Giải KTPL 11 trang 87 Chân trời sáng tạo

Với giải bài tập KTPL lớp 11 trang 87 trong Bài 11: Bình đẳng giới sách Chân trời sáng tạo hay nhất, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Kinh tế pháp luật 11 trang 87.

1 193 01/07/2023


Giải KTPL 11 trang 87 Chân trời sáng tạo

Luyện tập 1 trang 87 KTPL 11Em đồng tình hay không đồng tình với nhận định nào sau đây? Vì sao?

a. Bình đẳng giới là nam, nữ ngang bằng nhau về mọi mặt trong đời sống xã hội.

b. Chăm sóc con cái trước hết là trách nhiệm của người mẹ.

c. Số lượng lãnh đạo nữ trong các cơ quan nhà nước bị giới hạn.

d. Lao động nữ có những quy định ưu tiên trên cơ sở đặc điểm giới.

e. Trong gia đình, vợ chồng không bình đẳng về quyền và nghĩa vụ.

Lời giải:

- Nhận định a. Đồng tình với nhận định a vì theo quy định của Hiến pháp năm 2013 và Luật Bình đẳng giới năm 2006.

- Nhận định b. Không đồng tình với nhận định b vì theo quy định tại Điều 18 Luật Bình đẳng giới năm 2006, vợ chồng đều có trách nhiệm trong việc chăm sóc con cái.

- Nhận định c. Không đồng tình với nhận định c vì theo quy định của Luật Bình đẳng giới năm 2006 và Chiến lược bình đẳng giới quốc gia 2011 - 2020, số lượng lãnh đạo nữ không bị giới hạn, nhà nước tạo điều kiện tăng số lượng lãnh đạo nữ trong các cơ quan nhà nước.

- Nhận định d. Đồng tình với nhận định d vì theo quy định của Luật Bình đẳng giới năm 2006, nữ giới sẽ có những ưu tiên dựa trên cơ sở đặc điểm giới (chế độ thai sản, nghỉ ngơi trong thời kì nuôi con,...)

- Nhận định e. Đồng tình với nhận định e vì theo quy định tại Điều 18 Luật Bình đẳng giới năm 2006, vợ, chồng bình đẳng với nhau trong quan hệ dân sự và các quan hệ khác liên quan đến hôn nhân và gia đình.

Luyện tập 2 trang 87 KTPL 11Em hãy đánh giá hành vi của các nhân vật trong từng trường hợp dưới đây:

- Trường hợp a. Bạn A (nữ, học sinh lớp 11) có ước mơ trở thành kĩ sư cơ khí và dự định sau này sẽ thi vào Khoa Cơ khí của Trường Đại học D. Biết được điều đó, B (bạn nam cùng lớp) cho rằng nghề đó chỉ dành cho nam giới, hoàn toàn không phù hợp với nữ giới. Tuy nhiên, bạn A vẫn quyết tâm thực hiện ước mơ của mình. Sau đó, bạn A đã thi đậu, trở thành sinh viên Trường Đại học D.

- Trường hợp b. Anh D có vợ là chị B. Chị làm việc tại Công ty X, công việc khá bận rộn. Bên cạnh đó, chị còn phải chăm lo cho gia đình. Thấy vậy, anh D bàn bạc với vợ sẽ sắp xếp công việc để có thời gian cùng chị chăm sóc gia đình, giúp chị có thêm thời gian phát triển sự nghiệp. Chị B rất mừng vì anh D đã không ngại định kiến xã hội để đỡ đần công việc gia đình. Nhờ vậy, hai vợ chồng càng yêu thương nhau hơn, gia đình thêm ấm êm, hạnh phúc.

- Trường hợp c. Sau khi xem bản tin về việc Việt Nam nằm trong nhóm các nước đứng đầu thế giới về tỉ lệ đại biểu Quốc hội là nữ, C (nữ, học sinh lớp 11) rất tâm đắc với thông tin này. Bạn đã chia sẻ với bố việc phụ nữ đã vươn lên nắm giữ những vị trí quan trọng trong xã hội, vị thế ngày càng được cải thiện, nâng cao. C mong rằng sau này mình cũng sẽ trở thành một phụ nữ tiêu biểu trong xã hội. Bố C rất đồng tình và khuyên C nên cố gắng học tập để sau này thực hiện được ước mơ. C rất vui khi được bố ủng hộ.

Lời giải:

- Trường hợp a. Hành vi phân biệt của bạn B, cho rằng nghề kĩ sư cơ khí chỉ dành cho nam giới, hoàn toàn không phù hợp với nữ giới là không phù hợp với quy định của pháp luật về bình đẳng giới. Hành vi của bạn A muốn trở thành kĩ sư cơ khí, cố gắng học tập và thi đậu vào Khoa Cơ khí của Trường Đại học D là phù hợp với quy định của pháp luật về bình đẳng giới.

- Trường hợp b. Hành vi của anh D giúp vợ chăm sóc gia đình là phù hợp với quy định của pháp luật về bình đẳng giới.

- Trường hợp c. Hành vi của bạn C mong muốn trở thành một phụ nữ tiêu biểu trong xã hội và bố của bạn C cũng ủng hộ là phù hợp với quy định của pháp luật về bình đẳng giới.

Luyện tập 3 trang 87 KTPL 11: Em hãy đọc các trường hợp sau và trả lời câu hỏi

Trường hợp a. Chi hội Phụ nữ khu phố M tổ chức nói chuyện về chủ đề “Vai trò của phụ nữ hiện nay". Sau khi tham gia, mọi người đã biết bình đẳng giới có ý nghĩa quan trọng đối với xã hội. Đây là động lực để xã hội phát triển bền vững, hướng tới công bằng - dân chủ - văn minh. Ngoài ra, bình đẳng giới không chỉ giải phóng phụ nữ nhất là trong lao động, gia đình mà còn giải phóng nam giới khỏi định kiến xã hội.

- Em có nhận xét gì về nhận định “bình đẳng giới không chỉ giải phóng phụ nữ mà còn giải phóng đàn ông khỏi gánh nặng định kiến xã hội”?

- Em có suy nghĩ gì về việc làm của Chi hội Phụ nữ khu phố M trong trường hợp trên?

Trường hợp b. Gần đây, không khí gia đình bà A rất nặng nề vì chồng bà muốn con gái lớn (hiện đang học lớp 11) nghỉ học. Bà A tâm sự chuyện này với bà C. Bà cho biết, chồng bà quan niệm con trai mới cần học nhiều, còn con gái thì không. Biết chuyện, bà C đã vận động Hội Phụ nữ và Hội Nông dân tác động đến chồng bà A. Ông dần thay đổi suy nghĩ, không ép con gái phải nghỉ học. Nhờ vậy, bình đẳng giới trong giáo dục tại gia đình bà A được đảm bảo.

- Em có nhận xét gì về quan điểm của chồng bà A?

- Theo em, mọi người cần hành động như thế nào để thúc đẩy bình đẳng giới trong xã hội?

Lời giải:

Trường hợp a.

- Nhận định “bình đẳng giới không chỉ giải phóng phụ nữ mà còn giải phóng đàn ông khỏi gánh nặng định kiến xã hội" là hoàn toàn đúng đắn, không chỉ giúp phụ nữ phát huy hết vai trò và khả năng của mình, mà còn giúp đàn ông bớt đi phần nào áp lực trong việc trở thành “trụ cột” trong tất cả các lĩnh vực. Chẳng hạn, quan niệm nam giới phải mạnh mẽ, không được khóc, không được thể hiện cảm xúc là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc tỉ lệ tự tử ở nam giới cao gấp 3 lần nữ giới, tuổi thọ cũng ngắn hơn. Rất nhiều nam giới bị rối loạn tâm lí nhưng không dám đi khám hay chữa hoặc tìm đến sự giúp đỡ vì họ sợ bị dị nghị là "yếu ớt" hay "thiếu nam tính

- Việc Chi hội Phụ nữ khu phố M tổ chức nói chuyện về chủ đề “Vai trò của phụ nữ hiện nay” nhằm tuyên truyền về ý nghĩa của việc bình đẳng giới, giúp mọi người hiểu hơn và thực hiện tốt vai trò của mình.

Trường hợp b.

- Nhận xét về quan điểm của chồng bà A muốn con gái lớn (hiện đang học lớp 11) nghỉ học vì cho rằng con trai mới cần học nhiều, còn con gái thì không là không phù hợp với quy định của pháp luật về bình đẳng giới trong giáo dục.

- Để thúc đẩy bình đẳng giới trong xã hội, mọi người cần:

+ Tôn trọng và nghiêm túc thực hiện các quy định của pháp luật về bình đẳng giới

+ Có thái độ phê phán và hành động lên án, tố cáo các hành vi vi phạm quy định về bình đẳng giới,…

Xem thêm lời giải bài tập Kinh tế pháp luật lớp 11 Chân trời sáng tạo với cuộc sống hay, chi tiết khác: 

Giải KTPL 11 trang 79

Giải KTPL 11 trang 80

Giải KTPL 11 trang 81

Giải KTPL 11 trang 82

Giải KTPL 11 trang 83

Giải KTPL 11 trang 85

Giải KTPL 11 trang 88

1 193 01/07/2023


Xem thêm các chương trình khác: