Giải Địa lí 9 Bài 22 (Chân trời sáng tạo): Thực hành: Phân tích tác động của biến đổi khí hậu đối với Đồng bằng sông Cửu Long

Với giải bài tập Địa lí 9 Bài 22: Thực hành: Phân tích tác động của biến đổi khí hậu đối với Đồng bằng sông Cửu Long sách Chân trời sáng tạo hay nhất, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Địa lí 9 Bài 22.

1 285 22/04/2024


Giải Địa lí 9 Bài 22: Thực hành: Phân tích tác động của biến đổi khí hậu đối với Đồng bằng sông Cửu Long

1. Yêu cầu

Hãy tìm hiểu thông tin để:

- Phân tích tác động của biến đổi khí hậu đến vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

- Đề xuất các giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu ở Đồng bằng sông Cửu Long.

2. Tìm kiếm thông tin

a) Tìm kiếm thông tin

Thực hiện tìm kiếm thông tin qua Bài 21 sách giáo khoa Lịch sử và Địa Lí 9 (phần Địa lí) - bộ sách Chân trời sáng tạo, sách, báo, tạp chí, internet,…

b) Xử lí thông tin

- Chọn lọc thông tin từ các nguồn thu thập được.

- Sắp xếp các thông tin vừa tìm kiếm được cho phù hợp với bài phân tích.

3. Gợi ý thực hiện

Hoàn thành bài phân tích theo gợi ý dưới đây:

Địa Lí 9 Chân trời sáng tạo Bài 22: Thực hành: Phân tích tác động của biến đổi khí hậu đối với Đồng bằng sông Cửu Long

Trả lời:

TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐỐI VỚI

ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

1. Tác động của biến đổi khí hậu đối với Đồng bằng sông Cửu Long

- Tác động đối với đời sống dân cư:

+ Xâm nhập mặn gây ra các đợt hạn mặn lịch sử khiến người dân thiếu nước sinh hoạt, sản xuất.

+ Tình trạng sạt lở bờ biển gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến nơi cư trú và đời sống của người dân. Xói lở bờ biển làm mất nhà cửa, tài sản và sinh kế của người dân, gây ảnh hưởng đến an ninh quốc phòng các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long.

+ Tình trạng biến đổi khí hậu và nước biển dâng cao khoảng 0,35 cm/năm khiến nơi này bị ngập lụt, gây khó khăn cho hoạt động sản xuất và sinh hoạt của người dân.

- Tác động đối với kinh tế - xã hội:

+ Các sông chính và kênh nhánh bị nhiễm mặn sớm hơn, ranh giới nhiễm mặn vào sâu hơn trong nội đồng. Điều này đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống và sản xuất, công trình xây dựng của vùng.

+ Đất bị nhiễm mặn không thể canh tác, ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng cây trồng, mất mùa.

+ Xói lở bờ biển làm thu hẹp diện tích đất canh tác nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản

2. Giải pháp ứng phó đối với biến đổi khí hậu ở Đồng bằng sông Cửu Long

a) Giải pháp thích ứng

- Hỗ trợ hợp tác xã nông nghiệp và người dân chuyển đổi mô hình sản xuất nông nghiệp thích ứng với biến đổi khí hậu nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên thiên nhiên, phát huy hiệu quả các công trình đã được đầu tư

- Hỗ trợ hợp tác xã nông nghiệp chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, cơ cấu luân canh, chuyển đổi mùa vụ sản xuất, sử dụng giống chống chịu phù hợp với hệ thống canh tác mới.

- Sản xuất theo quy trình thực hành nông nghiệp tốt, các tiêu chuẩn chất lượng chứng nhận (VietGAP, GlobalGAP, hữu cơ, SRP, ASC…); áp dụng các mô hình nông nghiệp thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu.

- Rà soát lại quy hoạch phát triển kinh tế- xã hội, đặc biệt là quy hoạch phát triển đô thị, nông thôn, tái cơ cấu phát triển ngành gắn với ứng phó biến đổi khí hậu, nước biển dâng.

b) Giải pháp giảm nhẹ

- Truyền thông, nâng cao nhận thức về biến đổi khí hậu và biện pháp thích ứng; đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn nâng cao năng lực.

- Xây dựng và duy trì hệ thống quan trắc, theo dõi cảnh báo, dự báo lũ, lụt, hạn hán, xâm nhập mặn, nước biển dâng ở những vùng, khu vực đang chịu sự tác động mạnh của biến đổi khí hậu và nước biển dâng…

- Xây dựng một bản đồ dự báo chung cho toàn vùng, đánh dấu các điểm đen sạt lở lên bản đồ đó giống như điểm đen giao thông đường bộ.

- Trồng rừng và bảo vệ rừng để hạn chế độ bốc hơi, chống xói mòn và giữ nước mặt.

- Nghiên cứu phát triển và tiếp nhận chuyển giao công nghệ tiên tiến cho ứng phó với biến đổi khí hậu, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường.

1 285 22/04/2024