Điều kiện lấy chứng chỉ kế toán viên [Mới nhất] Năm 2023

Chứng chỉ hành nghề kế toán (CPA) là gì? Quy định về chứng chỉ hành nghề kế toán (CPA) theo pháp luật hiện nay là như thế nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết ngày hôm nay nhé!

1 407 lượt xem


Điều kiện lấy chứng chỉ kế toán viên [Mới nhất] Năm 2023

1. Chứng chỉ hành nghề kế toán (CPA) là gì?

Chứng chỉ hành nghề kế toán (CPA) là giấy chứng nhận hành nghề kế toán được Bộ Tài Chính cấp khi đã trả qua một kỳ thi đạt chuẩn của Bộ Tài Chính. Chứng chỉ này là cơ sở để xác định năng lực, phẩm chất của một kế toán viên xem có phù hợp với những yêu cầu mà nhà tuyển dụng đưa ra.

Người dự thi chứng chỉ hành nghề kế toán phải đạt tối đa 5 điểm đối với các môn sau:

- Thuế và quản lý thuế nâng cao.

- Pháp luật về kinh tế và Luật doanh nghiệp.

- Kế toán tài chính và kế toán quản trị nâng cao.

- Tài chính và quản lý tài chính nâng cao

Trung bình thời gian thi mỗi môn viết sẽ là 180 phút, còn với môn ngoại ngữ thời gian thi sẽ là 120 phút.

Điều kiện lấy chứng chỉ kế toán viên [Mới nhất] Năm 2023 (ảnh 1)

2. Điều kiện dự thi lấy chứng chỉ kế toán viên

Người dự thi lấy chứng chỉ kế toán viên phải có đủ các điều kiện sau đây:

- Có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, trung thực, liêm khiết, có ý thức chấp hành pháp luật;

- Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên về chuyên ngành Tài chính, Ngân hàng, Kế toán, Kiểm toán; hoặc

Có bằng tốt nghiệp đại học các chuyên ngành khác với tổng số đơn vị học trình (hoặc tiết học) các môn học: Tài chính, Kế toán, Kiểm toán, Phân tích hoạt động tài chính, Thuế từ 7% trở lên trên tổng số học trình (hoặc tiết học) cả khóa học; hoặc

Có bằng tốt nghiệp đại học các chuyên ngành khác và có văn bằng, chứng chỉ hoàn thành các khoá học do Tổ chức nghề nghiệp quốc tế về kế toán, kiểm toán cấp bảo đảm các quy định sau:

+ Tổ chức nghề nghiệp quốc tế về kế toán, kiểm toán cấp văn bằng, chứng chỉ phải là thành viên của Liên đoàn Kế toán quốc tế (IFAC) đã thành lập văn phòng đại diện hoặc chi nhánh hoạt động tại Việt Nam.

+ Tổ chức nghề nghiệp quốc tế về kế toán, kiểm toán đã ký thoả thuận hợp tác về chương trình thi phối hợp cấp chứng chỉ kiểm toán viên chuyên nghiệp với Bộ Tài chính Việt Nam.

+ Chương trình, nội dung các khoá học được cấp văn bằng, chứng chỉ phải có tổng số đơn vị học trình (hoặc tiết học) về tài chính, kế toán, kiểm toán từ 500 đến 600 tiết học.

+ Nội dung học, thi và cấp văn bằng, chứng chỉ cho học viên khi hoàn thành các khoá học phải được thực hiện thống nhất ở tất cả các quốc gia nơi Tổ chức nghề nghiệp quốc tế về kế toán, kiểm toán có văn phòng đại diện hoặc chi nhánh hoạt động.

- Có thời gian công tác thực tế về tài chính, kế toán, kiểm toán tối thiểu 36 tháng, được tính trong khoảng thời gian từ tháng tốt nghiệp ghi trên bằng tốt nghiệp đại học (hoặc sau đại học) đến thời điểm đăng ký dự thi.

Thời gian công tác thực tế về kiểm toán bao gồm thời gian làm trợ lý kiểm toán tại doanh nghiệp kiểm toán, thời gian làm kiểm toán nội bộ tại bộ phận kiểm toán nội bộ của đơn vị, thời gian làm kiểm toán tại cơ quan Kiểm toán Nhà nước;

- Nộp đầy đủ, đúng mẫu hồ sơ dự thi và chi phí dự thi theo quy định;

- Không thuộc các đối tượng sau:

+ Người chưa thành niên; người bị Tòa án tuyên bố hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự; người đang phải chấp hành biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc.

+ Người đang bị cấm hành nghề kế toán theo bản án hoặc quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật; người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; người đang phải chấp hành hình phạt tù hoặc đã bị kết án về một trong các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế, tội phạm về chức vụ liên quan đến tài chính, kế toán mà chưa được xóa án tích. (Điều 4, 9 Thông tư 91/2017/TT-BTC)

Điều kiện lấy chứng chỉ kế toán viên [Mới nhất] Năm 2023 (ảnh 1)3. Hồ sơ dự thi chứng chỉ hành nghề kế toán

* Hồ sơ dự thi lần đầu để lấy chứng chỉ kế toán viên:

Người đăng ký dự thi lần đầu để lấy chứng chỉ kế toán viên, hồ sơ dự thi gồm:

- Phiếu đăng ký dự thi có xác nhận của cơ quan, đơn vị nơi đang công tác hoặc của Ủy ban nhân dân địa phương nơi cư trú, có dán ảnh màu cỡ 3x4 và đóng dấu giáp lai theo mẫu quy định tại Phụ lục số 02a kèm theo Giấy xác nhận về thời gian công tác thực tế làm tài chính, kế toán, kiểm toán có chữ ký của người đại diện theo pháp luật (hoặc người được ủy quyền) và đóng dấu xác nhận của cơ quan, đơn vị theo mẫu quy định tại Phụ lục số 06;

- Bản sao có chứng thực giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước hoặc hộ chiếu;

- Sơ yếu lý lịch có xác nhận của cơ quan, đơn vị nơi đang công tác hoặc Uỷ ban nhân dân địa phương nơi cư trú;

- Bản sao văn bằng, chứng chỉ theo mục (1), có xác nhận của tổ chức cấp hoặc cơ quan công chứng. Nếu là bằng tốt nghiệp đại học các chuyên ngành khác thì phải nộp kèm theo bảng điểm có chứng thực ghi rõ số đơn vị học trình (hoặc tiết học) của tất cả các môn học. Trường hợp người dự thi nộp bằng thạc sỹ, tiến sỹ thì phải nộp kèm theo bảng điểm học thạc sỹ, tiến sỹ có ghi rõ ngành học có chứng thực;

- 3 ảnh màu cỡ 3x4cm mới chụp trong vòng 6 tháng và 02 phong bì có dán tem và ghi rõ họ, tên, địa chỉ của người nhận.

* Hồ sơ dự thi tiếp các môn chưa thi hoặc thi lại các môn thi đã thi chưa đạt yêu cầu hoặc thi để đạt tổng số điểm quy định:

Người đăng ký dự thi tiếp các môn chưa thi hoặc thi lại các môn thi đã thi chưa đạt yêu cầu hoặc thi để đạt tổng số điểm quy định tại khoản 4 Điều 18 Thông tư 91/2017/TT-BTC, hồ sơ gồm:

- Phiếu đăng ký dự thi có xác nhận của cơ quan, đơn vị nơi đang công tác hoặc của Ủy ban nhân dân địa phương nơi cư trú, có dán ảnh màu 3x4cm và đóng dấu giáp lai theo mẫu quy định tại Phụ lục số 02a;

- Bản sao Giấy chứng nhận điểm thi của các kỳ thi trước do Hội đồng thi thông báo;

- 3 ảnh màu cỡ 3x4cm mới chụp trong vòng 6 tháng và 02 phong bì có dán tem và ghi rõ họ, tên, địa chỉ của người nhận.

* Lưu ý:

- Hồ sơ dự thi do Hội đồng thi phát hành theo mẫu thống nhất. Người đăng ký dự thi phải nộp hồ sơ cho Hội đồng thi hoặc đơn vị được Hội đồng thi uỷ quyền trong thời hạn theo thông báo của Hội đồng thi.

- Đơn vị nhận hồ sơ dự thi chỉ nhận hồ sơ khi người đăng ký dự thi nộp đầy đủ giấy tờ trên và nộp đủ chi phí dự thi.

- Chi phí dự thi được hoàn trả cho người không đủ điều kiện dự thi hoặc người có đơn xin không tham dự kỳ thi trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày Hội đồng thi công bố danh sách thí sinh đủ điều kiện dự thi.

(Điều 5 Thông tư 91/2017/TT-BTC)

4. Các đối tượng bắt buộc phải có chứng chỉ hành nghề kế toán (CPA)

Các đối tượng phải có chứng chỉ hành nghề kế toán:

* Kế toán trưởng

Điều kiện để làm Kế toán trưởng ngoài phải có:

+ Chứng chỉ kế toán trưởng,

+ Có chuyên môn, nghiệp vụ ngành kế toán từ bậc trung cấp,

+ Có thời gian làm việc thực tế về kế toán ít nhất 2 -3 năm…

+ Có chứng chỉ CPA.

* Người được thuê làm sổ sách kế toán

Phải đạt những tiêu chuẩn nghề nghiệp trong Luật kế toán quy định và phải có chứng chỉ bồi dưỡng kế toán và CPA.

* Cá nhân kinh doanh dịch vụ kế toán  

Cá nhân kinh doanh dịch vụ kế toán phải có:

 + Đạo đức nghề nghiệp

+ Văn phòng và địa chỉ để giao dịch, phải đăng ký kinh doanh dịch vụ kế toán

+ Chứng chỉ kiểm toán viên hoặc chứng chỉ CPA do Bộ Tài Chính cấp.

Người hành nghề kế toán trong các doanh nghiệp kế toán phải có:

Hợp đồng lao động trong các doanh nghiệp này, đảm bảo tiêu chuẩn nghề nghiệp quy định trong Luật kế toán

+ Chứng chỉ kiểm toán viên hoặc chứng chỉ CPA do Bộ Tài Chính cấp.

* Chủ sở hữu của các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán

Chủ sở hữu doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán phải là các cá nhân có chứng chỉ hành nghề để bảo đảm chất lượng cung cấp dịch vụ, bảo đảm nguyên tắc gắn trách nhiệm của người góp vốn với trách nhiệm nghề nghiệp.

1 407 lượt xem