước.

e. Thuế tiêu thụ đặc biệt áp dụng đối với một số hàng hoá đặc biệt, xa xỉ nhằm điều chỉnh cung cầu hàng hoá đó trên thị trường.

Lời giải:

- Ý kiến a. Không đồng tình, vì chủ thể chịu thuế có thể nộp thuế gián tiếp, ví dụ thuế gián thu (thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt,...).

- Ý kiến b. Không đồng tình, vì đó là vai trò của thuế tiêu thụ đặc biệt.

- Ý kiến c. Không đồng tình, vì có nhiều loại thuế và Nhà nước chỉ giảm thuế, giãn thuế cho doanh nghiệp làm ăn thua lỗ do nguyên nhân khách quan như thiên tai, dịch bệnh,...

- Ý kiến d. Không đồng tình, vì thuế giá trị gia tăng là thuế gián thu. Người tiêu dùng không trực tiếp nộp thuế mà bị trừ thuế qua giá bán hàng hoá. Chủ thể sản xuất kinh doanh mới là người trực tiếp nộp thuế cho Nhà nước.

- Ý kiến e. Đồng tình, vì đó là vai trò của thuế tiêu thụ đặc biệt.

Bài tập 3 trang 22 SBT Kinh tế pháp luật 10: Em có nhận xét gì về các việc làm dưới đây?

a. Giám đốc N yêu cầu kế toán trưởng thay đổi số liệu thu chi của doanh nghiệp để giảm thuê.

b. Để giảm thuế thu nhập cá nhân, anh X đã nhờ người khác đứng tên một số khoản thu nhập.

c. Công ty A đã chia nhỏ các khoản tiền chi trả thu nhập và giải thích rằng, đó là một việc làm có lợi cho người lao động vì giúp họ giảm tiền thuế thu nhập cá nhân.

Lời giải:

- Trường hợp a. Hành động của giám đốc N là sai, vi phạm pháp luật về thuế.

- Trường hợp b. Hành động của anh X là sai, vi phạm pháp luật về thuế.

- Trường hợp c. Hành động của công ty A là sai, vi phạm pháp luật về thuế.

Xem thêm lời giải sách bài tập KTPL lớp 10 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Giải SBT Kinh tế pháp luật 10 trang 21

Giải SBT Kinh tế pháp luật 10 trang 23

1 373 lượt xem


Xem thêm các chương trình khác: