Giải Địa lí 11 trang 26 Cánh diều

Với giải bài tập Địa lí lớp 11 trang 26 trong Bài 7: Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, dân cư, xã hội và kinh tế khu vực Mỹ La - Tinh sách Cánh diều hay nhất, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Địa lí 11 trang 26

1 246 01/08/2023


Giải Địa lí 11 trang 26 Cánh diều

Câu hỏi trang 26 Địa Lí 11: Đọc thông tin và quan sát hình 7.1, hãy:

- Trình bày một số đặc điểm nổi bật về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của khu vực Mỹ La-tinh.

Đọc thông tin và quan sát hình 7.1 hãy (ảnh 1)

Lời giải:

- Địa hình:

+ Đồng bằng và sơn nguyên chiếm phần lớn diện tích. Các dãy nũi trẻ cao, đồ sộ tập trung chủ yếu ở phía tây, vùng núi An-đét có địa hình hiểm trở.

+ Địa hình có sự phân hóa từ đông sang tây.

- Đất:

+ Ở vùng đồng bằng có đất đai màu mỡ.

+ Vùng đồi núi chủ yếu là đất đỏ badan.

- Khí hậu: có nhiều đới và kiểu khí hậu khác nhau:

+ Đới khí hậu xích đạo và cận xích đạo ở quần đảo Ăng-ti, sơn nguyên Guy-a-na, đồng bằng La-nốt và phần lớn đồng bằng A-ma-dôn; có nhiệt độ cao, lượng mưa lớn.

+ Đới khí hậu nhiệt đới chiếm phần lớn eo đất Trung Mỹ và khu vực chí tuyến Nam ở lục địa Nam Mỹ; với đặc điểm nóng quanh năm, lượng mưa khá lớn và tăng dần từ tây sang đông.

+ Đới khí hậu cận nhiệt chiếm diện tích nhỏ ở phía nam lục địa Nam Mỹ; có mùa hạ nóng và mùa đông ấm; ven biển phía đông có mưa nhiều.

+ Một số nơi như hoang mạc A-ta-ca-ma có khí hậu khô hạn; đồng bằng A-ma-dôn có khí hậu ẩm ướt, các vùng núi cao có khí hậu khắc nghiệt. Ngoài ra, ở khu vực Trung Mỹ và vùng biển Ca-ri-bê có một số thiên tai như: bão nhiệt đới, lũ lụt,...

- Sông, hồ:

+ Nhiều hệ thống sông lớn: A-ma-dôn, Pa-ra-na, Ô-ri-cô-nô… Sông nhiều nước, thường xảy ra lũ lụt.

+ Một số hồ lớn, như: Ni-ca-ra-gua, Ma Chi-qui-ta…

- Biển:

+ Có vùng biển rộng lớn: vùng biển thuộc Đại Tây Dương, Thái Bình Dương, vịnh Mê-hi-cô, biển Ca-ri-bê…

+ Nhiều ngư trường lớn thuộc các nước Pê-ru, chi-lê, Bra-xin…

+ Dọc bờ biển có nhiều vũng, vịnh nước sâu, bãi biển đẹp.

+ Tài nguyên dầu mỏ và khí tự nhiên ở thềm lục địa

- Sinh vật:

+ Diện tích rừng lớn 9,3 triệu km2, có nhiều kiểu rừng khác nhau chủ yếu là rừng nhiệt đới ẩm. Ngoài ra còn có xa-van, thảo nguyên,…

+ Hệ động, thực vật phong phú với nhiều loài đặc hữu: vẹt Nam Mỹ, trăn Nam Mỹ…

- Khoáng sản: Tài nguyên khoáng sản đa dạng, nhiều loại có trữ lượng lớn: sắt, đồng, dầu mỏ và khí tự nhiên, vàng, bạc, bô-xít…

Câu hỏi trang 26 Địa Lí 11: Đọc thông tin và quan sát hình 7.1, hãy:

- Phân tích ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên đến phát triển kinh tế - xã hội khu vực Mỹ La-tinh.

Đọc thông tin và quan sát hình 7.1 hãy (ảnh 1)

Lời giải:

- Địa hình, đất:

+ Các đồng bằng đất đai màu mỡ thuận lợi phát triển cây lương thực, cây thực phẩm và chăn nuôi.

+ Các sơn nguyên có diện tích đất ba-dan thuận lợi cho phát triển cây công nghiệp, cây ăn quả và chăn nuôi gia súc.

+ Các đảo lớn trong biển Ca-ri-bê có đồng bằng ven biển thích hợp trồng cây công nghiệp, cây ăn quả.

+ Vùng núi có tiềm năng lớn về khoáng sản, thủy điện và du lịch.

+ Địa hình gây khó khăn trong việc xây dựng các tuyến giao thông kết nối giữa các khu vực.

- Khí hậu:

+ Đới khí hậu xích đạo và cận xích đạo: thuận lợi cho trồng trọt và phát triển rừng.

+ Đới khí hậu nhiệt đới: tạo điều kiện chăn nuôi gia súc, cây công nghiệp, cây ăn quả nhiệt đới và rừng.

+ Đới khí hậu cận nhiệt: tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển chăn nuôi gia súc, cây công nghiệp, cây ăn quả cận nhiệt và ôn đới.

+ Khí hậu các vùng khắc nghiệt gây khó khăn cho sản xuất và đời sống người dân. Các thiên tai gây ra nhiều thiệt hại cho các quốc gia trong khu vực.

- Sông, hồ:

+ Sông có giá trị về thủy điện, giao thông, thủy sản và du lịch tuy nhiên tình trạng lũ lụt gây khó khăn cho đời sống và sản xuất.

+ Hồ có giá trị lớn về mặt giao thông, điều tiết nước và phát triển du lịch

- Biển:

+ Vùng biển nhiều tiềm năng phát triển tổng hợp kinh tế biển, như: đánh bắt và nuôi trồng thủy sản; khai thác khoáng sản; vận tải và du lịch biển,…

+ Một số vấn đề cần giải quyết, như: khai thác thủy sản quá mức, ô nhiễm môi trường…

- Sinh vật:

+ Tài nguyên rừng có tiềm năng rất lớn về kinh tế (cung cấp lâm sản, khai thác du lịch), có vai trò quan trọng trong bảo vệ môi trường.

+ Do khai thác gỗ, lấy đất trồng, khai thác khoáng sản nên diện tích và độ che phủ rừng đang bị suy giảm nghiêm trọng.

- Khoáng sản:

+ Là cơ sở quan trọng để phát triển ngành công nghiệp khai khoáng, cung cấp nguyên liệu cho các ngành công nghiệp khác và xuất khẩu.

+ Việc khai thác khoáng sản quá mức ở nhiều quốc gia làm cho nguồn tài nguyên này đang dần cạn kiệt và gây ô nhiễm môi trường.

Câu hỏi trang 26 Địa Lí 11: Đọc thông tin và dựa vào bảng 7.1, hãy:

- Trình bày vấn đề đô thị hóa ở Mỹ La-tinh.

Đọc thông tin và dựa vào bảng 7.1 hãy (ảnh 1)

Lời giải:

- Vấn đề đô thị hóa ở Mỹ La-tinh:

+ Mỹ La-tinh Là khu vực có mức độ đô thị hóa cao nhất trên thế giới.

+ Tỉ lệ dân thành thị liên tục tăng (năm 2020 là 80,1%), U-ru-goay có tỉ lệ dân thành thị cao nhất (95,5%). Ba đô thị đông dân nhất khu vực là: Bu-ê-nốt Ai-rét (15,2 triệu người), Mê-hi-cô Xi-ti (21,8 triệu người), Xao-pao-lô (22 triệu người).

Câu hỏi trang 26 Địa Lí 11: Đọc thông tin và dựa vào bảng 7.1, hãy:

- Quá trình đô thị hóa ở Mỹ La-tinh có ảnh hưởng tích cực và tiêu cực gì đến phát triển kinh tế - xã hội của khu vực.

Đọc thông tin và dựa vào bảng 7.1 hãy (ảnh 1)

Lời giải:

- Ảnh hưởng tích cực và tiêu cực của quá trình đô thị hóa ở Mỹ La-tinh đến phát triển kinh tế - xã hội của khu vực:

+ Tích cực: tạo ra nhiều việc làm và thu nhập cho người lao động, tiêu thụ khối lượng hàng hóa lớn, từng bước thay đổi bộ mặt đô thị, tạo sức hút đầu tư mạnh.

+ Tiêu cực: quá trình đô thị hóa không đi kèm với quá trình công nghiệp hóa, dân cư thành thị tăng nhanh chủ yếu do di dân từ nông thôn ra thành phố và lịch sử nhập cư lâu dài đã làm gia tăng tình trạng thất nghiệp, nghèo đói, suy thoái môi trường ở các thành phố.

1 246 01/08/2023


Xem thêm các chương trình khác: