Dựa vào hình 23.3 và thông tin trong bài, hãy trình bày nội dung phát triển tổng hợp các ngành kinh tế biển, đảo

Lời giải Câu hỏi trang 222 Địa Lí 9 sách Chân trời sáng tạo hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Địa lí 9.

1 165 05/05/2024


Giải Địa lí 9 Chân trời sáng tạo Bài 23: Phát triển tổng hợp kinh tế và bảo vệ tài nguyên, môi trường biển đảo

Câu hỏi trang 222 Địa Lí 9: Dựa vào hình 23.3 và thông tin trong bài, hãy trình bày nội dung phát triển tổng hợp các ngành kinh tế biển, đảo ở nước ta.

Dựa vào hình 23.3 và thông tin trong bài, hãy trình bày nội dung phát triển tổng hợp các ngành kinh tế

Trả lời:

- Khai thác và nuôi trồng hải sản:

+ Tổng trữ lượng hải sản lớn, nhiều ngư trường: Hải Phòng - Quảng Ninh, Ninh Thuận - Bình Thuận - Bà Rịa - Vũng Tàu, Cà Mau - Kiên Giang, quần đảo Hoàng Sa - Trường Sa,… vùng mặt nước ven bờ phù hợp nuôi trồng hải sản.

+ Khai thác hải sản được trang bị dụng cụ đánh bắt ngày càng hiện đại và việc truy xuất nguồn gốc đánh bắt dễ dàng. Năm 2021, khai thác được 3743,8 nghìn tấn hải sản. Nuôi trồng hải sản ở vùng ven biển được chú trọng phát triển và kĩ thuật nuôi trồng ngày càng nâng cao. Nhiều giống cá, tôm và hải sản khác có giá trị kinh tế cao được nuôi trồng với sản lượng đạt 370,2 nghìn tần (2021).

+ Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, tạo mặt hàng xuất khẩu có giá trị, thúc đẩy phát triển du lịch và giao thông vận tải biển. Sự phát triển cần chú ý đến sự suy giảm tài nguyên sinh vật, không vi phạm các công ước quốc tế về bảo vệ môi trường biển,…

- Phát triển tổng hợp giao thông vận tải biển:

+ Nhiều vũng, vịnh có thể xây dựng các cảng biển lớn, đặc biệt là cảng nước sâu. Vùng biển nằm trong khu vực có tốc độ phát triển kinh tế cao, là cầu nối với nhiều nền kinh tế lớn trên thế giới, tạo điều kiện nâng cao vị thế giao thông vận tải biển nước ta.

+ Đội tàu biển quốc gia được tăng cường mạnh mẽ với 1494 tàu, tổng trọng tải 11,6 triệu DWT, tổng dung tích khoảng 7 triệu GT (2021). Hình thành 3 cụm cơ khí lớn về đóng tàu ở Bắc Bộ, Trung Bộ và Nam Bộ để tạo bước phát triển nhanh trong ngành đóng tàu. Dịch vụ hàng hải nhằm đáp ứng nhu cầu cho phát triển toàn diện về kinh tế - xã hội và an ninh quốc phòng.

+ Góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế, giải quyết việc làm, thúc đẩy sự phát triển các ngành kinh tế khác, tăng thu nhập cho người dân, thể hiện vị thế của Việt Nam trên thế giới,… Đầu tư hơn nữa cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật, tăng cường đội tàu biển có trọng tải lớn,… để thúc đẩy việc phát triển tổng hợp giao thông vận tải biển.

- Khai thác dầu khí và các tài nguyên, khoáng sản biển khác:

+ Dầu khí phân bố trong 6 bồn trầm tích, hoạt động khai thác được duy trì tại các mỏ ở thềm lục địa phía Nam. Có trữ lượng muối lớn, dọc theo bờ biển có nhiều bãi cát chứa ô-xít ti-tan có giá trị xuất khẩu như Vân Hải, Cam Ranh,… Tài nguyên nước biển cũng rất lớn với các dạng năng lượng biển như: băng cháy, năng lượng thủy triều, năng lượng sóng,…

+ Năm 2021, khai thác trong nước 9,1 triệu tấn dầu thô và 7,4 tỉ m3 khí tự nhiên. Ngành công nghiệp hóa dầu ở Dung Quất cung cấp các sản phẩm từ dầu, chất dẻo, sợi tổng hợp,… Công nghiệp chế biến khí cũng phát triển ở Cà Mau, Phú Mỹ,… phục vụ cho sản xuất điện, phân đạm, khí công nghệ cao, kết hợp với xuất khẩu khí tự nhiên và khí hóa lỏng. Hoạt động sản xuất muối, ô-xít ti-tan được chú trọng phát triển.

+ Thúc đẩy sự phát triển ngành công nghiệp khai khoáng, tạo nguồn xuất khẩu có giá trị,… Trong quá trình khai thác cần bảo vệ môi trường biển và khai thác bền vững nguồn tài nguyên, nhất là tài nguyên tái tạo trên biển.

- Du lịch biển, đảo:

+ Tài nguyên du lịch biển, đảo phong phú: Nhiều bãi biển đẹp như Mỹ Khê, Nha Trang,… hệ thống các đảo có giá trị phát triển du lịch như Cát Bà, Phú Quý, Côn Đảo, Phú Quốc,… Nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa, phát triển du lịch quanh năm, nhất là các tỉnh phía Nam.

+ Tăng trưởng nhanh, nhiều dịch vụ và loại hình du lịch biển, đảo được đưa vào khai thác thu hút nhiều khách du lịch trong và ngoài nước. Sự phát triển của ngành tạo thế mạnh trong phát triển các ngành kinh tế biển, đảo; đảm bảo an sinh xã hội và góp phần bảo vệ môi trường biển, đảo nước ta.

+ Hình thành các khu kinh tế ven biển; phát triển các ngành năng lượng tái tạo và các ngành kinh tế biển, đảo mới,…

1 165 05/05/2024