Giải GDQP 12 Bài 2 (Cánh diều): Tổ chức Quân đội nhân dân Việt Nam và Công an nhân dân Việt Nam

Với giải bài tập Giáo dục quốc phòng 12 Bài 2: Tổ chức Quân đội nhân dân Việt Nam và Công an nhân dân Việt Nam sách Cánh diều hay nhất, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập GDQP 12 Bài 2.

1 1,215 27/05/2024


Giải GDQP 12 Bài 2: Tổ chức Quân đội nhân dân Việt Nam và Công an nhân dân Việt Nam

Mở đầu

Giải GDQP 12 trang 14

Mở đầu trang 14 GDQP 12: Theo em, trong hình 2.1, hình ảnh nào là lực lượng thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam, hình ảnh nào là lực lượng thuộc Công an nhân dân Việt Nam?

Theo em trong hình 2.1 hình ảnh nào là lực lượng thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam

Lời giải:

- Hình 2b và 2c là lực lượng thuộc quân đội nhân dân Việt Nam

- Hình 2a và 2d là lực lượng thuộc Công an nhân dân Việt Nam

Khám phá

I. Quân đội nhân dân Việt Nam

Khám phá 1 trang 14 GDQP 12: Em hãy nêu một số to chức trong Quân đội nhân dân Việt Nam mà em biết. Các tổ chức này có chức năng, nhiệm vụ gi?

Em hãy nêu một số chức năng, nhiệm vụ của một số tổ chức trong Quân đội nhân dân Việt Nam.

Lời giải:

♦ Chức năng, nhiệm vụ của Bộ Quốc phòng

- Tham mưu với Đảng và Nhà nước về đường lối, nhiệm vụ quân sự, quốc phòng bảo vệ Tổ quốc;

- Quản lí nhà nước về lĩnh vực quân sự, quốc phòng trong phạm vi cả nước;

- Tổ chức thực hiện việc xây dựng, quản lí, chỉ huy Quân đội nhân dân, Dân quân tự vệ.

♦ Chức năng, nhiệm vụ của Bộ Tổng Tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam

- Tham mưu chiến lược về các chủ trương, chính sách, biện pháp xây dựng nền quốc phòng toàn dân, thế trận quốc phòng toàn dân gắn với nền an ninh nhân dân, thế trận an ninh nhân dân;

- Chỉ huy, điều hành và tổ chức, chỉ đạo phát triển Quân đội nhân dân, Dân quân tự vệ.

♦ Chức năng, nhiệm vụ của Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam

- Đảm nhiệm công tác Đảng, công tác chính trị trong toàn quân;

- Giúp Quân uỷ Trung ương quyết định những chủ trương, biện pháp lớn về công tác Đảng, công tác chính trị trong Quân đội.

♦ Chức năng, nhiệm vụ của Quân khu

- Tham mưu, chỉ đạo xây dựng nền Quốc phòng toàn dân;

- Chỉ huy các đơn vị thuộc quyền, đơn vị bộ đội địa phương cấp tỉnh, cấp huyện và Dân quân tự vệ trên địa bàn của quân khu.

♦ Chức năng, nhiệm vụ của Quân chủng

- Tham mưu, chỉ đạo xây dựng lực lượng phòng không, không quân, hải quân;

- Là lực lượng nòng cốt trong quản lí, bảo vệ vùng trời, vùng biển, đảo của Tổ quốc.

♦ Chức năng, nhiệm vụ của Quân đoàn

- Tham mưu, chỉ đạo huấn luyện, xây dựng, phát triển lực lượng, sẵn sàng chiến đấu;

- Là đơn vị chủ lực cơ động và tác chiến chiến lược của quân đội, có thể tác chiến độc lập hoặc đảm nhiệm một hướng chiến dịch.

♦ Chức năng, nhiệm vụ của Binh chủng

- Tham mưu, chỉ đạo huấn luyện, xây dựng, phát triển lực lượng chuyên ngành (Pháo binh, Tăng - Thiết giáp, Hoá học, Công binh, Đặc công,...) cho toàn quân, tham gia tác chiến hiệp đồng, quân binh chủng.

♦ Chức năng, nhiệm vụ của Cơ quan quân sự địa phương

- Tham mưu cho cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương củng cấp và tổ chức thực hiện công tác quốc phòng ở địa phương theo quy định của pháp luật và cấp có thẩm quyền giao.

Giải GDQP 12 trang 16

Khám phá 2 trang 16 GDQP 12: Quân hiệu Quân đội nhân dân Việt Nam là gì? Em hãy quan sát và mô tả Quân hiệu của Quân đội nhân dân Việt Nam ở hình 2.2.

Quân hiệu Quân đội nhân dân Việt Nam là gì trang 16 GDQP 12

Lời giải:

- Quân hiệu Quân đội nhân dân Việt Nam là biểu tượng của Quân đội nhân dân Việt Nam.

- Mô tả:

+ Quân hiệu Quân đội nhân dân Việt Nam hình tròn (đường kính 36 mm hoặc 33 mm hoặc 28 mm), ở giữa có ngôi sao năm cánh nổi màu vàng, xung quanh có hai bông lúa màu vàng đặt trên nền đỏ tươi, phía dưới hai bông lúa có hình nửa bánh xe răng lịch sử màu vàng, vành ngoài quân hiệu màu vàng.

+ Quân hiệu đường kính 36 mm và quân hiệu đường kính 28 mm dập liền với cảnh tùng kép màu vàng.

Khám phá 3 trang 16 GDQP 12: Hệ thống cấp bậc quân hàm trong Quân đội nhân dân Việt Nam được quy định như thế nào?

Lời giải:

- Hệ thống cấp bậc quân hàm

+ Sĩ quan: Cấp tướng có bốn bậc (Thiếu tướng, Chuẩn Đô đốc Hải quân; Trung tướng, Phó Đô đốc Hải quân, Thượng tướng, Đô đốc Hải quân, Đại tướng), cấp tá có bốn bậc (Thiếu tá, Trung tá, Thượng tá, Đại tá), cấp uý có bốn bậc (Thiếu uý, Trung uý, Thượng uý, Đại uý).

+ Hạ sĩ quan có ba bậc: Hạ sĩ, Trung sĩ, Thượng sĩ.

+ Binh sĩ có hai bậc: Binh nhì, Bình nhất.

Khám phá 4 trang 16 GDQP 12: Cấp hiệu của Quân đội nhân dân Việt Nam là gì? Gồm những chi tiết nào?

Lời giải:

- Cấp hiệu của Quân đội nhân dân Việt Nam là biểu trưng thể hiện cấp bậc trong ngạch quân sự của sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, học viên, hạ sĩ quan - binh sĩ trong Quân đội nhân dân Việt Nam.

- Gồm các chi tiết: mày nền, đường viền, cúc, gạch ngang, vạch ngang (vạch hình chữ V) và số lượng sao trên cấp hiệu của sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, học viên, hạ sĩ quan binh sĩ, nhân viên chuyên môn kĩ thuật của các quân chủng, binh chủng Quân đội nhân dân Việt Nam

Em hãy mô tả hình dáng, nền, đường viền, cúc, gạch ngang, vạch ngang (vạch hình chữ V) và số lượng sao trên cấp hiệu của sĩ quan, hạ sĩ quan, binh sĩ Lục quân ở hình 2.3.

Giải GDQP 12 trang 18

Luyện tập 1 trang 18 GDQP 12: Em hãy quan sát hình 2.3 và cho biết: Những điểm giống nhau và khác nhau giữa các cấp hiệu của sĩ quan Lục quân.

Em hãy quan sát hình 2.3 và cho biết: Những điểm giống nhau và khác nhau giữa các cấp hiệu

Lời giải:

- Điểm giống: nền cấp hiệu màu vàng, đường viền màu đỏ tươi; gạch ngang và ngôi sao màu vàng.

- Khác nhau:

+ Số lượng các gạch ngang và ngôi sao.

+ Nền cấp hiệu của sĩ quan cấp tướng có in chìm hoa văn mặt trống đồng.

Luyện tập 1 trang 18 GDQP 12: Em hãy quan sát hình 2.3 và cho biết: Những điểm giống nhau và khác nhau giữa các cấp hiệu của hạ sĩ quan – binh sĩ Lục quân.

Em hãy quan sát hình 2.3 và cho biết: Những điểm giống nhau và khác nhau giữa các cấp hiệu

Lời giải:

- Điểm giống: nền cấp hiệu màu hồng nhạt, đường viền màu đỏ tươi; cúc cấp hiệu mày vàng

- Điểm khác:

+ Cấp hiệu của hạ sĩ quan có đường gạch mang màu đỏ

+ Cấp hiệu của binh sĩ có đường kẻ hình chữ V

Khám phá 5 trang 18 GDQP 12: Phù hiệu của Quân đội nhân dân Việt Nam bao gồm các chi tiết nào?

Lời giải:

- Phù hiệu của Quân đội nhân dân Việt Nam bao gồm: nền phù hiệu, hình phù hiệu, cành tùng; biểu tượng quân chủng, binh chủng, biển tên, logo.

Luyện tập 2 trang 18 GDQP 12: Em hãy mô tả hình phù hiệu của một số phù hiệu gắn trên cổ áo khi mang cấp hiệu trên vai áo của một số quân chủng, binh chủng Quân đội nhân dân Việt Nam ở hình 2.4. Những phù hiệu nào là của sĩ quan cấp tướng? Vì sao?

Em hãy mô tả hình phù hiệu của một số phù hiệu gắn trên cổ áo khi mang cấp hiệu trên vai áo

Lời giải:

- Mô tả một số phù hiệu của Quân đội nhân dân Việt Nam ở hình 2.4.

+ Binh chủng hợp thành – bộ binh: phù hiệu hình bình hành; nền phù hiệu có màu đỏ tươi; hình phù hiệu có màu vàng, họa tiết thể hiện là: Hình thanh kiếm và khẩu súng đặt chéo;

+ Bộ đội biên phòng: phù hiệu hình bình hành; nền phù hiệu có màu xanh lá cây; hình phù hiệu có màu vàng, họa tiết thể hiện là: Hình thanh kiếm và khẩu súng đặt chéo, trên vòng tròn không khép kín, trên hình vòng cung có ký hiệu đường biên giới Quốc gia;

+ Phù hiệu của Quân chủng Phòng không – không quân: phù hiệu hình bình hành; nền phù hiệu có màu xanh hòa bình; hình phù hiệu có màu vàng, họa tiết thể hiện là: Hình sao trên đôi cánh chim

+ Phù hiệu của Quân chủng hải quân: phù hiệu hình bình hành; nền phù hiệu có màu tím than; hình phù hiệu có màu vàng, họa tiết thể hiện là: Hình mỏ neo;

- Nền phù hiệu của cấp tướng có viền mầu vàng rộng 5 mm ở 03 cạnh.

Giải GDQP 12 trang 19

Khám phá 6 trang 19 GDQP 12: Em hãy mô tả kiểu mẫu và màu sắc mũ, quần, áo, giầy da một số trang phục thường dùng của một số quân, binh chủng Quân đội nhân dân Việt Nam ở hình 2.5.

Em hãy mô tả kiểu mẫu và màu sắc mũ quần áo giầy da một số trang phục thường dùng

Lời giải:

- Về mũ Kêpi

+ Lục quân: Đỉnh mũ kêpi có màu olive sẫm, thành mũ màu đỏ;

+ Phòng không - Không quân: Đỉnh mũ màu xanh đậm, thành mũ màu xanh hòa bình;

+ Hải quân: Đỉnh mũ màu trắng, thành mũ màu tím than.

- Về áo khoác và quần:

+ Lục quân: có màu olive sẫm;

+ Phòng không - Không quân: có màu xanh đậm

+ Hải quân: áo màu trắng, quần màu tím than.

- Bít tất:

+ Lục quân và Bộ đội Biên phòng màu olive sẫm;

+ Phòng không - Không quân màu xanh đậm;

+ Hải quân màu trắng.

Luyện tập 3 trang 19 GDQP 12: Giả sử được gọi nhập ngũ vào Lục quân, em sẽ được biên chế vào tổ chức nào và được mang cấp hiệu gì đầu tiên sau khi nhập ngũ? Vì sao?

Lời giải:

- Giả sử được gọi nhập ngũ vào Lục quân, em sẽ được biên chế vào quân chủng Lục quân và mang cấp hiệu binh nhì.

- Vì: theo quy định hiện hành tại Điều 6 Thông tư 07/2016/TT-BQP: khi công dân thực hiện nghĩa vụ quân sự thì sẽ được phong cấp bậc Binh nhì kể từ ngày giao nhận quân.

Luyện tập 4 trang 19 GDQP 12: Em hãy quan sát trang phục, cấp hiệu, phù hiệu của một quân nhân mà em đã gặp hoặc nhìn thấy qua phương tiện thông tin đại chúng và cho biết người đó là sĩ quan, hạ sĩ quan hay binh sĩ? Vì sao?

Lời giải:

(*) Tham khảo: Người quân nhân em từng gặp là: sĩ quan cấp tướng của quân chủng lục quân. Vì:

+ Trang phục của người quân nhân đó có màu xanh olive sẫm

+ Cấp hiệu có nền vàng, viền đỏ tươi, có một ngôi sao ở chính giữa cấp hiệu

+ Phù hiệu có hình bình hành; nền phù hiệu có màu đỏ tươi; đường viền mầu phù hiệu màu vàng rộng 5 mm ở 03 cạnh.

II. Công an nhân dân Việt Nam

Khám phá 7 trang 19 GDQP 12: Em hãy nêu một số tổ chức trong công an nhân dân Việt Nam mà em biết. Các tổ chức này có chức năng, nhiệm vụ gì?

Lời giải:

- Một số tổ chức trong công an nhân dân Việt Nam mà em biết: Bộ Tư lệnh Cảnh vệ; Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động; Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao; Cục Cảnh sát hình sự….

- Chức năng, nhiệm vụ:

+ Bộ Tư lệnh Cảnh vệ: Thực hiện công tác cảnh vệ đảm bảo an toàn tuyệt đối cho cán bộ cấp cao của Đảng và Nhà nước Việt Nam, bảo vệ các nguyên thủ, khách quốc tế đến thăm và làm việc tại Việt Nam, bảo vệ các khu vực làm việc, các hoạt động, hội nghị của Đảng, Nhà nước Việt Nam.

+ Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động: Thực hiện biện pháp vũ trang bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội.

+ Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao: Tham mưu, hướng dẫn, thực hiện các biện pháp bảo đảm an ninh và an toàn mạng; các biện pháp nghiệp vụ phòng ngừa, phát hiện, điều tra xử lí tội phạm sử dụng công nghệ cao.

+ Cục Cảnh sát hình sự: Tham mưu, hướng dẫn, thực hiện các biện pháp nghiệp vụ trong phòng ngừa, phát hiện, điều tra, xử lí các tội phạm về trật tự xã hội.

Giải GDQP 12 trang 21

Khám phá 8 trang 21 GDQP 12: Công an hiệu của Công an nhân dân Việt Nam là gì? Em hãy quan sát và mô tả Công an hiệu của Công an nhân dân Việt Nam ở hình 2.6.

Công an hiệu của Công an nhân dân Việt Nam là gì trang 21 GDQP 12

Lời giải:

- Công an hiệu là biểu tượng của lực lượng Công an nhân dân Việt Nam, được gắn trên mũ của sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ Công an nhân dân.

- Công an hiệu Công an nhân dân hình tròn, đường kính 36 mm, ở giữa có ngôi sao năm cánh màu vàng nổi trên nền đỏ, vành khăn trong và vành khăn ngoài màu vàng, hai bên giữa hai vành khăn có hai bông lúa màu vàng nổi trên nền xanh lục thẩm, phía dưới ngôi sao có hình nửa bánh xe, giữa nửa bánh xe có chữ lồng "CA", bánh xe và chữ CA màu vàng, bên ngoài Công an hiệu có cảnh tùng kép màu vàng bao quanh liền thành một khối cao 54 mm, rộng 64 mm.

Khám phá 9 trang 21 GDQP 12: Hệ thống cấp bậc hàm trong Công an nhân dân Việt Nam được quy định như thế nào?

Lời giải:

- Hệ thống cấp bậc hàm:

+ Sĩ quan nghiệp vụ: sĩ quan cấp tướng có bốn bậc (Thiếu tướng, Trung tướng, Thượng tướng, Đại tướng); sĩ quan cấp tá có bốn bậc (Thiếu tá, Trung tá, Thượng tá, Đại tá); sĩ

quan cấp uý có bốn bậc (Thiếu uý, Trung uý, Thượng uý, Đại uý).

+ Hạ sĩ quan nghiệp vụ có ba bậc: Hạ sĩ, Trung sĩ, Thượng sĩ.

+ Sĩ quan chuyên môn kĩ thuật: sĩ quan cấp tá có ba bậc (Thiếu tá, Trung tá, Thượng tá); sĩ quan cấp uý có bốn bậc (Thiếu uý, Trung uý, Thượng uý, Đại uý).

+ Hạ sĩ quan chuyên môn kĩ thuật có ba bậc: Hạ sĩ, Trung sĩ, Thượng sĩ.

+ Chiến sĩ nghĩa vụ có hai bậc: Binh nhị, Binh nhất.

Khám phá 10 trang 21 GDQP 12: Cấp hiệu của Công an nhân dân Việt Nam là gì? Gồm những chi tiết nào?

Lời giải:

- Cấp hiệu Công an nhân dân Việt Nam là dấu hiệu chỉ cấp bậc hàm mang ở vai áo trang phục.

- Gồm các chi tiết: Nền, đường viền, cúc, vạch ngang (vạch hình chữ V), ngôi sao trên cấp hiệu.

Giải GDQP 12 trang 23

Luyện tập 5 trang 23 GDQP 12: Em hãy quan sát hình 2.7 và cho biết: Những điểm giống nhau và khác nhau giữa các cấp hiệu của sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ Công an nhân dân Việt Nam.

Em hãy quan sát hình 2.7 và cho biết: Những điểm giống nhau và khác nhau giữa các cấp hiệu của sĩ quan

Lời giải:

- Giống nhau: cấp hiệu bằng vải, nền màu đỏ

- Khác nhau:

+ Nền cấp hiệu

▪ Cấp tướng: hai cạnh đầu nhỏ và hai cạnh dọc nền cấp hiệu có viền màu vàng, giữa nền cấp hiệu có dệt hoa văn nổi hình cành tùng chạy dọc theo nền cấp hiệu.

▪ Cấp tá, cấp uý: hai cạnh đầu nhỏ và hai cạnh dọc nền cấp hiệu có viền lé màu xanh, giữa nền cấp hiệu có vạch màu vàng rộng 5 mm chạy dọc theo nền cấp hiệu; cấp tá hai vạch, cấp uý một vạch;

▪ Nền cấp hiệu và cúc cấp hiệu của hạ sĩ quan, chiến sĩ giống nền và cúc cấp hiệu của sĩ quan cấp úy.

+ Cúc cấp hiệu: hình tròn;

▪ Cấp tướng màu vàng, có hình Quốc huy nổi;

▪ Cấp tá màu vàng, cấp uý màu trắng bạc có hình nổi ngôi sao 5 cánh ở giữa hai bông lúa, dưới hai bông lúa có hình nửa bánh xe, giữa hình nửa bánh xe có chữ lồng "CA".

+ Sao 5 cánh: cấp tướng màu vàng, có vân nổi, đường kính 23 mm; cấp tá màu vàng, có vân nổi, đường kính 20 mm; cấp uý màu trắng bạc đường kính 20 mm. Số lượng và cách bố trí như sau:

▪ Thiếu uý, Thiếu tá, Thiếu tướng: 1 sao.

▪ Trung uý, Trung tá, Trung tướng: 2 sao.

▪ Thượng uý, Thượng tá, Thượng tướng: 3 sao.

▪ Đại uý, Đại tá, Đại tướng: 4 sao.

▪ Sao xếp từ cuối cấp hiệu: cấp tướng xếp dọc; Thiếu uý, Thiếu tá một sao xếp giữa; Trung uý, Trung tá hai sao xếp ngang; Thượng uý, Thượng tá hai sao xếp ngang, một sao xếp dọc; Đại uý, Đại tá hai sao xếp ngang, hai sao xếp dọc.

+ Cấp hiệu của hạ sĩ quan có vạch bằng vải, màu vàng, rộng 5 mm gắn ở cuối nền cấp hiệu.

Luyện tập 5 trang 23 GDQP 12: Em hãy quan sát hình 2.7 và cho biết: hững điểm giống nhau và khác nhau giữa các cấp hiệu của sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kĩ thuật Công an nhân dân Việt Nam.

Em hãy quan sát hình 2.7 và cho biết: Những điểm giống nhau và khác nhau giữa các cấp hiệu của sĩ quan

Lời giải:

- Giống: cấp hiệu bằng vải, nền màu đỏ; viền vé màu xanh; các đường vạch/ kẻ mang có màu xanh thẫm

- Khác:

+ Cấp tá, giữa nền cấp hiệu có vạch màu xanh thẫm rộng 5 mm chạy dọc theo nền cấp hiệu; cấp tá hai vạch, cấp uý một vạch;

+ Sao 5 cánh: cấp tá màu vàng, có vân nổi, đường kính 20 mm; cấp uý màu trắng bạc đường kính 20 mm.

Luyện tập 5 trang 23 GDQP 12: Em hãy quan sát hình 2.7 và cho biết: Những điểm giống nhau và khác nhau giữa các cấp hiệu của hạ sĩ quan, chiến sĩ nghĩa vụ Công an nhân dân Việt Nam.

Em hãy quan sát hình 2.7 và cho biết: Những điểm giống nhau và khác nhau giữa các cấp hiệu của hạ sĩ quan

Lời giải:

- Giống: cấp hiệu bằng vải, nền đỏ; hai cạnh đầu nhỏ và hai cạnh dọc nền cấp hiệu có viền lé màu xanh; cúc cấp hiệu màu vàng

- Khác nhau:

+ Cấp hiệu của hạ sĩ quan nghĩa vụ có vạch màu vàng rộng 5mm gắn ở cuối nền cấp hiệu

+ Cấp hiệu của chiến sĩ nghĩa vụ có vạch (hình chữ V) rộng 5 mm gắn ở cuối cấp hiệu.

Khám phá 11 trang 23 GDQP 12: Phù hiệu của Công an nhân dân Việt Nam là gì? Em hãy quan sát và mô tả phù hiệu của Công an nhân dân Việt Nam khi mặc trang phục thường dùng và mang cấp hiệu trên vai áo ở hình 2.8.

Phù hiệu của Công an nhân dân Việt Nam là gì trang 23 GDQP 12

Lời giải:

- Phù hiệu Công an nhân dân Việt Nam là dấu hiệu quy định để chỉ tổ chức, lực lượng.

- Khi mặc trang phục thường dùng và mang cấp hiệu trên vai áo, sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ, học viên Công an nhân dân phải đeo phù hiệu màu đỏ ở cố áo, giữa nền phủ hiệu gắn Công an hiệu đường kính 18 mm; riêng phù hiệu của cấp tướng có viền 3 cạnh màu vàng.

Khám phá 12 trang 23 GDQP 12: Em hãy mô tả trang phục thường dùng của một số lực lượng chuyên môn trong Công an nhân dân Việt Nam ở hình 2.9.

Em hãy mô tả trang phục thường dùng của một số lực lượng chuyên môn

Lời giải:

- Trang phục của Cảnh sát giao thông: Quần áo, mũ kê pi, cà vạt màu lúa chín vàng; cánh tay trái áo gắn phủ hiệu nền màu xanh lam có dòng chữ “CSGT”; giày da màu đen, kiểu buộc dây. Khi kiểm soát vào buổi tối, ban đêm hoặc ban ngày trong điều kiện thời tiết sương mù, thời tiết xấu làm hạn chế tầm nhìn phải mặc áo phản quang.

- Trang phục của Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ: Quần áo màu xanh tím than, thân áo và hai tay có dài phản quang, lưng áo có thêu dòng chữ “CẢNH SÁT PCCC VÀ CNCH"; mũ bảo hiểm màu đỏ; giày ghệt màu đen, kiểu buộc dây; ủng màu đen.

- Trang phục của Cảnh sát cơ động: Quần áo, mũ màu rêu đậm; cánh tay trái áo gắn phù hiệu nền màu xanh lam có dòng chữ "CẢNH SÁT CƠ ĐỘNG” màu vàng; giày ghệt da cổ bạt màu đen, kiểu buộc dây; giày vải màu cỏ ủa, kiểu buộc dây.

Luyện tập

Giải GDQP 12 trang 24

Luyện tập 6 trang 24 GDQP 12: Tổ chức nào trong Công an nhân dân có liên quan trực tiếp đến hồ sơ, thủ tục tuyển chọn công dân thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân?

Lời giải:

- Công an cấp tỉnh, công an cấp huyện và công an cấp xã có liên quan trực tiếp đến hồ sơ, thủ tục tuyển chọn công dân thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân

Luyện tập 7 trang 24 GDQP 12: Em hãy miêu tả trang phục, cấp hiệu, phù hiệu của một cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân Việt Nam mà em đã gặp hoặc nhìn thấy qua phương tiện thông tin đại chúng và cho biết người đó là sĩ quan, hạ sĩ quan hay chiến sĩ? Vì sao?

Lời giải:

- Cán bộ chiến sĩ mà em từng gặp là: thiếu tá thuộc lực lượng Cảnh sát giao thông.

- Căn cứ vào trang phục và cấp hiệu của cán bộ chiến sĩ đó:

+ Về trang phục: Quần áo, mũ kê pi, cà vạt màu lúa chín vàng; cánh tay trái áo gắn phủ hiệu nền màu xanh lam có dòng chữ “CSGT”; giày da màu đen, kiểu buộc dây.

+ Về cấp hiệu:

▪ Nền cấp hiệu màu đỏ. Hai cạnh đầu nhỏ và hai cạnh dọc nền cấp hiệu có viền lé màu xanh, giữa nền cấp hiệu có 2 vạch màu vàng rộng 5 mm chạy dọc theo nền cấp hiệu;

▪ Cúc cấp hiệu: hình tròn, màu vàng.

▪ Sao 5 cánh màu vàng; có 1 sao xếp giữa cấp hiệu.

Vận dụng

Vận dụng 1 trang 24 GDQP 12: Em hãy tìm hiểu và trình bày trước lớp chức năng, nhiệm vụ của một tổ chức trong Quân đội nhân dân Việt Nam hoặc Công an nhân dân Việt Nam.

Lời giải:

- Chức năng, nhiệm vụ của Bộ công an:

+ Tham mưu với Đảng, Nhà nước về bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội;

+ Thực hiện quản lí nhà nước về bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội;

+ Đấu tranh phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật về an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội.

Vận dụng 2 trang 24 GDQP 12: Em hãy tìm hiểu và giới thiệu trước lớp một trong hai chủ đề sau:

- Cấp hiệu, phù hiệu và trang phục của một quân chủng hoặc binh chủng Quân đội nhân dân Việt Nam.

- Cấp hiệu, phù hiệu và trang phục của một lực lượng chuyên môn Công an nhân dân Việt Nam.

Lời giải:

(*) Tham khảo:

- Trang phục của cảnh sát giao thông Việt Nam:

+ Quần áo, mũ kê pi, cà vạt màu lúa chín vàng; cánh tay trái áo gắn phủ hiệu nền màu xanh lam có dòng chữ “CSGT”; giày da màu đen, kiểu buộc dây.

+ Khi kiểm soát vào buổi tối, ban đêm hoặc ban ngày trong điều kiện thời tiết sương mù, thời tiết xấu làm hạn chế tầm nhìn phải mặc áo phản quang.

+ Trường hợp kiểm soát thông qua phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ, được bố trí một bộ phận Cảnh sát giao thông mặc thường phục để vận hành, sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ, giám sát tình hình trật tự, an toàn giao thông, phát hiện các hành vi vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ và hành vi vi phạm pháp luật khác.

Xem thêm lời giải bài tập Giáo dục quốc phòng lớp 12 sách Cánh diều hay, chi tiết khác:

Bài 3: Công tác tuyển sinh, đào tạo trong các trường Quân đội nhân dân Việt Nam và Công an nhân dân Việt Nam

Bài 4: Một số hiểu biết về chiến lược “diễn biến hoà bình”, bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch đối với cách mạng Việt Nam

Bài 5: Truyền thống và nghệ thuật đánh giặc giữ nước của địa phương

Bài 6: Kĩ thuật bắn súng tiểu liên AK

Bài 7: Tìm và giữ phương hướng

1 1,215 27/05/2024


Xem thêm các chương trình khác: