Giải Địa lí 11 Bài 12 (Cánh diều): Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)
Với giải bài tập Địa lí 11 Bài 12: Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) sách Cánh diều hay nhất, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Địa lí 11 Bài 12.
Giải Địa lí 11 Bài 12: Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)
Lời giải:
- Một số mục tiêu chính được nêu trong Hiến chương ASEAN là:
+ Duy trì và thúc đẩy hòa bình, an ninh, ổn định, hướng tới hòa bình trong khu vực. Duy trì khu vực không có vũ khí hạt nhân và các loại vũ khí huỷ diệt hàng loạt khác.
+ Nâng cao năng lực tự cường khu vực thông qua việc đẩy mạnh hợp tác chính trị, an ninh, kinh tế, văn hóa - xã hội.
+ Giảm nghèo và thu hẹp khoảng cách phát triển trong ASEAN thông qua hợp tác và giúp đỡ lẫn nhau; nâng cao phúc lợi và đời sống của người dân khu vực.
+ Thúc đẩy phát triển bền vững nhằm bảo vệ môi trường khu vực, tài nguyên, di sản văn hóa,...
+ Hướng tới một ASEAN hòa bình, an ninh, ổn định dài lâu, kinh tế phát triển bền vững, thịnh vượng và tiến bộ xã hội.
- Hoạt động của ASEAN tuân theo các nguyên tắc được quy định trong Hiến chương ASEAN và thông qua các hoạt động của các cơ quan ASEAN, các hợp tác, các chương trình, các hiệp ước,...
- Hoạt động hợp tác:
+ Các nước ASEAN đã đẩy mạnh hợp tác toàn diện kinh tế thông qua các hiệp định, xây dựng các khu vực thương mại, đầu tư,...
+ ASEAN ngày càng có nhiều hoạt động mở rộng hợp tác trong lĩnh vực văn hoá như: giáo dục, y tế, thể thao, thanh thiếu niên, lao động....
- Ngày 28/7/1995, Việt Nam chính thức gia nhập ASEAN. Việt Nam đã có nhiều đóng góp quan trọng trong sự phát triển của ASEAN và đã khẳng định được vai trò của mình trong hiệp hội.
Câu hỏi trang 58 Địa Lí 11: Đọc thông tin và dựa vào kiến thức đã học, hãy:
- Trình bày mục tiêu của ASEAN.
Lời giải:
- Mục tiêu của ASEAN:p>
+ Duy trì và thúc đẩy hòa bình, an ninh, ổn định, hướng tới hòa bình trong khu vực. Duy trì khu vực không có vũ khí hạt nhân và các loại vũ khí hủy diệt hàng loạt khác.
+ Nâng cao năng lực tự cường khu vực thông qua việc đẩy mạnh hợp tác chính trị, an ninh, kinh tế, văn hóa - xã hội.
+ Giảm nghèo và thu hẹp khoảng cách phát triển trong ASEAN thông qua hợp tác và giúp đỡ lẫn nhau; nâng cao phúc lợi và đời sống của người dân trong khu vực.
+ Thúc đẩy phát triển bền vững nhằm bảo vệ môi trường khu vực, tài nguyên, di sản văn hóa…
+ Hướng tới một ASEAN hòa bình, an ninh, ổn định dài lâu, kinh tế phát triển bền vững, thịnh vượng và tiến bộ xã hội.
Câu hỏi trang 58 Địa Lí 11: Đọc thông tin và dựa vào kiến thức đã học, hãy:
- So sánh mục tiêu của ASEAN với EU.
Lời giải:
- Giống nhau: thúc đẩy sự hợp tác giữa các quốc gia thành viên trên nhiều lĩnh vực, như: kinh tế, văn hóa, an ninh - quốc phòng,…
- Khác nhau:
+ EU: sự thống nhất, liên kết giữa các nước thành viên xuất phát từ lĩnh vực kinh tế, thương mại.
+ ASEAN: động cơ liên kết ban đầu của các nước là hợp tác về chính trị - an ninh (do chịu ảnh hưởng sâu sắc từ bối cảnh thế giới và khu vực lúc bấy giờ).
Câu hỏi trang 59 Địa Lí 11: Đọc thông tin, hãy trình bày cơ chế hoạt động của ASEAN.
Lời giải:
♦ Hoạt động của ASEAN tuân theo các nguyên tắc được quy định trong Hiến chương ASEAN và thông qua các hoạt động của các cơ quan ASEAN, các hợp tác, các chương trình, các hiệp ước,…
- Các cơ quan điều phối của ASEAN:
+ Hội nghị Cấp cao ASEAN: là cơ quan hoạch định chính sách tối cao của ASEAN, đưa ra các chỉ đạo và các vấn đề then chốt.
+ Hội đồng Điều phối ASEAN: chuẩn bị các cuộc họp cấp cao, điều phối việc thực hiện các thỏa thuận và quyết định của Hội nghị Cấp cao ASEAN.
+ Các Hội đồng Cộng đồng ASEAN: đảm bảo việc thực hiện các quyết định có liên quan của Hội nghị Cấp cao ASEAN,…
+ Các cơ quan chuyên ngành cấp Bộ trưởng ASEAN: thực hiện các thỏa thuận và quyết định của Hội nghị Cấp cao ASEAN.
- Các nguyên tắc hoạt động chính của ASEAN:
+ Tôn trọng độc lập, chủ quyền, bình đẳng, toàn vẹn lãnh thổ và bản sắc dân tộc của tất cả các quốc gia thành viên; không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau.
+ Cam kết và chia sẻ trách nhiệm tập thể trong việc thúc đẩy hòa bình, an ninh và thịnh vượng của khu vực.
+ Không xâm lược, sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực hay các hành động khác dưới bất kì hình thức nào trái với luật pháp quốc tế; giải quyết tranh chấp bằng hòa bình.
+ Tuân thủ các nguyên tắc thương mại và các cơ chế dựa trên luật lệ của ASEAN.
Lời giải:
- Hợp tác trên lĩnh vực kinh tế: Các nước ASEAN đã đẩy mạnh hợp tác toàn diện kinh tế thông qua các hiệp định, xây dựng các khu vực thương mại, đầu tư,... Một số biểu hiện cụ thể là:
+ Khu vực Mậu dịch tự do ASEAN (AFTA)
+ Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC)
+ Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP)
+ Hiệp định Thương mại Dịch vụ ASEAN (ATISA)
+ Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện ASEAN - Nhật Bản (AJCEP)
- Hợp tác trên lĩnh vực văn hóa: ASEAN ngày càng có nhiều hoạt động mở rộng hợp tác trong lĩnh vực văn hoá như: giáo dục, y tế, thể thao, thanh thiếu niên, lao động.... Một số biểu hiện cụ thể là:
+ Ủy ban liên Chính phủ ASEAN về Nhân quyền (AICHR)
+ Đại hội Thể thao Đông Nam Á (SEA Games)
+ Chương trình Tàu Thanh Niên Đông Nam Á và Nhật Bản (SSESYP)
+ Các hội nghị bộ trưởng như: Hội nghị Bộ trưởng Giáo dục ASEAN (ASED), Hội nghị Bộ trưởng Phụ nữ ASEAN (AMMW)…
Câu hỏi trang 61 Địa Lí 11: Đọc thông tin, hãy trình bày một số thành tựu và thách thức của ASEAN.
Lời giải:
♦ Thành tựu của ASEAN:
- Về kinh tế:
+ Thúc đẩy tăng trưởng và bền vững kinh tế của khu vực, thế giới.
+ Xây dựng ASEAN trở thành khu vực kinh tế phát triển năng động, thu hút đầu tư.
+ Mở rộng quan hệ hợp tác với các nước, khối nước, thúc đẩy hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới.
+ Bước đầu đạt được các thỏa thuận và các hiệp định kinh tế trong các tổ chức thuộc Cộng đồng Kinh tế ASEAN.
- Về văn hóa - xã hội:
+ Tạo dựng được nền văn hóa đa dạng trong thống nhất.
+ Nhận thức và ý thức cộng đồng của người dân đã được nâng lên.
+ HDI của các nước đều tăng, đời sống của người dân được cải thiện.
- Về an ninh - chính trị:
+ Tạo dựng được môi trường hòa bình, ổn định trong khu vực.
+ Đạt được thỏa thuận Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC)
♦ Thách thức của ASEAN:
- Trình độ phát triển kinh tế không đồng đều giữa các quốc gia.
- Mức sống chệnh lệch, tình trạng đói nghèo, di cư, sắc tộc, tôn giáo, dịch bệnh, môi trường, thiên tai,…
- Giữ vững chủ quyền, an ninh khu vực, vấn đề Biển Đông còn có những thách thức.
Câu hỏi trang 62 Địa Lí 11: Đọc thông tin, hãy:
- Kể tên các lĩnh vực hợp tác của Việt Nam trong ASEAN.
Lời giải:
- Các lĩnh vực hợp tác của Việt Nam trong ASEAN: ngoại giao, kinh tế, khoa học - công nghệ, môi trường, y tế, văn hóa, giáo dục, an ninh - quốc phòng…
Câu hỏi trang 62 Địa Lí 11: Đọc thông tin, hãy:
- Nêu rõ vai trò của Việt Nam trong ASEAN.
Lời giải:
- Vai trò trong việc mở rộng ASEAN: Việt Nam cùng với các quốc gia khác đã thúc đẩy việc kết nạp Lào, Mi-an-ma, Cam-pu-chia gia nhập vào ASEAN.
- Vai trò trong thường trực ASEAN:
+ Hoàn thành vai trò Chủ tịch ASEAN vào các năm 1998, 2010, 2020;
+ Đạt được nhiều kết quả cao, thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các quốc gia thành viên, phát triển các tổ chức mới và nâng cao vị thế của ASEAN trên thế giới.
- Vai trò trong việc tổ chức, điều phối các hoạt động của ASEAN:
+ Việt Nam đã tổ chức thành công Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 6 tại Hà Nội năm 1998, góp phần quan trọng vào việc tăng cường đoàn kết, đẩy mạnh hợp tác trong các nước.
+ Đăng cai và tổ chức thành công Đại hội thể thao Đông Nam Á lần thứ 22 (năm 2003) và lần thứ 31 (tổ chức vào năm 2022).
- Vai trò trong xây dựng thể chế:
+ Góp phần đáng kể trong việc thúc đẩy các nước kí kết thành công và đưa ra các biện pháp để thực hiện Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC).
+ Chủ động tham gia vào quá trình soạn thảo để đi đến kí kết và thực hiện hóa Hiến chương ASEAN, một văn kiện quan trọng để hỗ trợ ASEAN thực hiện mục tiêu xây dựng Cộng đồng ASEAN.
- Các vai trò khác:
+ Giữ vai trò kết nối thông qua Kế hoạch Hành động Hà Nội và Tuyên bố Hà Nội về thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các thành viên trong ASEAN.
+ Tham gia tích cực trong việc xây dựng Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN 2025, cùng ASEAN bước sang một giai đoạn mới, tầm nhìn mới để hội nhập toàn cầu.
Lời giải:
Lĩnh vực |
Biểu hiện sự hợp tác |
Mục đích |
Kinh tế |
Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN (AFTA) |
- Đưa ASEAN thành khu vực sản xuất cạnh tranh trên thị trường thế giới, nâng cao năng lực cạnh tranh của ASEAN, tăng tính hấp dẫn đối với đầu tư nước ngoài. |
Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) |
- Tạo ra một thị trường chung ASEAN, thông qua việc thúc đẩy tự do lưu thông hàng hoá, dịch vụ, đầu tư và lao động trong khu vực. |
|
Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) |
- Hướng tới hình thành Hiệp định Thương mại Tự do Đông Á (CEPEA). |
|
Hiệp định Thương mại Dịch vụ ASEAN (ATISA) |
- Từng bước tự do hoá, tạo thuận lợi thương mại hàng hoá và dịch vụ, cải thiện cơ hội đầu tư. - Thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các quốc gia thành viên ASEAN - Thúc đẩy thương mại, đầu tư giữa ASEAN và Nhật Bản. |
|
Văn hóa |
Uỷ ban liên Chính phủ ASEAN về Nhân quyền (AICHR) |
- Thúc đẩy nhận thức và bảo vệ các quyền con người trong các tầng lớp nhân dân ASEAN, tăng cường hợp tác giữa chính phủ các nước thành viên. |
Đại hội Thể thao Đông Nam Á (SEA Games) |
- Tăng cường tình hữu nghị, đoàn kết, sự hiểu biết lẫn nhau giữa các nước; - Nâng cao thành tích, kĩ thuật, chiến thuật các môn thể thao để có cơ sở tham gia các đại hội thể thao lớn hơn. |
|
Chương trình Tàu Thanh niên Đông Nam Á và Nhật Bản (SSEAYP) |
- Tăng cường mối quan hệ giao lưu, hữu nghị giữa thanh niên các nước ASEAN và thanh niên Nhật Bản. |
|
- Hội nghị Bộ trưởng Thể thao ASEAN; - Hội nghị Bộ trưởng Giáo dục ASEAN... |
- Củng cố và làm sâu sắc hơn mối quan hệ giữa các quốc gia thành viên trên mọi lĩnh vực. |
Lời giải:
(*) Tham khảo: Hợp tác, phát triển giáo dục bền vững tại các quốc gia ASEAN
Từ 11-14/10/2022 tại Hà Nội, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) Việt Nam chủ trì tổ chức Hội nghị Bộ trưởng Giáo dục ASEAN lần thứ 12 và các hội nghị liên quan với sự tham gia của 10 nước thành viên ASEAN và 08 nước đối tác với chủ đề xuyên suốt "Nỗ lực chung nhằm tái định hình việc học và tăng cường khả năng thích ứng của hệ thống giáo dục khu vực ASEAN và hơn thế nữa trong bối cảnh mới".
Thông qua Hội nghị này và cùng với những ưu tiên trong nhiệm kỳ Việt Nam được vinh dự làm Chủ tịch hợp tác giáo dục 2022-2023 của ASEAN, những người đứng đầu ngành Giáo dục các nước ASEAN sẽ cùng nhau xây dựng và thực thi chính sách giáo dục đúng đắn, hiệu quả, trước mắt là để khôi phục và duy trì tính liên tục của hoạt động học tập. Và sau đó, là về trung và dài hạn, từng quốc gia cả cộng đồng ASEAN sẵn sàng ứng phó với những thách thức tương lai có thể ảnh hưởng nghiêm trọng, có thể làm gián đoạn học tập bằng cách xây dựng hệ thống giáo dục linh hoạt và tự cường hơn.
Chính phủ Việt Nam ủng hộ và tạo điều kiện tối đa để hỗ trợ Bộ GDĐT chủ trì, cùng các bộ, ngành, địa phương thúc đẩy việc thực hiện các hành động được thống nhất tại Hội nghị này phù hợp với tinh thần của Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN 2025 và các mục tiêu của Cộng đồng Văn hóa Xã hội ASEAN đến năm 2025, góp phần để Việt Nam và ASEAN hoàn thành các Mục tiêu Phát triển bền vững đến năm 2030 của Liên hợp quốc.
Với tinh thần "giáo dục cần dựa trên những nguyên tắc hợp tác, cộng tác và đoàn kết", Bộ GDĐT Việt Nam lựa chọn chủ đề của nhiệm kỳ này là "Nỗ lực chung nhằm tái định hình việc học và tăng cường khả năng thích ứng của hệ thống giáo dục khu vực ASEAN và hơn thế nữa trong bối cảnh mới. Để phù hợp với chương trình hành động của ASEAN về giáo dục giai đoạn 2021-2025, cũng như hướng tới tăng cường thúc đẩy khả năng thích ứng của hệ thống giáo dục trong bối cảnh mới, Bộ GDĐT đã đưa ra một số ưu tiên trong nhiệm kỳ Việt Nam làm Chủ tịch kênh giáo dục 2022-2023 như sau:
- Việc chăm sóc và bảo vệ sức khỏe tinh thần của người học
- Tăng cường giáo dục về bảo vệ môi trường, biến đổi khí hậu
- Bảo đảm việc tiếp cận giáo dục công bằng và có chất lượng cho người học, đặc biệt là nhóm yếu thế
- Thúc đẩy chuyển đổi số toàn diện và đảm bảo an toàn không gian mạng cho người học
- Đổi mới sáng tạo trong giáo dục đại học nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội.
Bài giảng Bài 12: Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)
Lý thuyết Địa lí 11 Bài 12: Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)
I. Mục tiêu của ASEAN
- Ngày 8/8/1967, tại Băng Cốc (Thái Lan), Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập với 5 nước thành viên là: Thái Lan, Xin-ga-po, Phi-líp-pin, In-đô-nê-xi-a và Ma-lai-xi-a. Tuyên bố Băng Cốc (được xem là bản tuyên ngôn khai sinh ra ASEAN) đã đưa ra mục tiêu của tổ chức.
- Ngày 15/12/2008, tại Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 41, được tổ chức tại Gia-các-ta (In-đô-nê-xi-a), Hiến chương ASEAN chính thức có hiệu lực với các mục tiêu cụ thể và toàn diện.
- Một số mục tiêu chính được nêu trong Hiến chương ASEAN là:
+ Duy trì và thúc đẩy hòa bình, an ninh, ổn định, hướng tới hòa bình trong khu vực. Duy trì khu vực không có vũ khí hạt nhân và các loại vũ khí huỷ diệt hàng loạt khác.
+ Nâng cao năng lực tự cường khu vực thông qua việc đẩy mạnh hợp tác chính trị, an ninh, kinh tế, văn hóa - xã hội.
+ Giảm nghèo và thu hẹp khoảng cách phát triển trong ASEAN thông qua hợp tác và giúp đỡ lẫn nhau; nâng cao phúc lợi và đời sống của người dân khu vực.
+ Thúc đẩy phát triển bền vững nhằm bảo vệ môi trường khu vực, tài nguyên, di sản văn hóa,...
+ Hướng tới một ASEAN hòa bình, an ninh, ổn định dài lâu, kinh tế phát triển bền vững, thịnh vượng và tiến bộ xã hội.
II.Cơ chế hoạt động và một số hợp tác trong kinh tế, văn hóa của ASEAN
1. Cơ chế hoạt động
Hoạt động của ASEAN tuân theo các nguyên tắc được quy định trong Hiến chương ASEAN và thông qua các hoạt động của các cơ quan ASEAN, các hợp tác, các chương trình, các hiệp ước,...
a) Các cơ quan điều phối của ASEAN
- Hội nghị Cấp cao ASEAN:
+ Gồm những người đứng đầu Nhà nước hoặc Chính phủ;
+ Là cơ quan hoạch định chính sách tối cao của ASEAN, đưa ra các chỉ đạo và các vấn đề then chốt.
- Hội đồng Điều phối ASEAN:
+ Gồm Bộ trưởng Ngoại giao các nước ASEAN;
+ Có nhiệm vụ chuẩn bị các cuộc họp cấp cao, điều phối việc thực hiện các thỏa thuận và quyết định của Hội nghị Cấp cao ASEAN; xem xét báo cáo của Tổng Thư kí ASEAN về chức năng và hoạt động của Ban Thư kí cũng như của các cơ quan liên quan khác,...
- Các Hội đồng Cộng đồng ASEAN
+ Gồm Hội đồng Cộng đồng Chính trị - An ninh ASEAN, Hội đồng Cộng đồng Kinh tế ASEAN và Hội đồng Cộng đồng Văn hoá - Xã hội ASEAN
+ Nhiệm vụ: bảo đảm việc thực hiện các quyết định có liên quan của Hội nghị Cấp cao ASEAN, điều phối các công việc trong lĩnh vực phụ trách và các vấn đề có liên quan tới các Hội đồng Cộng đồng khác,...
- Các cơ quan chuyên ngành cấp Bộ trưởng ASEAN:
+ Hoạt động theo chức năng, quyền hạn đã được xác định;
+ Thực hiện các thỏa thuận và quyết định của Hội nghị Cấp cao ASEAN.
- Ngoài ra, còn có Tổng Thư kí ASEAN, Ban Thư kí ASEAN, Uỷ ban các Đại diện thường trực bên cạnh ASEAN, Ban Thư kí ASEAN quốc gia, Uỷ ban liên Chính phủ ASEAN về Nhân quyền, Quỹ ASEAN.
b) Các nguyên tắc chính trong hoạt động của ASEAN
- Tôn trọng độc lập, chủ quyền, bình đẳng, toàn vẹn lãnh thổ và bản sắc dân tộc của tất cả các quốc gia thành viên; không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau.
- Cam kết và chia sẻ trách nhiệm tập thể trong việc thúc đẩy hòa bình, an ninh và thịnh vượng của khu vực.
- Không xâm lược, sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực hay các hành động khác dưới bất kì hình thức nào trái với luật pháp quốc tế; giải quyết tranh chấp bằng hòa bình.
- Tuân thủ các nguyên tắc thương mại và các cơ chế dựa trên luật lệ của ASEAN.
2. Một số hợp tác trong kinh tế, văn hoá của ASEAN
a) Trong lĩnh vực kinh tế
Các nước ASEAN đã đẩy mạnh hợp tác toàn diện kinh tế thông qua các hiệp định, xây dựng các khu vực thương mại, đầu tư,... Một số biểu hiện cụ thể là:
- Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN (AFTA)
+ Được thành lập vào tháng 1/1992, bao gồm các quốc gia thành viên ASEAN.
+ Mục tiêu của AFTA là đưa ASEAN thành khu vực sản xuất cạnh tranh trên thị trường thế giới, nâng cao năng lực cạnh tranh của ASEAN, tăng tính hấp dẫn đối với đầu tư nước ngoài.
- Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC)
+ Được thành lập vào tháng 1/2015, bao gồm 10 quốc gia thành viên ASEAN.
+ Mục tiêu chính của AEC là tạo ra một thị trường chung ASEAN, thông qua việc thúc đẩy tự do lưu thông hàng hoá, dịch vụ, đầu tư và lao động trong khu vực. Ngoài ra, AEC cũng tập trung vào việc phát triển các ngành công nghiệp cơ bản và đầu tư vào các lĩnh vực, đổi mới, sáng tạo để tăng cường sức cạnh tranh.
- Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP)
+ Có hiệu lực từ ngày 1/1/2022, là hiệp định thương mại tự do bao gồm 10 quốc gia thành viên ASEAN và 5 quốc gia mà ASEAN đã kí hiệp định thương mại tự do (Ô-xtrây-li-a, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và Niu Di-len).
+ Mục tiêu của RCEP là hướng tới hình thành Hiệp định Thương mại Tự do Đông Á (CEPEA).
- Hiệp định Thương mại Dịch vụ ASEAN (ATISA)
+ Có hiệu lực từ ngày 5/4/2021, là hiệp định thương mại dịch vụ của các quốc gia thành viên ASEAN.
+ Mục tiêu của ATISA là tăng cường các kết nối về kinh tế; tạo ra thị trường và quy mô dịch vụ lớn hơn; giảm các rào cản, tăng tính dự báo về thương mại và đầu tư trong lĩnh vực dịch vụ; tăng cường hợp tác và thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các nước thành viên.
- Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện ASEAN - Nhật Bản (AJCEP)
+ Có hiệu lực từ ngày 1/12/2008, là hiệp định thương mại tự do giữa các quốc gia thành viên ASEAN và Nhật Bản.
+ Mục tiêu của AJCEP là từng bước tự do hoá, tạo thuận lợi thương mại hàng hoá và dịch vụ, cải thiện cơ hội đầu tư, thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các quốc gia thành viên ASEAN và thúc đẩy thương mại, đầu tư giữa ASEAN và Nhật Bản.
- Ngoài ra, các quốc gia ASEAN còn tổ chức hàng loạt các Hội nghị Bộ trưởng trong nhiều lĩnh vực như: giao thông vận tải, viễn thông và công nghệ thông tin, du lịch,...
b) Trong lĩnh vực văn hoá
ASEAN ngày càng có nhiều hoạt động mở rộng hợp tác trong lĩnh vực văn hoá như: giáo dục, y tế, thể thao, thanh thiếu niên, lao động.... Một số biểu hiện cụ thể là:
- Uỷ ban liên Chính phủ ASEAN về Nhân quyền (AICHR)
+ Được thành lập vào tháng 10/2009, bao gồm các quốc gia thành viên ASEAN.
+ Mục tiêu là thúc đẩy nhận thức và bảo vệ các quyền con người trong các tầng lớp nhân dân ASEAN, tăng cường hợp tác giữa chính phủ các nước thành viên.
- Đại hội Thể thao Đông Nam Á (SEA Games)
+ Được tổ chức lần đầu tiên vào năm 1959 tại Băng Cốc (Thái Lan).
+ Là một sự kiện thể thao với sự tham gia của các vận động viên đến từ các quốc gia trong khu vực, diễn ra hai năm một lần.
+ Mục tiêu của SEA Games là nhằm tăng cường tình hữu nghị, đoàn kết, sự hiểu biết lẫn nhau giữa các nước và không ngừng nâng cao thành tích, kĩ thuật, chiến thuật các môn thể thao để có cơ sở tham gia các đại hội thể thao lớn hơn.
- Chương trình Tàu Thanh niên Đông Nam Á và Nhật Bản (SSEAYP)
+ Được tổ chức lần đầu tiên vào năm 1974.
+ Chương trình diễn ra hằng năm do Chính phủ các quốc gia thành viên ASEAN và Chính phủ Nhật Bản tổ chức.
+ Mục tiêu là nhằm tăng cường mối quan hệ giao lưu, hữu nghị giữa thanh niên các nước ASEAN và thanh niên Nhật Bản.
- Bên cạnh đó, các hội nghị bộ trưởng như: Hội nghị Bộ trưởng Thể thao ASEAN (AMMS), Hội nghị Bộ trưởng Giáo dục ASEAN (ASED), Hội nghị Bộ trưởng Thanh niên ASEAN (AMMY), Hội nghị Bộ trưởng Phụ nữ ASEAN (AMMW),... thường xuyên được diễn ra, nhằm củng cố và làm sâu sắc hơn mối quan hệ giữa các quốc gia thành viên trên mọi lĩnh vực.
III. Thành tựu và thách thức của ASEAN
1. Thành tựu
- Về kinh tế:
+ Thúc đẩy tăng trưởng và bền vững kinh tế của khu vực và thế giới.
+ Xây dựng ASEAN trở thành khu vực kinh tế phát triển năng động, thu hút đầu tư.
+ Mở rộng quan hệ hợp tác với các nước, khối nước, thúc đẩy hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới.
+ Bước đầu đạt được các thỏa thuận và các hiệp định kinh tế trong các tổ chức thuộc Cộng đồng Kinh tế ASEAN.
- Về văn hóa - xã hội:
+ Tạo dựng được nền văn hóa đa dạng trong thống nhất.
+ Nhận thức và ý thức cộng đồng của người dân đã được nâng lên.
+ HDI của các nước đều tăng, đời sống của người dân được cải thiện.
- Về an ninh - chính trị:
+ Tạo dựng được môi trường hòa bình, ổn định trong khu vực.
+ Đạt được thỏa thuận tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC).
2. Thách thức
- Trình độ phát triển kinh tế không đều giữa các quốc gia.
- Mức sống chênh lệch, tình trạng đói nghèo, di cư, sắc tộc, tôn giáo, dịch bệnh, môi trường, thiên tai,...
- Giữ vững chủ quyền, an ninh khu vực, vấn đề Biển Đông còn có những tồn tại.
IV. Hợp tác đa dạng và vai trò của Việt Nam trong ASEAN
- Ngày 28/7/1995, Việt Nam chính thức gia nhập ASEAN. Kể từ đó đến nay, Việt Nam đã chủ động và tham gia hợp tác có hiệu quả với các nước ASEAN trong nhiều lĩnh vực như: ngoại giao, kinh tế, khoa học - công nghệ, môi trường, y tế, văn hoá, giáo dục, an ninh - quốc phòng,... Việt Nam đã có nhiều đóng góp quan trọng trong sự phát triển của ASEAN và đã khẳng định được vai trò của mình trong hiệp hội.
+ Vai trò trong việc mở rộng ASEAN: Việt Nam cùng với các quốc gia khác đã thúc đẩy việc kết nạp Lào, Mi-an-ma, Cam-pu-chia gia nhập vào ASEAN.
+ Vai trò trong thường trực ASEAN: Việt Nam đã hoàn thành vai trò Chủ tịch ASEAN vào các năm 1998, năm 2010 và năm 2020; đạt được nhiều kết quả cao, thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các quốc gia thành viên, phát triển các tổ chức mới và nâng cao vị thế của ASEAN trên thế giới.
+ Vai trò trong việc tổ chức, điều phối các hoạt động của ASEAN: Việt Nam đã tổ chức thành công Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 6 tại Hà Nội năm 1998, góp phần quan trọng vào việc tăng cường đoàn kết, đẩy mạnh hợp tác trong các nước. Đăng cai và tổ chức thành công Đại hội thể thao Đông Nam Á lần thứ 22 (năm 2003) và lần thứ 31 (tổ chức vào năm 2022).
+ Vai trò trong xây dựng thể chế: Việt Nam đã góp phần đáng kể trong việc thúc đẩy các nước kí kết thành công và đưa ra các biện pháp để thực hiện Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC). Chủ động tham gia vào quá trình soạn thảo để đi đến kí kết và hiện thực hoá Hiến chương ASEAN, một văn kiện quan trọng để hỗ trợ ASEAN thực hiện mục tiêu xây dựng Cộng đồng ASEAN.
+ Các hoạt động khác: Giữ vai trò kết nối thông qua Kế hoạch Hành động Hà Nội (năm 1997) và Tuyên bố Hà Nội về thu hẹp khoảng cách phát triển (năm 2001) giữa các thành viên trong ASEAN. Tham gia tích cực trong việc xây dựng Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN 2025, cùng ASEAN bước sang một giai đoạn mới, tầm nhìn mới để hội nhập toàn cầu.
Xem thêm lời giải bài tập Địa lí lớp 11 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Bài 10: Thực hành: Viết báo cáo về công nghiệp của cộng hòa liên bang Đức
Bài 11: Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, dân cư, xã hội và kinh tế khu vực Đông Nam Á
Bài 13: Thực hành: Tìm hiểu về hoạt động du lịch và kinh tế đối ngoại của khu vực Đông Nam Á
Bài 14: Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, dân cư, xã hội và kinh tế khu vực Tây Nam Á
Bài 15: Thực hành: Viết báo cáo về vấn đề dầu mỏ ở khu vực Tây Nam Á
Xem thêm các chương trình khác:
- Soạn văn lớp 11 Cánh diều (hay nhất)
- Văn mẫu lớp 11 - Cánh diều
- Tóm tắt tác phẩm Ngữ văn 11 – Cánh diều
- Tác giả tác phẩm Ngữ văn 11 - Cánh diều
- Giải SBT Ngữ văn 11 – Cánh diều
- Bố cục tác phẩm Ngữ văn 11 – Cánh diều
- Giải Chuyên đề học tập Ngữ văn 11 – Cánh diều
- Nội dung chính tác phẩm Ngữ văn lớp 11 – Cánh diều
- Soạn văn 11 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 11 – Cánh diều
- Giải Chuyên đề học tập Toán 11 – Cánh diều
- Lý thuyết Toán 11 - Cánh diều
- Giải sbt Toán 11 – Cánh diều
- Giải sgk Tiếng Anh 11 – ilearn Smart World
- Giải sbt Tiếng Anh 11 - ilearn Smart World
- Trọn bộ Từ vựng Tiếng Anh 11 ilearn Smart World đầy đủ nhất
- Giải sgk Vật lí 11 – Cánh diều
- Lý thuyết Vật lí 11 – Cánh diều
- Giải sbt Vật lí 11 – Cánh diều
- Giải Chuyên đề học tập Vật lí 11 – Cánh diều
- Giải sgk Hóa học 11 – Cánh diều
- Giải Chuyên đề học tập Hóa học 11 – Cánh diều
- Lý thuyết Hóa 11 - Cánh diều
- Giải sbt Hóa học 11 – Cánh diều
- Giải sgk Sinh học 11 – Cánh diều
- Lý thuyết Sinh học 11 – Cánh diều
- Giải Chuyên đề học tập Sinh học 11 – Cánh diều
- Giải sbt Sinh học 11 – Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 – Cánh diều
- Giải Chuyên đề học tập Kinh tế pháp luật 11 – Cánh diều
- Lý thuyết Kinh tế pháp luật 11 – Cánh diều
- Giải sbt Kinh tế pháp luật 11 – Cánh diều
- Giải sgk Lịch sử 11 – Cánh diều
- Giải Chuyên đề học tập Lịch sử 11 – Cánh diều
- Lý thuyết Lịch sử 11 - Cánh diều
- Giải sbt Lịch sử 11 – Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 11 – Cánh diều
- Lý thuyết Công nghệ 11 - Cánh diều
- Giải sbt Công nghệ 11 – Cánh diều
- Giải sgk Tin học 11 – Cánh diều
- Giải Chuyên đề học tập Tin học 11 – Cánh diều
- Lý thuyết Tin học 11 - Cánh diều
- Giải sbt Tin học 11 – Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng an ninh 11 – Cánh diều
- Lý thuyết Giáo dục quốc phòng 11 – Cánh diều
- Giải sbt Giáo dục quốc phòng 11 – Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 11 – Cánh diều