Giải GDQP 12 Bài 3 (Cánh diều): Công tác tuyển sinh, đào tạo trong các trường Quân đội nhân dân Việt Nam và Công an nhân dân Việt Nam

Với giải bài tập Giáo dục quốc phòng 12 Bài 3: Công tác tuyển sinh, đào tạo trong các trường Quân đội nhân dân Việt Nam và Công an nhân dân Việt Nam sách Cánh diều hay nhất, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập GDQP 12 Bài 3.

1 923 29/05/2024


Giải GDQP 12 Bài 3: Công tác tuyển sinh, đào tạo trong các trường Quân đội nhân dân Việt Nam và Công an nhân dân Việt Nam

Mở đầu

Giải GDQP 12 trang 25

Mở đầu trang 25 GDQP 12: Em hãy quan sát và mô tả các hoạt động trong hình 3.1. Thời gian nào trong năm thường diễn ra những hoạt động này?

Em hãy quan sát và mô tả các hoạt động trong hình 3.1 trang 25 GDQP 12

Lời giải:

- Hình 3.1 thể hiện hoạt động hướng nghiệp, tuyển sinh của các trường đào tạo quân đội nhân dân và công an nhân dân Việt Nam

- Hoạt động tuyển sinh thường được tổ chức vào khoảng tháng 6 hằng năm

Khám phá

I. Một số vấn đề chung

Khám phá 1 trang 25 GDQP 12: Theo em, công tác tuyển sinh, đào tạo trong các trường Quân đội, Công an có những điểm chung nào?

Lời giải:

- Những điểm chung trong công tác tuyển sinh, đào tạo trong các trường Quân đội, Công an:

+ Lựa chọn những công dân tự nguyện và có đủ tiêu chuẩn theo quy định vào đào tạo trong các trường Quân đội, Công an đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, góp phần xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam, Công an nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại.

+ Tuyển sinh đáp ứng yêu cầu đào tạo gắn với phát hiện nhân tài, quy hoạch và nhu cầu sử dụng đội ngũ cán bộ; thực hiện chế độ cử tuyển đúng quy định.

+ Tổ chức tuyển sinh đúng pháp luật, dân chủ, công khai, minh bạch, chính xác, công bằng, tạo đồng thuận của thí sinh, gia đình thí sinh và xã hội.

Giải GDQP 12 trang 26

Luyện tập 1 trang 26 GDQP 12: Em hãy nhận xét các ý kiến sau và nêu ý kiến của mình:

- Bạn A: Mục tiêu tuyển sinh vào trường Quân đội và trường Công an hoàn toàn khác nhau vì Quân đội nhân dân, Công an nhân dân có chức năng, nhiệm vụ đặc thù.

- Bạn B: Lí do chính mình muốn vào học đại học ở trường Quân đội hoặc trường Công an là không phải đóng học phí, lại được hưởng chế độ ăn, ở, trang phục, sinh hoạt phí, ra trường có việc làm ngay.

Lời giải:

- Ý kiến của bạn A chưa chính xác. Vì: trong công tác tuyển sinh, đào tạo trong các trường Quân đội, Công an có nhiều điểm tương đồng. Ví dụ như:

+ Lựa chọn những công dân tự nguyện và có đủ tiêu chuẩn theo quy định vào đào tạo trong các trường Quân đội, Công an đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, góp phần xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam, Công an nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại.

+ Tuyển sinh đáp ứng yêu cầu đào tạo gắn với phát hiện nhân tài, quy hoạch và nhu cầu sử dụng đội ngũ cán bộ; thực hiện chế độ cử tuyển đúng quy định.

+ Tổ chức tuyển sinh đúng pháp luật, dân chủ, công khai, minh bạch, chính xác, công bằng, tạo đồng thuận của thí sinh, gia đình thí sinh và xã hội.

- Ý kiến của bạn B chính xác. Vì: học viên thuộc các trường quân đội, công an có một số quyền lợi, như:

+ Bảo đảm cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng phục vụ học tập, được hưởng chế độ ăn, ở, trang phục, sinh hoạt phí và không phải đóng học phí; thân nhân (cha đẻ, mẹ đẻ, người nuôi dưỡng hợp pháp) của học viên được Quân đội, Công an động bảo hiểm y tế.

+ Sau khi tốt nghiệp, học viên được bố trí công tác và được giao thực hiện nhiệm vụ phù hợp với chuyên ngành được đào tạo.

II. Công tác tuyển sinh, đào tạo trong các trường Quân đội Nhân dân Việt Nam

Khám phá 2 trang 26 GDQP 12: Em hãy kể tên một số nhà trường trong Quân đội mà em biết. Theo em, các trường nào trong Quân đội không tuyển sinh học sinh phổ thông?

Lời giải:

- Một số nhà trường trong Quân đội:

+ Các học viện: Học viện Quốc phòng; Học viện Lục quân;…

+ Các trường sĩ quan, đại học: Trường Sĩ quan Lục quân 1, Trường Sĩ quan Lục quân 2; Trường Đại học Văn hoá Nghệ thuật Quân đội….

+ Các trường cao đẳng: Trường Cao đẳng Công nghiệp Quốc phòng, Trường Cao đẳng Công nghệ và Kỹ thuật Mật mã, Trường Cao đẳng Trinh sát,...

+ Các trường trung cấp chuyên nghiệp: Trường Trung cấp 24 Biên phòng. Trường Trung cấp Kỹ thuật Công binh, Trường Trung cấp Kỹ thuật Tăng - Thiết giáp,...

- Học viện Quốc phòng, Học viện Lục quân, Học viện Chính trị và các trường trung cấp chuyên nghiệp không tuyển sinh học sinh phổ thông.

Khám phá 3 trang 27 GDQP 12: Đào tạo cán bộ cấp phân đội trình độ đại học, cao đẳng hệ chính quy trong các trường Quân đội dành cho đối tượng nào? Tiêu chuẩn, phương thức tuyển sinh và sơ tuyển được quy định như thế nào?

Lời giải:

♦ Đối tượng tuyển sinh

- Thanh niên ngoài Quân đội.

- Hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ theo quy định của pháp luật về nghĩa vụ quân sự, có thời gian phục vụ tại ngũ đủ 12 tháng trở lên (tính đến tháng 4 năm tuyển sinh), quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng phục vụ trong Quân đội đủ 12 tháng trở lên (tính đến tháng 9 năm tuyển sinh).

♦ Tiêu chuẩn tuyển sinh

- Tiêu chuẩn về chính trị, đạo đức: Theo quy định của Đảng, Nhà nước, Quân uỷ Trung ương, Bộ Quốc phòng và các văn bản hướng dẫn có liên quan.

- Tiêu chuẩn về văn hoá (tính đến thời điểm xét tuyển): Đã tốt nghiệp trung học phổ thông theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

- Tiêu chuẩn về độ tuổi (tính đến năm dự tuyển): Thanh niên ngoài Quân đội không quá 21 tuổi, quân nhân tại ngũ hoặc đã xuất ngũ và công dân hoàn thành nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân không quá 23 tuổi.

- Tiêu chuẩn về sức khỏe: Theo quy định hiện hành của Bộ Quốc phòng và các hướng dẫn có liên quan.

♦ Các phương thức tuyển sinh

- Xét tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển và xét tuyển học sinh giỏi cấp trung học phổ thông.

- Xét tuyển từ kết quả kì thi đánh giá năng lực do các trường đại học trong nước tổ chức.

- Xét tuyển từ kì thi đánh giá năng lực do Bộ Quốc phòng tổ chức.

- Xét tuyển dựa vào kì thi tốt nghiệp trung học phổ thông quốc gia do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức.

- Xét tuyển dựa vào học bạ trung học phổ thông.

Hằng năm, căn cứ thực tiễn công tác tuyển sinh để xác định tỉ lệ xét tuyển theo từng phương thức phù hợp với đối tượng, chương trình đào tạo của từng trưởng.

♦ Sơ tuyển

- Tất cả thí sinh dự tuyển đều phải qua sơ tuyến.

- Nội dung, cách thức đăng kí sơ tuyển; thẩm tra, xác minh lí lịch; khám sức khoẻ, chụp ảnh; kê khai, nộp hồ sơ đăng kí sơ tuyển; tổ chức thẩm định, xét duyệt hồ sơ sơ tuyển, công khai kết quả sơ tuyển thực hiện theo quy định của Bộ Quốc phòng.

Khám phá 4 trang 28 GDQP 12: Em hãy kể tên một số ngành đào tạo và trình độ đào tạo trong một số trường Quân đội mà em biết. Nội dung học tập, rèn luyện của học viên trong các trường đó có gì khác so với trường ngoài Quân đội?

Lời giải:

- Một số ngành đào tạo:

+ Học viện Kỹ thuật Quân sự đào tạo: Chỉ huy, quản lí kĩ thuật; Kĩ thuật; Khoa học máy tính....

+ Học viện Quân y đào tạo: Bác sĩ đa khoa; Y khoa; Y học dự phòng: Dược học....

+ Học viện Khoa học Quân sự đào tạo: Quan hệ quốc tế; Ngôn ngữ (Anh, Nga, Pháp, Trung Quốc,....); Trinh sát kĩ thuật....

+ Học viện Phòng không - Không quân đào tạo: Chỉ huy tham mưu Phòng không, Không quân và Tác chiến điện tử, Kĩ thuật hàng không...

+ Học viện Hải quân đào tạo: Chỉ huy tham mưu Hải quân; Khoa học hàng hải; Công nghệ kĩ thuật điều khiển và tự động hoá.....

+ Học viện Biên phòng đào tạo: Biên phòng (Quản lí biên giới, Chỉ huy trinh sát, Chỉ huy cửa khẩu,....) Luật....

+ Học viện Hậu cần đào tạo: Hậu cần quân sự (Chỉ huy hậu cần, Quân nhu, Vận tải, Xăng đầu...)

- Trình độ đào tạo: Các trình độ trung cấp, cao đẳng, đại học, thạc sĩ, tiến sĩ được đào tạo theo quy định đối với từng trường trong Quân đội.

- Học viên các trường Quân đội được học các nội dung về chính trị, kĩ - chiến thuật theo chuyên ngành, đồng thời được rèn luyện phẩm chất chính trị, đạo đức, tác phong, nếp sống, thể lực theo mục tiêu yêu cầu đào tạo, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao khi ra trường.

Giải GDQP 12 trang 30

Luyện tập 2 trang 30 GDQP 12: Em hãy nhận xét các ý kiến sau:

- Bạn A: Học sinh sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông có thể dự tuyển vào các trường Quân đội nếu không quá 23 tuổi.

- Bạn B: Thí sinh dự tuyển vào các trường Quân đội nếu được công nhận hoàn thành nghĩa vụ quân sự tại ngũ thì không phải qua sơ tuyển.

Lời giải:

Nội dung đang được cập nhật...

Luyện tập 3 trang 30 GDQP 12: Anh Hùng có bố đẻ là thương binh hạng một. Sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông, anh Hùng tham gia công tác đoàn thể ở xã và được kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam. Năm nay, anh Hùng 22 tuổi. Sức khỏe bố anh Hùng đã tốt hơn, anh Hùng muốn tình nguyện nhập ngũ hoặc dự tuyển sinh vào một trường đại học trong Quân đội. Em hãy tư vấn cho anh Hùng.

Lời giải:

Nội dung đang được cập nhật...

III. Công tác tuyển sinh, đào tạo trong các trường Công an Nhân dân Việt Nam

Khám phá 5 trang 30 GDQP 12: Em hãy kể tên một số nhà trường trong Công an nhân dân mà em biết. Theo em, có những trường nào trong Công an không tuyển học sinh phổ thông?

Lời giải:

- Một số nhà trường trong Công an nhân dân:

+ Các học viện: Học viện An ninh nhân dân, Học viện Cảnh sát nhân dân, Học viện Chính trị Công an nhân dân, Học viện Quốc tế.

+ Các trường đại học: Trường Đại học An ninh nhân dân I, Trường Đại học Cảnh sát nhân dân, Trường Đại học Phòng cháy chữa cháy, Trường Đại học Kỹ thuật... Hậu cần Công an nhân dân.

+ Các trường cao đẳng: Trường Cao đẳng An ninh nhân dân I, Trường Cao đẳng Cảnh sát nhân dân I, Trường Cao đẳng Cảnh sát nhân dân II.

- Trường vj là cơ sở giáo dục phổ thông trực thuộc công an nhân dân. Trường Văn hóa không tuyển học sinh trung học phổ thông.

Khám phá 6 trang 31 GDQP 12: Em hãy nêu quy định về đối tượng, tiêu chuẩn, phương thức tuyển sinh và sơ tuyển đào tạo trình độ đại học chính quy tuyển mới trong trường Công an.

Lời giải:

♦ Đối tượng tuyển sinh

- Công dân thường trú tại địa phương nơi đăng kí sơ tuyển.

- Học sinh Trường Văn hóa.

- Chiến sĩ nghĩa vụ Công an.

- Công dân hoàn thành nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân có quyết định xuất ngũ trong vòng 12 tháng tính đến tháng dự tuyển.

♦ Tiêu chuẩn tuyển sinh

- Tiêu chuẩn chung:

+ Bảo đảm các điều kiện theo quy định của pháp luật và của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

+ Có đủ tiêu chuẩn về chính trị, phẩm chất đạo đức, sức khoẻ tuyển vào Công an nhân dân theo quy định hiện hành của Bộ Công an;

+ Có khả năng giữ bình tĩnh, nhanh nhẹn, có trí nhớ tốt, tư duy logic và những phẩm chất khác theo yêu cầu của từng hệ lực lượng nghiệp vụ trong Công an nhân dân (nếu có).

- Ngoài tiêu chuẩn chung, tùy đối tượng tuyển sinh cần đáp ứng các yêu cầu về độ tuổi; kết quả học tập, rèn luyện trong những năm học ở cấp trung học phổ thông; thời gian, kết quả xếp loại công tác theo quy định của Bộ Công an.

♦ Các phương thức tuyển sinh

- Thi tuyển.

- Xét tuyển.

- Kết hợp giữa thi tuyển và xét tuyển.

Trường Công an nhân dân xác định phương thức tuyển sinh theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, hướng dẫn tuyển sinh hằng năm của Bộ Công an.

♦ Sơ tuyển

- Tất cả thí sinh dự tuyển phải tham gia sơ tuyển.

- Nội dung sơ tuyển (kiểm tra thông tin cá nhân, bằng tốt nghiệp và học bạ trung học phổ thông, phẩm chất đạo đức và quá trình học tập, công tác; kiểm tra sức khoẻ, năng khiếu; thẩm tra, xác minh, kết luận tiêu chuẩn chính trị, chụp ảnh thi sinh) và công khai kết quả sơ tuyển thực hiện theo quy định của Bộ Công an.

Khám phá 7 trang 32 GDQP 12: Em hãy kể tên một số ngành đào tạo và trình độ đào tạo trong một số trường Công an mà em biết. Nội dung học tập, rèn luyện của học viên trong những trường này có gì khác so với trường ngoài Công an?

Lời giải:

- Một số ngành đào tạo:

+ Học viện An ninh nhân dân đào tạo: An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao

+ Học viện An ninh nhân dân, Trường Đại học An ninh nhân dân, Trường Cao đẳng An ninh nhân dân I đào tạo: Nghiệp vụ an ninh

+ Học viện Cảnh sát nhân dân, Trường Đại học Cảnh sát nhân dân, Trường Cao đẳng Cảnh sát nhân dân I, Trường Cao đẳng Cảnh sát nhân dân II đào tạo: Nghiệp vụ cảnh sát

- Trình độ đào tạo: Các trình độ trung cấp, cao đẳng, đại học, thạc sĩ, tiến sĩ được đào tạo theo quy định đối với từng trường cao đẳng, trường đại học, học viện trong Công an nhân dân

- Học viên các trường Công an được học tập về chính trị, khoa học xã hội và nhân văn, pháp luật, ngoại ngữ, tin học, kiến thức, kĩ năng về quốc phòng, an ninh; nghiệp vụ Công an và các môn học đặc thù; võ thuật và các kĩ năng cần thiết khác.

Giải GDQP 12 trang 33

Luyện tập 4 trang 33 GDQP 12: An nói với lớp trưởng: “Tớ rất khâm phục những người lính cứu hoà nên định thi vào Trường Đại học Phòng cháy chữa cháy. Để được vào học trường này, tớ thấy chỉ cần có sức khoẻ và có khả năng giữ bình tĩnh, nhanh nhẹn. Vì thế, tớ sẽ chỉ tập trung học thật tốt môn Giáo dục thể chất trên lớp và rèn luyện thể dục thể thao ngoài giờ học”. Nếu là lớp trưởng, em sẽ xử trí như thế nào?

Lời giải:

- Nếu là lớp trưởng, em sẽ khuyên An: bên cạnh việc rèn luyện sức khỏe, An cần phải tập trung ôn luyện, học tập tốt các môn học khác; đồng thời rèn luyện, bồi dưỡng các phẩm chất chính trị đạo đức. Vì: theo quy định, các đối tượng tuyển sinh vào trường Công an cần:

+ Bảo đảm các điều kiện theo quy định của pháp luật và của Bộ Giáo dục và Đào tạo; Có đủ tiêu chuẩn về chính trị, phẩm chất đạo đức, sức khoẻ tuyển vào Công an nhân dân theo quy định hiện hành của Bộ Công an; Có khả năng giữ bình tĩnh, nhanh nhẹn, có trí nhớ tốt, tư duy logic và những phẩm chất khác theo yêu cầu của từng hệ lực lượng nghiệp vụ trong Công an nhân dân (nếu có).

+ Ngoài ra, các thí sinh cần đáp ứng các yêu cầu về độ tuổi; kết quả học tập, rèn luyện trong những năm học ở cấp trung học phổ thông; thời gian, kết quả xếp loại công tác theo quy định của Bộ Công an.

IV. Công tác định hướng nghề nghiệp quân sự, công an

Khám phá 8 trang 33 GDQP 12: Theo em, thông tin định hướng nghề nghiệp quân sự, công an có thể tìm hiểu từ những nguồn nào?

Lời giải:

- Thông tin định hướng nghề nghiệp quân sự, công an có thể tìm hiểu từ nhiều nguồn khác nhau, ví dụ như:

+ Môn học Giáo dục Quốc phòng An ninh;

+ Các hoạt động ngoại khoá, hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp do cơ sở giáo dục trung học phổ thông phối hợp với các trường Quân đội, Công an tổ chức

+ Mạng Internet,…

Luyện tập

Giải GDQP 12 trang 34

Luyện tập 5 trang 34 GDQP 12: Quân và Quyên là hai bạn thân nhau từ nhỏ. Hai bạn vừa trúng tuyển vào lớp 10. Quân tuyên bố với Quyên: “Tớ xác định sau này sẽ vào học một trường trong Quân đội. Từ nay, tớ sẽ tìm hiểu tổ hợp môn học xét tuyển vào trường Quân đội và xin bố mẹ cho tớ chỉ tập trung học các món này. Các môn khác, kể cả môn học bắt buộc tớ chỉ học vừa đủ điều kiện dự kì thi tốt nghiệp trung học phổ thông”.

Nếu là Quyên, em sẽ xử trí như thế nào?

Lời giải:

- Nếu là Quyên, em sẽ khuyên bạn Quân: bên cạnh việc rèn luyện sức khỏe, bạn cần phải tập trung ôn luyện, học tập tốt các môn học khác; đồng thời rèn luyện, bồi dưỡng các phẩm chất chính trị đạo đức. Vì: theo quy định, các đối tượng tuyển sinh vào trường Công an cần:

+ Bảo đảm các điều kiện theo quy định của pháp luật và của Bộ Giáo dục và Đào tạo; Có đủ tiêu chuẩn về chính trị, phẩm chất đạo đức, sức khoẻ tuyển vào Công an nhân dân theo quy định hiện hành của Bộ Công an; Có khả năng giữ bình tĩnh, nhanh nhẹn, có trí nhớ tốt, tư duy logic và những phẩm chất khác theo yêu cầu của từng hệ lực lượng nghiệp vụ trong Công an nhân dân (nếu có).

+ Ngoài ra, các thí sinh cần đáp ứng các yêu cầu về độ tuổi; kết quả học tập, rèn luyện trong những năm học ở cấp trung học phổ thông; thời gian, kết quả xếp loại công tác theo quy định của Bộ Công an.

Luyện tập 6 trang 34 GDQP 12: Sau nhiều lần đắn đo, cân nhắc Minh dự định sẽ thi vào một trường Công an. Minh nói với Bình: “Phương án thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm tới đơn giản hơn những năm trước, số môn thi bắt buộc ít hơn nhưng cơ hội chọn tổ hợp môn thi lại nhiều hơn. Tớ chỉ lo thi vào trường Công an còn phải khám sức khoẻ, sơ tuyến, xác minh chính trị và một số tiêu chuẩn nữa, không biết thông tin về các thủ tục này có thể tìm hiểu ở đâu”.

Nếu là Bình, em sẽ tư vấn như thế nào đề Minh yên tâm học tập và cố gắng đạt được nguyện vọng của mình?

Lời giải:

- Nếu là Bình, em sẽ khuyên Minh rằng: Minh có thể tìm hiểu các thông tin tuyển sinh của trường Công an thông qua: Internet; hoặc các hoạt động ngoại khoá, hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp do cơ sở giáo dục trung học phổ thông phối hợp với các trường Quân đội, Công an tổ chức,…

Vận dụng

Vận dụng 1 trang 34 GDQP 12: Em hãy chuẩn bị và trình bày trước lớp chủ đề: “Sẵn sàng trở thành học viên Quân đội nhân dân (hoặc Công an nhân dân)”.

Lời giải:

(*) Tham khảo: Quy định về công tác Tuyển sinh đào tạo cán bộ cấp phân đội trình độ đại học, cao đẳng hệ chính quy

♦ Đối tượng tuyển sinh

- Thanh niên ngoài Quân đội.

- Hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ theo quy định của pháp luật về nghĩa vụ quân sự, có thời gian phục vụ tại ngũ đủ 12 tháng trở lên (tính đến tháng 4 năm tuyển sinh), quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng phục vụ trong Quân đội đủ 12 tháng trở lên (tính đến tháng 9 năm tuyển sinh).

♦ Tiêu chuẩn tuyển sinh

- Tiêu chuẩn về chính trị, đạo đức: Theo quy định của Đảng, Nhà nước, Quân uỷ Trung ương, Bộ Quốc phòng và các văn bản hướng dẫn có liên quan.

- Tiêu chuẩn về văn hoá (tính đến thời điểm xét tuyển): Đã tốt nghiệp trung học phổ thông theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

- Tiêu chuẩn về độ tuổi (tính đến năm dự tuyển): Thanh niên ngoài Quân đội không quá 21 tuổi, quân nhân tại ngũ hoặc đã xuất ngũ và công dân hoàn thành nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân không quá 23 tuổi.

- Tiêu chuẩn về sức khỏe: Theo quy định hiện hành của Bộ Quốc phòng và các hướng dẫn có liên quan.

♦ Các phương thức tuyển sinh

- Xét tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển và xét tuyển học sinh giỏi cấp trung học phổ thông.

- Xét tuyển từ kết quả kì thi đánh giá năng lực do các trường đại học trong nước tổ chức.

- Xét tuyển từ kì thi đánh giá năng lực do Bộ Quốc phòng tổ chức.

- Xét tuyển dựa vào kì thi tốt nghiệp trung học phổ thông quốc gia do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức.

- Xét tuyển dựa vào học bạ trung học phổ thông.

Hằng năm, căn cứ thực tiễn công tác tuyển sinh để xác định tỉ lệ xét tuyển theo từng phương thức phù hợp với đối tượng, chương trình đào tạo của từng trưởng.

♦ Sơ tuyển

- Tất cả thí sinh dự tuyển đều phải qua sơ tuyến.

- Nội dung, cách thức đăng kí sơ tuyển; thẩm tra, xác minh lí lịch; khám sức khoẻ, chụp ảnh; kê khai, nộp hồ sơ đăng kí sơ tuyển; tổ chức thẩm định, xét duyệt hồ sơ sơ tuyển, công khai kết quả sơ tuyển thực hiện theo quy định của Bộ Quốc phòng.

Chú ý: Các trường tuyển sinh; phương thức, khu vực, chỉ tiêu, hồ sơ đăng kí tuyển sinh, ưu tiên trong tuyển sinh; tổ chức kỉ thi, tổ chức xét tuyển, xét duyệt điểm chuẩn, công bố kết quả tuyển sinh, báo gọi nhập học, hậu kiểm kết quả tuyển sinh và các nội dung khác trong tuyển sinh đào tạo cán bộ cấp phân đội trình độ đại học, cao đẳng hệ chính quy thực hiện theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và hướng dẫn hằng năm của Bộ Quốc phòng.

Vận dụng 2 trang 34 GDQP 12: Em hãy tìm hiểu và giới thiệu một trường Quân đội (hoặc một trường Công an) có tuyển sinh học sinh trung học phổ thông.

Lời giải:

(*) Tham khảo: Giới thiệu về Học viện An ninh nhân dân

Học viện An ninh nhân dân (ANND) ngày nay là cơ sở đào tạo đầu tiên của lực lượng Công an nhân dân Việt Nam (CAND), được thành lập ngày 25 tháng 6 năm 1946 với tên gọi Trường Huấn luyện Công an. Trải qua các giai đoạn với nhiều tên gọi khác nhau, song với tên gọi thân thương, gần gũi - Trường C500 - Ngôi trường danh tiếng đã khắc sâu trong tâm trí của các thế hệ lãnh đạo, cán bộ, giảng viên, công nhân viên và học viên đã từng học tập, công tác tại Trường.

Học viện ANND trực thuộc Bộ Công an, là cơ sở giáo dục đại học công lập trong hệ thống giáo dục quốc dân, đào tạo đa ngành, có nhiệm vụ đào tạo cán bộ có trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ và nâng cao. Từ đào tạo một ngành nghiệp vụ, đến nay Học viện đã tổ chức tuyển sinh, đào tạo 53 khoá đại học hệ chính quy và 128 khoá đại học thuộc các loại hình đào tạo khác với 66.287 học viên; 29 khoá đào tạo trình độ thạc sĩ với 3.740 học viên; 25 khoá đào tạo trình độ tiến sĩ với 530 nghiên cứu sinh. Học viện đã, đang ngày càng mở rộng, phát triển, hoàn thiện đào tạo theo hướng đa ngành và chuyên sâu với 10 ngành, 12 chuyên ngành ở trình độ đại học; 04 ngành, chuyên ngành ở trình độ thạc sĩ; 02 ngành, chuyên ngành ở trình độ tiến sĩ. Bên cạnh những ngành, chuyên ngành nghiệp vụ truyền thống, Học viện còn là một trong ba đơn vị của lực lượng CAND được đào tạo trình độ Cao cấp lý luận chính trị.

Trong quá trình phát triển, Học viện không chỉ cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành Công an mà còn đào tạo, bồi dưỡng hàng ngàn cán bộ cho lực lượng An ninh quân đội, Bộ đội Biên phòng và các lực lượng thuộc khối nội chính như: Tòa án, Viện Kiểm sát, Hải quan, Kiểm lâm, Cảnh sát biển… góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam trong các giai đoạn Cách mạng, đảm bảo an ninh tại các vùng trọng điểm, chiến lược của Tổ quốc. Đặc biệt, Học viện còn đào tạo cán bộ cho Bộ Công an nước Cộng hoà Dân chủ nhân dân Lào, Bộ Nội vụ Vương quốc Campuchia, góp phần thắt chặt tình hữu nghị, hợp tác quốc tế.

Bên cạnh các nhiệm vụ thường xuyên, Học viện là đơn vị duy nhất được Bộ Công an giao nhiệm vụ tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chỉ huy cấp cao là Cục trưởng, Giám đốc trong CAND; là nơi đào tạo hàng trăm khoá học ngắn hạn với hàng vạn cán bộ công an chi viện cho hai cuộc kháng chiến chống Thực dân Pháp và Đế quốc Mỹ, chi viện cho các chiến trường B, C, K, góp phần quan trọng trực tiếp vào thắng lợi của sự nghiệp đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước; là đơn vị chủ lực đào tạo cán bộ công an tham gia chiến đấu bảo vệ miền Bắc xã hội chủ nghĩa trong thời kỳ kháng chiến chống Đế quốc Mỹ, bảo vệ an ninh quốc gia trong thời kỳ đất nước thống nhất, đổi mới và hội nhập quốc tế;

Với vai trò là trung tâm nghiên cứu khoa học hàng đầu của ngành Công an, Học viện giữ vai trò nòng cốt cho sự phát triển hệ thống của lý luận nghiệp vụ An ninh. Hiện nay, với nguồn nhân lực chất lượng cao trong hệ thống giáo dục đào tạo và nghiên cứu khoa học của ngành Công an, với 03 Nhà giáo Nhân dân, 07 Nhà giáo Ưu tú, 05 Giáo sư, 24 Phó Giáo sư, 136 Tiến sĩ, 386 Thạc sĩ, 247 đại học, Học viện đã chủ trì thực hiện nghiên cứu hàng ngàn công trình khoa học cấp Nhà nước, cấp Bộ, cấp cơ sở, chuyên đề lý luận cấp Tiểu ban, Hội đồng và xây dựng, hoàn thiện hệ thống giáo trình, tài liệu dạy học ở các trình độ.

Trải qua 78 năm xây dựng và phát triển, Học viện đã được Đảng, Nhà nước, nhân dân ghi nhận đánh giá cao thông qua đội ngũ cán bộ được đào tạo tại Học viện, trong đó có nhiều cựu học viên đã nỗ lực phấn đấu đạt nhiều thành tích trong công tác, chiến đấu được bổ nhiệm, giữ các trọng trách của Đảng, Nhà nước và ngành Công an; hàng trăm cựu học viên đã được Nhà nước phong quân hàm cấp Tướng, danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Từ một Trường Huấn luyện Công an, đến nay Học viện ANND đã vươn lên trở thành cơ sở giáo dục đại học trọng điểm của ngành Công an; là trung tâm đào tạo, nghiên cứu khoa học uy tín của cả nước; đối tác, mạng lưới và quan hệ đối ngoại của Học viện phát triển cả về quy mô và số lượng, đa dạng về loại hình, tính đến thời điểm hiện tại, Học viện có mạng lưới và quan hệ đối ngoại lên đến con số 14 nước, bao gồm: Lào, Campuchia, Liên bang Nga, Mỹ, New Zealand, Úc, Singapore, Đức, Bangladesh, Bungari, Mông Cổ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Israel với 23 đối tác song phương (là các cơ sở giáo dục đại học và các tổ chức hợp tác thuộc các nước); là đầu mối chủ chốt trong Bộ Công an tổ chức các hoạt động hợp tác đào tạo, trao đổi học thuật, nghiên cứu khoa học với các hiệp hội quốc tế như: ASEANPOL, INTERPOL; là thành viên thứ 53 của Hiệp hội các trường đào tạo cảnh sát quốc tế (INTERPA).

Phát huy truyền thống đơn vị 2 lần được phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, Học viện đã và đang không ngừng nỗ lực phấn đấu, đổi mới toàn diện mọi mặt công tác để xây dựng Học viện ANND trở thành cơ sở giáo dục đại học trọng điểm quốc gia vào năm 2025, khẳng định chất lượng đầu ra đạt chuẩn quốc tế và khu vực, đáp ứng mục tiêu đào tạo lực lượng CAND cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại, xứng đáng với niềm tin, sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, Bộ Công an và của nhân dân.

Xem thêm lời giải bài tập Giáo dục quốc phòng lớp 12 sách Cánh diều hay, chi tiết khác:

Bài 4: Một số hiểu biết về chiến lược “diễn biến hoà bình”, bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch đối với cách mạng Việt Nam

Bài 5: Truyền thống và nghệ thuật đánh giặc giữ nước của địa phương

Bài 6: Kĩ thuật bắn súng tiểu liên AK

Bài 7: Tìm và giữ phương hướng

Bài 8: Vận dụng các tư thế, động tác cơ bản khi vận động trong chiến đấu

1 923 29/05/2024


Xem thêm các chương trình khác: