Giải KTPL 11 trang 82 Chân trời sáng tạo

Với giải bài tập KTPL lớp 11 trang 82 trong Bài 11: Bình đẳng giới sách Chân trời sáng tạo hay nhất, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Kinh tế pháp luật 11 trang 82.

1 161 lượt xem


Giải KTPL 11 trang 82 Chân trời sáng tạo

Câu hỏi trang 82 KTPL 11: Em hãy giải thích về quyền bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động ở thông tin trên và lấy ví dụ thực tiễn về việc thực hiện quyền bình đẳng giới trong lĩnh lực lao động.

Lời giải:

- Giải thích:  Bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động là việc nam, nữ bình đẳng về tiêu chuẩn, độ tuổi khi tuyển dụng, được đối xử bình đẳng tại nơi làm việc về việc làm, tiền công, tiền thưởng, bảo hiểm xã hội, điều kiện lao động và các điều kiện làm việc khác cũng như bình đẳng về tiêu chuẩn, độ tuổi khi được đề bạt, bổ nhiệm giữ các chức danh trong các ngành, nghề có tiêu chuẩn chức danh.

- Ví dụ thực tiễn:

+ Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, năm 2019, có 54,6 triệu lao động Việt Nam có việc làm, trong đó, lao động nam đạt gần 28,8 triệu người (chiếm khoảng 52.7%) và lao động nữ là 25,9 triệu người (chiếm khoảng 47.3%).

+ Theo báo cáo của Tổ chức lao động quốc tế, phụ nữ Việt Nam tham gia lực lượng lao động với tỉ lệ cao hơn mức trung bình của toàn cầu và khu vực. Năm 2019, có 70,9% phụ nữ Việt Nam trong độ tuổi lao động tham gia thị trường lãnh đạo. Tỷ lệ tương ứng ở cấp độ toàn cầu là 47,2%, và tỷ lệ ở Châu Á - Thái Bình Dương thậm chí còn thấp hơn, ở mức 43,9%.

Câu hỏi trang 82 KTPL 11Trình bày suy nghĩ của em về việc làm của Công ty Y trong trường hợp trên.

Lời giải:

Đánh giá việc làm của Công ty Y: đây là việc làm tích cực, phù hợp với quy định về bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động.

Câu hỏi trang 82 KTPL 11Theo em, bình đẳng giới trong lĩnh vực gia đình được giải thích như thế nào qua thông tin trên? Cho ví dụ minh hoạ.

Lời giải:

- Giải thích: Bình đẳng giới trong lĩnh vực gia đình:

+ Vợ, chồng bình đẳng với nhau trong quan hệ dân sự và các quan hệ khác liên quan đến hôn nhân và gia đình.

+ Vợ, chồng có quyền, nghĩa vụ ngang nhau trong sở hữu tài sản chung, bình đẳng trong sử dụng nguồn thu nhập chung của vợ chồng và quyết định các nguồn lực trong gia đình.

+ Vợ, chồng bình đẳng với nhau trong việc bàn bạc, quyết định lựa chọn và sử dụng biện pháp kế hoạch hoá gia đình phù hợp; sử dụng thời gian nghỉ chăm sóc con ốm theo quy định của pháp luật.

+ Con trai, con gái được gia đình chăm sóc, giáo dục và tạo điều kiện như nhau đề học tập, lao động, vui chơi, giải trí và phát triển.

+ Các thành viên nam, nữ trong gia đình có trách nhiệm chia sẻ công việc gia đình.

- Ví dụ thực tiễn:

+ Vợ và chồng cùng chia sẻ, giúp đỡ nhau thực hiện các công việc trong gia đình.

+ Các thành viên trong gia đình đều tôn trọng, yêu thương nhau, cùng nhau tham gia bàn bạc, nêu ý kiến, quan điểm về các vấn đề.

+ Bố mẹ yêu thương, đối xử công bằng, bình đẳng, không phân biệt giới tính giữa các con.

Câu hỏi trang 82 KTPL 11Em có suy nghĩ gì về việc làm của anh T? Việc làm của Hội Liên hiệp phụ nữ xã có được coi là biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới không? Vì sao?

Lời giải:

Sự thay đổi trong suy nghĩ, hành vi của anh T là tích cực, phù hợp với quy định về bình đẳng giới trong gia đình. Việc làm của Hội liên hiệp phụ nữ xã là một biểu hiện của biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới trong gia đình vì qua công tác vận động đã thúc đẩy bình đẳng giới trong gia đình anh T.

Xem thêm lời giải bài tập Kinh tế pháp luật lớp 11 Chân trời sáng tạo với cuộc sống hay, chi tiết khác: 

Giải KTPL 11 trang 79

Giải KTPL 11 trang 80

Giải KTPL 11 trang 81

Giải KTPL 11 trang 83

Giải KTPL 11 trang 85

Giải KTPL 11 trang 87

Giải KTPL 11 trang 88

1 161 lượt xem


Xem thêm các chương trình khác: