Giải SBT Địa lí 7 trang 52 Kết nối tri thức

Với Giải SBT Địa lí 7 trang 52 trong Bài 17: Đặc điểm dân cư, xã hội Trung và Nam Mỹ, khai thác, sử dụng và bảo vệ rừng A-ma-dôn sách Địa lí lớp 7 Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi & làm bài tập Địa lí 7 trang 52.

1 737 02/12/2022


Giải SBT Địa lí 7 trang 52 Kết nối tri thức

Bài tập 2 trang 52 SBT Địa lí 7: Cho bảng số liệu sau:

TỈ LỆ SỐ DÂN ĐÔ THỊ Ở TRUNG VÀ NAM MỸ GIAI ĐOẠN 1950 - 2020

Năm

1950

1975

2000

2020

Tỉ lệ số dân đô thị (%)

41,0

60,7

75,3

80,3

Hãy:

- Tính tỉ lệ số dân nông thôn ở Trung và Nam Mỹ giai đoạn 1950 - 2020.

- Nhận xét tỉ lệ số dân đô thị ở Trung và Nam Mỹ giai đoạn 1950 - 2020.

Trả lời:

- Tính tỉ lệ dân nông thôn:

Năm

1950

1975

2000

2020

Tỉ lệ số dân nông thôn (%)

59,0

39,3

24,7

19,7

- Nhận xét: Trong giai đoạn 1950 – 2020, tỉ lệ dân cư nông thôn ở khu vực Trung và Nam Mĩ giảm mạnh: từ 59,0% (năm 1950), xuống còn 19,7% (năm 2020).

Bài tập 3 trang 52 SBT Địa lí 7: Dựa vào hình 1 trang 153 SGK, hoàn thành bảng theo mẫu sau vào vở:

ĐÔ THỊ TỪ 10 TRIỆU NGƯỜI TRỞ LÊN Ở TRUNG VÀ NAM MỸ NĂM 2020

STT

Tên thành phố

Quốc gia

1

 

 

2

 

 

3

 

 

4

 

 

5

 

 

6

 

 

Trả lời:

ĐÔ THỊ TỪ 10 TRIỆU NGƯỜI TRỞ LÊN Ở TRUNG VÀ NAM MỸ NĂM 2020

STT

Tên thành phố

Quốc gia

1

Mê-hi-cô Xi-ti

Mê-hi-cô

2

Bô-gô-ta

Cô-lôm-bi-a

3

Li-ma

Pê-ru

4

Bu-ê-nốt Ai-rét

Ác-hen-ti-na

5

Ri-ô đê Gia-nê-rô

Bra-xin

6

Xao Pao-lô

Bra-xin

Bài tập 4 trang 52 SBT Địa lí 7: Quá trình đô thị hoá ở Trung và Nam Mỹ khác gì so với quá trình đô thị hoá ở Bắc Mỹ?

Trả lời:

- Sự khác biệt của quá trình đô thị hoá ở Trung và Nam Mỹ so với quá trình độ thị hoá ở Bắc Mỹ:

+ Quá trình đô thị hoá ở Bắc Mỹ gắn liền với quá trình công nghiệp hoá, sự phát triển của công nghiệp.

+ Quá trình đô thị hoá ở Trung và Nam Mỹ mang tính tự phát. Tốc độ đô thị hoá nhanh trong khi kinh tế còn chậm phát triển đã làm nảy sinh nhiều vấn đề xã hội và môi trường (thất nghiệp, ô nhiễm môi trường, tệ nạn xã hội, tội phạm,...).

Bài tập 5 trang 52 SBT Địa lí 7: Khu vực Trung và Nam Mỹ còn được gọi là “châu Mỹ La-tinh”, hãy tìm hiểu và cho biết tại sao lại có tên gọi này.

Trả lời:

- Khu vực Trung và Nam Mỹ còn được gọi là “châu Mỹ La-tinh” vì: trước đây, phần lớn khu vực này từng là thuộc địa của Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha; ngôn ngữ chủ yếu của các nước này là tiếng Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha thuộc ngữ hệ La-tinh.

Bài tập 6 trang 52 SBT Địa lí 7: Nêu những lí do cần thiết phải bảo vệ rừng A-ma-dôn.

Trả lời:

- Cần phải bảo vệ rừng A-ma-dôn vì:

+ Rừng là nơi sinh sống của nhiều loài sinh vật, mang lại nhiều nguồn lợi cho con người.

 + Rừng là “lá phổi xanh” của Trái Đất, nguồn dự trữ sinh học quý giá, giúp điều hoà khí hậu và cân bằng sinh thái toàn cầu.

Bài tập 7 trang 52 SBT Địa lí 7: Dựa vào bảng số liệu trang 155 SGK, hãy vẽ biểu đồ cột thể hiện diện tích rừng A-ma-dôn ở Bra-xin giai đoạn 1970 - 2019. Nêu nhận xét.

Trả lời:

- Vẽ biểu đồ:

Sách bài tập Địa lí 7 Bài 17: Đặc điểm dân cư, xã hội Trung và Nam Mỹ, khai thác, sử dụng và bảo vệ rừng A-ma-dôn - Kết nối tri thức (ảnh 1)

- Nhận xét: Diện tích rừng A-ma-dôn giảm dần qua các năm:

+ Từ năm 1970 – 1990: giảm 0,21 triệu Km2

+ Từ năm 1990 – 2000: giảm 0,19 triệu Km2

+ Từ năm 2000 - 2010: giảm 0,17 triệu Km2

+ Từ năm 2010 0 2019: giảm 0,09 triệu Km2

Bài tập 8 trang 52 SBT Địa lí 7: Nếu một số biện pháp bảo vệ rừng A-ma-dôn.

Trả lời:

- Một số biện pháp bảo vệ rừng A-ma-dôn:

+ Tăng cường giám sát hoạt động khai thác rừng

+ Trồng rừng phục hồi

+ Tuyên truyền và đẩy mạnh vai trò dân bản địa trong việc bảo vệ rừng.

Xem thêm lời giải sách bài tập Địa lí lớp 7 Kết nối tri thức với cuộc sống hay, chi tiết khác: 

Giải SBT Địa lí 7 trang 51

1 737 02/12/2022


Xem thêm các chương trình khác: