Giải SBT Địa lí 10 trang 24 Chân trời sáng tạo

Với Giải SBT Địa lí 10 trang 24 trong Bài 7: Ngoại lực sách Địa lí lớp 10 Chân trời sáng tạo hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi & làm bài tập Địa lí 10 trang 24.

1 771 02/10/2022


Giải SBT Địa lí 10 trang 24 Chân trời sáng tạo

Bài tập 2 trang 24 SBT Địa lí 10: Dựa vào nội dung mục II, bài 7 trong SGK, em hãy hoàn thành nội dung bảng sau để phân biệt sự khác nhau giữa phong hoá lí học, phong hoá hoá học và phong hoá sinh học.

Quá trình phong hoá

Các loại

phong hoá

Khái niệm

Nguyên nhân

Kết quả

Phong hoá lí học

 

 

 

Phong hoá hoá học

 

 

 

Phong hoá sinh học

 

 

 

Trả lời:

Quá trình phong hoá

Các loại

phong hoá

Khái niệm

Nguyên nhân

Kết quả

Phong hoá lí học

Là quá trình phá hủy đá và khoáng vật thành mảnh vụn bởi các tác nhân vật lí mà không làm thay đổi thành phần hóa học của chúng.

Do sự thay đổi nhiệt độ đột ngột, sự đóng băng của nước, sự kết tinh của muối,… Tác động va đập của sóng, nước chảy, gió thổi, hoạt động sản xuất của con người.

Phá hủy đá

Phong hoá hoá học

Là quá trình phá hủy làm thay đổi tính chất, thành phần hóa học của đá và khoáng vật do tác động của nước và các chất khí dễ hòa tan trong nước như CO­2, O2,…

Do khí hậu nóng ẩm, có các loại đá dễ thấm nước và dễ hòa tan như đá vôi, thạch cao,… dưới tác động của nước trên bề mặt, nước ngầm và khí carbonic.

Hình thành và xuất hiện các dạng địa hình cacxtơ.

Phong hoá sinh học

Là quá trình phá hủy đá và khoáng vật cả về mặt cơ giới và hóa học.

Trong quá trình sinh trưởng, vi khuẩn, nấm, rễ cây, động vật phá hủy đá thông qua quá trình tìm kiếm thức ăn và nguồn dinh dưỡng, tìm nơi cư trú,…

Phá hủy đá và khoáng vật.

Bài tập 3 trang 24 SBT Địa lí 10: Em hãy điền nội dung thích hợp vào chỗ trống (......) trong các câu sau:

1. Bóc mòn là quá trình ..................... các sản phẩm phong hoá khỏi vị trí ban đầu của nó nhờ các ...............................................................................................................................................................................................................................................................

2. Xâm thực là quá trình .................. do ................... tạo nên..........................................................

3. Mài mòn là quá trình bóc mòn do ............................... tạo nên các dạng địa hình........................

...................................................................................................................

4. Thổi mòn là quá trình bóc mòn do ....................................................... tạo nên ..........................

......................................................................................................................................................................................................................................

Trả lời:

1. Bóc mòn là quá trình chuyển dời các sản phẩm phong hoá khỏi vị trí ban đầu của nó nhờ các tác nhân ngoại lực. Tùy nhân tố tác động mà quá trình bóc mòn có nhiều tên gọi khác nhau như: xâm thực, mài mòn, thổi mòn,…

2. Xâm thực là quá trình bóc mòn do nước chảy tạo nên các rãnh nông (do nước chảy tràn); mương xói, khe rãnh xói mòn (do dòng chảy tạm thời); các thung lũng sông, suối (do dòng chảy thường xuyên); các vịnh hẹp băng hà, cao nguyên băng hà, đá lưng cừu,…do băng hà tạo thành.

3. Mài mòn là quá trình bóc mòn do sóng biển tạo nên các dạng địa hình hàm ếch, nền mài mòn.

4. Thổi mòn là quá trình bóc mòn do gió, gió cuốn theo các hạt cát, đập mạnh vào bề mặt đá, phá hủy đá tạo nên các cột đá, tháp đá, nấm đá,…Quá trình này thường diễn ra mạnh ở những vùng khí hậu khô hạn.

Xem thêm lời giải sách bài tập Địa lí lớp 10 Chân trời sáng tạo với cuộc sống hay, chi tiết khác: 

Giải SBT Địa lí 10 trang 23

Giải SBT Địa lí 10 trang 25

Xem thêm tài liệu Địa lí lớp 10 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Lý thuyết Bài 7: Ngoại lực

Trắc nghiệm Địa Lí 10 Bài 7: Ngoại lực

1 771 02/10/2022


Xem thêm các chương trình khác: