Đề thi tham khảo vào 10 môn Vật lí năm 2019 - 2020 Hà Nội (2 đề Trắc nghiệm)

Đề thi tham khảo vào 10 môn Vật lí năm 2019 - 2020 Hà Nội (2 đề Trắc nghiệm) chi tiết giúp học sinh ôn luyện để đạt điểm cao trong kì thi tuyển sinh vào lớp 10. Mời các bạn cùng đón xem:

1 377 lượt xem


Đề thi tham khảo vào 10 môn Vật lí năm 2019 - 2020 Hà Nội (2 đề Trắc nghiệm)

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng thi vào 10

Năm học 2019 - 2020

Môn: Vật lý

Thời gian làm bài: 60 phút

Đề thi tham khảo vào 10 môn Vật lí năm 2019 - 2020 Hà Nội đề số 1

Câu 1: Trường hợp nào sau đây ánh sáng truyền đến mắt người quan sát không phải là tia khúc xạ ?

A. Quan sát ngôi sao vào ban đêm.                                            

B. Con cá quan sát người ở trên bờ.

C. Quan sát con cá bơi dưới nước.                                             

D. Xem phim trên màn ảnh.

Câu 2: Đặt vật sáng trước thấu kính hội tụ ta thu được:

A. Ảnh thật. lớn hơn vật.    

B. Ảnh ảo, bằng vật.   

C. Ảnh ảo. nhỏ hơn vật.     

D. Ảnh ảo. lớn hơn vật.

Câu 3: Số vòng dây cuộn sơ cấp và thứ cấp của một máy biến thé lần lượt là n1 = 300 vòng và n2 = 1200 vòng. Đặt vào hai đầu dây cuộn sơ cấp hiệu điện thế xoay chiều U1 = 220 V. Hiệu điện thế ở hai đầu dây cuộn thứ cấp để hở là:

A. U2 = 11V.                                  

B. U2 = 880 V.           

C. U2 = 54 V.             

D. U2 = 110 V.

Câu 4: Bộ phận của mắt có vai trò tương đương với màng hứng ảnh trong máy ảnh về phương diện quang học là:

A. Con ngươi.                              

B. Thấu kính mắt.       

C. Giác mạc.               

D. Màng lưới.

Câu 5: Đề đun sôi một âm nước cần nhiệt lượng 800 kJ. Một bếp điện có điện trở 400, cường độ dòng điện chạy qua là 0,5A có hiệu suất đun là 80% thì thời gian đun sôi ấm nước trên là:

A. 660 s.                          

B. 10 phút.                 

C. 1000 s.                   

D. 20 phút.

Câu 6: Theo cấu tạo chất, khi giảm nhiệt độ của vật thì các phân tử tạo thành vật đó:

A. Có động năng tăng.

B. Có khoảng cách không đồi.

C. Có động năng giảm.

D. Có khoảng cách giảm.

Câu 7: Thiết bị điện chuyền hóa cơ năng thành điện năng khi hoạt động là:

A. Quạt điện.

B. Nồi cơm điện.

C. Mỏ hàn điện.

D. Máy phát điện xoay chiều.

Câu 8: Một đoạn dây dẫn hình trụ đồng chất, tiết diện đều có điện trở là R. Nếu cắt đoạn dây đó thành hai đoạn có chiều dài bằng nhau thì mỗi đoạn có điện trở là:

A. 0.25R.                           

B. 2R.                                     

C. 0.5R.                       

D. 4R.

Câu 9: Đặt vật sáng nhỏ vuông góc với trục chính của một thấu kính hội tụ và cách thấu kính 15 cm. Biết tiêu cự của thấu kính bằng 10 cm. Ảnh của vật sáng cho bởi thấu kính là:

A. Ảnh thật. nhỏ hơn vật.                                     

B. Ảnh ảo, nhỏ hơn vật.

C. Ảnh ảo. lớn hơn vật.                                         

D. Ảnh thật, lớn hơn vật.

Câu 10: Tương tác từ xảy ra khi đưa một thanh nam châm thẳng lại gần:

A. Một thanh nhôm.                                                         

B. Một kim la bàn.                 

C. Một cuộn dây dẫn băng đồng hai đầu đề hở.     

D. Một dây dẫn thẳng không có dòng điện chạy qua.

Câu 11: Chất nào sau đây dẫn nhiệt kém nhất ?

A. Đồng.                           

B. Nước.                                 

C. Không khí.                         

D. Thủy ngân.

Câu 12: Cách nào dưới đây tạo ra dòng điện cảm ứng trong cuộn dây dẫn kín:

A. Mắc xen vào cuộn dây dẫn một chiếc pin.

B. Dùng một nam châm mạnh đặt gần đầu cuộn dây.

C. Cho một cực của nam châm chạm vào cuộn dây dẫn.

D. Đưa một cực của thanh nam châm từ ngoài vào trong cuộn dây.

Câu 13: Để nhận biết một thanh nam châm vĩnh cửu người ta không dùng:

A. Kim nam châm.                      

B. Thanh sắt.               

C. Thanh thép non.                  

D. Thanh gỗ.

Câu 14: Tác dụng nhiệt của dòng điện được ứng dụng trong:

A. Chuông điện.              

B. Ấm điện.                               

C. Máy cơm bước.                 

D. Quạt điện.

Câu 15: Điện năng tiêu thụ của một bóng đèn loại 220V - 100W hoạt động đúng định mức trong thời gian 0.5 giờ là:

A. 220 kWh.       

B. 0.22 kWh.              

C. 0.05 kWh.                          

D. 200 Wh.

Câu 16: Lan đi từ nhà đến trường với quãng đường dài 1.5 km mất 10 phút. Vận tốc trung bình của Lan là:

A. 0,25 km/h.      

B. 15 km/h.                

C. 1.5 km/h.                           

D. 9 km/h.

Câu 17: Theo định luật Jun – Lenxơ nhiệt lượng tỏa ra trên dây dẫn:

A. Tỉ lệ nghịch với thời gian sử dụng                               

B. Tỉ lệ thuận với bình phương thời gian sử dụng.

C. Tỉ lệ nghịch với khối lượng của vật đó.                       

D. Tỉ lệ thuận với khối lượng của vật đó.

Câu 18: Trên vỏ của một bóng đèn có ghi 150V.- 75 W. Bóng đèn này sẽ hoạt động bình thường khi mặc vào hiệu điện thê:

A. 100 V.            

B. 220 V.                    

C. 75 V.                                  

D. 150 V.

Câu 19: Mắt nhìn thấy một vật, ảnh của vật trong mắt là:

A. Ảnh ảo, nhỏ hơn vật.                                                    

B. Ảnh thật. nhỏ hơn vật.

C. Ảnh thật. lớn hơn vật.                                                  

D. Ảnh áo. lớn hơn vật.

Câu 20: Trường hợp nào dưới đây, trong cuộn dây dẫn kín xuất hiện dòng điện cảm ứng?

A. Số đường sức từ qua tiết diện S của cuộn dây dẫn kín lớn.    

B. Số đường sức từ qua tiết diện S của cuộn dây dẫn kín được giữ không thay đổi.                  

C. Số đường sức từ qua tiết diện S của cuộn dây dẫn kín thay đổi. 

D. Từ trường xuyên qua tiết diện S của cuộn dây dẫn kín mạnh.           

Câu 2l: Khi nói về cầu tạo của Đinamô xe đạp. Kết luận đúng là :

A. Nam châm của Đinamô là nam châm vĩnh cửu.                     

B. Rôto là cuộn dây dẫn.

C. Stato là nam châm.                                                                  

D. Cả ba phương án trên.

Câu 22: Dòng điện cảm ứng trong một cuộn dây dẫn kín đổi chiều khi:

A. Cuộn dây đang quay trong từ trường thì dừng lại.

B. Sốđường sức từ đi qua tiết điện của cuộn dây liên tục tăng hoặc liên tục giảm.

C. Số đường sức từ đi qua tiết điện của cuộn dây đang tăng thì giảm hoặc ngược lại.

D. Nam châm đang tiến gần cuộn dây thì dừng lại.

Câu 23: Dòng điện có cường độ nào dưới đây nếu đi qua cơ thể người là nguy hiểm:

A. 40mA.              

B. 50mA.                    

C. 60mA.                    

D. 70mA.

Câu 24: Mặc song song hai điện trở R1 và R2 (R1 > R2) với nhau thành một đoạn mạch. Điện trở R của đoạn mạch thỏa mãn:

A. R < R1.             

B. R > R2.                   

C. R > R1.                  

D. Không so sánh được.

Câu 25: Biểu thức nào dưới đây đúng với nội dung định luật Ôm:

A. I =  UR            

B. U = I.R                  

C. R = UI                       

D. A. I = RU

Câu 26: Đơn vị nào dưới đây là đơn vị đo điện trở:

A. Ôm (Ω)          

B. Oát (W)                 

C. Ampe (A)              

D. Vôn (V)

Câu 27: Máy cơ đơn giản nào sau đây không thể làm thay đổi đồng thời cả độ lớn và hướng của lực là:

A. Ròng rọc động.             

B. Đòn bẩy.                 

C. Mặt phăng nghiêng.           

D. Ròng rọc có định.

Câu 28: Dặt vào hai đầu của một biến trở hiệu diện thế không đổi U. Nếu biến trở có giá trị bằng 15Ω thì cường độ dòng điện trong mạch băng 2A. Nếu biến trở có giá trị bằng 20Ω thì cường độ dòng điện trong mạch là:

A. 3A.                                           

B. 1,5A.                                   

C. 7A.                                      

D. 2,3A.

Câu 29: Có thể dùng kính lúp để quan sát vật nào dưới đây:

A. Một ngôi sao.    

B. Một con vi trùng.                

C. Một con kiến.         

D. Một bức tranh phong cảnh.

Câu 30: Thấu kính nào dưới đây có thể dùng làm kính lúp:

A. Thấu kinh phân kì có tiêu cự 10cm.              

B. Thấu kính phân kì có tiêu cự 50cm.

C. Thấu kính hội tụ có tiêu cự 10cm.                 

D. Thấu kính hội tụ có tiêu cự 50cm.

Câu 31: Đặt một hiệu điện thế U = 12 V vào hai đầu đoạn mạch gồm điện trở R1 = 40Ω mắc song song với điện trở R2 = 80Ω. Hiệu điện thê ở hai đầu điện trở R2 bằng:

A. 6 V.                              

B. 4 V.                        

C. 8 V                    

D. 12 V.

Câu 32: Chỉ có thể nói về trọng lực của vật nào dưới đây:

A. Trái đất.                     

B. Mặt trăng.               

C. Mặt trời.                 

D. Hòn đá trên mặt đất.

Câu 33: Một máy sấy tóc có ghi 220V - 1100W có điện trở bằng:

A. 44 Ω.

B. 550 Ω.                               

C. 5 Ω.                        

D. 0,2 Ω.

Câu 34: Hai lực cân băng không thề:

A. Tác dụng vào hai vật.              

B.  Cùng phương.                    

C. Ngược chiều.             

D. Cùng độ lớn.

Câu 35: Lực từ trong hình vẽ bên. AB là một đoạn dây dẫn (1) thăng, dòng điện chạy theo chiều từ A đến B. Các đường (4) | (3) Sức từ năm vuông góc với mặt phẳng của hình vẽ và có h 5 chiều từ ngoài vào trong. Chiều của lực từ tác dụng lên đoạn dây AB được biểu diễn theo (2)

Mở ảnh

A. Mũi tên 2.

B. Mũi tên 1.

C. Mũi tên 4.

D. Mũi tên 3.

Câu 36: Một đoạn dây dẫn đồng chất hình trụ có khối lượng m, đường kính tiết diện d, chiều dài l và điện trở suât ρ. Điện trở của đoạn dây không phụ thuộc vào:

A. d.                                               

B. m.                                      

C. l.                             

D. S.

Câu 37: Một vật khi nhiệt độ giảm đi 40°C thì tỏa ra nhiệt lượng Q. Nếu nhiệt độ vật đó giảm đi 60°C thì tỏa ra nhiệt lượng là:

A. 0.67 Q.                                      

B. 3 Q.                                     

C. 4 Q.                         

D. 1,5 Q.

Câu 38: Khi hoạt động, động cơ điện chuyền hóa:

A. Điện năng thành cơ năng.                                            

B. Dơ năng thành nhiệt năng.

C. Nhiệt năng thành cơ năng.                                           

D. Cơ năng thành điện năng.

Câu 39: Biêu thức của định luật Jun – Lenxơ là:

A. Q= IRt2.                                 

B. Q = U2Rt.                             

C. Q = IRt.                 

D. Q = I2Rt.

Câu 40: Nhận định sai về đường sức từ của nam châm hình chữ U là :

A. Đường sức từ trong lòng nam châm hình chữ U gần như song song với nhau.

B. Đường sức từ của nam châm là những đường không khép kín.

C. Đầu nam châm có các đường sức từ đi vào gọi là cực Bắc.

D. Đầu nam châm có các đường sức từ đi ra gọi là cực Nam.

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng thi vào 10

Năm học 2019 - 2020

Môn: Vật lý

Thời gian làm bài: 60 phút

Đề thi tham khảo vào 10 môn Vật lí năm 2019 - 2020 Hà Nội đề số 2

Câu 1: Trường hợp nào sau đây ánh sáng truyền đến mắt người quan sát là tia khúc xạ ?

A. Khi ta soi gương.                                                        

B. Khi ta xem chiếu bóng.

C. Khi ta ngắm một bông hoa trước mặt.                        

D. Quan sát một con bá trong bể cá cảnh.

Câu 2: Đặt vật sáng ở trong tiêu cự trước thấu kính hội tụ ta thu được:

A. Ảnh thật, lớn hơn vật.

B. Ảnh thật. nhỏ hơn vật.

C. Ảnh ảo. nhỏ hơn vật.

D. Ảnh ảo. lớn hơn vật.

Câu 3: Số vòng dây cuộn sơ cấp và thứ cấp của một máy biến thé lần lượt là n1 = 1200 vòng và n2 = 200 vòng. Đặt vào hai đầu dây cuộn thứ cấp hiệu điện thế xoay chiều U2 = 220 V. Hiệu điện thế ở hai đầu dây cuộn thứ cấp để hở là:

A. U1 = 36,67 V.                             

B. U1 = 1320 V.          

C. U1 = 1000 V.                     

D. U1 = 110 V.

Câu 4: Câu nào sau đây là đúng:

A. Mắt hoàn toàn không giống với máy ảnh.

B. Mắt hoàn toàn giống với máy ảnh.

C. Mắt tương đối giống máy ảnh nhưng không tinh vi bằng máy ảnh.

D. Mắt tương đối giống máy ảnh nhưng tinh vi hơn máy ảnh.

Câu 5: Dòng điện có cường độ 2mA chạy qua một điện trở 3kΩ trong thời gian 10 phút thì nhiệt lượng tỏa ra ở điện trở này có giá trị nào dưới đây:

A. Q = 7,2 J .                              

B. Q = 60 J                              

C. Q = 120 J                

D. Q = 3600 J

Câu 6: Theo cấu tạo chất, khi nhiệt độ của vật thay đổi thì các phân tử tạo thành vật đó có thể có:

A. Động năng tăng.                                                                     

B. Có khoảng cách không đồi.

C. Động năng không đổi.                                                              

D. Không đủ dữ kiện để kết luận.

Câu 7: Thiết bị điện chuyền hóa điện năng thành nhiệt năng khi hoạt động là:

A. Quạt điện.                  

B. Máy bơm nước.                 

C. Ấm điện.                 

D. Đèn compact.

Câu 8: Một đoạn dây dẫn hình trụ, đồng chất, tiết diện đều, chiều dài l có điện trở là R. Nếu 4 đoạn dây như vậy nối liền với nhau thì tạo ra một dây dẫn mới có điện trở là:

A. 0.25 R.                           

B. 2 R.                                     

C. 0.5 R.                       

D. 4 R.

Câu 9: Đặt vật sáng nhỏ vuông góc với trục chính của một thấu kính hội tụ và cách thấu kính 10 cm. Biết tiêu cự của thấu kính bằng 15 cm. Ảnh của vật sáng cho bởi thấu kính là:

A. Ảnh thật. nhỏ hơn vật.                                                 

B. Ảnh ảo, nhỏ hơn vật.

C. Ảnh ảo. lớn hơn vật.                                                     

D. Ảnh thật, lớn hơn vật.

Câu 10: Lực do dòng điện tác dụng lên kim nam châm để gần nó được gọi là:

A. Lực hấp dẫn.                

B. Lực từ.                     

C. Lực điện.                  

D. Lực điện từ.

Câu 11: Kim loại nào sau đây dẫn điện tốt nhất ?

A. Nhôm.                         

B. Bạc.                                    

C. Đồng.                      

D. Sắt.

Câu 12: Làm cách nào để tạo ra được dòng điện cảm ứng trong đinamô xe đạp?

A. Nối hai đầu đinamô với hai cực của một acquy.

B. Cho bánh xe đạp cọ xát mạnh vào núm đinamô.

C. Làm cho nam châm trong đinamô quay trước cuộn dây.

D. Cho xe đạp chạy nhanh trên đường.

Câu 13: Trên thanh nam châm, chỗ nào hút sắt mạnh nhất:

A. Phần giữa của thanh.                                        

B. Từ cực Bắc.            

C. Cả hai từ cực.                                                   

D. Mọi chỗ đều hút sắt mạnh như nhau.

Câu 14: Tác dụng của dòng điện thay đổi như thế nào khi dòng điện đổi chiều:

A. Không có tác dụng từ.                                   

B. Tác dụng từ mạnh lên gấp đôi.

C. Tác dụng từ giảm đi.                                       

D. Lực từ đổi chiều.

Câu 15: Nhiệt lượng tỏa ra của một bóng đèn loại 220V - 100W hoạt động đúng định mức trong thời gian l giờ là:

A. 3600 J.

B. 36000 J.

C. 360 000 J.

D. 3600 000 J.

Câu 16: Lan đi từ nhà đến trường với quãng đường dài 2,4 km với vận tốc trung bình là 6km/h. Thời gian Lan đi từ nhà đến trường là:

A. 2,5 giờ.                                   

B. 14,4 phút.                          

C. 1200s.                     

D. 24 phút.

Câu 17: Định luật Jun – Lenxơ cho biết điện năng biến đổi thành:

A. Cơ năng.                                    

B. Năng lượng ánh sáng.         

C. Hóa năng.                

D. Nhiệt năng.

Câu 18: Trên vỏ của một bóng đèn có ghi 220V.- 100W. Bóng đèn này sẽ có công suất khi hoạt động bình thường:

A. 100 V.                        

B. 283 V.                                

C. 110 V.                                

D. 220 V.

Câu 19: Bộ phận nào dưới đây hoàn toàn không quan trọng đối với một cái máy ảnh:

A. Vật kính.                                                                     

B. Buồng tối.                           

C. Phim hoặc bộ phận ghi ảnh.                                         

D. Chân máy.

Câu 20: Trong cuộn dây dẫn kín xuất hiện dòng điện cảm ứng xoay chiều khi số dường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây:

A. Luôn giảm.                  

B. Luôn tăng.               

C. Không đổi.              

D. Luân phiên tăng, giảm.

Câu 2l: Cách làm nào dưới đây có thể tạo ra dòng điện cảm ứng:

A. Nối hai cực của pin vào hai đầu cuộn dây dẫn.

B. Nối hai cực của nam châm với hai đầu cuộn dây dẫn.

C. Đưa một cực của acquy từ ngoài vào trong một cuộn dây dẫn kín.

D. Đưa một cực của nam châm từ ngoài vào trong một cuộn dây dẫn kín.

Câu 22: Động cơ điện một chiều quay được do tác dụng của lực:

A. Lực hấp dẫn.                            

B. Lực đàn hồi.           

C. Lực từ.                    

D. Lực điện từ.

Câu 23: Sử dụng tiết kiệm điện năng không mang lại lợi ích nào dưới đây?

A. Góp phần làm giảm ô nhiễm môi trường.                 

B. Góp phần phát triển sản xuất.

C. Góp phần chữa bệnh giảm nghèo.                               

D. Góp phần làm giảm bớt các sự cố về điện.

Câu 24: Hai điện trở R1 và R2 = 4R1 được mắc song song với nhau. Khi tính theo R1 thì điện trở tương đương của đoạn mạch này là:

A. 5 R1.                           

B. 4 R1.                                    

C. 0,8 R1.                                

D. 1,25 R1.

Câu 25: Điện trở của một dây dẫn nhất định có mối quan hệ phụ thuộc nào dưới đây?

A. Tỉ lệ thuận với hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn

B. Tỉ lệ nghịch với cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn.

C. Không phụ thuộc vào hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn.

D. Giảm khi cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn giảm.

Câu 26: Trong thí nghiệm khảo sát định luật Ôm, có thể làm thay đổi đại lượng nào trong số các đại lượng gồm hiệu điện thế, cường độ dòng điện, điện trở dây dẫn?

A. Chỉ thay đổi hiệu điện thế.                              

B. Chỉ thay đổi cường độ dòng điện.

C. Chỉ thay đổi điện trở dây dẫn.             

D. Cả ba đại lượng trên.

Câu 27: Dụng cụ nào sau đây không phải là máy cơ đơn giản?

A. Cái búa nhổ đinh.        

B. Cái bấm móng tay.             

C. Cái thước dây.         

D. Cái kìm.

Câu 28: Nếu tăng hiệu điện thế giữa hai đầu một dây dẫn lên 4 lần thì cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn này thay đổi như thế nào?

A. Tăng 4 lần.                  

B. Giảm 4 lần.                         

C. Tăng 2 lần.             

D. Giảm 2 lần.

Câu 29: Quan sát một vật nhỏ qua kính lúp, ta sẽ thấy:

A. Một ảnh cùng chiều, nhỏ hơn vật.                              

B. Một ảnh cùng chiều, lớn hơn vật.

C. Một ảnh ngược chiều, nhỏ hơn vật.                           

D. Một ảnh ngược chiều, lớn hơn vật.

Câu 30: Thấu kính phân kì chỉ có khả năng cho:

A.nh thật nhỏ hơn vật.                                                  

B. Ảnh thật lớn hơn vật.

C.nh ảo nhỏ hơn vật.                                                   

D. Ảnh ảo lớn hơn vật.

Câu 31: Điện trở tương đương của đoạn mạch gồm hai điện trở R1 = 4Ω và R2 = 12Ω mắc song song có giá trị nào dưới đây?

A. 16 Ω.                             

B. 48 Ω.                      

C. 0,33 Ω.                   

D. 3 Ω.

Câu 32: Tìm câu sai. Lực là nguyên nhân làm cho vật:

A. Đang chuyển động thẳng đều thì chuyển động nhanh lên.

B. Đang chuyển động thẳng, thì chuyển động cong.

C. Đang chuyển động thẳng đều thì tiếp tục chuyển động thẳng đều.

D. Đang chuyển động thẳng thì dừng lại.

Câu 33: Trên một bàn là có ghi 220V – 1100W. Khi bàn là này hoạt động bình thường thì nó có điện trở là bao nhiêu?

A. 0,2 Ω.                            

B. 5 Ω.                         

C. 44 Ω.                       

D. 5500 Ω.

Câu 34: Công việc nào dưới đây không cần dùng đến lực?

A. Xách một xô nước.    

B. Nâng một tấm gỗ.      

C. Đẩy một chiếc xe.           

D. Đọc một trang sách.

Câu 35: Có cách nào để làm tăng lực từ của một nam châm điện?

A. Dùng dây dẫn to quấn ít vòng.

B. Dùng dây dẫn nhỏ quấn nhiều vòng.

C. Tăng số vòng dây dẫn và giảm hiệu điện thế đặt vào hai đầu ống dây.

D. Tăng đường kính và chiều dài của ống dây.

Câu 36: Hệ thức nào dưới đây biểu thị mối liên hện giữa điện trở R của dây dẫn với chiều dài l, tiết diện S của dây dẫn và với điện trở suất ρ của vật liệu làm dây dẫn?

A. R = ρ                  

B. R = lρS                   

C. R =  lSR            

D. R = ρlS

Câu 37: Một vật muốn nhiệt độ tăng lên 30°C thì cần nhiệt lượng là Q. Nếu nhiệt độ vật đó tăng lên 60oC thì cần một nhiệt lượng là:

A. 2 Q.                                           

B. 3 Q.                                     

C. 4 Q.                         

D. 6 Q.

Câu 38: Muốn cho động cơ điện quay được, cho ta cơ năng thì phải cung cấp cho nó năng lượng dưới dạng nào?

A. Động năng.                 

B. Thế năng.               

C. Nhiệt năng.                         

D. Điện năng.

Câu 39: Nếu đồng thời giảm điện trở của dây dẫn, cường độ dòng điện và thời gian dòng điện chạy qua dây dẫn đi một nửa thì nhiệt lượng tỏa ra trên dây sẽ thay đổi như thế nào?

A. Giảm đi 2 lần.            

B. Giảm đi 4 lần.        

C. Giảm đi 8 lần.        

D. Giảm đi 16 lần.

Câu 40: Quy tắc nào dưới đây cho ta xác định được chiều của đường sức từ ở trong lòng một ống dây có dòng điện một chiều chạy qua?

A. Quy tắc bàn tay phải.                                                  

B. Quy tắc bàn tay trái.

C. Quy tắc nắm tay phải.                                                 

D. Quy tắc ngón tay phải.

1 377 lượt xem


Xem thêm các chương trình khác: