Em hãy sưu tầm hình ảnh và thuyết minh trước lớp về một trong ba chủ đề sau: Cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam

Trả lời Vận dụng 2 trang 13 GDQP 12 sách Cánh diều ngắn nhất mà vẫn đủ ý sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Giáo dục quốc phòng 12.

1 176 27/05/2024


Giải GDQP 12 Bài 1: Bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa sau năm 1975

Vận dụng 2 trang 13 GDQP 12: Em hãy sưu tầm hình ảnh và thuyết minh trước lớp về một trong ba chủ đề sau:

- Cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam của Việt Nam.

- Cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc của Việt Nam.

- Đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Việt Nam sau năm 1975.

Lời giải:

(*) Tham khảo: Chiến tranh biên giới Tây Nam là cuộc chiến vệ quốc lớn của dân tộc

Thảm họa diệt chủng ở Campuchia xuất hiện sau năm 1975, là hiện tượng chưa từng có trong khu vực Đông Nam Á thời hiện đại. So sánh trước và sau đó sẽ thấy: Thảm họa diệt chủng Holocaust của Đức Quốc xã trong 4 năm (1941-1945) giết hại khoảng 5 triệu người Do Thái trên tổng số hơn 7 triệu người (chiếm 60 – 75% dân cư Do Thái ở châu Âu); thảm họa diệt chủng của chính quyền người Hutu ở Rwanda trong khoảng 100 ngày năm 1994 giết hại trên 800.000 người Tutsi (chiếm 70% dân số Tutsi); Pol Pot-Ieng Sary trong thời gian cầm quyền 3 năm 8 tháng 20 ngày (1975-1979), giết hại hơn 2 triệu người dân Campuchia (tương đương 25% dân số đất nước).

Sự dã man tàn bạo của các đồ tể Angkar do Pol Pot – Ieng Sary lập ra không thua kém Gestapo của Đức Quốc xã và đội quân hung bạo người Hutu ở Rwanda. Chúng đều giết người không chỉ thông dụng bằng cách bỏ đói, khát, bắt lao động kiệt sức, hoặc xử bắn hàng loạt, dùng chất nổ, súng máy, hơi ngạt, mà còn có cách dã man như thời Trung cổ: Dùng cuốc, mai, xẻng, dao rựa, dùi cui đánh đến chết. Ở Campuchia, chúng tàn sát trong các trại giam, nhà tù, trường học, nhà chùa, giống như tàn sát ngay tại các giáo đường, các điểm dừng giao thông, chợ, tại các gia đình ở Rwanda, hay Đức Quốc xã sát nhân ở phòng thí nghiệm, phòng tập bắn, phòng áp lực, xe chứa, phòng tắm hơi…

Cả đất nước Campuchia từ sau ngày 17/4/1975 đến trước ngày 7/1/1979 chìm trong loạn lạc đẫm máu, khi chính quyền do Pol Pot – Ieng Sary cầm đầu, xóa bỏ tận gốc mọi cơ sở xã hội khi xây dựng “nhà nước mới” không chợ, không tiền, không trường học, không đô thị, không trí thức, không tôn giáo – một xã hội nông nghiệp không tưởng với mô hình nhà nước kỳ dị cưỡng bức nhân dân từ đô thị về nông thôn, dồn dân vào sâu trong nội địa… Quyền lực tối cao của “Campuchia dân chủ” tập trung vào năm “nhân vật”: Pol Pot, Noun Chea, Ieng Sary, Khieu Samphan, Ta Mok. Chúng đẩy dân tộc Campuchia vào thảm họa diệt chủng tàn khốc; mở nhiều đợt thanh trừng tàn bạo những thành phần chống đối, kể cả trong quân đội; gây xáo trộn và mâu thuẫn nội bộ gay gắt. Hàng chục vạn người Campuchia, trong đó có nhiều cán bộ, đảng viên phải tìm cách chạy trốn sang Việt Nam.

Không chỉ mất nhân tính khi thực hiện diệt chủng chính đồng loại mình, tập đoàn Pol Pot-Ieng Sary còn xâm phạm chủ quyền, lãnh thổ Việt Nam, gây ra nhiều tội ác theo lối diệt chủng đối với nhân dân Việt Nam. Chúng khiêu khích và nhiều lần gây xung đột quân sự trên các vùng biên giới Việt Nam, tiến tới việc phát động cuộc chiến tranh đẫm máu sang toàn tuyến biên giới Tây Nam của Việt Nam.

Em hãy sưu tầm hình ảnh và thuyết minh trước lớp về một trong ba chủ đề sau

Việt Nam chưa kịp khắc phụ hậu quả nặng nề của chiến tranh thực dân mới, lại phải chịu thiệt hại rất lớn từ thảm họa diệt chủng và chính sách gây chiến của tập đoàn Pol Pot – Ieng Sary. Quân và dân Việt Nam thực hiện quyền tự vệ chính đáng của mình, chiến đấu chống xâm lược, bảo vệ Tổ quốc thiêng liêng, đồng thời đáp lời kêu gọi khẩn thiết của Mặt trận đoàn kết cứu nước Campuchia và nhân dân Campuchia anh em, cứu giúp nhân dân Campuchia thoát khỏi họa diệt chủng.

Song cuộc chiến chỉ thực sự diễn ra sau nhiều nỗ lực ngoại giao không thành của chính phủ Việt Nam và sự kiềm chế đến mức cao nhất của quân dân địa phương các tỉnh biên giới Tây Nam. Đêm 30/4/1977 quân Pol Pot đồng loạt tấn công Việt Nam trên toàn tuyến biên giới tỉnh An Giang (14 xã); từ tháng 8/1977, chúng tấn công khu vực biên giới các tỉnh Long An, Đồng Tháp; tháng 9/1977 chúng tấn công tuyến biên giới tỉnh Tây Ninh (3 huyện)… Chúng đòi đất ở tất cả những nơi có cây thốt nốt và vu cáo Việt Nam muốn xoá đất nước Campuchia để lập liên bang; chúng ra “Sách đen” kích động “hận thù dân tộc”, bôi nhọ sự thật lịch sử và truyền thống láng giềng tốt đẹp Việt Nam – Campuchia; chúng gây ra nhiều cuộc thảm sát dã man theo lối diệt chủng trên nhiều địa phương hai bên biên giới (thảm sát Ba Chúc ở An Giang từ ngày 18/4 đến 30/4/1978 giết hại 3.157 người). Chúng nhận viện trợ quân sự của nước lớn để xây dựng lực lượng quân đội có bộ binh, pháo binh, thiết giáp mạnh hòng đánh bại Việt Nam…

Quân dân Việt Nam thực hiện cuộc chiến tranh bảo vệ vững chắc biên giới Tổ quốc, giúp đỡ và từng bước phối hợp với lực lượng bạn trong “Lực lượng vũ trang cách mạng đoàn kết cứu nước Campuchia” (thành lập ngày 12/5/1978) và Mặt trận Đoàn kết Dân tộc cứu nước Campuchia (ra đời ngày 2/12/1978). Từ ngày 22/12/1978 đến ngày 7/1/1979, Quân đội nhân dân Việt Nam tiến hành cuộc tổng công kích giải phóng Campuchia: tấn công chớp nhoáng và đánh bất ngờ vào thế trận tấn công-phòng thủ của địch, đẩy lui toàn bộ các cánh quân Pol Pot xâm lấn về bên kia biên giới, giải phóng toàn bộ các địa phương biên giới Tây Nam bị xâm chiếm; đồng thời quân đội nhân dân Việt Nam cùng lực lượng cách mạng Campuchia tiến công vào các sào huyệt địch, giải phóng thủ đô Phnom Penh, giải phóng hàng triệu dân Campuchia; đập tan bộ máy thống trị của chế độ “Campuchia Dân chủ” từ Trung ương đến cơ sở.

Việt Nam hoàn thành nhiệm vụ chiến tranh bảo vệ Tổ quốc: Giữ vững biên cương và chủ quyền quốc gia lãnh thổ, bảo vệ vững chắc đất đai và cuộc sống hòa bình cho nhân dân vùng biên giới Tây Nam, lập lại sự ổn định và trật tự vùng biên giới; đồng thời cũng cứu thoát nhân dân Campuchia khỏi thảm họa diệt chủng, giúp bạn gây dựng lại lực lượng cách mạng, khép lại trang sử đen tối, đau thương của dân tộc Campuchia, mở ra quá trình giúp bạn làm lại cuộc cách mạng, thực hiện công cuộc hồi sinh dân tộc và phát triển đất nước Campuchia.

Chiến tranh bảo vệ Tổ quốc ở biên giới Tây Nam năm 1979 là 1 trong 23 cuộc chiến lớn trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam, chính nghĩa và tất thắng. Bởi đó vẫn là chiến tranh Nhân dân với nghệ thuật quân sự truyền thống theo lối đánh dựa vào thế núi sông bờ cõi để làm chủ chiến trường, tiêu diệt sinh lực địch, giữ gìn từng tấc đất giang sơn Tổ quốc cả đất liền và biển đảo.

Như Nguyễn Trãi đã viết trong Bình Ngô đại cáo: “Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân – Quân điếu phạt trước lo trừ bạo”. Chiến tranh bảo vệ Tổ quốc ở biên giới Tây Nam vẫn toàn dân đánh giặc như thời Trần, vẫn toàn dân toàn diện, lấy nòng cốt là lực lượng vũ trang 3 thứ quân như 30 năm kháng chiến trường kỳ. Đạo lý Việt Nam trong tất cả các cuộc chiến tranh giữ nước, bảo vệ nền độc lập dân tộc vẫn thế: Vì hòa bình, vì con người, nhân đạo và nhân văn, hòa hiếu và thủy chung, sáng rõ bạn-thù, tương thân – tương ái. Và lần này “Đất nước của ngàn chiến công vẫn sục sôi khí thế hào hùng”, cuộc chiến bảo vệ Tổ quốc ở hai đầu biên giới dạo lên khúc ca “Vì một lẽ sống cao đẹp cho mọi người: Độc lập, Tự do!”.

1 176 27/05/2024


Xem thêm các chương trình khác: