Giải KTPL 11 trang 88 Chân trời sáng tạo

Với giải bài tập KTPL lớp 11 trang 88 trong Bài 11: Bình đẳng giới sách Chân trời sáng tạo hay nhất, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Kinh tế pháp luật 11 trang 88.

1 137 01/07/2023


Giải KTPL 11 trang 88 Chân trời sáng tạo

Vận dụng 1 trang 88 KTPL 11: Em hãy viết thư thể hiện quan điểm của em về bình đẳng giới với bạn bè quốc tế.

Lời giải:

(*) Tham khảo:

Kính thưa Tổng thư ký LHQ Ngài Antonio Guterres!

Bình đẳng giới là một mục tiêu rất quan trọng cần hướng đến, không chỉ ở đất nước Việt Nam của chúng tôi mà của tất cả các nước trên thế giới. Bởi lẽ, nó là một trong những tiêu chí đánh giá sự phát triển của một xã hội.

Nhiều năm qua, chính phủ nhiều nước trên thế giới đã nỗ lực để mang lại bình đẳng giới cho con người, để con người thật sự được sống trong một xã hội văn minh, phát triển bền vững. Những nỗ lực ấy đã đạt được những thành tựu nhất định. Tuy nhiên, hiện nay vấn đề bất bình đẳng giới vẫn có những diễn biến phức tạp.

Theo một báo cáo có tên “Phụ nữ đi làm: Những xu hướng trong năm 2016” của ILO (Tổ chức Lao động Quốc tế) đã nghiên cứu dữ liệu của 178 nước và đi đến kết luận rằng, tình trạng bất bình đẳng nam nữ vẫn tồn tại khá nghiêm trọng trên khắp các thị trường lao động toàn cầu.

Đáng chú ý, trong 2 thập niên qua, những tiến bộ đáng kể trong công tác giáo dục cho phụ nữ vẫn chưa tạo được bước chuyển tương xứng cho vị thế của phụ nữ tại nơi làm việc. Hiện nay, tỷ lệ có việc làm trên tổng dân số là 46% ở nữ giới và gần 72% ở nam giới.

Trong năm 2015, trên thế giới có 586 triệu phụ nữ làm những công việc gia đình hoặc tự buôn bán nhỏ. Tính chung trên toàn thế giới, có 38% số nữ giới làm những công việc được trả lương, song không được hưởng an sinh xã hội.

Bên cạnh đó, trong một ngày, phụ nữ tiếp tục phải làm nhiều thời gian hơn nam giới xét cả về công việc được trả lương lẫn không được trả lương. Tính trung bình tại cả quốc gia thu nhập thấp lẫn thu nhập cao, phụ nữ mỗi ngày phải làm nhiều hơn nam giới ít nhất là 2 tiếng rưỡi công việc nhà hoặc việc chăm sóc người thân (không được trả lương).

 Ngoài ra, tại hơn 100 quốc gia được khảo sát, có hơn 1/3 số nam giới đi làm (35,5%) và gần 1/3 số phụ nữ đi làm (25,7%) làm việc hơn 48 giờ/tuần. Điều này cũng dẫn đến việc phân chia công việc nhà và việc chăm sóc người thân (không được trả lương) không đồng đều giữa nam giới và nữ giới. 

Ở Việt Nam của chúng tôi, bên cạnh các thành tựu đạt được về bình đẳng giới, chúng ta vẫn phải thừa nhận một thực tế là tình trạng bất bình đẳng giới còn diễn ra trên một số lĩnh vực, tồn tại dưới một số hình thức khác nhau.

Cũng phải khẳng định rằng, nhận thức của một số người, đặc biệt là nam giới, còn thiếu tôn trọng phụ nữ, thiếu tôn trọng những giá trị mà phụ nữ mang lại cho cuộc sống.

Trong khi đó, nữ giới vẫn phải đảm đương việc gia đình nhiều hơn nam giới. Đáng nói là còn một bộ phận không nhỏ nữ giới chưa nhận thức đầy đủ về quyền được bình đẳng của mình, chấp nhận chịu bạo hành, chịu sự phân biệt đối xử một cách gần như là hiển nhiên.

Chẳng quá khó để một người dân trên đất nước của chúng tôi thấy rằng: Trong gia đình cả nam giới và nữ giới đều đi làm và thực hiện chức năng xã hội như nhau. Thế nhưng, tan giờ làm, nam giới có thể thảnh thơi vác giày ra sân chơi thể thao hay cùng bạn bè tụ tập ra những quán nhậu cùng hò reo, chém gió hay đi hát hò mà họ vẫn nói là để xả stress.

Còn phụ nữ? Vừa hết giờ làm là phi vội xe tới trường đón con, cho con đi học thêm, chợ búa, nấu nướng, dọn dẹp nhà cửa, chăm sóc gia đình nhà chồng. Chẳng lẽ phụ nữ thì như một cỗ máy hoạt động liên tục mà không cần xả strees ư? Đó là chưa kể, nếu làm không tốt công việc gia đình, nhiều phụ nữ ở nông thôn và các vùng núi cao còn thường xuyên phải chịu những trận bạo lực đòn roi của chồng mà họ chỉ biết cam chịu.

Thưa Ngài Antonio Guterres, tôi rất mong, Ngài Antonio Guterres với cương vị mới Ngài có thể có chính sách để cải thiện tình trạng bất bình đẳng giới bằng những hành động cụ thể, các các biện pháp tuyên truyền giáo dục để làm sao tất cả mọi người, cả nam giới và nữ giới đều cần tự giác thay đổi quan niệm về phân biệt đối xử, nữ giới cũng cần phải tự nâng cao trình độ, sự hiểu biết để vừa tự bảo vệ bản thân, vừa tích cực tham gia các hoạt động xã hội, qua đó khẳng định tự ý thức về quyền được bình đẳng của mình.

Chúc Ngài thật nhiều sức khỏe!

Ms. Thanh

Việt Nam, ngày 6 tháng 1 năm 2027.

Vận dụng 2 trang 88 KTPL 11Em hãy cùng các bạn vẽ tranh cổ động về chủ đề bình đẳng giới (có thể chọn một trong các lĩnh vực chính trị, giáo dục và đào tạo, lao động, gia đình, kinh tế, xã hội) và giới thiệu sản phẩm trước lớp.

Lời giải:

(*) Tham khảo: Tranh cổ động về quyền bình đẳng giới trong gia đình

Em hãy cùng các bạn vẽ tranh cổ động về chủ đề bình đẳng giới

Xem thêm lời giải bài tập Kinh tế pháp luật lớp 11 Chân trời sáng tạo với cuộc sống hay, chi tiết khác: 

Giải KTPL 11 trang 79

Giải KTPL 11 trang 80

Giải KTPL 11 trang 81

Giải KTPL 11 trang 82

Giải KTPL 11 trang 83

Giải KTPL 11 trang 85

Giải KTPL 11 trang 87

1 137 01/07/2023


Xem thêm các chương trình khác: