Giải Kinh tế pháp luật 11 Bài 19 (Chân trời sáng tạo): Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín | KTPL 11

Với giải bài tập Kinh tế pháp luật 11 Bài 19: Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín sách Chân trời sáng tạo hay nhất, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập KTPL 11 Bài 19.

1 629 19/09/2024


Giải KTPL 11 Bài 19: Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín

Mở đầu trang 141 KTPL 11: Em hãy nêu những quyền con người được đề cập trong Điều 12 Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền do Liên Hợp Quốc thông qua năm 1948.

Điều 12. Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền năm 1948 quy định:

“Không ai phải chịu sự can thiệp một cách tuỳ tiện vào sự riêng tư, gia đình, nơi ở hoặc thư tín, cũng như bị xúc phạm danh dự hoặc uy tín cá nhân. Mọi người đều có quyền được pháp luật bảo vệ chống lại sự can thiệp và xâm phạm như vậy.

Lời giải:

- Những quyền con người được đề cập trong Điều 12 Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền:

+ Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở.

+ Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín

+ Quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm.

1. Quy định cơ bản của pháp luật về quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín

Giải KTPL 11 trang 142

Câu hỏi trang 142 KTPL 11: Em hãy cho biết quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín được thể hiện như thế nào qua thông tin trên.

Lời giải:

Quy định đề cập đến quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín

+ Khoản 2 Điều 21 Hiến pháp năm 2013;

+ Khoản 3 Điều 38 Bộ luật Dân sự năm 2015;

+ Khoản 2 Điều 192 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2021).

Câu hỏi trang 142 KTPL 11: Cho biết nhận xét của em về hành vi của D trong trường hợp 1.

Lời giải:

Nhận xét về hành vi của D trong trường hợp 1: D đã tuân thủ quy định pháp luật về quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín.

Câu hỏi trang 142 KTPL 11: Em hãy chỉ ra hành vi vi phạm quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín trong trường hợp 2.

Lời giải:

Hành vi vi phạm quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín trong trường hợp 2: Chị A đã tự ý đọc tin nhắn trên điện thoại của chị P, chụp lại những tin nhắn về thông tin chị P có ý định chuyển sang công ty khác và chia sẻ cho mọi người trong công ty.

2. Hậu quả của hành vi vi phạm quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín

Giải KTPL 11 trang 144

Câu hỏi trang 144 KTPL 11: Hành vi của anh K vi phạm quy định nào của pháp luật về quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín?

Lời giải:

Hành vi bóc mở bưu gửi trái pháp luật của anh K vi phạm quy định của pháp luật về quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín (theo quy định tại khoản 4 Điều 10 Nghị định số 15/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử).

Câu hỏi trang 144 KTPL 11: Hành vi của anh K gây ra hậu quả gì?

Lời giải:

Hậu quả đối với hành vi của anh K: bị cơ quan chức năng xử phạt hành chính.

Câu hỏi trang 144 KTPL 11: Em có nhận xét gì về hành vi của những nhân vật trong các trường hợp trên?

Lời giải:

Nhận xét về hành vi của những nhân vật trong các trường hợp:

+ Trường hợp 1: Khi nhặt được thư, M và X đã đem đến bưu điện để trả, đây là hành vi thực hiện đúng quy định của pháp luật về quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín.

+ Trường hợp 2: Hành vi anh A tự ý mở và nghe bản ghi âm cuộc đàm thoại cá nhân của anh B là hành vi vi phạm quy định của pháp luật về quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín.

Câu hỏi trang 144 KTPL 11: Theo em, mọi người có trách nhiệm gì trong thực hiện quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín?

Lời giải:

Trách nhiệm của mọi người trong việc thực hiện quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín:

+ Tìm hiểu những quy định của pháp luật về quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín;

+ Tự giác thực hiện và vận động những người xung quanh chấp hành nghiêm chỉnh quy định pháp luật về quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín.

Luyện tập

Giải KTPL 11 trang 145

Luyện tập 1 trang 145 KTPL 11: Em đồng tình hay không đồng tình với nhận định nào sau đây? Vì sao?

a. Vợ chồng không được phép xem tin nhắn điện thoại của nhau.

b. Mọi người có quyền bí mật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác.

c. Người có thẩm quyền được khám xét thư tín để phục vụ công tác điều tra tội phạm.

d. Hành vi vi phạm quyền được đảm bảo an toàn thư tín, điện thoại, điện tín tuỳ theo tính chất, mức độ có thể bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Lời giải:

- Nhận định a. Đồng tình với nhận định a vì theo quy định tại khoản 2 Điều 21 Hiến pháp năm 2013, mọi người có quyền bí mật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác nên cho dù là vợ chồng thì cũng không được xem tin nhắn của nhau.

- Nhận định b. Đồng tình với nhận định b vì theo quy định tại khoản 2 Điều 21 Hiến pháp năm 2013, mọi người có quyền bí mật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác.

- Nhận định c. Không đồng tình với nhận định c vì theo quy định tại khoản 2 Điều 192 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2021), khi có căn cứ để nhận định trong thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm, dữ liệu điện tử có công cụ, phương tiện phạm tội, tài liệu, đồ vật, tài sản liên quan đến vụ án thì có thể khám xét thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm, dữ liệu điện tử; do đó, cho dù người có thẩm quyền cũng không được kiểm tra thư để phục vụ công tác điều tra tội phạm khi không có căn cứ chứng minh.

- Nhận định d. Đồng tình với nhận định d vì theo quy định của pháp luật, hành vi vi phạm quyền được đảm bảo an toàn thư tín, điện thoại, điện tín tuỳ theo tính chất, mức độ có thể bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Luyện tập 2 trang 145 KTPL 11: Em hãy nhận xét về hành vi của các nhân vật trong những trường hợp sau:

a. Nghe chuông điện thoại của Kreo, H đã tự ý trả lời điện thoại khi chưa được K đồng ý.

b. Vì có tính đa nghi, anh T đã bí mật cài phần mềm nghe lén vào điện thoại của bạn gái để thu thập thông tin.

c. Cô T là người giúp việc của gia đình bà M. Cô thường xuyên giúp bà M gửi thư cho người thân và chưa lần nào tự ý mở những bức thư này ra xem.

d. Hai sinh viên D, V cùng thuê một phòng trọ gần trường để thuận tiện cho việc học tập. Mỗi lần D gọi điện hỏi thăm gia đình, V thường nghe lén vì tính tò mò.

Lời giải:

- Trường hợp a: Hành vi của H tự ý trả lời điện thoại khi chưa được K đồng ý là hành vi vi phạm quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín.

- Trường hợp b: Hành vi anh T bí mật cài phần mềm nghe lén vào điện thoại của bạn gái để thu thập thông tin là hành vi vi phạm quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín.

- Trường hợp c: Cô T đã tự giác thực hiện đúng quy định của pháp luật về quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín.

- Trường hợp d: Hành vi của V cố tình nghe lén D nói chuyện điện thoại là hành vi vi phạm quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín.

Giải KTPL 11 trang 146

Luyện tập 3 trang 146 KTPL 11: Em hãy đọc các trường hợp sau và trả lời câu hỏi

a. Anh A và chị B là nhân viên kinh doanh làm việc cùng công ty. Để đạt chỉ tiêu bán hàng của mình, anh A mở email cá nhân của chị B và lấy danh sách khách hàng. Nhờ vậy, doanh số bán hàng của anh A tăng lên trong khi chị B không đạt chỉ tiêu. Điều này khiến chị B rất lo lắng và căng thẳng vì thu nhập bị ảnh hưởng.

b. Sau nhiều lần bị nhắc nhở do không hoàn thành công việc, anh T cho rằng giám đốc khắt khe và đang làm khó mình. Lợi dụng buổi tối khi đồng nghiệp đã về hết, anh T đã mở khoá tủ hồ sơ của giám đốc, lấy đi một số thư, tài liệu cá nhân quan trọng. Sự việc bị phát hiện, anh T đã bị sa thải.

câu hỏi:

- Trong các trường hợp trên, hành vi nào đã vi phạm quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân và hậu quả của những hành vi này là gì?

Lời giải:

- Hành vi của anh A (lấy danh sách khách hàng riêng từ email cá nhân của chị B) và anh T (mở khoá tủ hồ sơ của giám đốc, lấy đi một số thư, tài liệu cá nhân quan trọng) là hành vi vi phạm quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân.

- Hậu quả của hành vi vi phạm:

+ Trường hợp a: Chị B không đạt chỉ tiêu về doanh số bán hàng, thu nhập bị ảnh hưởng.

+ Trường hợp b: Anh T bị sa thải.

Luyện tập 3 trang 146 KTPL 11: Em rút ra bài học gì về quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín qua các trường hợp trên?

Lời giải:

Bài học: mỗi người cần có trách nhiệm tìm hiểu những quy định của pháp luật về quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín; tự giác thực hiện và vận động những người xung quanh chấp hành nghiêm chính quy định pháp luật về quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín.

Luyện tập 4 trang 146 KTPL 11: Em hãy đóng vai xử lí tình huống sau:

Tình huống. Bạn V đi ra ngoài nhưng không mang theo điện thoại. Về đến nhà, thấy mẹ đang dùng điện thoại của mình để xem tin nhắn, V đã giải thích với mẹ việc tự ý sử dụng điện thoại của người khác là xâm phạm quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín.

Lời giải:

- Xử lí tình huống: V nên giải thích với mẹ rằng pháp luật quy định quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín; mọi người được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín; do đó, việc tự ý sử dụng điện thoại của người khác là xâm phạm đến quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín.

Vận dụng

Vận dụng 1 trang 146 KTPL 11: Em hãy sưu tầm một số hành vi vi phạm quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín và chỉ ra hậu quả của những hành vi vi phạm này, sau đó chia sẻ cùng bạn bè.

Lời giải:

- Một số hành vi vi phạm:

+ Xem trộm tin nhắn điện thoại/ thư/ nhật kí,… của người khác.

+ Tự ý kiểm tra điện thoại của người khác.

+ Xâm nhập trái phép vào tài khoản thư điện tử của người khác

+…..

- Hậu quả:

+ Xâm phạm đời sống riêng tư an toàn và bí mật cá nhân của công dân;

+ Gây ảnh hưởng xấu đến tính tôn nghiêm của pháp luật và trật tự quản lí hành chính;

+ Dẫn đến những xung đột, mâu thuẫn trong các mối quan hệ, gây rối loạn trật tự, an ninh xã hội;...

Vận dụng 2 trang 146 KTPL 11: Em hãy cùng các bạn viết kịch bản và đóng vai một tiểu phẩm thể hiện nội dung quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín

Lời giải:

(*) Tham khảo: tiểu phẩm “Hãy tôn trọng quyền riêng tư của người khác

1. Nhân vật:

Chị Dần

Anh Hậu

Cô Tư - Cô họ anh Hậu

Chú Tám - Chú họ của anh Hậu

Anh Phương - Bạn của Hậu

Nam - con trai chị Dần

2. Nội dung tiểu phẩm

Người dẫn truyện (đọc): Qua một thời gian tìm hiểu, anh Hậu và chị Dần đã quyết định tiến tới hôn nhân. Chị Dần đã từng qua một đời chồng và lại nhiều tuổi hơn anh Hậu rất nhiều. Tuy nhiên, hai người lại vô cùng yêu thương nhau và quyết tâm cùng nhau xây dựng một mái ấm hạnh phúc riêng. Quyết định của anh chị cũng nhận được sự ủng hộ từ phía gia đình hai bên, nhất là con trai chị Dần. Ngày anh chị đăng ký kết hôn tại Ủy ban nhân dân xã, gia đình anh Hậu đã tổ chức bữa tiệc nhỏ để chúc phúc cho hai người. Sau khi từ Ủy ban nhân dân xã trở về, họ hàng trong nhà đã tụ tập đông đủ.

Cô Tư: Hai đứa về rồi đấy à? Thế nào, thủ tục đăng ký có lâu không?

Anh Hậu: Vâng, thủ tục cũng nhanh gọn cô ạ.

Chú Tám: Thế hai đứa có mang giấy đăng ký về cho cả nhà xem không?

Anh Hậu: Dạ, giấy đăng ký thì họ hẹn sẽ trả sau chú Tám ạ.

Chú Tám: Ừ, thôi thế cũng được rồi. Cán bộ xã cho đăng ký là nhất định sẽ được đăng ký.

Chị Dần: Dạ vâng, chúng cháu cảm ơn chú Tám.

Cô Tư: Thế là từ nay hai người chính thức là vợ chồng rồi đấy nhỉ?

Chị Dần: (cười) vâng ạ. Chúng cháu đợi ngày ra mắt họ hàng hai bên nữa thôi ạ.

Cô Tư: Nhất cháu đấy, Dần nhé. Thằng Hậu cháu tôi vừa trai tân, vừa hiền lành, ngoan ngoãn lại công ăn việc làm ổn định. Cả cái xã hội này là nhất cháu đấy.

Anh Hậu: Cô Tư...

Anh Hậu ôm vai cô Tư như muốn cô cùng thông cảm cho tình cảm vượt tuổi tác của mình.

Cô Tư: Được rồi, cô thương mày và cũng tin tưởng vào cháu Dần đây, cũng may là được cái nết người.

Chị Dần: Dạ, con cảm ơn cô Tư đã yêu thương chúng con nhiều ạ.

Chú Tám: Thôi, cỗ bàn mọi người cũng bày sẵn rồi, cả nhà mau mau vào mâm thôi.

Người dẫn truyện (đọc): Mọi người vui vẻ cùng nhau vào nhà. Đúng lúc đó, Phương - cậu bạn của Hậu đề nghị cho xin kiểu ảnh với cô dâu, chú rể.

Anh Phương: Hậu, cậu và chị Dần ra đây cho tôi xin kiểu ảnh cái đã. Sự kiện của ông bà mà không đưa lên facebook cho xã hội này ngưỡng mộ thì quả là quá phí phạm.

Anh Hậu: Cậu cứ quá, chúng tớ cũng chỉ như những cặp đôi bình thường khác thôi mà, tuy rằng tuổi tác chênh lệch nhau, nhưng chúng tớ yêu thương nhau chân thành.

Anh Phương: Đấy, chỉ riêng điều đó thôi, đã có nghìn người like rồi. Ông cứ yên tâm, tôi sẽ cho vợ chồng ông sáng nhất đêm nay.

Anh Hậu: Ông đừng có làm quá đấy nhé.

Anh Phương nói xong liền giơ chiếc điện thoại smartphone lên để chụp hình mọi người, trong đó có kiểu cô dâu và chú rể thân mật với nhau.

Chị Dần: Phương ơi, em chụp ảnh tụi chị, em đừng đưa lên mạng nhé. Chị muốn riêng tư một chút em à.

Anh Hậu: Ông nghe rõ chưa Phương? Ông mà làm gì quá đáng đừng trách tôi đấy.

Anh Phương: Rồi rồi, ông sao phải xoắn thế nhỉ?

Người dẫn truyện (đọc): Anh Phương nói vậy, nhưng vẫn đăng hình anh Hậu và chị Dần lên facebook cá nhân với Status “Chuyện tình đó đâu ai ngờ? Mọi người ngạc nhiên không? Cô dâu 48, chú rể 28! Hạnh phúc nhé cậu bạn của tôi!”. Sau đó, anh Phương tag trang facebook cá nhân của chị Dần và anh Hậu. Câu chuyện của anh Phương đã nhanh chóng thu hút được sự theo dõi của rất đông người trên mạng xã hội. Người thì chúc phúc, nhưng cũng có nhiều người có bình luận ác ý về cặp đôi đũa lệch này. Con trai chị Dần theo dõi mạng xã hội cũng biết được liền cho mẹ biết. Bữa tiệc đang vui vẻ bỗng trầm hẳn xuống.

Nam: Mẹ ơi, mẹ xem này, chú Phương chú ấy đăng hình bố mẹ lên mạng, nhiều người vào nói mẹ không ra gì kìa.

Chị Dần: Chú Phương này kỳ ghê. Mẹ đã nói chú ấy đừng đăng facebook rồi mà.

Nam: Lượt tương tác ngày càng tăng lên mẹ này. Để con bảo với chú ấy.

Anh Hậu: Thôi con, việc này để bố xử lý.

Người dẫn truyện (đọc): Nói rồi, anh Hậu gọi anh Phương ra đầu ngõ nói chuyện, có cả chị Dần và Nam.

Anh Hậu: Phương này, cậu làm bạn tôi kiểu gì thế?

Anh Phương: Ủa, sao bạn nặng lời vậy? Tôi cũng chỉ muốn tôi và nhiều nhiều người khác được biết để chúc phúc cho bạn tôi thôi mà.

Chị Dần: Cậu có biết, người ta nói tôi thế nào trên mạng không? chúc phúc tôi hay là lăng mạ tôi vậy? Tôi đã đề nghị với cậu là đừng đăng hình của chúng tôi và câu chuyện của chúng tôi lên mạng rồi mà sao cậu vẫn làm?

Anh Phương: Mọi người cứ nặng nề vấn đề thế nhỉ? Mạng xã hội thôi mà, đâu ai biết là ai.

Nam: Sao chú lại nói thế? Mẹ cháu đã không muốn đăng hình rồi mà chú vẫn làm là không tôn trọng người khác. Hiến pháp hay Bộ luật dân sự năm 2015 đều đã quy định rõ ràng rồi, đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình là bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ. Việc sử dụng, công khai thông tin liên quan đến đời sống riêng tư, bí mật cá nhân phải được người đó đồng ý. Chú làm như vậy là vi phạm pháp luật rồi đấy.

Anh Phương: A, thằng này cũng hiểu luật gớm. Ảnh đẹp thì chú chia sẻ thôi, có gì đâu mà vi phạm pháp luật, chẳng có tội gì ở đây hết.

Nam: Chắc chú Phương cũng không biết rằng, Điều 159 Bộ luật Hình sự năm 2015 đã quy định về tội xâm phạm bí mật hoặc an toàn thư tín, điện thoại, điện tín hoặc hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của người khác. Theo đó, người thực hiện các hành vi, trong đó có hành vi xâm phạm bí mật hoặc an toàn thư tín, điện thoại, điện tín, telex, fax hoặc hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của người khác, đã bị xử lý kỷ luật hoặc xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm. Trường hợp, tiết lộ các thông tin đã chiếm đoạt, làm ảnh hưởng đến danh dự, uy tín, nhân phẩm của người khác thì bị phạt tù từ 01 năm đến 03 năm.

Anh Hậu: Cậu không biết rồi, cháu Nam hiện đang là sinh viên năm nhất, việc tìm hiểu pháp luật để áp dụng vào cuộc sống là điều hiển nhiên.

Anh Phương: Ừ, giờ thì tôi hiểu rồi.

Anh Hậu: Hiểu rồi, thì cậu mau xóa status ấy đi và xin lỗi vợ tôi đi.

Chị Dần: Thôi, chuyện cũng không có gì, mình chỉ muốn Phương xóa bài là được.

Nam: Mẹ à, con chỉ sợ bây giờ không những mình chú Phương đâu mà nhiều người khác cũng biết và chia sẻ thông tin cá nhân riêng tư của bố mẹ lên mạng rồi ấy.

Anh Phương: Chết thật, hậu quả thật khôn lường quá. Thôi, em xin lỗi chị Dần nhé. Em xóa bài ngay đây.

Người dẫn truyện (đọc): Anh Phương nói xong liền xóa bài trên mạng, đồng thời anh cũng tạm khóa tài khoản để mọi người không nhắn tin hỏi thông tin của anh Hậu và chị Dần nữa.

Lý thuyết Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín

1. Quy định cơ bản của pháp luật về quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín

- Quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân:

+ Mọi người được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín;

+ Việc bóc mở, kiểm soát, thu giữ thư tín, điện thoại, điện tín của người khác chỉ được thực hiện trong trường hợp luật quy định.

+ Khi có căn cứ để nhận định trong thư tín, điện tín có công cụ, phương tiện phạm tội, tài liệu, đồ vật, tài sản liên quan đến vụ án thì có thể khám xét thư tín, điện tín.

- Nghĩa vụ của công dân trong việc thực hiện quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín:

+ Tuân thủ quy định của pháp luật về quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín;

+ Tôn trọng và không xâm phạm quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của người khác.

- Hành vi vi phạm quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín tùy theo tính chất, mức độ vi phạm có thể bị xử lí kỉ luật, xử lí hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định.

Lý thuyết KTPL 11 Chân trời sáng tạo Bài 19: Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín | Kinh tế Pháp luật 11

2. Hậu quả của hành vi vi phạm quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín

- Hành vi vi phạm quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân gây nên những hậu quả tiêu cực như:

+ Xâm phạm đời sống riêng tư an toàn và bí mật cá nhân của công dân;

+ Gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, tính mạng, tâm lí, danh dự, nhân phẩm, tiền bạc, học tập, công việc của công dân;

+ Gây ảnh hưởng xấu đến tính tôn nghiêm của pháp luật và trật tự quản lý hành chính...

Lý thuyết KTPL 11 Chân trời sáng tạo Bài 19: Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín | Kinh tế Pháp luật 11

- Người thực hiện hành vi vi phạm quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm có thể bị xử lý kỷ luật, xử lý hành chính, xử lý hình sự và phải bồi thường thiệt hại (nếu có) theo quy định của pháp luật.

3. Trách nhiệm của công dân

- Tìm hiểu những quy định của pháp luật về quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín;

- Tự giác thực hiện và vận động những người xung quanh chấp hành nghiêm chỉnh quy định pháp luật về quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín.

Lý thuyết KTPL 11 Chân trời sáng tạo Bài 19: Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín | Kinh tế Pháp luật 11

Xem thêm lời giải bài tập Kinh tế pháp luật lớp 11 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Bài 16: Quyền và nghĩa vụ công dân về bảo vệ tổ quốc

Bài 17: Quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm

Bài 18: Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở

Bài 20: Quyền và nghĩa vụ công dân về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin

Bài 21: Quyền và nghĩa vụ công dân về tự do tín ngưỡng và tôn giáo

1 629 19/09/2024


Xem thêm các chương trình khác: