Giải GDQP 12 Bài 5 (Cánh diều): Truyền thống và nghệ thuật đánh giặc giữ nước của địa phương

Với giải bài tập Giáo dục quốc phòng 12 Bài 5: Truyền thống và nghệ thuật đánh giặc giữ nước của địa phương sách Cánh diều hay nhất, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập GDQP 12 Bài 5.

1 1,326 30/05/2024


Giải GDQP 12 Bài 5: Truyền thống và nghệ thuật đánh giặc giữ nước của địa phương

Mở đầu

Giải GDQP 12 trang 41

Mở đầu trang 41 GDQP 12: Bạn A nói: “Lực lượng vũ trang địa phương là lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam (gồm Quân đội nhân dân, Công an nhân dân, Dân quân tự vệ) chiến đấu ở các địa phương khi có chiến tranh xảy ra". Em đồng ý với bạn A không? Vì sao?

Lời giải:

- Không đồng tình với bạn A, vì:

+ Thành phần của lực lượng vũ trang địa phương gồm: Bộ đội địa phương; Lực lượng dự bị động viên; Dân quân tự vệ; Công an cấp tỉnh, Công an cấp huyện, Công an cấp xã; Bộ đội biên phòng.

+ Mỗi đơn vị trong lực lượng vũ trang địa phương có vai trò, chức năng và nhiệm vụ khác nhau.

Khám phá

I. Một số nét chính về truyền thống và nghệ thuật quân sự của lực lượng vũ trang địa phương

Khám phá 1 trang 41 GDQP 12: Em hãy nêu một số đặc điểm của Bộ đội địa phương, Bộ đội Biên phòng, Lực lượng dự bị động viên và Dân quân tự vệ.

Lời giải:

Nội dung đang được cập nhật...

Giải GDQP 12 trang 43

Luyện tập 1 trang 43 GDQP 12: Lực lượng vũ trang địa phương nơi em đang sinh sống có Bộ đội biên phòng không? Vì sao?

Lời giải:

- Lực lượng vũ trang địa phương nơi em đang sinh sống (tỉnh Điện Biên) có bộ đội biên phòng.

- Bộ đội Biên phòng là lực lượng vũ trang nhân dân, thành phần của Quân đội nhân dân, là lực lượng nòng cốt, chuyên trách quản lí, bảo vệ biên giới quốc gia, khu vực biên giới.

Khám phá 2 trang 43 GDQP 12: Trong quá trình xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, lực lượng vũ trang địa phương trên cả nước đã góp phần viết nên truyền thống vẻ vang của lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam, đồng thời viết nên truyền thống đấu tranh cách mạng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ở chính địa phương mình. Em hãy nêu một số nét về truyền thống của lực lượng vũ trang địa phương trên cả nước mà em biết.

Lời giải:

- Một số nét chính về truyền thống của lực lượng vũ trang địa phương:

+ Tuyệt đối trung thành với Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, với Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước và nhân dân; sẵn sàng chiến đấu hi sinh vì sự nghiệp cách mạng của dân tộc.

+ Độc lập, tự chủ, tự lực, tự cường; vừa chiến đấu, vừa sản xuất; chiến đấu kiện cường, dũng cảm, mưu trí, linh hoạt, lao động, học tập và công tác cần cù, sáng tạo, hiệu quả.

+ Gắn bó máu thịt với nhân dân, sẵn sàng xả thân bảo vệ tính mạng và tài sản của nhân dân, tài sản của Nhà nước ở địa phương.

+ Đoàn kết nội bộ; phối hợp chặt chẽ với các cấp, các ngành, các lực lượng; tận tình giúp đỡ nhân dân và lực lượng vũ trang địa phương bạn, nêu cao tinh thần đoàn kết quốc tế trong sáng, thuỷ chung, chỉ nghĩa, chí tình.

Giải GDQP 12 trang 44

Luyện tập 2 trang 44 GDQP 12: Em hãy nhận xét các ý kiến sau:

- Bạn A: Ngày truyền thống của Quân đội nhân dân Việt Nam cũng là ngày truyền thống của lực lượng vũ trang địa phương.

- Bạn B: Mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có một ngày truyền thống của lực lượng vũ trang tỉnh, thành phố đó.

Lời giải:

Đồng tình với ý kiến của bạn B: Mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có một ngày truyền thống của lực lượng vũ trang tỉnh, thành phố đó. Ví dụ:

+ Ngày 25/8 là ngày truyền thống của lực lượng vũ trang tỉnh Bình Thuận

+ Ngày 23/9 là ngày truyền thống của lực lượng vũ trang tỉnh Đắk Lắk

Luyện tập 3 trang 44 GDQP 12: Em hãy kể tên một số tấm gương tiêu biểu của lực lượng vũ trang địa phương trên cả nước mà em biết.

Lời giải:

(*) Tấm gương tiêu biểu: Bà Nguyễn Thị Suốt (1906 – 1968), được gọi với tên thân mật là Mẹ Suốt là một nữ anh hùng lao động trong Chiến tranh Việt Nam, người đã lái đò chở bộ đội, thương binh, đạn dược qua con sông Nhật Lệ (tỉnh Quảng Bình) trong những năm 1964 – 1967.

Khám phá 3 trang 44 GDQP 12: Trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc, lực lượng vũ trang địa phương đã và đang vận dụng, phát huy, phát triển nghệ thuật quân sự Việt Nam một cách sáng tạo, phù hợp với đặc điểm của từng địa phương. Em hãy nêu một số ví dụ về nghệ thuật quân sự của lực lượng vũ trang địa phương trên cả nước mà em biết.

Lời giải:

- Một số nét chính về nghệ thuật quân sự của lực lượng vũ trang địa phương

+ Phát huy sức mạnh tổng hợp của chiến tranh nhân dân ở địa phương, lấy lực lượng vũ trang làm nòng cốt.

+ Quán triệt tư tưởng tiến công, bám trụ kiên cường; tích cực, chủ động đánh địch rộng khắp mọi lúc, mọi nơi.

+ Phát huy sở trường, phối hợp các lực lượng của địa phương; tận dụng, cải tạo địa hình, tạo lập thế trận tại chỗ.

+ Vận dụng linh hoạt các hình thức chiến thuật, thủ đoạn chiến đấu (tập kích, phục kích, bao vây, nghi binh, căng kéo, kim giữ, phân tán lực lượng địch,...), kết hợp sáng tạo nhiều cách đánh: đánh nhỏ, đánh vừa, đánh lớn (lấy đánh nhỏ là chủ yếu), đánh tiêu hao rộng khắp, đánh tiêu diệt có trọng điểm,...

+ Phối hợp, hiệp đồng chặt chẽ với bộ đội chủ lực; kết hợp đấu tranh chính trị, quân sự, binh vận ở địa phương tạo sức mạnh tổng hợp.

Giải GDQP 12 trang 45

Luyện tập 4 trang 45 GDQP 12: Em hãy nêu những điểm chung giữa nét cơ bản nghệ thuật quân sự Việt Nam và một số nét chính về nghệ thuật quân sự lực lượng vũ trang địa phương.

Lời giải:

- Điểm chung:

+ Phát huy sức mạnh tổng hợp của chiến tranh nhân dân.

+ Tích cực, chủ động đánh địch rộng khắp mọi lúc, mọi nơi.

+ Tận dụng, cải tạo địa hình, tạo lập thế trận tại chỗ.

+ Vận dụng linh hoạt các hình thức chiến thuật, thủ đoạn chiến đấu, kết hợp sáng tạo nhiều cách đánh.

II. Trách nhiệm xây dựng, bảo vệ, gìn giữ và phát huy truyền thống của lực lượng vũ trang địa phương

Khám phá 4 trang 45 GDQP 12: Theo em, nội dung cần tìm hiểu về truyền thống của lực lượng vũ trang địa phương là gì?

Lời giải:

- Nội dung cần tìm hiểu về truyền thống của lực lượng vũ trang địa phương là:

+ Lịch sử hình thành và phát triển của lực lượng vũ trang địa phương; ngày truyền thống của lực lượng vũ trang địa phương.

+ Chiến công của lực lượng vũ trang địa phương.

+ Người có công với cách mạng ở địa phương,..

+ Công trình ghi công liệt sĩ, mộ liệt sĩ, tượng đài,.. liên quan đến lực lượng vũ trang địa phương.

+ Cá nhân, tập thể thuộc lực lượng vũ trang địa phương có những đóng góp xuất sắc, đặc biệt xuất sắc vào sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc được Nhà nước tặng, truy tặng Huân chương, Huy chương, Danh hiệu vinh dự Nhà nước.

Giải GDQP 12 trang 46

Khám phá 5 trang 46 GDQP 12: Công dân có trách nhiệm gì trong xây dựng, gìn giữ và phát huy truyền thống của lực lượng vũ trang địa phương?

Lời giải:

- Trách nhiệm của công dân:

+ Tích cực, chủ động tìm hiểu và vận động người thân, cộng đồng tìm hiểu về truyền thống lực lượng vũ trang của quê hương và địa phương nơi đang sinh sống.

+ Thực hiện nghiêm túc nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân, Dân quân tự vệ, Lực lượng dự bị động viên, quyền và trách nhiệm của công dân về quốc phòng và an ninh theo quy định của pháp luật.

+ Tích cực tham gia phong trào “Đền ơn đáp nghĩa” và các hoạt động vận động, chăm sóc, giúp đỡ người có công với cách mạng và thân nhân người có công với cách mạng, chăm sóc, gìn giữ công trình ghi công liệt sĩ, mộ liệt sĩ, tượng đài...

+ Đấu tranh, phản bác với quan điểm, tư tưởng trái với truyền thống của lực lượng vũ trang địa phương; phát hiện, cung cấp thông tin và tham gia ngăn chặn các hành vi xuyên tạc, bôi nhọ lịch sử, truyền thống của lực lượng vũ trang địa phương.

Vận dụng

Vận dụng 1 trang 46 GDQP 12: Em hãy tìm hiểu và báo cáo trước lớp về truyền thống của lực lượng vũ trang địa phương của quê hương em hoặc ở nơi em đang sinh sống.

Lời giải:

(*) Tham khảo: : Lực lượng vũ trang Phú Thọ phát huy truyền thống “Trung thành - Anh dũng - Chiến thắng”

- Trước Cách mạng tháng 8/1945, thực hiện chủ trương của Đảng về xây dựng các căn cứ địa cách mạng, giữa năm 1945, Chiến khu Vần Hiền Lương và các căn cứ du kích Vạn Thắng (Cẩm Khê), Phục Cổ (Yên Lập) lần lượt ra đời, cùng nhân dân cả nước nhất tề đứng lên giành chính quyền. Đây cũng là những lực lượng nòng cốt cho cuộc Tổng khởi nghĩa Cách mạng tháng 8/1945, đồng thời cũng là các đơn vị tiền thân của LLVT tỉnh Phú Thọ.

- Một trong những nhiệm vụ quan trọng và hết sức cấp bách, cần giải quyết ngay sau khi giành chính quyền trên địa bàn tỉnh là thống nhất các LLVT địa phương, xây dựng đơn vị chủ lực của tỉnh, để kịp thời trấn áp kẻ thù. Dưới sự lãnh đạo của Ủy ban Liên khu Giải phóng, ngày 26/8/1945, Ban cán sự lãnh đạo khởi nghĩa của tỉnh đã họp, bàn biện pháp thống nhất LLVT. Ngày 30/8/1945, các LLVT tỉnh đã được hợp nhất lại thành Chi đội Giải phóng quân, mang tên “Chi đội giải phóng quân Trần Quốc Toản”, đây là đơn vị chủ lực đầu tiên, đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp, toàn diện về mọi mặt của Đảng bộ tỉnh Phú Thọ.

- Trong 9 năm trường kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp, với tinh thần “Thà hy sinh tất cả chứ không chịu mất nước, không chịu làm nô lệ”, LLVT tỉnh đã phối hợp có hiệu quả với bộ đội chủ lực tham gia chiến đấu 614 trận lớn, nhỏ, tiêu diệt hơn 5.000 tên địch; thu, phá hủy nhiều vũ khí, trang bị quân sự của chúng, góp phần lập nên những chiến công oanh liệt như: Chiến thắng Sông Lô 1 (1947); Sông Lô 2 (1949); Tu Vũ (1951); Cầu 2 - Chân Mộng- Trạm Thản (1952), giải phóng quê hương khỏi ách thống trị của thực dân Pháp, góp phần cùng cả nước làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ “Lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, chấm dứt cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp.

- Bước vào cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, thực hiện lời dạy của Bác Hồ kính yêu: “Các Vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”, với quyết tâm tất cả cho tiền tuyến, tất cả cho Miền Nam ruột thịt, tất cả để đánh thắng giặc Mỹ xâm lược, Phú Thọ trở thành một trong những hậu phương lớn của miền Bắc xã hội chủ nghĩa. Quân và dân Phú Thọ vừa lao động sản xuất, vừa tham gia chiến đấu, đã xây dựng được 461 trận địa bắn máy bay, tham gia chiến đấu 728 trận, góp phần bắn rơi 120 máy bay của địch. Hàng vạn thanh niên quê hương Đất Tổ tình nguyện lên đường tham gia chiến đấu, phục vụ chiến đấu trên khắp các chiến trường miền Nam và làm nhiệm vụ quốc tế, góp phần cùng cả nước đánh bại đế quốc Mỹ xâm lược, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, đưa cả nước đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội và hoàn thành nghĩa vụ quốc tế cao cả.

- Bước vào thời kỳ đổi mới, dưới sự lãnh đạo của Đảng ủy, Bộ tư lệnh Quân khu 2, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Phú Thọ, LLVT tỉnh tiếp tục phát huy truyền thống quê hương Đất Tổ anh hùng, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ quân sự, quốc phòng (QSQP), xây dựng nền quốc phòng toàn dân (QPTD), thế trận QPTD vững mạnh, xây dựng khu vực phòng thủ (KVPT) tỉnh, huyện, thị xã, thành phố ngày càng vững chắc. Chất lượng tổng hợp, trình độ và khả năng SSCĐ của lực LLVT tỉnh ngày càng được nâng cao, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới, góp phần quan trọng cùng nhân dân các dân tộc trong tỉnh giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội, tạo môi trường thuận lợi phát triển kinh tế-xã hội của địa phương.

- 75 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, LLVT tỉnh Phú Thọ luôn nêu cao tinh thần chủ động, ý thức tự lực, tự cường, quyết chiến, quyết thắng, cùng với nhân dân các dân tộc trong tỉnh anh dũng chiến đấu, giành được những thành tích đáng tự hào, viết nên truyền thống: “Trung thành - Anh dũng - Chiến thắng”; được Đảng, Nhà nước tặng thưởng: Huân chương Sao vàng; Huân chương Hồ Chí Minh; 3 Huân chương Quân công hạng Nhất, Nhì, Ba; Huân chương Chiến công thời kỳ đổi mới; Huân chương Quân công hạng Nhì, Huân chương chiến công hạng Ba; Huân Chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Nhì; 2 Huân chương bảo vệ Tổ Quốc hạng Ba và nhiều phần thưởng cao quý khác. Quân và dân Phú Thọ cùng 83 tập thể, 26 cá nhân được Đảng, Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng LLVT nhân dân; 1.235 Bà Mẹ được phong và truy tặng danh hiệu Bà Mẹ Việt Nam anh hùng; nhiều tập thể được tặng Cờ thi đua xuất sắc của Bộ Quốc phòng, Quân khu 2 và tỉnh Phú Thọ...

Vận dụng 2 trang 46 GDQP 12: Em hãy nêu những việc em đã, đang và sẽ làm để góp phần xây dựng, bảo vệ, gìn giữ và phát huy truyền thống của lực lượng vũ trang địa phương quê hương em hoặc nơi em đang học tập, sinh sống.

Lời giải:

(*) Tham khảo: những việc em đã, đang và sẽ làm để góp phần xây dựng, bảo vệ, gìn giữ và phát huy truyền thống của lực lượng vũ trang địa phương quê hương em

- Tích cực học tập, tìm hiểu về lịch sử, truyền thống của lực lượng vũ trang địa phương; tự hào về những truyền thống tốt đẹp của nhà trường và quê hương.

- Đóng góp sức lực, trí tuệ nhỏ bé để xây dựng những truyền thống quê hương; thường xuyên vun đắp, tạo dựng nhiều truyền thống tốt đẹp khác ở nhà trường, địa phương trong quá trình học tập, sinh hoạt và công tác.

- Luôn biết ơn và trân trọng những cống hiến, hi sinh của thế hệ ông cha, tích cực tham gia các hoạt động đền ơn đáp nghĩa, tiếp lửa truyền thống, kỉ niệm các ngày lễ, ngày truyền thống... do nhà trường địa phương tổ chức.

- Thường xuyên tuyên truyền về lịch sử, truyền thống của nhà trường, địa phương với bạn bè trong nước và quốc tế; kịp thời phản ánh với nhà trường, chính quyền địa phương về những hành vi bôi nhọ, xuyên tạc về lịch sử, truyền thống của nhà trường và quê hương trên không gian mạng và các phương tiện thông tin đại chúng.

- Sẵn sàng tham gia thực hiện nghĩa vụ quân sự và phục vụ trong quân đội, công an lâu dài để cống hiến, hi sinh vì độc lập tự do của Tổ quốc, vì Chủ nghĩa xã hội.

Xem thêm lời giải bài tập Giáo dục quốc phòng lớp 12 sách Cánh diều hay, chi tiết khác:

Bài 4: Một số hiểu biết về chiến lược “diễn biến hoà bình”, bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch đối với cách mạng Việt Nam

Bài 6: Kĩ thuật bắn súng tiểu liên AK

Bài 7: Tìm và giữ phương hướng

Bài 8: Vận dụng các tư thế, động tác cơ bản khi vận động trong chiến đấu

Bài 9: Chạy vũ trang

1 1,326 30/05/2024


Xem thêm các chương trình khác: