TOP 10 Đề thi Giữa Học kì 1 KHTN lớp 6 (Kết nối tri thức) năm 2024 có đáp án

Bộ Đề thi Giữa Học kì 1 KHTN lớp 6 Kết nối tri thức năm 2024 có đáp án chi tiết giúp học sinh ôn luyện để đạt điểm cao trong bài thi KHTN 6 Giữa Học kì 1. Mời các bạn cùng đón xem:

1 3,143 04/10/2024
Mua tài liệu


Chỉ 70k mua trọn bộ Đề thi KHTN lớp 6 Kết nối tri thức bản word có lời giải chi tiết:

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu.

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

TOP 10 Đề thi Giữa Học kì 1 KHTN lớp 6 (Kết nối tri thức) năm 2024 có đáp án

Đề thi Giữa Học kì 1 KHTN lớp 6 (Kết nối tri thức) năm 2024 có đáp án - Đề số 1

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Giữa Học kì 1

Năm học ...

Môn: KHTN 6

Thời gian làm bài: ……

Đề bài:

Câu 1: Vật nào sau đây là vật sống?

A. Con robot

B. Con gà

C. Lọ hoa

D. Trái Đất

Câu 2: Hoạt động nào sau đây không thực hiện đúng quy tắc an toàn trong phòng thực hành?

A. Đeo găng tay khi làm thí nghiệm.

B. Không ăn uống, đùa nghịch trong phòng thí nghiệm.

C. Để hóa chất không đúng nơi quy định sau khi làm xong thí nghiệm.

D. Làm thí nghiệm theo sự hướng dẫn của giáo viên.

Câu 3: Khi quan sát tế bào thực vật ta nên chọn loại kính nào?

A. Kính có độ.

B. Kính lúp cầm tay.

C. Kính hiển vị quang học.

D. Kính hiển vi hoặc kính lúp đều được.

Câu 4: Giới hạn đo của bình chia độ là:

A. giá trị lớn nhất ghi trên bình.

B. giá trị giữa hai vạch chia ghi trên bình.

C. thể tích chất lỏng mà bình đo được.

D. giá trị giữa hai vạch chia liên tiếp ghi trên bình.

Câu 5: Khi đo khối lượng của một vật bằng cân có ĐCNN là 10g. Kết quả nào sau đây là đúng?

A. 302g

B. 200g

C. 105g

D. 298g

Câu 6: Để xác định thành tích của một vận động viên chạy 200m người ta phải sử dụng loại đồng hồ nào sau đây?

A. Đồng hồ quả lắc

B. Đồng hồ treo tường

C. Đồng hồ bấm giây

D. Đồng hồ để bàn

Câu 7: Tính chất nào sau đây là tính chất hóa học của khí carbon dioxide?

A. Tan rất ít trong nước

B. Chất khí, không màu

C. Không mùi, không vị

D. Làm đục dung dịch nước vôi trong (dung dịch calcium hydroxide).

Câu 8: Khí nào sau đây tham gia vào quá trình quang hợp của cây xanh?

A. Oxygen

B. Nitrogen

C. Khí hiếm

D. Carbon dioxide

Câu 9: Cho các vật liệu sau: nhựa, thủy tinh, gốm, đá, thép. Số vật liệu nhân tạo là:

A. 3

B. 2

C. 5

D. 4

Câu 10: Nguyên liệu được sử dụng để sản xuất vôi sống, phấn viết bảng, tạc tượng là gì?

A. Cát

B. Đá vôi

C. Đất sét

D. Đá

Câu 11: Loại sinh vật đơn bào nào sau đây có thể quan sát được bằng mắt thường?

A. Tảo lục

B. Trùng roi

C. Vi khuẩn lam

D. Tảo bong bóng

Câu 12: Cơ thể đơn bào và cơ thể đa bào khác nhau chủ yếu ở điểm nào?

A. Màu sắc

B. Kích thước

C. Hình dạng

D. Số lượng tế bào tạo thành

Câu 13: Điều gì xảy ra với các tế bào trong cơ thể khi cơ thể ngừng lớn?

A. Các tế bào trong cơ thể dừng sinh trưởng và sinh sản

B. Các tế bào trong cơ thể ngừng sinh trưởng nhưng vẫn sinh sản

C. Các tế bào trong cơ thể ngừng sinh sản nhưng vẫn sinh trưởng

D. Các tế bào trong cơ thể vẫn tiếp tục sinh trưởng và sinh sản

Câu 14: Thành tế bào ở thực vật có vai trò gì?

A. Tham gia trao đổi chất với môi trường

B. Là nơi diễn ra các hoạt động sống của tế bào

C. Quy định hình dạng và bảo vệ tế bào

D. Tham gia cấu tạo hệ thống nội màng

Câu 15: Thành phần nào giúp lục lạp có khả năng quang hợp?

A. Carotenoid

B. Xanthopyll

C. Phycobilin

D. Diệp lục

Câu 16: Tế bào động vật không có bào quan nào dưới đây?

A. Ti thể

B. Không bào

C. Ribosome

D. Lục lạp

Câu 17: Đơn vị cấu tạo nên cơ thể sống gọi là gì?

A.

B. Tế bào

C. Biểu bì

D. Bào quan

Câu 18: Vì sao tế bào được coi là đơn vị cơ bản của sự sống?

A. Nó có thể thực hiện đầy đủ các quá trình sống cơ bản

B. Nó có đầy đủ hết các loại bào quan cần thiết

C. Nó có nhiều hình dạng khác nhau để thích nghi với các chức năng khác nhau

D. Nó có nhiều kích thước khác nhau để đảm nhiệm các vai trò khác nhau

Câu 19: Một số loài động vật vẫn tồn tại không bào. Các không bào đó có chức năng gì?

A. Chứa sắc tố

B. Co bóp, tiêu hóa

C. Chứa chất thải

D. Dự trữ dinh dưỡng

Câu 20: Thành phần nào dưới đây không thuộc thành phần cấu tạo chính của tế bào?

A. Màng tế bào

B. Tế bào chất

C. Thành tế bào

D. Nhân/vùng nhân

Câu 21: Dùng búa đóng một chiếc đinh vào tường, lực nào đã làm cho đinh chuyển động vào tường?

A. Lực của búa tác dụng vào đinh.

B. Lực của tường tác dụng vào đinh.

C. Lực của đinh tác dụng vào búa.

D. Lực của búa tác dụng vào tường.

Câu 22: Trong xây dựng, người ta sử dụng dụng cụ nào để xác định phương thẳng đứng của một cột bê tông?

A. Lực kế

B. Thước vuông

C. Dây chỉ dài

D. Quả dọi gồm một quả nặng được buộc vào một sợi dây mảnh, nhẹ.

Câu 23: Phát biểu nào sau đây, mô tả đúng đặc điểm của lực trong hình vẽ (1 đoạn ứng với 1 N)?

A. Điểm đặt tại mép vật, phương hợp với phương nằm ngang một góc 60o, chiều từ dưới lên trên, độ lớn 3 N.

B. Điểm đặt tại mép vật, phương hợp với phương thẳng đứng một góc 60o, chiều từ dưới lên trên, độ lớn 3 N.

C. Điểm đặt tại mép vật, phương hợp với phương thẳng đứng một góc 60o, chiều từ trên xuống dưới, độ lớn 3 N.

D. Điểm đặt tại mép vật, phương hợp với phương nằm ngang một góc 60o, chiều từ trên xuống dưới, độ lớn 3 N.

Câu 24: Sử dụng cụm từ thích hợp để điền vào chỗ trống: ..... là nguyên nhân làm thay đổi vận tốc của chuyển động.

A. vectơ

B. thay đổi

C. vận tốc

D. lực

Câu 25: Câu nào mô tả đầy đủ các yếu tố trọng lực của vật?

Đề thi KHTN lớp 6 Giữa học kì 1 năm 2021 - 202 có đáp án (4 đề) – Kết nối tri thức (ảnh 1)A. Điểm đặt tại trọng tâm vật, phương thẳng đứng, chiều từ trên xuống dưới, độ lớn 20N.

B. Điểm đặt trên vật, hướng thẳng đứng, độ lớn 20N.

C. Điểm đặt trên vật, phương từ trên xuống dưới, độ lớn 30N.

D. Điểm đặt trên vật, chiều thẳng đứng, độ lớn 20N.

Câu 26: Trong các chuyển động dưới đây, chuyển động nào do tác dụng của trọng lực?

A. Xe đi trên đường.

B. Thác nước đổ từ trên cao xuống.

C. Mũi tên bắn ra từ cánh cung.

D. Quả bóng bị nảy bật lên khi chạm đất.

Câu 27: Muốn biểu diễn một vectơ lực chúng ta cần phải biết các yếu tố:

A. Phương, chiều

B. Điểm đặt, phương, chiều.

C. Điểm đặt, phương, độ lớn.

D. Điểm đặt, phương, chiều, độ lớn.

Câu 28: Nhận xét nào sau đây sai?

A. Khối lượng của một vật chỉ lượng chất tạo nên vật đó.

B. Khối lượng của một vật không thay đổi theo vị trí đặt vật.

C. Vì P = 10m nên khối lượng và trọng lượng của vật không thay đổi theo vị trí đặt vật.

D. Biết khối lượng của một vật ta có thể suy ra trọng lượng của vật đó.

Câu 29: Chỉ có thể nói về trọng lượng của vật nào sau đây?

A. Trái Đất

B. Mặt trăng

C. Mặt trời

D. Hòn đá trên mặt đất

Câu 30: Niu tơn (N) là đơn vị đo của đại lượng nào?

A. Khối lượng.

B. Trọng lượng.

C. Trọng lực.

D. B và C.

Đáp án và hướng dẫn giải đề 1:

1 - B

2 - C

3 - C

4 - A

5 - B

6 - C

7 - D

8 - D

9 - D

10 -B

11- C

12 - D

13 - D

14 - C

15 - D

16 - D

17 - B

18 - A

19 - B

20 - C

21-A

22 - D

23 - A

24 - D

25 - A

26 - B

27 -D

28 -C

29 - D

30 - D

Câu 1:

- Vật sống có khả năng trao đổi chất với môi trường, lớn lên và sinh sản…

- Vật không sống không có các khả năng trên.

=> Vậy con gà là vật sống.

Đáp án B.

Câu 2:

- Hoạt động “Để hóa chất không đúng nơi quy định sau khi làm xong thí nghiệm” là không thực hiện đúng quy tắc an toàn trong phòng thực hành.

=> sẽ làm phòng thực hành bừa bộn, người khác không tìm được hóa chất để làm,…

Đáp án C.

Câu 3:

Kính hiển vi quang học có thể phóng to ảnh của vật được quan sát khoảng từ 40 lần đến 3000 lần.

→ Để quan sát tế bào thực vật ta nên chọn kính hiển vi quang học.

Đáp án C.

Câu 4:

Giới hạn đo của bình chia độ là giá trị lớn nhất ghi trên bình.

Đáp án A.

Câu 5:

Khi đo khối lượng của một vật bằng cân có ĐCNN là 10g thì kết quả đo khối lượng của vật phải chia hết cho 10g.

Đáp án B.

Câu 6:

Để xác định thành tích của một vận động viên chạy 200m người ta phải sử dụng loại đồng hồ bấm giây bởi vì đồng hồ bấm giây cho kết quả đúng nhất.

Đáp án C.

Câu 7:

Các đáp án A, B, C là tính chất vật lý của khí carbon dioxide.

Đáp án D: carbon dioxide phản ứng với calcium hydroxide sinh ra chất kết tủa làm đục dung dịch.

Đáp án D.

Câu 8:

Carbon dioxide tham gia vào quá trình quang hợp của cây xanh, cây xanh hấp thụ carbon dioxide và thải ra khí oxygen.

Đáp án D.

Câu 9:

Vật liệu nhân tạo là do con người tạo ra: nhựa, thủy tinh, gốm, thép.

Đáp án D.

Câu 10:

Đá vôi là nguyên liệu được sử dụng để sản xuất vôi sống, phấn viết bảng, tạc tượng.

Đáp án B.

Câu 11:

Đáp án: D

Tảo bong bóng là một trong số ít các đại diện của sinh vật đơn bào có thể quan sát bằng mắt thường.

Câu 12:

Đáp án: D

Điểm khác nhau lớn nhất giữa cơ thể đơn bào và cơ thể đa bào là:

- Cơ thể đơn bào được cấu tạo bởi một tế bào

- Cơ thể đa bào được cấu tạo bởi nhiều tế bào

Câu 13:

Đáp án: D

Cơ thể ngừng lớn nhưng các tế bào ở các cơ quan trong cơ thể vẫn cần tái tạo và thay mới nên quá trình sinh trưởng và sinh sản của tế bào vẫn tiếp tục diễn ra.

Câu 14:

Đáp án: C

Thành tế bào bao bọc bên ngoài màng tế bào, quy định hình dạng và bảo vệ tế bào.

Câu 15:

Đáp án: D

Diệp lục có khả năng chuyển hóa quang năng thành hóa năng để tổng hợp chất hữu cơ.

Câu 16:

Đáp án: D

Lục lạp là bào quan chỉ có ở thực vật làm nhiệm vụ quang hợp.

Câu 17:

Đáp án: B

Tế bào là đơn vị nhỏ nhất cấu tạo nên cơ thể sống.

Câu 18:

Đáp án: A

Tế bào được coi là đơn vị cơ bản của sự sống vì nó có thể thực hiện đầy đủ các quá trình sống cơ bản.

Câu 19:

Đáp án: B

Không bào ở động vật thường tồn tại ở các loài nguyên sinh vật như trùng biến hình, trùng giày,… và có chức năng co bóp, tiêu hóa.

Câu 20:

Đáp án: C

Thành tế bào là cấu trúc có ở các tế bào vi khuẩn và tế bào thực vật, không có ở tế bào động vật nên không thuộc thành phần cầu tạo chính.

Câu 21:

A – lực này tác dụng vào đinh và làm đinh chuyển động vào tường.

B – lực này làm cản trở chuyển động của đinh.

C – lực này làm cản trở lực của búa tác dụng vào đinh.

D – lực này không làm đinh chuyển động vào tường.

Đáp án A

Câu 22:

A – chỉ dùng để đo lực

B – đo góc vuông

C – không đo được phương thẳng đứng vì sợi chỉ mảnh, nhẹ sẽ bị gió thổi bay theo mọi hướng.

D – quả nặng chịu tác dụng của lực hút Trái Đất theo phương thẳng đứng sẽ đo được phương thẳng đứng của một cột bê tông.

Đáp án D

Câu 23:

Đề thi KHTN lớp 6 Giữa học kì 1 năm 2021 - 2022 có đáp án (4 đề) – Kết nối tri thức (ảnh 1)

Lực tác dụng vào vật có đặc điểm:

+ Điểm đặt tại mép vật

+ Phương hợp với phương nằm ngang một góc 600

+ Chiều từ dưới lên trên

+ Độ lớn 3 N.

Đáp án A

Câu 24:

Lực là nguyên nhân làm thay đổi vận tốc của chuyển động.

Đáp án D

Câu 25:

Biểu diễn trọng lực của vật:

+ Điểm đặt tại trọng tâm vật,

+ Phương thẳng đứng,

+ Chiều từ trên xuống dưới,

+ độ lớn: 20N.

Đáp án A

Câu 26:

A – lực của động cơ

B – trọng lực

C – lực của dây cung

D – lực của mặt đất

Đáp án B

Câu 27:

Muốn biểu diễn một vectơ lực chúng ta cần biết các yếu tố:

+ Điểm đặt

+ phương

+ chiều

+ độ lớn.

Đáp án D

Câu 28:

A – đúng

B – đúng

C – sai, vì trọng lượng của vật thay đổi theo độ cao

D – đúng

Đáp án C

Câu 29:

Dựa vào trọng lượng là độ lớn lực hút của các thiên thể lên các vật.

=> Chỉ có thể nói về trọng lượng của vật hòn đá trên mặt đất.

Đáp án D

Câu 30:

A – đơn vị là kg

B – đơn vị là niuton

C – đơn vị là niuton

Đáp án D

Đề thi Giữa Học kì 1 KHTN lớp 6 (Kết nối tri thức) năm 2023 có đáp án - Đề số 2

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Giữa Học kì 1

Năm học ...

Môn: KHTN 6

Thời gian làm bài: ……

Đề bài:

Câu 1: Lĩnh vực nào sau đây không thuộc về khoa học tự nhiên?

A. Thiên văn

B. Địa lý

C. Hóa sinh

D. Địa chất

Câu 2: Phương án nào thể hiện đúng nội dung của biển cảnh báo?

Đề thi KHTN lớp 6 Giữa học kì 1 năm 2021 - 2022 có đáp án (4 đề) – Kết nối tri thức (ảnh 1)

A. Chất phóng xạ

Đề thi KHTN lớp 6 Giữa học kì 1 năm 2021 - 2022 có đáp án (4 đề) – Kết nối tri thức (ảnh 1)

B. Cấm nước uống

Đề thi KHTN lớp 6 Giữa học kì 1 năm 2021 - 2022 có đáp án (4 đề) – Kết nối tri thức (ảnh 1)

C. Lối thoát hiểm

Đề thi KHTN lớp 6 Giữa học kì 1 năm 2021 - 2022 có đáp án (4 đề) – Kết nối tri thức (ảnh 1)

D. Hóa chất độc hại

Câu 3: Cách bảo quản kính lúp nào sau đây là đúng?

A. Không nên lau chùi, vệ sinh kính thường xuyên vì sẽ làm mặt kính bị xước.

B. Sử dụng nước sạch hoặc nước rửa kính chuyên dụng, lau kính bằng khăn mềm.

C. Có thể để mặt kính lúp tiếp xúc với các vật nhám, bẩn mà không sợ mờ kính.

D. Cả 3 cách trên đều đúng.

Câu 4: Đo chiều dài của chiếc bút chì theo cách nào sau đây là hợp lí nhất?

Đề thi KHTN lớp 6 Giữa học kì 1 năm 2021 - 2022 có đáp án (4 đề) – Kết nối tri thức (ảnh 1)

Câu 5: Trong các đơn vị khối lượng sau đây: tấn, tạ, lạng, gam đơn vị nào là đơn vị đo lớn nhất?

A. tấn

B. tạ

C. lạng

D. gam

Câu 6: Sắp xếp thứ tự các bước dưới đây một cách phù hợp nhất để đo được thời gian bằng đồng hồ bấm giây điện tử?

(1) Nhấn nút SPLIT/RESET để điều chỉnh về số 0.

(2) Chọn chức năng đo phù hợp bằng nút bấm MODE.

(3) Sử dụng nút START/STOP để bắt đầu đo.

(4) Nhấn nút START/STOP để kết thúc đo.

A. (1), (2), (3), (4)

B. (2), (1), (3), (4)

C. (1), (2), (4), (3)

D. (2), (1), (4), (3)

Câu 7: Nhiệt kế y tế thủy ngân hoạt động dựa trên hiện tượng nào?

A. sự dãn nở vì nhiệt của chất rắn

B. sự dãn nở vì nhiệt của chất khí

C. sự dãn nở vì nhiệt của chất lỏng

D. A hoặc B

Câu 8: Sự chuyển thể nào sau đây xảy ra tại nhiệt độ xác định?

A. Ngưng tụ

B. Hóa hơi

C. Sôi

D. Bay hơi

Câu 9: Khí nào sau đây tham gia vào quá trình quang hợp của cây xanh?

A. Oxygen

B. Nitrogen

C. Khí hiếm

D. Carbon dioxide

Câu 10: Nguyên liệu nào sau đây được sử dụng trong lò nung vôi?

A. Đá vôi.

B. Đất sét.

C. Cát.

D. Gạch.

Câu 11: Nhận định nào đúng khi nói về hình dạng và kích thước tế bào?

A. Các loại tế bào đều có chung hình dạng và kích thước.

B. Các loại tế bào thường có hình dạng khác nhau nhưng kích thước giống nhau.

C. Các loại tế bào khác nhau thường có hình dạng và kích thước khác nhau.

D. Các loại tế bào chỉ khác nhau về kích thước, chúng giống nhau về hình dạng.

Câu 12. Quan sát vật nào dưới đây cần phải sử dụng kính hiển vi?

A. Tế bào biểu bì vảy hành

B. Con kiến

C. Con ong

D. Tép bưởi

Câu 13. Hệ thống phóng đại của kính hiển vi bao gồm những thành phần nào?

A. Thị kính, vật kính

B. Chân kính, thân kính, bàn kính, kẹp giữ mẫu

C. Ốc to (núm chỉnh thô), ốc nhỏ (núm chỉnh tinh)

D. Đèn chiếu sáng, gương, màn chắn.

Câu 14. Loại tế bào dài nhất trong cơ thể là?

A. Tế bào thần kinh

B. Tế bào lông hút (rễ)

C. Tế bào vi khuẩn

D. Tế bào lá cây

Câu 15: Vật nào sau đây có cấu tạo từ tế bào?

A. Xe ô tô.

B. Cây cầu.

C. Cây bạch đàn.

D. Ngôi nhà.

Câu 16. Cây lớn lên nhờ đâu?

A. Sự lớn lên và phân chia của tế bào.

B. Sự tăng kích thước của nhân tế bào.

C. Nhiều tế bào được sinh ra từ một tế bào ban đầu

D. Các chất dinh dưỡng bao bọc xung quanh tế bào ban đầu

Câu 17. Cơ thể sinh vật có khả năng thực hiện quá trình sống cơ bản nào?

A. Cảm ứng và vận động

B. Sinh trưởng và sinh sản

C. Hô hấp

D. Cả A, B, C đúng

Câu 18. Trong các nhóm sau nhóm nào gồm toàn vật sống?

A. Con gà, con chó, cây nhãn

B. Chiếc bút, con vịt, con chó

C. Chiếc bút, hòn đá, viên phấn

D. Con dao, cây mồng tơi, hòn đá

Câu 19. Trong các nhóm sau nhóm nào gồm toàn vật không sống?

A. Con gà, con chó, cây nhãn

B. Con gà, cây nhãn, miếng thịt

C. Con dao, cây bút, hòn đá

D. Chiếc bút, con vịt, con chó

Câu 20. Từ 1 tế bào ban đầu sau 5 lần phân chia liên tiếp sẽ tạo ra số tế bào con là?

A. 32

B. 4

C. 8

D. 16

Câu 21. Khi một lực sĩ bắt đầu ném một quả tạ, lực sĩ đã tác dụng vào quả tạ một

A. lực đẩy.

B. lực kéo.

C. lực nén.

D. lực uốn.

Câu 22. Lực đẩy mà lò xo lá tròn tác dụng lẽn xe đã làm

A. biến đổi chuyển động của xe.

B. xe bị biến dạng.

C. xe không thay đổi.

D. biển đổi chuyển động và xe bị biến dạng.

Câu 23. Dụng cụ dùng để đo độ lớn của lực là?

A. Lực kế

B. Tốc kế

C. Nhiệt kế

D. Cân

Câu 24. Biến dạng nào sau đây không phải là biến dạng đàn hồi?

A. Lò xo trong chiếc bút bi bị nén lại.

B. Dây cao su được kéo căng ra.

C. Quả bóng cao su bị đập vào tường.

D. Que nhôm bị uốn cong

Câu 25. Khi đo lực thì trường hợp nào phải đặt lực kế theo phương thẳng đứng?

A. Đo trọng lượng vật

B. Đo khối lượng vật

C. Đo chiều dải vật

D. Đo thể tích vật

Câu 26. Độ dãn của lò xo treo theo phương thẳng đứng tỉ lệ với

A. độ dài của lò xo.

B. lực hút của Trái Đất.

C. khối lượng của vật treo.

D. trọng lượng của lò xo.

Câu 27. Một túi đường có khối lượng 2 kg thì có trọng lượng là

A. 2000 N.

B. 200 N.

C. 20 N.

D. 2N.

Câu 28. Muốn biểu diễn một vectơ lực chúng ta cần phải biết các yếu tố:

A. Hướng của lực

B. Điểm đặt, phương, chiều của lực.

C. Điểm đặt, phương, độ lớn của lực.

D. Điểm đặt, phương, chiều và độ lớn của lực.

Câu 29. Treo vật vào đầu một lực kế lò xo. Khi vật nằm cân bằng, chỉ số của lực kế là 2N. Điều này có nghĩa

A. khối lượng của vật bằng 2g.

B. trọng lượng của vật bằng 2N.

C. khối lượng của vật bằng 1g.

D. trọng lượng cùa vật bằng 1N.

Câu 30. Đơn vị nào sau đây là đơn vị của lực?

A. kilôgam (kg)

B. centimét (cm)

C. niuton (N)

D. lít (L)

Đáp án và hướng dẫn giải đề 2

1 - B

2 - C

3 - B

4 - B

5 - A

6 - B

7 - C

8 - C

9 - D

10 - A

11 - C

12 - A

13 - A

14 - A

15 - C

16 - A

17 - D

18 - A

19 - C

20 - A

21 - A

22 - A

23 - A

24 - D

25 - A

26 - C

27 - C

28 - D

29 - B

30 - C

Câu 1:

Khoa học tự nhiên bao gồm rất nhiều lĩnh vực: Sinh học nghiên cứu về sự sống; Hóa học nghiên cứu các chất và sự biến đổi của chúng; Vật lí học nghiên cứu về chuyển động, lực và năng lượng; Khoa học trái đất nghiên cứu về cấu tạo của Trái đất và bầu khí quyển bao quanh nó; Thiên văn học nghiên cứu các thiên thể,..

→ Địa lý không thuộc khoa học tự nhiên.

Đáp án B.

Câu 2:

- Hình A: Biển báo nguy hiểm về điện.

- Hình B: Biển báo cấm lửa

- Hình C: Biển báo lối thoát hiểm

- Hình D: Biển báo chất ăn mòn

Đáp án C.

Câu 3:

Để bảo quản kính lúp ta nên:

- Lau chùi, vệ sinh kính thường xuyên bằng khăn mềm.

- Sử dụng nước sạch hoặc nước rửa kính chuyên dụng (nếu có).

- Không để mặt kính lúp tiếp xúc với các vật nhám, bẩn.

Đáp án B.

Câu 4:

Để thu được kết quả đo chính xác, ta cần thực hiện các bước như sau:

Bước 1: Ước lượng chiều dài cần đo để chọn thước đo thích hợp.

Bước 2: Đặt thước dọc theo chiều dài cần đo, vạch số 0 của thước ngang với một đầu của vật.

Bước 3: Mắt nhìn theo hướng vuông góc với cạnh thước ở đầu kia của vật.

Bước 4: Đọc kết quả đo theo vạch chia gần nhất với đầu kia của vật.

Bước 5: Ghi kết quả đo theo ĐCNN của thước.

Đáp án B.

Câu 5:

Sắp xếp các đơn vị đo khối lượng từ nhỏ đến lớn: gam, lạng, tạ, tấn.

1 lạng = 100 g

1 tạ = 100 kg = 100 000 g

1 tấn = 1000 kg = 1000 000 g

Đáp án A.

Câu 6:

Các bước để đo được thời gian bằng đồng hồ bấm giây điện tử:

- Chọn chức năng đo phù hợp bằng nút bấm MODE.

- Nhấn nút SPLIT/RESET để điều chỉnh về số 0.

- Sử dụng nút START/STOP để bắt đầu đo.

- Nhấn nút START/STOP để kết thúc đo.

Đáp án B.

Câu 7:

Nhiệt kế y tế thủy ngân hoạt động dựa trên hiện tượng sự dãn nở vì nhiệt của chất lỏng.

Đáp án C.

Câu 8:

Giải thích: Sự sôi là quá trình chất chuyển từ lỏng sang hơi, xảy ra trong toàn bộ khối chất lỏng. Sự sôi chỉ xảy ra tại nhiệt độ sôi.

Đáp án C.

Câu 9:

Carbon dioxide tham gia vào quá trình quang hợp của cây xanh, cây xanh hấp thụ carbon dioxide và thải ra khí oxygen.

Đáp án D.

Câu 10:

Nguyên liệu được sử dụng trong lò nung vôi là đá vôi.

Đáp án A.

Câu 11:

Đáp án: C

Tùy theo chức năng và cấu tạo mà các tế bào khác nhau sẽ có hình dạng và kích thước khác nhau.

Câu 12:

Đáp án: A

Tế bào biểu bì vảy hành có kích thước rất nhỏ nên cần phải quan sát dưới kính hiển vi.

Câu 13:

Đáp án: A

Hệ thống phóng đại của kính hiển vi gồm:

- Thị kính (kính để mắt vào quan sát): có ghi 5x (gấp 5 lần), 10x (gấp 10 lần)…

- Vật kính (kính sát với vật cần quan sát): có ghi 10x, 40x,…

Câu 14:

Đáp án: A

Tế bào thần kinh là loại tế bào dài nhất trong cơ thể người. Chiều dài của nó vào khoảng 13 – 60mm, có thể dài đến 100cm.

Câu 15:

Đáp án: C

Tế bào là đơn vị cấu tạo của các vật sống. Cây bạch đàn là vật sống nên được cấu tạo từ tế bào.

Câu 16:

Đáp án: A

Nhờ sự lớn lên và phân chia của tế bào mà cây có thể lớn lên (tăng kích thước và tiến hành sinh sản).

Câu 17:

Đáp án: D

Cơ thể sinh vật có thể thực hiện các quá trình sống cơ ản là: hô hấp, sinh trưởng, sinh sản, cảm ứng và vận động.

Câu 18:

Đáp án: A

Hòn đá, chiếc bút, viên phấn, con dao ở các đáp án khác là vật không sống.

Câu 19:

Đáp án: C

Con gà, con chó, cây nhãn, là vật sống.

Câu 20:

Đáp án: A

Áp dụng công thức: N = a × 2n ta có:

Từ một tế bào ban đầu, sau 5 lần phân chia ta sẽ thu được số tế bào con là:

N = 1 × 25 = 32 (tế bào)

Với:

- N: số tế bào con tạo thành

- a: số tế bào ban đầu

- n: số lần phân chia

Câu 21.

Khi một lực sĩ bắt đầu ném một quả tạ, lực sĩ đã tác dụng vào quả tạ một lực đẩy.

Đáp án A

Câu 22.

Lực đẩy mà lò xo lá tròn tác dụng lẽn xe đã làm biến đổi chuyển động của xe.

Đáp án A

Câu 23.

Để đo độ lớn của lực ta cần dùng lực kế

Đáp án A

Câu 24.

A – là biến dạng đàn hồi vì lò xo có thể trở về hình dạng ban đầu.

B – là biến dạng đàn hồi vì dây cao su có thể trở về hình dạng ban đầu.

C – là biến dạng đàn hồi vì quả bóng cao su có thể trở về hình dạng ban đầu.

D – không phải biến dạng đàn hồi vì que nhôm không thể trở về hình dạng ban đầu.

Đáp án D

Câu 25.

Khi đo trọng lượng của vật thì phải đặt lực kế theo phương thẳng đứng.

Đáp án A

Câu 26. Độ dãn của lò xo treo theo phương thẳng đứng tỉ lệ với khối lượng của vật treo.

Đáp án C

Câu 27.

Trọng lượng của một túi đường có khối lượng 2kg là:

P = 10. m = 10 . 2 = 20N

Đáp án C

Câu 28.

Muốn biểu diễn một vectơ lực chúng ta cần phải biết các yếu tố:

+ Điểm đặt

+ Phương

+ Chiều

+ Độ lớn

Đáp án D

Câu 29.

Treo vật vào đầu một lực kế lò xo. Khi vật nằm cân bằng, chỉ số của lực kế là 2N. Điều này có nghĩa trọng lượng của vật bằng 2N.

=> khối lượng của vật là m = P : 10 = 0,2 kg = 200g

Đáp án B

Câu 30.

Đơn vị của lực là niuton (N)

Đáp án C

Đề thi Giữa Học kì 1 KHTN lớp 6 (Kết nối tri thức) năm 2023 có đáp án - Đề số 3

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Giữa Học kì 1

Năm học ...

Môn: KHTN 6

Thời gian làm bài: ……

Câu 1: Lĩnh vực chuyên nghiên cứu về năng lượng thuộc lĩnh vực nào của khoa học tự nhiên?

A. Hóa học

B. Sinh học

C. Vật lí

D. Thiên văn học

Câu 2: Để đảm bảo an toàn trong phòng thực hành cần thực hiện nguyên tắc nào dưới đây?

A. Làm thí nghiệm theo sự hướng dẫn của bàn bè trong lớp.

B. Có thể nhận biết hóa chất bằng cách ngửi hóa chất.

C. Mang đồ ăn vào phòng thực hành.

D. Đọc kĩ nội quy và thực hiện theo nội quy phòng thực hành.

Câu 3: Cách sử dụng kính lúp cầm tay là

A. Điều chỉnh ánh sáng bằng gương phản chiếu ánh sáng rồi quan sát.

B. Đặt mặt kính lúp lên vật rồi quan sát.

C. Để mặt kính gần mẫu vật quan sát, mắt nhìn vào mặt kính và điều chỉnh khoảng cách sao cho nhìn rõ vật.

D. Đặt và cố định tiêu bản rồi quan sát. Sử dụng hệ thống ốc điều chỉnh để quan sát rõ vật mẫu.

Câu 4: Hệ thống điều chỉnh của kính hiển vi bao gồm các bộ phận:

A. ốc to và ốc nhỏ.

B. thân kính và chân kính.

C. vật kính và thị kính.

D. đèn chiếu sáng và đĩa quay gắn các vật kính.

Câu 5: Từ hình vẽ, hãy xác định chiu dài ca khi hộp?

Đề thi KHTN lớp 6 Giữa học kì 1 năm 2021 - 2022 có đáp án (4 đề) – Kết nối tri thức (ảnh 1)

A. 3cm

B. 4cm

C. 2cm

D. 5cm

Câu 6. Để thu được kết quả đo chính xác ta cần:

A. đặt cân trên bề mặt bằng phẳng.

B. để vật cân bằng trên đĩa cân.

C. đọc kết quả khi cân ổn định.

D. Cả 3 phương án trên.

Câu 7: Đơn vị cơ bản đo thời gian trong hệ đo lường hợp pháp của nước ta là:

A. giờ

B. giây

C. phút

D. ngày

Câu 8: Trong các đặc điểm sau đây, đặc điểm nào không phải là của sự bay hơi?

A. Xảy ra ở bất kì nhiệt độ nào của chất lỏng.

B. Xảy ra trên mặt thoáng của chất lỏng.

C. Không nhìn thấy được.

D. Xảy ra ở một nhiệt độ xác định của chất lỏng.

Câu 9: Phương pháp nào để dập tắt đám cháy nhỏ do xăng dầu?

A. Quạt.

B. Phủ chăn bông hoặc vải dày.

C. Dùng nước.

D. Dùng cồn.

Câu 10: Vật liệu nào sau đây được làm lốp xe, đệm?

A. Nhựa

B. Thủy tinh

C. Cao su

D. Kim loại

Câu 11: Để đạt được chiều cao tối ưu theo em cần làm gì?

A. Có chế độ dinh dưỡng hợp lí

B. Tập thể dục thể thao thường xuyên

C. Ngồi học đúng tư thế

D. Cả 3 đáp án trên đúng

Câu 12: Trong các bước sau bước nào không đúng trong quy trình quan sát tế bào trứng cá?

A. Dùng thìa lấy 1 ít trứng cá cho vào đĩa petri

B. Nhỏ một ít nước vào đĩa

C. Dùng kim mũi mác khoắng nhẹ để trứng cá tách rời nhau.

D. Sử dụng kim mũi mác lột nhẹ lớp tế bào trên cùng của vết cắt

Câu 13: Một con lợn con lúc mới đẻ được 0.8 kg. Sau 1 tháng nặng 3.0 kg. Theo em tại sao lại có sự tăng khối lượng như vậy?

A. Do tế bào tăng kích thước

B. Do sự tăng lên về kích thước và số lượng các tế bào trong cơ thể.

C. Do tăng số lượng tế bào

D. Do tế bào phân chia.

Câu 14: Sự sinh sản của tế bào có ý nghĩa gì?

A. Giúp tăng số lượng tế bào

B. Giúp cơ thể lớn lên

C. Thay thế các tế bào già, các tế bào chết

D. Cả A, B, C đúng

Câu 15. Tế bào nhân thực khác với tế bào nhân sơ ở diểm nào?

A. Có màng tế bào

B. Có tế bào chất

C. Có nhân

D. Có nhân hoàn chỉnh

Câu 16: Tế bào động vật và thực vật khác nhau ở điểm nào?

A. Có nhân

B. Có ti thể

C. Có thành tế bào

D. Có màng tế bào

Câu 17: Trong các nhóm sau nhóm nào gồm toàn cơ thể đơn bào?

A. Nấm men, vi khuẩn, trùng biến hình

B. Trùng biến hình, nấm men, con bướm

C. Nấm men, vi khuẩn, con thỏ

D. Con thỏ, cây hoa mai, cây nấm

Câu 18: Sắp xếp theo đúng trình tự các bước để quan sát được tế bào biểu bì vảy hành:

A. Bóc 1 vảy hành tươi ra khỏi củ và dùng kim mũi mác rạch một ô vuông (1cm2).

B. Sau đó đậy lamen lại rồi đưa lên quan sát.

C. Quan sát ở vật kính 10x rồi chuyển sang 40x.

D. Dùng kẹp dỡ nhẹ vảy cho vào lam kính có nhỏ giọt nước cất.

Trình tự sắp xếp đúng là:

A. A → B → C → D

B. A → D→ C → B

C. A → C → B → D

D. B → C → D → A

Câu 19: Tế bào có 3 thành phần cơ bản là?

A. Màng tế bào, ti thể, nhân

B. Màng sinh chất, chất tế bào, ti thể

C. Màng tế bào, chất tế bào, nhân

D. Chất tế bào, lục lạp, nhân

Câu 20: Sơ đồ thể hiện mối quan hệ giữa các cấp tổ chức cơ thể của cơ thể đa bào từ thấp đến cao:

A. Mô → Tế bào → Cơ quan → Hệ cơ quan → Cơ thể

B. Tế bào → Mô → Cơ thể → Cơ quan → Hệ cơ quan

C. Tế bào → Mô → Cơ quan → Hệ cơ quan→ Cơ thể

D. Mô → Tế bào → Hệ cơ quan→ Cơ quan → Cơ thể

Câu 21: Một hộp sữa có khối lượng 380g thì có trọng lượng là.

A. 3,8 N.

B. 38 N.

C. 380N.

D. 3800 N.

Câu 22: Lần lượt treo một lò xo có khối lượng m1 , m2 , m3 thì lò xo dãn ra như hình dưới. Hãy so sánh các khối lượng m1, m2, m3.

Đề thi KHTN lớp 6 Giữa học kì 1 năm 2021 - 2022 có đáp án (4 đề) – Kết nối tri thức (ảnh 1)

A. m1 = m2 = m3.

B. m1 > m2 > m3.

C. m2 > m1 > m3

D. m3 > m1 > m2

Câu 23: Người ta biểu diễn lực bằng

A. đường thẳng

B. mũi tên

C. tia

D. đoạn thẳng

Câu 24: Công dụng của lực kế là

A. đo khối lượng của vật.

B. đo lực.

C. đo trọng lượng riêng của vật.

D. đo khối lượng riêng của vật.

Câu 25: Giữa Trái Đất và Mặt Trăng tồn tại

A. lực đẩy.

B. trọng lực.

C. lực kéo.

D. lực hấp dẫn.

Câu 26: Hãy sắp xếp thứ tự các bước sử dụng lực kế dưới đây sao cho hợp lí để ta có thể đo được độ lớn của một lực?

(1) Ước lượng độ lớn của lực.

(2) Điều chỉnh lực kế về số 0.

(3) Chọn lực kế thích hợp.

(4) Đọc và ghi kết quả đo.

(5) Móc vật vào lực kế, kéo hoặc giữ lực kế theo phương của lực cần đo.

A. (1), (2), (3), (4), (5).

B. (1), (2), (3), (5), (4).

C. (1), (3), (2), (5), (4).

D. (2), (1), (3), (5), (4).

Câu 27: Trong đời sống, vật nào không phải là vật đàn hồi?

A. Nệm lò xo.

B. Quả bóng cao su.

C. Hòn đất sét mềm.

D. Sợi dây thun.

Câu 28: Chỉ ra câu sai khi hai con trâu chọi nhau, không phân thắng bại.

A. Lực mà con trâu này tác dụng vào con trâu kia là mạnh như nhau

B. Lực mà con trâu này tác dụng vào con trâu kia là hai lực cân bằng.

C. Hai lực đó có thể làm đầu các con trâu bị sầy da

D. Lực tác dụng của con trâu này không đẩy lùi được con trâu kia.

Câu 29: Sợi dây kéo co của hai đội giữ nguyên vị trí vì

Đề thi KHTN lớp 6 Giữa học kì 1 năm 2021 - 2022 có đáp án (4 đề) – Kết nối tri thức (ảnh 1)

A. lực kéo của đội 1 tác dụng vào dây cân bằng với lực của dây tác dụng vào tay đội 1.

B. lực kéo của đội 2 tác dụng vào sợi dây cân bằng với lực kéo của đội 1 tác dụng vào sợi dây.

C. lực kéo của đội 2 tác dụng vào sợi dây cân bằng với lực dây tác dụng vào tay đội 1.

D. lực kéo của đội 1 tác dụng vào dây cân bằng với lực của dây tác dụng vào tay đội 2.

Câu 30. Độ dãn của lò xo được tính bằng công thức

A. Δl=l+l0

B. Δl=ll0

C. Δl=l0l

D. Δl=ll02

Đáp án và hướng dẫn giải đề 3:

1- C

2 - D

3 - C

4 - A

5 - A

6 - D

7 - B

8 - D

9 - B

10 - C

11 - D

12 - D

13 - B

14 - D

15 - D

16 - C

17 - A

18 - B

19 - C

20 - C

21 - A

22 - C

23 - B

24 - B

25 - D

26 - C

27 - C

28 - B

29 - B

30 - B

Câu 1:

- Vật lí học nghiên cứu về chuyển động, lực và năng lượng.

Lĩnh vực chuyên nghiên cứu về năng lượng thuộc lĩnh vực vật lí của khoa học tự nhiên.

Đáp án C.

Câu 2:

Để đảm bảo an toàn trong phòng thực hành cần thực hiện nguyên tắc:

- Làm thí nghiệm theo sự hướng dẫn của giáo viên.

- Không ngửi hoặc nếm hóa chất.

- Không mang đồ ăn vào phòng thực hành.

- Đọc kĩ nội quy và thực hiện theo nội quy phòng thực hành.

Đáp án D.

Câu 3:

Cách sử dụng kính lúp cầm tay:

- Đặt kính lúp gần sát vật mẫu, mắt nhìn vào mặt kính.

- Từ từ dịch kính ra xa vật, cho đến khi nhìn thấy vật rõ nét.

Đáp án C.

Câu 4:

Hệ thống điều chỉnh của kính hiển vi bao gồm các bộ phận ốc to và ốc nhỏ.

Đáp án A.

Câu 5:

Một đầu của vật đặt ở số 2, đầu còn lại trùng vào số 5 nên vật có chiều dài là 3 cm.

Đáp án A.

Câu 6:

Để thu được kết quả đo chính xác ta cần:

- đặt cân trên bề mặt bằng phẳng

- để vật cân bằng trên đĩa cân

- đọc kết quả khi cân ổn định

Đáp án D.

Câu 7:

Trong hệ đo lường hợp pháp của nước ta, đơn vị cơ bản đo thời gian là giây (s).

Đáp án B.

Câu 8:

Sự bay hơi xảy ra trên bề mặt chất lỏng và xảy ra tại mọi nhiệt độ.

→ Xảy ra ở một nhiệt độ xác định không phải đặc điểm của sự bay hơi.

Đáp án D.

Câu 9:

- Việc phủ chăn bông hoặc vải dày sẽ làm cách li chất cháy với oxygen, khi đó sẽ không còn đủ oxygen để duy trì sự cháy.

- Không dùng quạt, nước hay cồn do sẽ làm đám cháy lan rộng hoặc cháy mãnh liệt hơn.

Đáp án B.

Câu 10:

Cao su có tính đàn hồi tốt, bền, không dẫn điện và nhiệt, không thấm nước nên được dùng làm lốp xe, đệm,..

Đáp án C.

Câu 11:

Đáp án: D

Để đạt được chiều cao tối ưu theo em cần:

- Có chế độ dinh dưỡng hợp lí

- Ngồi học đúng tư thế

- Tập thể dục thể thao thường xuyên

Câu 12:

Đáp án: D

Khi quan sát tế bào trứng cá, người ta không lột lớp tế bào trên cùng của vết cắt vì đây là một trong các bước của việc quan sát tế bào trứng cá.

Câu 13:

Đáp án: B

Nhờ sự tăng lên về kích thước và số lượng các tế bào trong cơ thể mà các loài sinh vật có thể sinh trưởng và phát triển.

Câu 14:

Đáp án: D

Sự sinh sản của tế bào có ý nghĩa:

- Giúp tăng số lượng tế bào

- Giúp cơ thể lớn lên

- Thay thế các tế bào già, các tế bào chết

Câu 15:

Đáp án: D

Tế bào nhân thực đã có màng bao bọc lấy nhân à nhân trở nên hoàn chỉnh. Còn tế bào nhân sơ vẫn chưa có màng bao bọc à nhân chưa hoàn chỉnh.

Câu 16:

Đáp án: C

Tế bào động vật đa số không có thành còn tế bào thực vật thì có thành cellulose bao quanh.

Câu 17:

Đáp án: A

Con bướm, con thỏ, cây hoa mai, cây nấm ở các đáp án khác là các cơ thể đa bào.

Câu 18:

Đáp án: B

Trình tự sắp xếp các bước đúng để quan sát được tế bào biểu bì vảy hành là:

- B1: Bóc 1 vảy hành tươi ra khỏi củ và dùng kim mũi mác rạch một ô vuông (1cm2)

- B2: Dùng kẹp đỡ nhẹ vảy cho vào lam kính có nhỏ giọt nước cất

- B3: Sau đó đậy lamen lại rồi đưa lên quan sát

- B4: Quan sát ở vật kính 10x rồi chuyển sang 40x

Câu 19:

Đáp án: C

Tế bào được cấu tạo bởi 3 thành phần chính là: màng tế bào, chất tế bào và nhân/vùng nhân.

Câu 20:

Đáp án: C

Trình tự thể hiện mối quan hệ giữa các cấp tổ chức cơ thể của cơ thể đa bào từ thấp đến cao là: Tế bào → Mô → Cơ quan → Hệ cơ quan → Cơ thể

Câu 21. Một hộp sữa có khối lượng 380g = 0,38kg thì có trọng lượng là.

P = 10m = 10. 0,38 = 3,8N

Đáp án A

Câu 22.

Dựa vào khi treo lò xo thẳng đứng thì độ dãn của lò xo tỉ lệ với khối lượng của vật.

Như vậy, lò xo nào dãn nhiều hơn thì khối lượng vật treo sẽ lớn hơn. Quan sát hình vẽ ta có:

Đề thi KHTN lớp 6 Giữa học kì 1 năm 2021 - 2022 có đáp án (4 đề) – Kết nối tri thức (ảnh 1)

Khi treo vật m2 lò xo dãn nhiều hơn khi treo vật m1

Khi treo vật m1 lò xo dãn nhiều hơn khi treo vật m3

=> m2 > m1 > m3

Đáp án C

Câu 23.

Người ta biểu diễn lực bằng mũi tên có:

+ gốc đặt tại vật chịu lực tác dụng

+ phương và chiều trùng với phương và chiều tác dụng của lực

+ độ dài tỉ lệ với độ lớn của lực

Đáp án B

Câu 24.

Công dụng của lực kế là đo lực.

Đáp án B

Câu 25.

Giữa Trái Đất và Mặt Trăng tồn tại lực hấp dẫn.

Đáp án D

Câu 26.

Thứ tự các bước sử dụng lực kế để đo được độ lớn của một lực:

- Ước lượng độ lớn của lực.

- Chọn lực kế thích hợp.

- Điều chỉnh lực kế về số 0.

- Móc vật vào lực kế, kéo hoặc giữ lực kế theo phương của lực cần đo.

- Đọc và ghi kết quả đo.

Đáp án C

Câu 27.

A – vật đàn hồi

B – vật đàn hồi

C – vật không đàn hồi

D – vật đàn hồi

Đáp án C

Câu 28.

Hai con trâu chọi nhau, không phân thắng bại. Lực mà con trâu nọ tác dụng vào con trâu kia không phải là hai lực cân bằng vì hai lực này đặt vào hai con trâu khác nhau.

Đáp án B

Câu 29.

Sợi dây kéo co của hai đội giữ nguyên vị trí vì lực kéo của đội 2 tác dụng vào sợi dây cân bằng với lực kéo của đội 1 tác dụng vào sợi dây.

Đáp án B

Câu 30.

Độ dãn của lò xo được tính bằng công thức:

Δl=ll0

Trong đó:

+ l là chiều dài lò xo lúc treo vật

+ l0 là chiều dài lò xo khi chưa treo vật.

Đáp án B

Đề thi Giữa Học kì 1 KHTN lớp 6 (Kết nối tri thức) năm 2023 có đáp án - Đề số 4

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Giữa Học kì 1

Năm học ...

Môn: KHTN 6

Thời gian làm bài: ……

Câu 1: Hoạt động nào sau đây của con người là hoạt động nghiên cứu khoa học?

A. Thả diều

B. Cho mèo ăn hàng ngày

C. Lấy đất trồng cây

D. Nghiên cứu vaccine phòng chống virus COVID - 19 trong phòng thí nghiệm

Câu 2: Tại sao sau khi làm thí nghiệm xong cần phải rửa sạch tay bằng xà phòng?

A. Loại bỏ những hóa chất gây ăn mòn vẫn bám trên tay.

B. Tránh gây nguy hiểm cho những người sau tiếp xúc làm việc trong phòng thí nghiệm.

C. Tránh vi khuẩn nguy hại tới sức khỏe có thể dính trên tay khi làm thí nghiệm.

D. Cả A và C đều đúng.

Câu 3: Trên vành của mỗi loại kính lúp có ghi: 3x, 5x,… số chỉ đó có ý nghĩa gì?

A. Là số bội giác của kính lúp cho biết kích thước ảnh quan sát được trong kính.

B. Là số bội giác của kính lúp cho biết độ lớn của vật.

C. Là số bội giác của kính lúp cho biết vị trí của vật.

D. Là số bội giác của kính lúp cho biết khả năng phóng to ảnh của một vật.

Câu 4: Kính hiển vi quang học có thể phóng to ảnh của vật được quan sát:

A. Khoảng từ 3 đến 20 lần.

B. Khoảng từ 40 đến 3000 lần.

C. Khoảng từ 10 đến 1000 lần.

D. Khoảng từ 5 đến 2000 lần.

Câu 5: Đơn vị nào là đơn vị đo độ dài hợp pháp của nước ta?

A. Mét (m)

B. Kilômét (km)

C. Centimét (cm)

D. Đềximét (dm)

Câu 6: Một hộp sữa Ông Thọ có ghi 380 g. 380 g chỉ:

A. Khối lượng của cả hộp sữa.

B. Khối lượng của vỏ hộp sữa.

C. Khối lượng của sữa trong hộp.

D. Khối lượng hộp sữa là 380 g.

Câu 7: Công thức nào sau đây là công thức chuyển đổi đúng đơn vị nhiệt độ từ thang Xen – xi - ớt sang thang Fa – ren – hai?

A. t0C = (t + 273)0K

B. T0F = (T(0C)x 1,8) + 32

C. T(K) = (T - 2730C)

D. t0F = Đề thi Giữa kì 1 Khoa học tự nhiên lớp 6 Kết nối tri thức năm 2022 có đáp án (4 đề)

Câu 8: Quá trình nào sau đây thể hiện tính chất hóa học?

A. Hòa tan muối vào nước

B. Đun nóng bát đựng muối đến khi có tiếng nổ lách tách

C. Đun nóng đường ở thể rắn để chuyển sang đường ở thể lỏng

D. Đun nóng đường đến khi xuất hiện chất màu đen

Câu 9: Trong không khí, oxygen chiếm bao nhiêu phần trăm thể tích?

A. 21%

B. 79%

C. 78%

D. 15%

Câu 10: Trong các vật liệu sau, vật liệu nào dẫn điện tốt?

A. Thủy tinh

B. Kim loại

C. Cao su

D. Gốm

Câu 11: Cho các nhận định sau:

(1) Các loại tế bào đều có hình đa giác

(2) Mọi sinh vật đều được cấu tạo từ đơn vị cơ bản là tế bào

(3) Hầu hết các tế bào có thể quan sát được bằng mắt thường

(4) Lớp biểu bì vảy hành được cấu tạo từ tế bào còn lá hành thì không

Nhận định nào về tế bào là đúng?

A. (3) B. (1) C. (2) D. (4)

Câu 12: Thành phần nào dưới đây không có ở tế bào nhân thực?

A. Màng nhân B. Vùng nhân

C. Chất tế bào D. Hệ thống nội màng

Câu 13: Nhân/vùng nhân của tế bào có chức năng gì?

A. Tham gia trao đối chất với môi trường

B. Là trung tâm điều khiển mọi hoạt động của tế bào

C. Là nơi diễn ra các hoạt động sống của tế bào

D. Là nơi tạo ra năng lượng cung cấp cho mọi hoạt động của tế bào

Câu 14: Quá trình nào sau đây xảy ra nhờ sự sinh trưởng và sinh sản của tế bào?

A. Quả bóng to lên khi được bơm hơi

B. Áo phao phồng lên sau khi lấy ra khỏi túi hút chân không

C. Quả táo trên cây to lên sau nhiều ngày đậu quả

D. Gấu bông phồng lên sau khi được nhồi thêm bông

Câu 15: Điều gì xảy ra với dạ dày nếu quá trình thay thế các tế bào không diễn ra?

A. Dạ dày vẫn hoạt động bình thường

B. Thành dạ dày trở nên mỏng hơn

C. Dạ dày hoạt động tốt hơn

D. Dạ dày bị ăn mòn dến đến viêm loét

Câu 16: Hoạt động nào dưới đây là hoạt động của vật không sống?

A. Quá trình đốt cháy xăng để khiến động cơ chuyển động ở xe máy

B. Quá trình chui lên khỏi mặt đất của cây nấm sau mưa

C. Quá trình hấp thu khí oxygen và thải ra khí carbon dioxide khi thỏ hô hấp

D. Quá trình dài ra ở móng tay người

Câu 17: Cho các sinh vật sau:

(1) Tảo lục (4) Tảo vòng

(2) Vi khuẩn lam (5) Cây thông

(3) Con bướm

Các sinh vật đơn bào là?

A. (1), (2) B. (5), (3) C. (1), (4) D. (2), (4)

Câu 18: Hệ cơ quan ở thực vật bao gồm?

A. Hệ rễ và hệ thân B. Hệ thân và hệ lá

C. Hệ chồi và hệ rễ D. Hệ cơ và hệ thân

Câu 19: Nhận định nào sau đây là đúng?

A. Tất cả các sinh vật đều là cơ thể đa bào

B. Mô là cấp độ nhỏ hơn để xây dựng lên cấp độ lớn hơn là hệ cơ quan

C. Cơ thể người chỉ có một hệ cơ quan duy nhất suy trì toàn bộ hoạt động sống của cơ thể.

D. Thực vật có hai hệ cơ quan là hệ chồi và hệ rễ

Câu 20: Dạ dày được cấu tạo từ các cấp tộ tổ chức nhỏ hơn nào?

A. Mô và hệ cơ quan B. Tế bào và cơ quan

C. Tế bào và mô D. Cơ quan và hệ cơ quan

Câu 21. Một học sinh thả một quả bóng từ trên cao xuống và nhận thấy quả bóng càng rơi, càng chuyển động nhanh lên. Hỏi phát biểu nào sau đây của học sinh này là đúng?

A. Quả bóng không còn chịu tác dụng cùa lực nào vì tay ta đã thả quả bóng ra.

B. Quả bóng rơi nhanh dần nên phải chịu tác dụng của một lực, lực này chỉ có thể là lực của tay ta.

C. Quả bóng là một vật nặng nên giống như mọi vật nặng khác, khi được thả từ trên cao, đều rơi xuống nhanh dần, dù không chịu tác dụng của lực nào.

D. Quả bóng đã được thả ra nên không còn chịu tác dụng lực của tay. Tuy nhiên quả bóng rơi nhanh dần nên phải chịu tác dụng của một lực, lực này không thể là lực của tay ta mà là một lực khác.

Câu 22. Treo một quả cân 150g vào một lực kế thì kim lực kế chi vạch thứ 3. Vậy nếu khi treo quả cân 100g vảo lực kế thì kim lực kế chi đến vạch thứ mấy?

A. Vạch thứ 2.

B. Vạch thứ 3.

C. Vạch thứ 4.

D. Vạch thứ 5.

Câu 23. Một quyển sách 100 g và một quả cân bằng sắt 100 g đặt gần nhau trên mặt bàn. Nhận xét nào sau đây là không đúng?

A. Hai vật có cùng trọng lượng.

B. Hai vật có cùng thể tích.

C. Hai vật có cùng khối lượng.

D. Có lực hấp dẫn giữa hai vật.

Câu 24. Trong các trường hợp sau đây, trường hợp nào lực có phương nằm ngang chiều từ trái sang phải?

A. Hạt mưa rơi

B. Hai đội thi kéo co, đội bên phải tác dụng lực vào dây rất mạnh.

C. Mẹ em mở cánh cửa sổ.

D. Quả bóng bay đang bay lên bầu trời.

Câu 25. Hiện tượng nào sau đây là kết quả tác dụng của lực hút của Trái Đất?

A. Quả bưởi rụng trên cây xuống.

B. Hai nam châm hút nhau.

C. Đẩy chiếc tủ gỗ chuyển động trên sàn nhà.

D. Căng buồm để thuyền có thể chạy trên mặt nước.

Câu 26. Quan sát hình ảnh lực kế lò xo bên dưới, cho biết độ chia nhỏ nhất và giới hạn đo (theo đơn vị niutơn) của lực kế này?

Đề thi Giữa kì 1 Khoa học tự nhiên lớp 6 Kết nối tri thức năm 2022 có đáp án (4 đề)

A. Độ chia nhó nhất 0,2 N và giới hạn đo 10 N.

B. Độ chia nhò nhất 10 N và giới hạn đo 0,2 N.

C. Độ chia nhỏ nhất 100 N và giới hạn đo 1000 N.

D. Độ chia nhỏ nhất 1000 N và giới hạn đo 100 N.

Câu 27. Ba bạn Bình, Lan và Chi rủ nhau đi chơi Bowling. Nhìn quả bóng Bowling được đặt đứng yên trên mặt bàn, ba bạn phát biểu:

Bình: Không có lực nào tác dụng lên quả bóng nên quả bóng mới đứng yên

Lan: Đã có 2 lực cân bằng nào đó tác dụng lên quả bóng, quả bóng mới đứng yên được.

Chi: Quả bóng quá nặng, nên nó đứng yên.

A. Chỉ có Bình đúng

B. Chỉ có Lan đúng

C. Chỉ có Chi đúng

D. Cả ba bạn phát biểu sai

Câu 28. Người thợ xây đứng trên cao dùng dây kéo bao xi măng lên. Khi đó lực kéo của người thợ có phương, chiều như thế nào?

A. Lực kéo cùng phương, cùng chiều với trọng lực.

B. Lực kéo khác phương, khác chiều với trọng lực.

C. Lực kéo cùng chiều nhưng khác phương với trọng lực.

D. Lực kéo cùng phương nhưng ngược chiều với trọng lực.

Câu 29. Một vận động viên nhảy cao đã dùng chân đạp xuống đất trước khi nhảy qua xà. Kết luận nào sau đây là sai?

A. Trước khi nhảy qua xà, chân vận động viên đó đã tác dụng một lực xuống mặt đất.

B. Mặt đất cũng tác dụng vào chân vận động viên một lực.

C. Lực của mặt đất tác dụng vào chân người và lực của chân người tác dụng vào mặt đất là cặp lực cân bằng nhau.

D. Nhờ lực tác dụng của mặt đất mà người đó bị đẩy lên cao.

Câu 30. Lực nào sau đây chỉ làm cho vật bị biến dạng?

A. Búng một đồng xu cho nó trượt trên mặt bàn.

B. Ấn mạnh một bàn chân xuống sàn.

C. Quả bóng cao su rơi từ trên cao xuống.

D. Nam châm hút những mạt sắt ở gần nó.

Đáp án và hướng dẫn giải đề 3:

1 - D

2 - D

3 - D

4 - B

5 - A

6 - C

7 - B

8 - D

9 - A

10 - B

11 - C

12 - B

13 - B

14 - C

15 - D

16 - A

17 - A

18 - C

19 - D

20 - C

21 - D

22 - A

23 - B

24 - B

25 - A

26 - A

27 - B

28 - D

29 - C

30 - B

Câu 1:

Khoa học tự nhiên là một nhánh của khoa học, nghiên cứu các hiện tượng tự nhiên, tìm ra các tính chất, các quy luật của chúng.

- Hoạt động “Thả diều”: chỉ là trò chơi dân gian bình thường, không có sự nghiên cứu khoa học.

- Hoạt động “Cho mèo ăn hàng ngày”: chỉ là việc làm lặp đi lặp lại hàng ngày, không có sự nghiên cứu khoa học.

- Hoạt động “Lấy đất trồng cây”: chỉ là hoạt động bình thường của người nông dân, không tìm ra tri thức mới, không phải là hoạt động nghiên cứu khoa học.

- Hoạt động “Nghiên cứu vaccine phòng chống virus COVID - 19 trong phòng thí nghiệm”: là hoạt động nghiên cứu khoa học.

Đáp án D.

Câu 2:

Rửa sạch tay bằng xà phòng để loại bỏ những hóa chất gây ăn mòn da tay hoặc vi khuẩn nguy hại tới sức khỏe có thể dính trên tay khi làm thí nghiệm.

Đề thi Giữa kì 1 Khoa học tự nhiên lớp 6 Kết nối tri thức năm 2022 có đáp án (4 đề)

Đáp án D.

Câu 3:

Ở mỗi loại kính lúp có ghi: 3x, 5x,… số chỉ đó là số bội giác của kính lúp cho biết khả năng phóng to ảnh của một vật.

Đáp án D.

Câu 4:

Kính hiển vi quang học có thể phóng to ảnh của vật được quan sát khoảng từ 40 đến 3000 lần.

Đáp án B.

Câu 5:

Đơn vị đo độ dài hợp pháp của nước ta là mét (m).

Đáp án A.

Câu 6:

380 g chỉ khối lượng của sữa trong hộp.

Đáp án C.

Câu 7:

Cách đổi nhiệt độ từ nhiệt giai Xen – xi – ớt sang nhiệt giai Fa – ren – hai là:

t0F = (t(0C) x 1,8) + 32

Đáp án B.

Câu 8:

Các đáp án A, B, C là các hiện tượng vật lí, chất không bị biến đổi.

Đáp án D.

Câu 9:

Thành phần của không khí: 21% khí oxygen, 78% khí nitrogen và 1% các khí khác.

Đáp án A.

Câu 10:

Kim loại có tính dẫn tốt còn thủy tinh, cao su, gốm thì không dẫn điện.

Đáp án B.

Câu 11:

Đáp án: C

(1) Sai vì các tế bào khác nhau sẽ có hình dạng khác nhau

(3) Sai vì chỉ có số ít tế bào mới có thể quan sát bằng mắt thường, đa số rất nhỏ, chỉ có thể quan sát bằng kính hiển vi

(4) Sai vì lá hành cũng được cấu tạo từ tế bào

Câu 12:

Đáp án: B

Tế bào nhân thực đã có màng nhân bao bọc vật chất di truyền nên đã có nhân hoàn chỉnh nên không gọi là vùng nhân.

Câu 13:

Đáp án: B

Nhân/vùng nhân là nơi chứa thông tin di truyền và là trung tâm điều khiển mọi hoạt động của tế bào.

Câu 14:

Đáp án: C

Quả táo đang ở trên cây là vật sống nên tế bào sẽ diễn ra các hoạt động sinh trưởng và sinh sản để tăng kích thước của quả.

Câu 15:

Đáp án: D

Trong dạ dày có nhiều acid có tính ăn mòn nên dễ làm chết các tế bào. Nếu không có quá trình thay thế các tế bào lớp bề mặt trong của dạ dày sẽ khiến acid trực tiếp ăn mòn ra các lớp phía ngoài dẫn tới viêm loét dạ dày và có khả năng dẫn tới ung thư.

Câu 16:

Đáp án: A

Quá trình đốt cháy xăng để khiến động cơ chuyển động ở xe máy là quá trình đốt cháy vật chất để sinh ra năng lượng trên vật không sống.

Câu 17:

Đáp án: A

Con bướm, tảo vòng, cây thông là các sinh vật đa bào.

Câu 18:

Đáp án: C

Hệ cơ quan ở thực vật gồm:

- Hệ rễ: bao gồm rễ cây

- Hệ chồi: bao gồm thân, lá, hóa, quả

Câu 19:

Đáp án: D

- A sai vì có sinh vật đơn bào, có sinh vật đa bào

- B sai vì mô là cấp độ nhỏ hơn để xây dựng nên cấp độ cao hơn là cơ quan

- C sai vì cơ thể người có nhiều hệ cơ quan phối hợp hoạt động với nhau để duy trì các hoạt động sống của cơ thể.

Câu 20:

Đáp án: C

Dạ dày là một cơ quan trong cơ thể và được cấu tạo từ tế bào và mô.

Câu 21.

Một học sinh thả một quả bóng từ trên cao xuống và nhận thấy quả bóng càng rơi, càng chuyển động nhanh lên.

=> Quả bóng đã được thả ra nên không còn chịu tác dụng lực của tay. Tuy nhiên quả bóng rơi nhanh dần nên phải chịu tác dụng của một lực, lực này không thể là lực của tay ta mà là một lực khác (lực hút của Trái Đất).

Đáp án D

Câu 22.

Quả cân 150g = 0,15kg có trọng lượng là

P = 0,15.10 = 1,5N

Khi đó kim lực kế chỉ vạch số 3

=> 1 vạch tương ứng với 0,5N.

Khi treo quả cân 100g = 0,1kg thì trọng lượng của quả cân là

P = 0,1.10 = 1N

=> Kim lực kế chỉ vạch thứ 2.

Đáp án A

Câu 23. Một quyển sách 100 g và một quả cân bằng sắt 100 g đặt gần nhau trên mặt bàn.

=> hai vật đó có cùng khối lượng, cùng trọng lượng và có lực hấp dẫn giữa hai vật.

Đáp án B

Câu 24.

A – Phương thẳng đứng, chiều từ trên xuống.

B – Phương nằm ngang chiều từ trái sang phải.

C – Phương vuông góc với cánh cửa, chiều từ trong ra ngoài.

D – Phương thẳng đứng, chiều từ dưới lên trên.

Đáp án B

Câu 25.

A – Lực hút Trái Đất

B – Lực từ

C – Lực đẩy của người

D – Lực đẩy của gió

Đáp án A

Câu 26.

GHĐ là số lớn nhất ghi trên bảng đo => GHĐ của lực kế là 10N.

ĐCNN là độ dài giữa hai vạch chia liên tiếp trên bảng đo => từ 0 đến 1N có 5 khoảng => 1 khoảng = ĐCNN = 1 : 5 = 0,2N.

Đáp án A

Câu 27.

- Bình sai vì quả Bowling chịu tác dụng của lực hút Trái Đất và phản lực của bàn lên quả bóng chứ không phải không có lực nào tác dụng.

- Lan đúng vì lực hút và phản lực cân bằng nhau nên quả bóng mới đứng yên.

- Chi sai vì chỉ có hai lực cân bằng nhau thì quả bóng mới đứng yên chứ không liên quan gì đến khối lượng của vật.

Đáp án B

Câu 28.

Người thợ xây đứng trên cao dùng dây kéo bao xi măng lên, lực kéo đó cùng phương nhưng lại ngược chiều với trọng lực.

Đáp án D

Câu 29.

A – Đúng

B – Đúng

C – Sai vì, ,hai lực này đặt vào hai vật khác nhau.

D – Đúng

Đáp án C

Câu 30.

A – Lực làm cho vật thay đổi chuyển động

B – Lực làm cho vật bị biến dạng

C – Lực vừa làm cho vật bị biến dạng vừa làm cho vật thay đổi chuyển động.

D – Lực làm cho vật thay đổi chuyển động

Đáp án B

Đề thi Giữa Học kì 1 KHTN lớp 6 (Kết nối tri thức) năm 2023 có đáp án - Đề số 5

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Giữa Học kì 1

Năm học ...

Môn: KHTN 6

Thời gian làm bài: ……

A. Phân môn: Sinh học (20 câu – 5 điểm)

Chọn câu trả lời đúng nhất trong các câu sau:

Câu 1. Lĩnh vực nào sau đây không thuộc về khoa học tự nhiên

A. Sinh Hóa

C. Lịch sử

B. Thiên văn

D. Địa chất

Câu 2. Quan sát vật nào dưới đây cần phải sử dụng kính hiển vi:

A. Tế bào biểu bì vảy hành

B. Con kiến

C. Con ong

D. Tép bưởi

Câu 3. Hệ thống phóng đại của kính hiển vi bao gồm:

A. Thị kính, vật kính

B. Chân kính, thân kính, bàn kính, kẹp giữ mẫu

C. Ốc to (núm chỉnh thô), ốc nhỏ (núm chỉnh tinh)

D. Đèn chiếu sáng, gương, màn chắn.

Câu 4. Loại tế bào dài nhất trong cơ thể là:

A. Tế bào thần kinh

C. Tế bào vi khuẩn

B. Tế bào lông hút (rễ)

D. Tế bào lá cây

Câu 5. Nhận định nào đúng khi nói về hình dạng và kích thước tế bào:

A. Các loại tế bào khác nhau đều có chung hình dạng và kích thước

B. Các loại tế bào thường có hình dạng khác nhau nhưng kích thước giống nhau.

C. Các loại tế bào thường có hình dạng và kích thước khác nhau.

D. Các tế bào chỉ khác nhau về kích thước , chúng giống nhau về hình dạng.

Câu 6. Cây lớn lên nhờ:

A. Sự lớn lên và phân chia của tế bào.

B. Sự tăng kích thước của nhân tế bào.

C. Nhiều tế bào được sinh ra từ một tế bào ban đầu

D. Các chất dinh dưỡng bao bọc xung quanh tế bào ban đầu

Câu 7. Cơ thể sinh vật có khả năng thực hiện quá trình sống cơ bản nào?

A. Cảm ứng và vận động

C. Hô hấp

B. Sinh trưởng và vận động

D. Cả A,B,C đúng

Câu 8. Trong các nhóm sau nhóm nào gồm toàn vật sống:

A. Con gà, con chó, cây nhãn

C. Chiếc lá, cây mồng tơi, hòn đá

B. Chiếc bút, chiếc lá, viên phấn

D. Chiếc bút, con vịt, con chó

Câu 9. Trong các nhóm sau nhóm nào gồm toàn vật không sống:

A. Con gà, con chó, cây nhãn

C. Chiếc lá, cây bút, hòn đá

B. Con gà, cây nhãn, miếng thịt

D. Chiếc bút, con vịt, con chó

Câu 10. Từ 1 tế bào ban đầu sau 5 lần phân chia liên tiếp sẽ tạo ra số tế bào con là:

A. 32

B. 4

C. 8

D. 16

Câu 11. Để đạt được chiều cao tối ưu theo em cần:

A. Có chế độ dinh dưỡng hợp lí

C. Ngồi học đúng tư thế

B. Tập thể dục thể thao thường xuyên

D. Cả 3 đáp án trên đúng

Câu 12.Trong các bước sau bước nào không đúng trong quy trình quan sát tế bào trứng cá:

A. Dùng thìa lấy 1 ít trứng cá cho vào đĩa petri

B. Nhỏ một ít nước vào đĩa

C. Dùng kim mũi mác khoắng nhẹ để trứng cá tách rời nhau.

D. Sử dụng kim mũi mác lột nhẹ lớp tế bào trên cùng của vết cắt

Câu 13. Một con lợn con lúc mới đẻ được 0.8 kg. Sau 1 tháng nặng 3.0 kg. Theo em tại sao lại có sự tăng khối lượng như vậy?

A. Do tế bào tăng kích thước

B. Do dự tăng lên về kích thước và số lượng các tế bào trong cơ thể.

C. Do tăng số lượng tế bào

D. Do tế bào phân chia.

Câu 14. Sự sinh sản của tế bào có ý nghĩa:

A. Giúp tăng số lượng tế bào

C. Giúp cơ thể lớn lên

B. Thay thế các tế bào già, các tế bào chết

D. Cả A,B, C đúng

Câu 15. Tế bào nhân thực khác với tế bào nhân sơ là:

A. Có màng tế bào

B. Có tế bào chất

C. Có nhân

D. Có nhân hoàn chỉnh

Câu 16. Tế bào động vật và thực vật khác nhau ở chỗ:

A. Có nhân

B. Có màng tế bào

C. Có thành tế bào

D. Có ti thể

Câu 17. Trong các nhóm sau nhóm nào gồm toàn cơ thể đơn bào:

A. Nấm men, vi khuẩn, trùng biến hình

B. Nấm men, vi khẩn, con thỏ

C. Trùng biến hình, nấm men, con bướm

D. Con thỏ, cây hoa mai, cây nấm

Câu 18. Sắp xếp theo đúng trình tự các bước để quan sát được tế bào biểu bì vảy hành:

A. Bóc 1 vảy hành tươi ra khỏi củ và dùng kim mũi mác rạch một ô vuông (1cm2).

B. Quan sát ở vật kính 10x rồi chuyển sang 40x.

C. Sau đó đậy lá kính lại rồi đưa lên quan sát.

D. Dùng kẹp dỡ nhẹ vảy cho vào bản kính có nhỏ giọt nước cất.

Trình tự sắp xếp đúng là:

A. A → B → C → D

B. A → D→ C →B

C. A → C → B → D

D. B → C → D → A

Câu 19. Tế bào có 3 thành phần cơ bản là:

A. Màng tế bào, ti thể, nhân

B. Màng sinh chất, chất tế bào, ti thể

C. Màng tế bào, chất tế bào , nhân

D. Chất tế bào, lục lạp, nhân

Câu 20. Sơ đồ thể hiện mối quan hệ giữa các cấp tổ chức cơ thể của cơ thể đa bào từ thấp đến cao:

A. Mô → Tế bào → Cơ quan → Hệ cơ quan → Cơ thể

B. Tế bào → Mô → Cơ thể → Cơ quan → Hệ cơ quan

C. Tế bào → Mô → Cơ quan → Hệ cơ quan→ Cơ thể

D. Mô → Tế bào → Hệ cơ quan→ Cơ quan → Cơ thể

B. Phân môn: Hóa học (10 câu – 2,5 điểm)

Câu 21: Chỉ ra đâu là tính chất vật lí của chất

A. Nến cháy thành khí cacbon đi oxit và hơi nước

B. Bơ chảy lỏng khi để ngoài trời

C. Bánh mì để lâu bị ôi thiu

D. Cơm nếp lên men thành rượu

Câu 22: Chỉ ra đâu là tính chất hóa học của chất

A. Đường tan vào nước

B. Kem chảy lỏng khi để ngoài trời

C. Tuyết tan

D. Cơm để lâu bị mốc

Câu 23: Hiện tượng tự nhiên nào sau đây là do hơi nước ngưng tụ?

A. Tạo thành mây

B. Gió thổi

C. Mưa rơi

D. Lốc xoáy

Câu 24: Lọ nước hoa để trong phòng có mùi thơm. Điều này thể hiện:

A. Chất dễ nén được

B. Chất dễ nóng chảy

C. Chất dễ hóa hơi

D. Chất không chảy được

Câu 25: Quá trình nào sau đây thải ra khí oxygen

A. Hô hấp

B. Quang hợp

C. Hòa tan

D. Nóng chảy

Câu 26: Phát biểu nào sau đây về oxygen là không đúng?

A. Oxygen không tan trong nước

B. Oxygen cần thiết cho sự sống

C. Oxygen không mùi và không vị

D. Oxygen cần cho sự đốt cháy nhiên liệu

Câu 27: Quá trình nào dưới đây không làm giảm oxygen trong không khí?

A. Sự gỉ của các vật dụng bằng sắt.

B. Sự cháy của than, củi, bếp ga.

C. Sự quang hợp của cây xanh.

D. Sự hô hấp của động vật

Câu 28: Chất khí nào có nhiều trong không khí gây mưa axit

A. Oxygen

B. Nitrogen

C. Cacbon đi oxit

D. Sulfur đi oxit

Câu 29: Cho một que đóm còn tàn đỏ vào một lọ thủy tinh chứa khí oxygen. Hiện tượng gì xảy ra?

A. Không có hiện tượng

B. Tàn đỏ tắt ngay

C. Tàn đỏ từ từ tắt

D. Tàn đỏ bùng cháy thành ngọn lửa

Câu 30: Để bảo vệ môi trường không khí trong lành cần:

A. Sử dụng năng lượng hợp lí, tiết kiệm

B. Bảo vệ và trồng cây xanh

C. Không xả rác bừa bãi

D. Cả A, B, C

C. Phân môn:Vật lý (10 câu – 2,5 điểm)

Câu 31: Nhà Nam có một kính lúp, hành động nào sau đây khi bảo vệ kính lúp của Nam là sai?

A. Lau chùi bằng khăn mềm.

B. Cất kính vào hộp kín.

C. Để kính ở chậu cây tiện cho những lần sử dụng

D. Dùng xong rửa kính bằng nước sạch.

Câu 32: Kính lúp cầm tay có tác dụng khi quan sát các vật nhỏ :

A. Nhìn vật xa hơn

B. Làm ảnh của vật nhỏ hơn

C. Phóng to ảnh của một vật

D. Không thay đổi kích thước của ảnh

Câu 33: Tấm kính dùng làm kính lúp có:

A. Phần rìa dày hơn phần giữa

B. Có phần rìa mỏng hơn phần giữa

C. Có hai mặt phẳng

D. Có phần giữa bị lõm.

Câu 34: Đơn vị đô độ dài hợp pháp ở nước ta là:

A. mm

B. cm

C. km

D. m

Câu 35: Từ hình vẽ, hãy xác định chiều dài của khối hộp?

A. 3cm

B. 4cm

C. 2cm

D. 5cm

Câu 36: Đo chiều dài của chiếc bút chì theo cách nào sau đây là hợp lí nhất?

Câu 36

Câu 37: Một hộp sữa có ghi 900g. 900g chỉ?

A. Khối lượng của cả hộp sữa

B. Khối lượng của vỏ hộp sữa

C. Khối lượng của sữa trong hộp

D. Khối lượng hộp sữa là 900g

Câu 38: Đơn vị đo khối lượng trong hệ thống đo lường hợp pháp của nước ta là:

A. gam

B. Kilogam

C. Tạ

D. Tấn

Câu 39: Thao tác nào là sai khi dùng cân đồng hồ?

A. Đặt vật cân bằng trên đĩa cân

B. Đặt mắt vuông góc với mặt đồng hồ

C. Đọc kết quả khi cân khi đã ổn định

D. Đặt cân trên bề mặt không bằng phẳng

Câu 40: Để đo thời gian chạy ngắn 100m ta sử dụng đồng hồ nào để đo là hợp lí nhất ?

A. Đồng hồ đeo tay

B. Đồng hồ quả lắc.

C. Đồng hồ điện tử

D. Đồng hồ bấm giây

Đáp án

Phân môn Mỗi câu đúng 0,25 điểm
Sinh học 1.C 2.A 3.A 4.A 5.C 6.A 7.D 8.A 9.C 10.A
11.D 12.D 13.B 14.D 15.D 16.C 17.A 18.B 19.C 20.C
Hóa học 21.B 22.D 23.C 24.C 25.B 26.A 27.C 28.D 29.D 30.D
Vật Lý 31.C 32.C 33.B 34.D 35.A 36.B 37.C 38.B 39.D 40.D

Đề thi Giữa Học kì 1 KHTN lớp 6 (Kết nối tri thức) năm 2023 có đáp án - Đề số 6

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Giữa Học kì 1

Năm học ...

Môn: KHTN 6

Thời gian làm bài: ……

Phần I: Trắc nghiệm (4,0 điểm) Hãy chọn phương án trả lời đúng và viết chữ cái đứng trước phương án đó vào bài làm.

Câu 1: Khoa học tự nhiên không bao gồm lĩnh vực nào sau đây?

A. Vật lý học.

B. Hóa học và sinh học.

C. Khoa học Trái Đất và Thiên văn học.

D. Lịch sử loài người.

Câu 2: Theo em, việc nghiên cứu sản xuất vacxin phòng Covid 19 thể hiện vai trò nào dưới đây của khoa học tự nhiên?

A. Bảo vệ sức khoẻ và cuộc sống của con người.

B. Cung cấp thông tin và nâng cao hiểu biết của con người.

C. Mở rộng sản xuất và phát triển kinh tế

D. Bảo vệ môi trường.

Câu 3: Cách sử dụng kính lúp cầm tay là

A. Điều chỉnh ánh sáng bằng gương phản chiếu ánh sáng rồi quan sát.

B. Đặt mặt kính lúp lên vật rồi quan sát.

C. Để mặt kính gần mẫu vật quan sát, mắt nhìn vào mặt kính và điều chỉnh khoảng cách sao cho nhìn rõ vật.

D. Đặt và cố định tiêu bản rồi quan sát. Sử dụng hệ thống ốc điều chỉnh để quan sát rõ vật mẫu.

Câu 4: Nếu không may bị hoá chất rơi vào cơ thể hoặc quần áo thì bước đầu tiên và cần thiết nhất là phải làm gì?

A. Đưa ngay ra trung tâm y tế cấp cứu.

B. Hô hấp nhân tạo.

C. Lấy lá cây thuốc bỏng ép ngay vào vị trí đó.

D. Rửa sạch bằng nước ngay lập tức.

Câu 5: Khi quan sát tế bào thực vật ta nên chọn loại kính nào?

A. Kính có độ.

B. Kính lúp cầm tay.

C. Kính hiển vi quang học.

D. Kính hiển vi hoặc kính lúp đều được.

Câu 6: Để đảm bảo an toàn trong phòng thực hành cần thực hiện nguyên tắc nào dưới đây?

A. Đọc kĩ nội quy và thực hiện theo nội Quy phòng thực hành.

B. Chỉ làm thí nghiệm, thực hành khi có sự hướng dẫn và giám sát của giáo viên.

C Thực hiện đúng nguyên tắc khi sử dụng hoá chất, dụng cụ, thiết bị trong phòng thực hành.

D. Tất cả các ý trên.

Câu 7: Để đo khối lượng của một vật ta dùng dụng cụ nào.

A. Thước đo.

B. Kính hiển vi.

C. Cân.

D. Kính lúp.

Câu 8: Hãy cho biết giới hạn đo và độ chia nhỏ nhất của thước kẻ trong hình sau:

Giới hạn đo

A. Giới hạn đo là 30 cm và độ chia nhỏ nhất là 1 mm.

B. Giới hạn đo là 30 cm và độ chia nhỏ nhất là 1 cm.

C. Giới hạn đo là 30 mm và độ chia nhỏ nhất là 1 mm.

D. Giới hạn đo là 3 cm và độ chia nhỏ nhất là 1 mm

Câu 9: Trước khi đo chiều dài của vật ta thường ước lượng chiều dài của vật để

A. lựa chọn thước đo phù hợp.

B. đặt mắt đúng cách.

C. đọc kết quả đo chính xác.

D. đặt vật đo đúng cách.

Câu 10: Đơn vị đo thời gian trong hệ thống đo lường chính thức ở nước ta là

A. tuần.

B. ngày.

C. giây.

D. giờ.

Câu 11: Trong thang nhiệt độ Xen-xi-ớt, nhiệt độ của hơi nước đang sôi là:

A. 1000C.

B. 00C.

C. 500C.

D. 780C.

Câu 12: Nhiệt kế(thường dùng) hoạt động dựa trên

A. sự nở vì nhiệt của chất rắn.

B. sự nở vì nhiệt của chất lỏng.

C. sự nở vì nhiệt của chất khí.

D. cả 3 phương án trên

Câu 13: Quan sát tế bào bên và cho biết mũi tên đang chỉ vào thành phần nào của tế bào:

 Quan sát tế bào

A. Màng tế bào.

B. Chất tế bào.

C. Nhân tế bào.

D. Vùng nhân.

Câu 14: Thành phần chỉ có trong tế bào thực vật:

A. Nhân.

B. Tế bào chất.

C. Màng sinh chất.

D. Lục lạp.

Câu 15: Từ 1 tế bào trưởng thành tiến hành phân chia một lần tạo thành số tế bào con là.

A. 4 tế bào con.

B. 6 tế bào con.

C. 2 tế bào con.

D. 3 tế bào con.

Câu 16. Đặc điểm chỉ có ở tế bào nhân thực là

A. có thành tế bào.

B. có chất tế bào.

C. có nhân và các bào quan có màng.

D. có màng sinh chất.

Câu 17: Sinh vật đơn bào là sinh vật được cấu tạo từ

A. hàng trăm tế bào.

B. hàng nghìn tế bào.

C. một tế bào.

D. một số tế bào.

Câu 18: Các cấp độ cấu trúc của cơ thể lần lượt là

A. mô → tế bào → cơ quan → hệ cơ quan → cơ thể.

B. tế bào → mô → cơ quan → hệ cơ quan → cơ thể.

C. tế bào → mô → hệ cơ quan → cơ quan → cơ thể.

D. cơ thể → cơ quan → hệ cơ quan → tế bào → mô.

Câu 19: Cấu tạo tế bào nhân thực, cơ thể đa bào, có khả năng quang hợp là đặc điểm của sinh vật thuộc giới nào sau đây?

A. Khởi sinh.

B. Nguyên sinh.

C. Nấm.

D. Thực vật.

Câu 20: Các bậc phân loại sinh vật từ thấp đến cao theo trình tự nào sau đây?

A. Loài -> Chi (giống) -> Họ -> Bộ -> Lớp ->Ngành -> Giới.

B. Chỉ (giống) -> Loài -> Họ -> Bộ -> Lớp -> Ngành -> Giới

C. Giới Ngành -> Lớp -> Bộ -> Họ -> Chi (giống) -> Loài.

D. Loài -> Chi (giống) -> Bộ -> Họ -> Lớp -> Ngành -> Giới.

Phần 2: Tự luận (6,0 điểm)

Bài 1: (1,5 điểm) Cho các dụng cụ sau: đồng hồ bấm giây, thước dây, kính lúp,kéo, búa, nhiệt kế y tế, thước kẻ, cốc đong, cân khối lượng, ống hút nhỏ giọt.

Bạn An thực hiện một số phép đo sau, em hãy giúp bạn bằng cách lựa chọn dụng cụ đo phù hợp cho mỗi phép đo sao cho thực hiện dễ dàng và cho kết quả chính xác nhất.

STT Phép đo Tên dụng cụ đo
1 Đo thân nhiệt(nhiệt cơ thể)
2 Đo lượng nước cần pha sữa cho em hàng ngày
3 Đo khối lượng cơ thể
4 Đo diện tích lớp học
5 Đo thời gian đun sôi một lít nước
6 Đo chiều dài của quyển sách

Bài 2: (2,5 điểm)

a, Nêu cấu tạo của tế bào thực vật và chức năng của từng thành phần ?

b, Tế bào thực vật khác tế bào động vật ở điểm nào?

c, Vì sao cơ thể thực vật không có bộ xương như động vật nhưng vẫn đứng vững?

Bài 3: (2 điểm) Cho một số sinh vật sau: cây khế, con gà, con thỏ, con cá.

a. Em hãy xác định các đặc điểm giống và khác nhau ở những sinh vật trên.

b. Dựa vào các đặc điểm trên hãy xây dựng khoá lưỡng phân để phân chia các sinh vật trên thành từng nhóm?

Đáp án

Phần I. Trắc nghiệm (4,0 điểm)

- Mỗi câu trả lời đúng được 0,2 điểm

- Đáp án:

Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Đáp án D A C D C D C A A C
Câu 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20
Đáp án A B C D C C C B D A

Phần II. Tự luận (6,0 điểm)

Bài Nội dung Điểm

1

(1,5 điểm)

Lựa chọn dụng cụ đo phù hợp cho mỗi phép đo

STT Phép đo Tên dụng cụ đo
1 Đo thân nhiệt(nhiệt cơ thể) Nhiệt kế y tế
2 Đo lượng nước cần pha sữa cho em hàng ngày Cốc đong
3 Đo khối lượng cơ thể Cân khối lượng
4 Đo diện tích lớp học Thước dây
5 Đo thời gian đun sôi một lít nước Đồng hồ bấm giây
6 Đo chiều dài của quyển sách Thước kẻ

0,25

0,25

0,25

0,25

0,25

0,25

2

(2,5 điểm)

a. Cấu tạo của tế bào thực vật gồm:

- Thành tế bào: giúp tế có hình dạng nhất định.

- Màng sinh chất: bao bọc ngoài chất tế bào.

- Chất tế bào : có chứa các bào quan và là nơi diễn ra hầu hết các hoạt động sống của tế bào.

- Nhân: điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào.

- Không bào trung tâm: chứa dịch tế bào.

1

b. Khác với tế bào động vật, tế bào thực vật có thêm không bào trung tâm,thành tế bào và lục nạp là bào quan quang hợp.

1

c. Vì thành tế bào thực vật được tạo nên từ một chất rất bền gọi là cellulose, đóng vai trò bảo vệ và nâng đỡ cơ thể thực vật. giúp thực vật có thể đứng vững.

0,5

3

(2 điểm)

Đặc điểm
Sinh vật
Khả năng di chuyển Môi trường sống Số chân
Cây khế không Cạn -
Con gà Cạn Hai chân
Con thỏ Cạn Bốn chân
Con cá Nước -

1

b. Vẽ sơ đồ khóa lưỡng phân

Vẽ sơ đồ khóa lưỡng phân

1

Đề thi Giữa Học kì 1 KHTN lớp 6 (Kết nối tri thức) năm 2023 có đáp án - Đề số 7

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Giữa Học kì 1

Năm học ...

Môn: KHTN 6

Thời gian làm bài: ……

Phân môn: Vật lý (10 câu – 2,5 điểm)

Câu 1: Nhà Nam có một kính lúp, hành động nào sau đây khi bảo vệ kính lúp của Nam là sai?

A. Lau chùi bằng khăn mềm.

B. Cất kính vào hộp kín.

C. Để kính ở chậu cây tiện cho những lần sử dụng

D. Dùng xong rửa kính bằng nước sạch.

Câu 2: Kính lúp cầm tay có tác dụng khi quan sát các vật nhỏ :

A. Nhìn vật xa hơn

B. Làm ảnh của vật nhỏ hơn

C. Phóng to ảnh của một vật

D. Không thay đổi kích thước của ảnh

Câu 3: Tấm kính dùng làm kính lúp có:

A. Phần rìa dày hơn phần giữa

B. Có phần rìa mỏng hơn phần giữa

C. Có hai mặt phẳng

D. Có phần giữa bị lõm.

Câu 4: Đơn vị đô độ dài hợp pháp ở nước ta là:

A. mm

B. cm

C. km

D. m

Câu 5: Từ hình vẽ, hãy xác định chiều dài của khối hộp?

A. 3cm

B. 4cm

C. 2cm

D. 5cm

Câu 6: Đo chiều dài của chiếc bút chì theo cách nào sau đây là hợp lí nhất?

Đề thi giữa học kì 1 lớp 6 KHTN

Câu 7: Một hộp sữa có ghi 900g. 900g chỉ?

A. Khối lượng của cả hộp sữa

B. Khối lượng của vỏ hộp sữa

C. Khối lượng của sữa trong hộp

D. Khối lượng hộp sữa là 900g

Câu 8: Đơn vị đo khối lượng trong hệ thống đo lường hợp pháp của nước ta là:

A. gam

B. Kilogam

C. Tạ

D. Tấn

Câu 9: Thao tác nào là sai khi dùng cân đồng hồ?

A. Đặt vật cân bằng trên đĩa cân

B. Đặt mắt vuông góc với mặt đồng hồ

C. Đọc kết quả khi cân khi đã ổn định

D. Đặt cân trên bề mặt không bằng phẳng

Câu 10: Để đo thời gian chạy ngắn 100m ta sử dụng đồng hồ nào để đo là hợp lí nhất ?

A. Đồng hồ đeo tay

B. Đồng hồ quả lắc.

C. Đồng hồ điện tử

D. Đồng hồ bấm giây

Đáp án Đề thi giữa kì 1 KHTN 6 phần Vật Lý

Phân môn Đáp án Mỗi câu đúng 0,25 điểm
Vật Lý 1.C 2.C 3.B 4.D 5.A 6.B 7.C 8.B 9.D 10.D

Phân môn: Sinh học (20 câu – 5 điểm)

Chọn câu trả lời đúng nhất trong các câu sau:

Câu 11. Lĩnh vực nào sau đây không thuộc về khoa học tự nhiên

A. Sinh Hóa

B. Thiên văn

C. Lịch sử

D. Địa chất

Câu 12. Quan sát vật nào dưới đây cần phải sử dụng kính hiển vi:

A. Tế bào biểu bì vảy hành

B. Con kiến

C. Con ong

D. Tép bưởi

Câu 13. Hệ thống phóng đại của kính hiển vi bao gồm:

A. Thị kính, vật kính

B. Chân kính, thân kính, bàn kính, kẹp giữ mẫu

C. Ốc to (núm chỉnh thô), ốc nhỏ (núm chỉnh tinh)

D. Đèn chiếu sáng, gương, màn chắn.

Câu 14. Loại tế bào dài nhất trong cơ thể là:

A. Tế bào thần kinh

B. Tế bào lông hút (rễ)

C. Tế bào vi khuẩn

D. Tế bào lá cây

Câu 15. Nhận định nào đúng khi nói về hình dạng và kích thước tế bào:

A. Các loại tế bào khác nhau đều có chung hình dạng và kích thước

B. Các loại tế bào thường có hình dạng khác nhau nhưng kích thước giống nhau.

C. Các loại tế bào thường có hình dạng và kích thước khác nhau.

D. Các tế bào chỉ khác nhau về kích thước , chúng giống nhau về hình dạng.

Câu 16. Cây lớn lên nhờ:

A. Sự lớn lên và phân chia của tế bào.

B. Sự tăng kích thước của nhân tế bào.

C. Nhiều tế bào được sinh ra từ một tế bào ban đầu

D. Các chất dinh dưỡng bao bọc xung quanh tế bào ban đầu

Câu 17. Cơ thể sinh vật có khả năng thực hiện quá trình sống cơ bản nào?

A. Cảm ứng và vận động

B. Sinh trưởng và vận động

C. Hô hấp

D. Cả A,B,C đúng

Câu 18. Trong các nhóm sau nhóm nào gồm toàn vật sống:

A. Con gà, con chó, cây nhãn

B. Chiếc bút, chiếc lá, viên phấn

C. Chiếc lá, cây mồng tơi, hòn đá

D. Chiếc bút, con vịt, con chó

Câu 19. Trong các nhóm sau nhóm nào gồm toàn vật không sống:

A. Con gà, con chó, cây nhãn

B. Con gà, cây nhãn, miếng thịt

C. Chiếc lá, cây bút, hòn đá

D. Chiếc bút, con vịt, con chó

Câu 20. Từ 1 tế bào ban đầu sau 5 lần phân chia liên tiếp sẽ tạo ra số tế bào con là:

A. 32

B. 4

C. 8

D. 16

Câu 21. Để đạt được chiều cao tối ưu theo em cần:

A. Có chế độ dinh dưỡng hợp lí

B. Tập thể dục thể thao thường xuyên

C. Ngồi học đúng tư thế

D. Cả 3 đáp án trên đúng

Câu 22.Trong các bước sau bước nào không đúng trong quy trình quan sát tế bào trứng cá:

A. Dùng thìa lấy 1 ít trứng cá cho vào đĩa petri

B. Nhỏ một ít nước vào đĩa

C. Dùng kim mũi mác khoắng nhẹ để trứng cá tách rời nhau.

D. Sử dụng kim mũi mác lột nhẹ lớp tế bào trên cùng của vết cắt

Câu 23. Một con lợn con lúc mới đẻ được 0.8 kg. Sau 1 tháng nặng 3.0 kg. Theo em tại sao lại có sự tăng khối lượng như vậy?

A. Do tế bào tăng kích thước

B. Do dự tăng lên về kích thước và số lượng các tế bào trong cơ thể.

C. Do tăng số lượng tế bào

D. Do tế bào phân chia.

Câu 24. Sự sinh sản của tế bào có ý nghĩa:

A. Giúp tăng số lượng tế bào

B. Thay thế các tế bào già, các tế bào chết

C. Giúp cơ thể lớn lên

D. Cả A,B, C đúng

Câu 25. Tế bào nhân thực khác với tế bào nhân sơ là:

A. Có màng tế bào

B. Có tế bào chất

C. Có nhân

D. Có nhân hoàn chỉnh

Câu 26. Tế bào động vật và thực vật khác nhau ở chỗ:

A. Có nhân

B. Có màng tế bào

C. Có thành tế bào

D. Có ti thể

Câu 27. Trong các nhóm sau nhóm nào gồm toàn cơ thể đơn bào:

A. Nấm men, vi khuẩn, trùng biến hình

B. Nấm men, vi khẩn, con thỏ

C. Trùng biến hình, nấm men, con bướm

D. Con thỏ, cây hoa mai, cây nấm

Câu 28. Sắp xếp theo đúng trình tự các bước để quan sát được tế bào biểu bì vảy hành:

A. Bóc 1 vảy hành tươi ra khỏi củ và dùng kim mũi mác rạch một ô vuông (1cm2).

B. Quan sát ở vật kính 10x rồi chuyển sang 40x.

C. Sau đó đậy lá kính lại rồi đưa lên quan sát.

D. Dùng kẹp dỡ nhẹ vảy cho vào bản kính có nhỏ giọt nước cất.

Trình tự sắp xếp đúng là:

A. A → B → C → D

B. A → D→ C →B

C. A → C → B → D

D. B → C → D → A

Câu 29. Tế bào có 3 thành phần cơ bản là:

A. Màng tế bào, ti thể, nhân

B. Màng sinh chất, chất tế bào, ti thể

C. Màng tế bào, chất tế bào , nhân

D. Chất tế bào, lục lạp, nhân

Câu 30. Sơ đồ thể hiện mối quan hệ giữa các cấp tổ chức cơ thể của cơ thể đa bào từ thấp đến cao:

A. Mô → Tế bào → Cơ quan → Hệ cơ quan → Cơ thể

B. Tế bào → Mô → Cơ thể → Cơ quan → Hệ cơ quan

C. Tế bào → Mô → Cơ quan → Hệ cơ quan→ Cơ thể

D. Mô → Tế bào → Hệ cơ quan→ Cơ quan → Cơ thể

Đáp án Đề thi giữa kì 1 KHTN 6 phần Sinh học

Phân môn Đáp án Mỗi câu đúng 0,25 điểm
Sinh học 11.C 12.A 13.A 14.A 15.C 16.A 17.D 18.A 19.C 20.A
21.D 22.D 23.B 24.D 25.D 26.C 27.A 28.B 29.C 30.C

Phân môn: Hóa học (10 câu – 2,5 điểm)

Câu 31: Chỉ ra đâu là tính chất vật lí của chất

A. Nến cháy thành khí cacbon đi oxit và hơi nước

B. Bơ chảy lỏng khi để ngoài trời

C. Bánh mì để lâu bị ôi thiu

D. Cơm nếp lên men thành rượu

Câu 32: Chỉ ra đâu là tính chất hóa học của chất

A. Đường tan vào nước

B. Kem chảy lỏng khi để ngoài trời

C. Tuyết tan

D. Cơm để lâu bị mốc

Câu 33: Hiện tượng tự nhiên nào sau đây là do hơi nước ngưng tụ?

A. Tạo thành mây

B. Gió thổi

C. Mưa rơi

D. Lốc xoáy

Câu 34: Lọ nước hoa để trong phòng có mùi thơm. Điều này thể hiện:

A. Chất dễ nén được

B. Chất dễ nóng chảy

C. Chất dễ hóa hơi

D. Chất không chảy được

Câu 35: Quá trình nào sau đây thải ra khí oxygen

A. Hô hấp

B. Quang hợp

C. Hòa tan

D. Nóng chảy

Câu 36: Phát biểu nào sau đây về oxygen là không đúng?

A. Oxygen không tan trong nước

B. Oxygen cần thiết cho sự sống

C. Oxygen không mùi và không vị

D. Oxygen cần cho sự đốt cháy nhiên liệu

Câu 37: Quá trình nào dưới đây không làm giảm oxygen trong không khí?

A. Sự gỉ của các vật dụng bằng sắt.

B. Sự cháy của than, củi, bếp ga.

C. Sự quang hợp của cây xanh.

D. Sự hô hấp của động vật

Câu 38: Chất khí nào có nhiều trong không khí gây mưa axit

A. Oxygen

B. Nitrogen

C. Cacbon đi oxit

D. Sulfur đi oxit

Câu 39: Cho một que đóm còn tàn đỏ vào một lọ thủy tinh chứa khí oxygen. Hiện tượng gì xảy ra?

A. Không có hiện tượng

B. Tàn đỏ tắt ngay

C. Tàn đỏ từ từ tắt

D. Tàn đỏ bùng cháy thành ngọn lửa

Câu 40: Để bảo vệ môi trường không khí trong lành cần:

A. Sử dụng năng lượng hợp lí, tiết kiệm

B. Bảo vệ và trồng cây xanh

C. Không xả rác bừa bãi

D. Cả A, B, C

Đáp án Đề thi giữa kì 1 KHTN 6 phần Hóa học

Phân môn Mỗi câu đúng 0,25 điểm
Hóa học 31.B 32.D 33.C 34.C 35.B 36.A 37.C 38.D 39.D 40.D

Đề thi Giữa Học kì 1 KHTN lớp 6 (Kết nối tri thức) năm 2023 có đáp án - Đề số 8

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Giữa Học kì 1

Năm học ...

Môn: KHTN 6

Thời gian làm bài: ……

Câu 1: Điều nào dưới đây không phải là quy định trong phòng thực hành?

A. Mặc trang phục gọn gàng, nữ buộc tóc cao, đeo găng tay, khẩu trang, kính bảo vệ mắt và thiết bị bảo vệ khác (nếu cần thiết).

B. Chỉ tiến hành thí nghiệm khi có người hướng dẫn.

C. Ăn uống, đùa nghịch trong phòng thí nghiệm.

D. Sau khi làm xong thí nghiệm, thu gom chất thải để đúng nơi quy định, lau dọn sạch sẽ chỗ làm việc; sắp xếp dụng cụ gọn gàng, đúng chỗ; rửa sạch tay bằng xà phòng.

Câu 2: Nhiệt kế hoạt động dựa trên hiện tượng dãn nở vì nhiệt của:

A. chất rắn. B. chất lỏng. C. chất khí. D. các chất.

Câu 3: Hoạt động nào dưới đây gây ô nhiễm môi trường?

A. Đốt rơm, rạ sau vụ gặt.

B. Lọc khí thải ở ống khói nhà máy trước khi thải ra môi trường.

C. Sử dụng cối xay gió để sản xuất điện.

D. Phân loại rác.

Câu 4: Người ta cần đo đường kính ngoài của một cái cốc. Cách đo nào sau đây đúng?

A. Hình a. B. Hình b. C. Hình c. D. Hình d.

Câu 5: Kí hiệu cảnh báo sau cho biết

A. Chất dễ cháy. B. Chất độc sinh học (lây nhiễm trùng).

C. Chất phóng xạ. D. Chất gây độc hại cho môi trường.

Câu 6: Hãy cho biết trong các vật sau đây, vật nào là vật sống?

A. Quyển vở. B. Thước kẻ. C. Cái bàn. D. Con mèo.

Câu 7: Kí hiệu nào sau đây cảnh báo có nguồn điện nguy hiểm?

A. Hình A. B. Hình B. C. Hình C. D. Hình D.

Câu 8: Hình ảnh một tế bào (màu xanh) bị nhiễm nặng các hạt virus SARS-CoV-2 (màu vàng), được phân lập từ bệnh nhân COVID-19 và chụp tại NIAID, Fort Detrick, Maryland, Mỹ. (Ảnh: NIAID/AFP). Hình ảnh bên được quan sát qua dụng cụ nào dưới đây?

A. Kính lúp. B. Kính thiên văn. C. Kính hiển vi. D. Lăng kính.

Câu 9: Chọn cách đổi đúng: 1,5m bằng:

A. 15cm. B. 150cm. C. 150dm. D. 150mm.

Câu 10: Có hai bình chia độ có cùng dung tích, có chiều cao khác nhau. Hỏi sử dụng bình chia độ nào ta sẽ xác định thể tích của chất lỏng chính xác hơn?

A. Sử dụng bình thấp hơn. B. Sử dụng bình cao hơn.

C. Hai bình cho kết quả giống nhau. D. Không thể xác định đượcc.

Câu 11: Chỗ thắt (chỗ uốn cong) của nhiệt kế y tế có công dụng:

A. Để làm đẹp.

B. Giữ cho mực thủy ngân không bị tụt xuống khi rút ra khỏi cơ thể người.

C. Hạn chế thủy ngân từ bầu tràn lên ống.

D. Để tiết kiệm thủy tinh.

Câu 12: Cấu tạo của kính lúp cầm tay không có bộ phận nào dưới đây?

A. Khung kính. B. Mặt kính. C. Tay cầm. D. Thân kính.

Câu 13: Điều nào dưới đây là lợi ích của ứng dụng khoa học tự nhiên đối với con người?

A. Nồng độ phóng xạ đạt quá mức cho phép tại nhà máy điện hạt nhân.

B. Ống khói nhà máy thải khí cacbonic vào không khí.

C. Lạm dụng quá nhiều thuốc bảo vệ thực vật trong trồng trọt.

D. Hệ thống tưới nước tự động tại các vườn trái cây.

Câu 14: Một bình chia độ có dung tích 100cm3 có ĐCNN 1cm3 chứa 70cm3 nước. Khi thả một hòn đá vào bình thì mực nước dâng lên và tràn ra ngoài 12cm3 nước. Thể tích của hòn đá là

A. 12cm3 B. 18cm3. C. 42cm3. D. 30cm3.

Câu 15: Có 9 gói kẹo giống hệt nhau, trong đó có 1 gói nặng hơn một chút. Bằng chiếc cân hai đĩa cân, có thể tìm ra gói kẹo đó với ít nhất bao nhiêu lần cân?

A. 2 lần cân. B. 3 lần cân. C. 4 lần cân. D. 1 lần cân.

Câu 16: Cho các câu ca dao, tục ngữ sau:

(1) Lửa thử vàng, gian nan thử sức.

(2) Có công mài sắt, có ngày nên kim.

(3) Nước chảy đá mòn.

(4) Anh đừng bắc bậc làm cao

Phèn chua em đánh nước nào cũng trong.

(5) Chì khoe chì nặng hơn đồng

Sao chì chẳng đúc nên cồng nên chiêng.

Các chất đã được nói đến trong những câu ca dao, tục ngữ trên là:

A. Lửa, vàng, sắt, chì, đồng. B. Vàng, sắt, nước, chì, chiêng.

C. Vàng, sắt, nước, phèn chua, chì, đồng. D. Vàng, sắt, phèn chua, chì, đồng.

Câu 17: Cho các vật thể sau, vật thể không sống là:

A. Con mèo. B. Cây lúa. C. Máy bay. D. Vi khuẩn.

Câu 18: Phát biểu đúng là:

A. Đặc điểm của chất ở thể lỏng là dễ lan tỏa, chiếm toàn bộ hình dạng vật chứa.

B. Cát mịn có thể chảy qua phần eo nhỏ của đồng hồ cát vậy cát mịn là chất lỏng.

C. Các chất ở thể rắn có hình dạng cố định, không nén được nên ta có thể sử dụng các vật liệu rắn để xây cầu, đường.

D. Các chất có thể tồn tại ở thể rắn, hơi, khí.

Câu 19: Cho các hiện tượng sau:

(1) Kim loại nhôm màu trắng bạc, dễ dát mỏng.

(2) Kim loại đồng màu đỏ, dẫn điện tốt.

(3) Muối ăn khô hơn khi đun nóng.

(4) Nến cháy thành CO2 và hơi nước.

Số hiện tượng hóa học là:

A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.

Câu 20: Cho phát biểu sau: "Khi gặp đám cháy xăng, dầu người ta thường dùng cát phủ lên mà không dùng nước. Nguyên nhân là vì xăng dầu nhẹ hơn nước và không tan trong nước nên khi ta dùng nước dập lửa thì đám cháy sẽ lan rộng hơn và khó dập tắt hơn. Do đó, để dập tắt ngọn lửa do các đám cháy xăng dầu người ta chỉ dùng cát hoặc vải dày phủ lên để cách li đám cháy với oxygen". Trong đoạn phát biểu trên, các tính chất vật lí của xăng dầu được đề cập đến là:

A. Dễ bay hơi, không tan trong nước. B. Nhẹ hơn nước, không tan trong nước.

C. Dễ tan trong nước, dễ cháy. D. Dễ cháy, nhẹ hơn nước.

Câu 21: Trong những ngày thời tiết lạnh, mặt ao, hồ thường có sương mù bao phủ.

Đã có những quá trình chuyển thể nào xảy ra trong hiện tượng trên?

A. Quá trình bay hơi và đông đặc. B. Quá trình ngưng tụ và đông đặc.

C. Quá trình nóng chảy và đông đặc. D. Quá trình bay hơi và ngưng tụ.

Câu 22: Trường hợp nào sau đây xảy ra quá trình ngưng tụ?

A. Quần áo ướt khi phơi dưới ánh nắng sẽ khô dần.

B. Tấm gương trong nhà tắm bị mờ đi khi ta tắm nước nóng.

C. Đun dung dịch nước muối một thời gian chỉ còn lại muối khan.

D. Vào mùa đông, khi nhiệt độ quá thấp, nước trong hồ bị đóng băng.

Câu 23: Hoạt động nông nghiệp nào sau đây không làm ô nhiễm không khí?

A. Đốt rơm rạ sau khi thu hoạch. B. Tưới nước cho cây trồng.

C. Bón phân tươi cho cây trồng. D. Phun thuốc trừ sâu để diệt trừ sâu bọ.

Câu 24: Cho các phát biểu sau:

(1) Oxygen là nguyên liệu cho quá trình quang hợp.

(2) Oxygen hóa lỏng ở -1830C và oxygen lỏng có màu xanh nhạt.

(3) Oxygen ít tan trong nước và cần thiết cho sự sống, sự cháy.

(4) Carbon dioxide là khí gây "hiệu ứng nhà kính".

(5) Carbon dioxide nặng hơn không khí và không duy trì sự cháy.

Trong số các phát biểu trên, số phát biểu đúng là:

A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.

Câu 25: Mỗi giờ một người trưởng thành hít vào trung bình 0,5 m3 không khí, cơ thể giữ lại 1/3 lượng oxygen có trong không khí đó. Vậy lượng oxygen mà cơ thể mỗi người trong một ngày đêm hấp thụ được là bao nhiêu? Biết oxygen chiếm 1/5 thể tích không khí.

A. 3,2. B. 1,6. C. 2,4. D. 0,8.

Câu 26: Tế bào được gọi là đơn vị cơ bản của sự sống vì

A. Mọi cơ thể sống được cấu tạo bởi tế bào

B. Tế bào thực hiện đầy đủ các quá trình sống cơ bản

C. Tế bào vừa là đơn vị cấu tạo vừa là đơn vị chức năng của cơ thể

D. Cả 3 ý trên.

Câu 27: Trong các nhận định sau đây, có bao nhiêu nhận định đúng?

1. Các loại tế bào đều có hình đa giác.

2. Mọi sinh vật đều được cấu tạo từ đơn vị cơ bản là tế bào.

3. Hầu hết các tế bào có thể quan sát được bằng mắt thường.

4. Lớp biểu bì vảy hành được cấu tạo từ tế bào còn lá hành thì không.

A. 4 B. 2 C. 3 D. 1

Câu 28: Hình ảnh dưới đây mô tả kích thước một số tế bào ở người:

Trình tự sắp xếp tăng dần về kích thước của các tế bào là:

A. Tế bào hồng cầu, tế bào niêm mạc miệng, tế bào trứng, tế bào cơ.

B. Tế bào niêm mạc miệng, tế bào hồng cầu, tế bào trứng, tế bào cơ.

C. Tế bào trứng, tế bào niêm mạc miệng, tế bào hồng cầu , tế bào cơ.

D. Tế bào cơ, tế bào niêm mạc miệng, tế bào trứng, tế bào hồng cầu.

Câu 29: Những bộ phận nào sau đây chỉ có ở tế bào thực vật mà không có ở tế bào động vật?

A. Lục lạp và màng sinh chất. B. Tế bào chất và không bào.

C. Lục lạp và vách tế bào. D. Nhân và màng sinh chất.

Câu 30: Quan sát hình ảnh dưới đây, phát biểu nào sau đây đúng?

A. Tế bào A là tế bào thực vật vì không có thành tế bào

B. Vị trí (3) là vùng nhân

C. Tế bào B là tế bào thực vật

D. Vị trí (4) là nhân tế bào

Câu 31: Cơ quan là gì?

A. Một tập hợp các mô giống nhau cùng thực hiện một chức năng nhất định.

B. Một tập hợp của nhiều mô cùng thực hiện chức năng nhất định, ở vị trí nhất định trong cơ thể.

C. Một tập hợp các mô giống nhau thực hiện các chức năng khác nhau.

D. Một tập hợp các mô khác nhau thực hiện các chức năng khác nhau.

Câu 32: Não, tủy sống là các cơ quan thuộc hệ

A. Bài tiết B. Tiêu hóa C. Vận động D. Thần kinh

Câu 33: Từ một tế bào, sau bao nhiêu lần phân chia sẽ tạo 16 tế bào con?

A. 3 B. 2 C. 4 D. 5

Câu 34: Khi nào tế bào phân chia để tạo thành các tế bào con?

A. Khi tế bào bắt đầu xuất hiện một vách ngăn mới. B. Khi tế bào bắt đầu già đi.

C. Khi tế bào lớn tới một kích thước nhất định. D. Khi tế bào vừa mới được hình thành.

Câu 35: Mọi cơ thể sống được cấu tạo từ

A. Một tế bào B. Nhiều tế bào C. Một hoặc nhiều tế bào D. Chất béo

Câu 36: Các cơ thể có kích thước khác nhau chủ yếu là do

A. Số lượng và kích thước tế bào giống nhau

B. Số lượng và kích thước tế bào khác nhau

C. Số lượng tế bào giống nhau và kích thước tế bào khác nhau

D. Số lượng tế bào khác nhau

Câu 37: Cơ thể tạo ra con non là đặc điểm của quá trình sống

A. Sinh trưởng B. Bài tiết C. Cảm ứng và vận động D. Sinh sản

Câu 38: Cấp độ thấp nhất hoạt động độc lập trong cơ thể đa bào là

A. hệ cơ quan. B. Cơ quan. C. D. tế bào.

Câu 39: Cho các bước tiến hành thí nghiệm quan sát tế bào trứng cá

1) Dùng thìa lấy một ít trứng cá cho vào đĩa petri.

2) Vẽ hình tế bào em quan sát được.

3) Nhỏ một ít nước vào đĩa.

4) Quan sát tế bào trứng cá bằng mắt thường hoặc bằng kính lúp.

5) Dùng kim mũi mác khoắng nhẹ để trứng cá tách rời nhau.

Hãy sắp xếp theo trình tự đúng

A. 1 – 3 – 2 – 4 – 5. B. 1 – 3 – 5 – 4 – 2. C. 1 – 5 – 2 – 3 – 5. D. 1 – 5 – 2 – 4 – 3.

Câu 40: Ở người, cơ thể có thể lấy vào khí oxygen và thải ra khi carbon dioxide nhờ hoạt động của

A. Hệ tuần hoàn B. Hệ thần kinh C. Hệ hô hấp D. Hệ tiêu hóa

Đề thi Giữa Học kì 1 KHTN lớp 6 (Kết nối tri thức) năm 2023 có đáp án - Đề số 9

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Giữa Học kì 1

Năm học ...

Môn: KHTN 6

Thời gian làm bài: ……

Câu 1: Khoa học tự nhiên không bao gồm lĩnh vực nào sau đây?

A. Vật lí học. B. Hóa học và sinh học.

C. Khoa học Trái Đất và Thiên văn học. D. Lịch sử loài người.

Câu 2: Cần đặt mắt nhìn vào bộ phận nào của kính hiển vi để quan sát ảnh của vật?

A. Bàn kính. B. Mẫu vật. C. Thị kính. D. Vật kính.

Câu 3: Kí hiệu cảnh báo dưới đây cho biết điều gì?


A. Chất dễ cháy. B. Chất gây nổ. C. Chất độc. D. Chất ăn mòn.

Câu 4: Dùng nhiệt kế rượu không thể đo được nhiệt độ của:

A. nước đá B. nước uống C. nước sôi D. nước sông đang chảy

Câu 5: Trên vỏ túi bột giặt có ghi , số đó cho ta biết gì?

A. thể tích của túi bột giặt B. sức nặng của túi bột giặt

C. chiều dài của túi bột giặt D. khối lượng của bột giặt trong túi

Câu 6: Đo chiều dài của chiếc bút chì theo cách nào sau đây là hợp lí nhất?

A. Hình A. B. Hình B. C. Hình C. D. Hình D.

Câu 7: Hành động nào sau đây đảm bảo an toàn trong phòng thực hành:

A. A, B. B. A, C. C. A, D. D. A, C, D.

Câu 8: Khi dùng nhiệt kế để đo nhiệt độ của chính cơ thể mình, người ta phải thực hiện các thao tác sau (chưa được sắp xếp theo đúng thứ tự): a) Đặt nhiệt kế vào nách trái, rồi kẹp cánh tay lại để giữ nhiệt kế.

b) Lấy nhiệt kế ra khỏi nách để đọc nhiệt độ.

c) Dùng bông lau sạch thân và bầu nhiệt kế.

d) Kiểm tra xem thủy ngân đã tụt hết xuống bầu nhiệt kế chưa, nếu chưa thì vẩy nhiệt kế cho thủy ngân tụt xuống.

Hãy sắp xếp các thao tác trên theo thứ tự hợp lí nhất.

A. c, d, a, b. B. a, b, c, d. C. b, a, c, d. D. d, c, b, a.

Câu 9: Một xe chở gạo khi lên trạm cân số chỉ là 4,3 tấn và sau khi đổ gạo khỏi xe và cân lại thì xe có khối lượng là 680 kg. Hỏi khối lượng của gạo là bao nhiêu kilogam?

A. 4980. B. 3620. C. 4300. D. 5800.

Câu 10: Cho hình vẽ sau, GHĐ và ĐCNN của thước là:

A. GHĐ là 20cm và ĐCNN là 20mm. B. GHĐ là 20cm và ĐCNN là 10mm.

C. GHĐ là 20cm và ĐCNN là 10cm. D. GHĐ là 20cm và ĐCNN là 2cm.

Câu 11: Khi đo thời gian của một hoạt động, ta cần thực hiện các bước:

1. Hiệu chỉnh đồng hồ đúng cách trước khi đo.

2. Đọc và ghi kết quả mỗi lần đo.

3. Ước lượng khoảng thời gian cần đo.

4. Thực hiện đo thời gian bằng đồng hồ.

5. Chọn đồng hồ phù hợp.

Thứ tự đúng là:

A. 5, 4, 1, 3, 2. B. 5, 3, 1, 4, 2. C. 1, 3, 5, 4, 2. D. 3, 5, 1, 4, 2.

Câu 12: Dụng cụ được sử dụng để lấy hóa chất dưới đây được gọi là:

A. ống đong. B. ca đong. C. ống cao su. D. ống nhỏ giọt.

Câu 13: Đồng hồ dưới đây chỉ:

A. 10 giờ 2 phút 7 giây. B. 10 giờ 10 phút 35 giây.

C. 2 giờ 10 phút 7 giây. D. 2 giờ 7 phút 10 giây.

Câu 14: Dụng cụ dùng để đo thân nhiệt trong hình dưới đây là:

A. nhiệt kế rượu. B. nhiệt kế thủy ngân. C. nhiệt kế điện tử. D. nhiệt kế phòng.

Câu 15: Một chú robot có thể cười, nói và hành động như một con người. Vậy robot là vật sống hay vật không sống? Tại sao?

A. Robot là vật sống vì có thể cười, nói và hành động như một con người.

B. Robot là vật không sống vì không có khả năng trao đổi chất với môi trường, lớn lên và sinh sản.

C. Robot là vật không sống vì có thể hành động như một con người.

D. Robot vừa là vật sống, vừa là vật không sống, vì có thể cười, nói và hành động như một con người, nhưng không có khả năng trao đổi chất với môi trường, lớn lên và sinh sản.

Câu 16: Vật thể nào dưới đây vừa là vật thể tự nhiên, vừa là vật không sống?

A. Con voi. B. Bút chì. C. Ngọn núi. D. Nồi cơm điện.

Câu 17: Dấu hiệu chính để phân biệt tính chất vật lí và tính chất hóa học là

A. có sự chuyển từ thể này sang thể kia. B. có sự thay đổi về hình dạng.

C. có sự tạo thành chất mới. D. có sự thay đổi về thể tích.

Câu 18: Tính chất nào sau đây không phải của oxygen?

A. Không mùi, không vị. B. Ở điều kiện thường là chất khí.

C. Nặng hơn không khí. D. Tan nhiều trong nước.

Câu 19: Cho các câu sau (với cụm từ in nghiêng là vật thể hoặc chất): (1) Máu người chứa một lượng nhỏ glucose với nồng độ hầu như không đổi khoảng 0,1%.

(2) Trong sữa chua có chứa lactic acid rất tốt cho hệ tiêu hóa.

(3) Vàng là vật liệu phổ biến để chế tạo đồ trang sức.

(4) Salicylic acid là thành phần phổ biến trong các loại thuốc trị mụn.

Các vật thể trong câu trên lần lượt là

A. máu người, latic acid, vàng, salicylic acid.

B. glucose, lactic acid, vàng, salicylic acid.

C. glucose, sữa chua, đồ trang sức, thuốc trị mụn.

D. máu người, sữa chua, đồ trang sức, thuốc trị mụn.

Câu 20: Một ô tô khi chạy một quãng đường dài 100 km tiêu thụ hết 6 L xăng. Biết khi đốt cháy 1 L xăng, cần 1950 L oxygen. Nếu ta cung cấp 14,04 m3 khí oxygen thì ô tô đó chạy được quãng đường tối đa là

A. 100 km. B. 110 km. C. 120 km. D. 130 km.

Câu 21: Cho các hình vẽ sau:

Số hình vẽ thể hiện tính chất hóa học là

A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.

Câu 22: Cho các phát biểu sau về sự bay hơi:

(1) Sự bay hơi chỉ diễn ra trên bề mặt của chất lỏng.

(2) Quá trình bay hơi diễn ra nhanh hơn khi diện tích mặt thoáng càng rộng.

(3) Nhiệt độ càng cao thì quá trình bay hơi diễn ra càng chậm.

(4) Sự bay hơi là một trường hợp đặc biệt của sự sôi.

(5) Sự bay hơi diễn ra ở nhiệt độ xác định.

Số phát biểu sai

A. 1. B. 3. C. 2. D. 4.

Câu 23: Tại sao khi bơm hơi vào lốp xe xong ta phải khóa van lại?

A. Vì hơi trong lốp xe không có hình dạng xác định.

B. Vì hơi trong lốp xe không có khối lượng xác định.

C. Vì hơi trong lốp xe có thể lan tỏa ra môi trường xung quanh.

D. Vì hơi trong lốp xe dễ bị nén.

Câu 24: Cho các hiện tượng thực tế sau:

(1) Để tạo ra các đồ vật thủy tinh có hình dạng khác nhau người ta đem đun nóng chảy thủy tinh rồi sau đó tạo hình; để nguội ta sẽ thu được các đồ vật.

(2) Đổ nước vào khay sau đó để vào tủ lạnh, một thời gian ta sẽ thu được các viên nước đá.

(3) Trên các vùng cao, vào lúc sáng sớm thường xuất hiện hiện tượng sương mù.

(4) Để sản xuất muối từ nước biển, người ta dẫn nước biển vào các ruộng làm muối. Sau một thời gian, sẽ thu được muối hạt.

(5) Trong quá trình làm rượu, người ta đun bỗng rượu (hỗn hợp cái rượu và nước) ở nhiệt độ khoảng 78oC sau đó dẫn hơi rượu qua ống làm lạnh thu được dung dịch rượu.

Số hiện tượng xảy ra sự đông đặc là

A. 3. B. 2. C. 1. D. 4.

Câu 25: Hiệu ứng nhà kính giúp giữ cho Trái Đất không quá lạnh. Tuy nhiên, ngày nay nhiều hoạt động của con người đã làm gia tăng một lượng lớn chất khí X trong khí quyển, gây ra hiện tượng nóng lên toàn cầu và biến đổi khí hậu. Hàng loạt các biểu hiện của sự nóng lên toàn cầu như: mực nước biển dâng, hạn hán, sa mạc hóa, … Em hãy cho biết chất khí X là chất khí nào sau đây?

A. Carbon monoxide. B. Sulfur dioxide. C. Nitrogen dioxide. D. Carbon dioxide.

Câu 26: Nối các tế bào ở hàng A với tên tế bào ở hàng B sao cho phù hợp

A. 1-a; 2-c;3-d; 4-b B. 1-c; 2-a; 3-d; 4-b C. 1-d; 2- c; 3-a; 4-b D. 1-b; 2-d; 3-a; 4-c

Câu 27: Nhận định nào đúng khi nói về hình dạng và kích thước tế bào?

A. Các loại tế bào đều có chung hình dạng và kích thước.

B. Các loại tế bào thường có hình dạng khác nhau nhưng kích thước giống nhau.

C. Các loại tế bào khác nhau thường có hình dạng và kích thước khác nhau.

D. Các loại tế bào chỉ khác nhau về kích thước, chúng giống nhau về hình dạng.

Câu 28: Thành phần chủ yếu của tế bào thực vật gồm:

A. Màng sinh chất, nhân, không bào và lục lạp.

B. Màng sinh chất, chất tế bào, nhân và lục lạp.

C. Vách tế bào, màng sinh chất, chất tế bào và nhân.

D. Vách tế bào, chất tế bào và không bào.

Câu 29: Thành phần nào sau đây có ở cả tế bào động vật và tế bào thực vật

A. Lục lạp B. Không bào C. Thành tế bào D. Tế bào chất

Câu 30: Tế bào thực vật có kiểu dinh dưỡng là tự dưỡng còn tế bào động vật là dị dưỡng, điểm khác nhau này là do:

A. Tế bào thực vật có màng tế bào nên có thể tự tổng hợp chất hữu cơ

B. Tế bào thực vật có không bào nên có thể tự tổng hợp chất hữu cơ

C. Tế bào thực vật có chất diệp lục nên có thể tự tổng hợp chất hữu cơ

D. Tế bào thực vật vách tế bào chứa nhiều diệp lục nên có thể tự tổng hợp chất hữu cơ

Câu 31: Nếu các tế bào phân chia nhiều lần và cơ thể không kiểm soát được có thể dẫn tới

A. Cơ thể lớn lên không ngừng, gây ra bệnh người khổng lồ

B. Hình thành các khối u

C. Hình thành các cơ quan, bộ phận đã có

D. Gây các bệnh ngoài da.

Câu 32: Khi nói về thời gian phân chia của các tế bào, phát biểu nào sau đây đúng?

A. Các loại tế bào của 1 cơ thể đều có thời gian phân chia giống nhau

B. Tế bào thần kinh sẽ phân chia liên tục trong quá trình sống của cơ thể

C. Tế bào da khoảng 10 – 30 ngày phân chia 1 lần

D. Tế bào gan không có khả năng phân chia

Câu 33: Hình vẽ bên thể hiện quá trình nào của tế bào:

A. Quá trình phân chia của tế bào B. Quá trình lớn lên của tế bào

C. Quá trình tự chết của tế bào D. Quá trình quang hợp của tế bào.

Câu 34: Đặc điểm chỉ có ở cơ thể đơn bào là

A. Được cấu tạo từ nhiều tế bào B. Có thể là tế bào nhân sơ

C. Tế bào thực hiện 1 chức năng sống nhất định D. Các tế bào có tính chuyên hóa cao.

Câu 35: Cơ thể đơn bào là cơ thể

A. Được cấu tạo từ tế bào nhân sơ B. Chỉ có 1 tế bào

C. Được cấu tạo từ tế bào nhân thực D. Được cấu tạo từ nhiều tế bào

Câu 36: Sự phân chia tế bào ở thực vật khác gì so với sự phân chia tế bào ở động vật

A. Màng tế bào co thắt chia tế bào mẹ thành 2 tế bào con

B. Có sự phân chia nhân

C. Có sự phân chia tế bào chất

D. Có sự hình thành vách ngăn giữa 2 tế bào con.

Câu 37: Đâu là một mô

A. Tập hợp các tế bào cơ ở 1 bắp cơ. B. Tập hợp các tế bào ở lá cây.

C. Tập hợp các tế bào trên 1 cánh tay D. Tập hợp các tế bào trong dạ dày

Câu 38: Khi cơ thể ngừng lớn, các tế bào

A. Chết dần mà không được thay thế

B. vẫn sinh sản

C. ngừng lớn lên nhưng vẫn phân chia

D. tiếp tục lớn lên nhưng không phân chia.

Câu 39: Cách đặt lamen đúng là

A. Thả nhẹ lamen theo hướng vuông góc với lam kính

B. Đặt 1 cạnh lamen vào giọt nước sau đó thả nhẹ xuống.

C. Đặt 1 cạnh lamen vào giọt nước sau đó hạ dần lamen xuống.

D. Sau khi đặt lamen sẽ có bọt khí.

Câu 40: Đâu là một cơ quan

A. Hệ tiêu hóa B. Tim và mạch máu C. Dạ dày D. Hệ bài tiết

Đề thi Giữa Học kì 1 KHTN lớp 6 (Kết nối tri thức) năm 2023 có đáp án - Đề số 10

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Giữa Học kì 1

Năm học ...

Môn: KHTN 6

Thời gian làm bài: ……

Câu 1: Khoa học tự nhiên nghiên cứu về lĩnh vực nào dưới đây?

A. Các sự vật, hiện tượng tự nhiên.

B. Các quy luật tự nhiên.

C. Những ảnh hưởng của tự nhiên đến con người và môi trường sống.

D. Tất cả các ý trên.

Câu 2: Con gà đẻ trứng là thể hiện dấu hiệu nào của vật sống?

A. Thải bỏ chất thải. B. Vận động. C. Sinh sản. D. Lớn lên.

Câu 3: Hoạt động nào sau đây của con người không phải là hoạt động nghiên cứu khoa học?

A. Theo dõi nuôi cấy mô cây trong phòng thí nghiệm.

B. Làm thí nghiệm điều chế chất mới.

C. Lấy mẫu đất để phân loại đất trồng.

D. Sản xuất phân bón hóa học.

Câu 4: Các bước đo thể tích một hòn đá:

1. Buộc hòn đá vào một sợi dây.

2. Cầm sợi dây, nhúng hòn đá ngập trong nước ở cốc đong, mực nước trong cốc dâng lên.

3. Đặt cốc đong trên mặt phẳng, đổ một lượng nước bằng khoảng thể tích cốc, đọc và ghi lại thể tích nước.

4. Đọc và ghi lại thể tích nước. Lấy thể tích này trừ đi thể tích nước ban đầu ta tính được thể tích hòn đá.

Thứ tự thực hiện đúng các bước là:

A. 1-2-3-4. B. 1-4-3-2. C. 3-1-2-4. D. 3-4-2-1.

Câu 5: Hành động nào sau đây không thực hiện đúng quy tắc an toàn trong phòng thực hành:

A. Đổ hóa chất vào cống thoát nước.

B. Đeo găng tay và kính bảo hộ khi làm thí nghiệm với hóa chất và lửa.

C. Thông báo với thầy cô giáo và các bạn khi gặp sự cố như đánh đổ hóa chất, làm vỡ ống nghiệm,...

D. Rửa tay bằng nước sạch và xà phòng khi kết thúc buổi thực hành.

Câu 6: Hình ảnh một tế bào (màu xanh) bị nhiễm nặng các hạt virus SARS-CoV-2 (màu vàng), được phân lập từ bệnh nhân COVID-19 và chụp tại NIAID, Fort Detrick, Maryland, Mỹ. (Ảnh: NIAID/AFP). Hình ảnh bên được quan sát qua dụng cụ nào dưới đây?

A. Kính lúp. B. Kính cận.

C. Kính hiển vi. D. Kính râm,

Câu 7: Chiều dài của chiếc bút chì ở hình vẽ bằng:

A. 6,6cm. B. 6,5cm. C. 6,8cm. D. 6,4cm.

Câu 8: Dụng cụ dùng để đo khối lượng của một vật là

A. bình chia độ. B. bình tràn. C. cân. D. thước mét.

Câu 9: Trước một chiếc cầu có một biển báo giao thông ghi 10T (hình vẽ), con số 10T này có ý nghĩa gì?

A. Xe có trên 10 người ngồi thì không được đi qua cầu.

B. Khối lượng toàn bộ (của cả xe và hàng) trên 10 tấn thì không được đi qua cầu.

C. Khối lượng của xe trên 100 tấn thì không được đi qua cầu.

D. Xe có khối lượng trên 10 tạ thì không được đi qua cầu.

Câu 10: Nhiệt độ màu đỏ trên nhiệt kế y tế là:

A. 1000C B. 370C C. 420C D. 200C

Câu 11: Bảng dưới đây ghi tên các loại nhiệt kế và nhiệt độ ghi trên thang đo của chúng. Phải dùng nhiệt kế nào để đo nhiệt độ của bàn là, cơ thể người, nước đang sôi, không khí trong phòng?

A. Bàn là - nhiệt kế kim loại. Cơ thể người - nhiệt kế thủy ngân. Nước đang sôi: nhiệt kế rượu. Không khí trong phòng: nhiệt kế y tế.

B. Bàn là - nhiệt kế kim loại. Cơ thể người - nhiệt kế thủy ngân. Nước đang sôi: nhiệt kế y tế. Không khí trong phòng: nhiệt kế rượu.

C. Bàn là - nhiệt kế kim loại. Cơ thể người - nhiệt kế y tế. Nước đang sôi: nhiệt kế thủy ngân. Không khí trong phòng: nhiệt kế rượu.

D. Bàn là - nhiệt kế y tế. Cơ thể người - nhiệt kế kim loại. Nước đang sôi: nhiệt kế thủy ngân. Không khí trong phòng: nhiệt kế rượu.

Câu 12: Giá trị nhiệt độ đo được theo thang nhiệt độ Kenvin là 293K. Hỏi theo thang nhiệt độ Farenhai, nhiệt độ đó có giá trị là bao nhiêu? Biết rằng mỗi độ trong thang nhiệt độ Kenvin bằng độ trong thang nhiệt độ Xenxiut và ứng với 273K.

Câu 13: Khi đo nhiều lần thời gian chuyển động của viên bi trên máng nghiêng được nhiều giá trị khác nhau, thì giá trị nào được lấy làm kết quả?

A. Giá trị của lần đo cuối cùng.

B. Giá trị trung bình của giá trị lớn nhất và giá trị nhỏ nhất.

C. Giá trị được lặp lại nhiều lần nhất.

D. Giá trị trung bình của tất cả các giá trị đo được.

Câu 14: Khi đo thời gian của một hoạt động, ta cần thực hiện các bước:

1. Hiệu chỉnh đồng hồ đúng cách trước khi đo.

2. Đọc và ghi kết quả mỗi lần đo.

3. Ước lượng khoảng thời gian cần đo.

4. Thực hiện đo thời gian bằng đồng hồ.

5. Chọn đồng hồ phù hợp.

Thứ tự đúng là:

A. 5, 4, 1, 3, 2. B. 5, 3, 1, 4, 2. C. 1, 3, 5, 4, 2. D. 3, 5, 1, 4, 2.

Câu 15: Phát biểu không đúng là:

A. 1 tuần lễ có 7 ngày. B. 1 ngày có 12 giờ. C. 1 giờ = 60 phút. D. 1 phút = 60 giây.

Câu 16: Đặc điểm cơ bản để phân biệt vật thể tự nhiên và vật thể nhân tạo là:

A. vật thể nhân tạo đẹp hơn vật thể tự nhiên.

B. vật thể nhân tạo do con người tạo ra.

C. vật thể tự nhiên làm từ chất, còn vật thể nhân tạo làm từ vật liệu.

D. vật thể tự nhiên làm từ các chất trong tự nhiên, vật thể nhân tạo làm từ các chất nhân tạo.

Câu 17: Vật thể tự nhiên là:

A. Cây hoa giấy. B. Con búp bê. C. Cây máy tính. D. Con gấu bông.

Câu 18: Hiện tượng nào sau đây là hiện tượng hóa học?

A. Mặt trời lên làm sương tan dần. B. Viên đá lạnh để ở ngoài một thời gian bị tan ra.

C. Nhỏ giấm ăn vào cục đá vôi thấy sủi bọt khí. D. Quần áo ướt phơi ở ngoài nắng sẽ khô.

Câu 19: Tính chất nào sau đây không phải tính chất vật lí của oxygen?

A. nặng hơn không khí. B. có thể phản ứng với nhiều chất.

C. là chất khí không màu. D. oxygen lỏng có màu xanh lam.

Câu 20: Chọn phát biểu sai:

A. Oxygen cần thiết cho sự quang hợp của cây xanh.

B. Oxygen cần thiết cho sự cháy.

C. Oxygen cần thiết cho quá trình phát triển của động, thực vật.

D. Oxygen cần thiết cho quá trình hô hấp của động, thực vật.

Câu 21: Chất nào sau đây chiếm tỉ lệ thể tích lớn nhất trong không khí?

A. Oxygen. B. Hydrogen. C. Nitrogen. D. Carbon dioxide.

Câu 22: Khi mở lọ giấm, các phân tử acetic acid (thành phần chính của giấm) thoát ra trộn lẫn với không khí khiến ta ngửi thấy mùi giấm chua. Điều này thể hiện tính chất gì của thể khí?

A. Dễ dàng nén được. B. Không có hình dạng xác định.

C. Có thể lan tỏa trong không gian theo mọi hướng. D. Không chảy được.

Câu 23: Khi để cốc nước đá lạnh ngoài không khí, ta thấy hiện tượng cốc nước "đổ mồ hôi". Hiện tượng này là do:

A. Nước trong cốc bay hơi và ngưng tụ khi gặp lạnh.

B. Đá lạnh trong cốc làm không khí bên ngoài cốc lạnh hơn, do đó hơi nước trong không khí ngưng tụ thành giọt bám vào cốc.

C. Nước trong cốc thấm ra ngoài tạo thành giọt.

D. Do không khí có độ ẩm cao.

Câu 24: Cho hiện tượng sau: "Tơ nhện được hình thành từ một loại protein dạng lỏng trong cơ thể nhện. Khi làm tơ, nhện nhả ra protein đó ra khỏi cơ thể, protein đó sẽ chuyển thành tơ nhện". Hiện tượng trên thể hiện sự chuyển thể của protein là

A. sự bay hơi. B. sự ngưng tụ. C. sự đông đặc. D. sự nóng chảy.

Câu 25: Quá trình tái chế nhôm như sau: "Người ta nấu nhôm phế liệu cho nó chuyển thành thể lỏng rồi đổ vào khuôn, sau một thời gian nhôm nguội, đổ khuôn ra ta sẽ thu được các vật liệu như nồi nhôm, chậu nhôm, …". Quá trình trên thể hiện sự chuyển thể của aluminium lần lượt là

A. Sự bay hơi, sự đông đặc. B. Sự nóng chảy, sự đông đặc.

C. Sự đông đặc, sự sôi. D. Sự ngựng tụ, sự nóng chảy.

Câu 26: Nhà khoa học nào đã phát hiện ra tế bào?

A. Albert Einstein B. Isaac Newton C. Robert Hooke D. Thomas Edison

Câu 27: Tế bào hồng cầu có hình dạng

A. Hình trụ B. Hình cầu C. Hình đĩa D. Hình sao

Câu 28: Màng sinh chất có chức năng:

A. Bao bọc ngoài chất tế bào B. Làm cho tế bào có hình dạng nhất định.

C. Điều khiển hoạt động sống của tế bào D. Chứa dịch tế bào

Câu 29: Đơn vị cấu tạo của cơ thể thực vật là

A. hệ cơ quan. B. cơ quan. C. mô. D. tế bào.

Câu 30: Tế bào thần kinh có hình dạng

A. Hình trụ B. Hình cầu C. Hình đĩa D. Hình sao

Câu 31: Đặc điểm của tế bào nhân thực là

A. có thành tế bào. B. Có chất tế bào.

C. Có màng nhân bao bọc vật chất di truyền. D. có lục lạp.

Câu 32: Từ một tế bào ban đầu, trải qua k lần phân chia tạo 128 tế bào con, k có giá trị là

A. 6 B. 7 C. 8 D. 9

Câu 33: Một tế bào mẹ sau 1 lần phân chia cho ra mấy tế bào con?

A. 1 tế bào con B. 3 tế bào con C. 2 tế bào con D. 4 tế bào con

Câu 34: Xe ô tô cũng lấy khí oxygen và thải khi carbon dioxide để có thể chuyển động trên đường. Vậy chiếc ô tô là

A. vật sống, vì có quá trình hô hấp

B. vật không sống, vì không có đủ các quá trình sống cơ bản.

C. vật sống, vì có các quá trình sống cơ bản.

D. Vật không sống vì chỉ có quá trình hô hấp.

Câu 35: Tế bào được gọi là đơn vị cơ bản của sự sống vì

A. Mọi cơ thể sống được cấu tạo bởi tế bào

B. Tế bào thực hiện đầy đủ các quá trình sống cơ bản

C. Tế bào vừa là đơn vị cấu tạo vừa là đơn vị chức năng của cơ thể

D. Cả 3 ý trên.

Câu 36: Ví dụ về hệ cơ quan là

A. Ruột non B. Phổi C. Các tế bào da D. Hệ tuần hoàn

Câu 37: Cho các cấp độ tổ chức cơ thể: Tế bào, mô, cơ thể, hệ cơ quan, cơ quan. Hãy sắp xếp theo thứ tự cấp bậc lớn dần

A. Mô → tế bào → cơ thể → cơ quan → hệ cơ quan

B. Tế bào → mô → cơ quan → hệ cơ quan → cơ thể.

C. Cơ thể → hệ cơ quan → cơ quan → mô → tế bào

D. Hệ cơ quan → tế bào → mô → cơ thể → cơ quan

Câu 38: Quan sát hình dưới đây và cho biết, mô là gì?

A. Tập hợp các tế bào của cùng 1 cơ thể

B. Tập hợp các tế bào có cùng hình dạng ở các vị trí khác nhau trong cơ thể.

C. Tập hợp các tế bào có cấu trúc, chức năng giống nhau.

D. Tập hợp các tế bào có hình dạng giống nhau nhưng kích thước khác nhau.

Câu 39: Đây là dụng cụ nào

A. Kính hiển vi B. Kính lúp C. Lamen D. Lam kính

Câu 40: Quan sát các cơ quan dưới đây:

Hệ tiêu hoá gồm các cơ quan nào?

A. (2), (3) B. (3), (4) C. (3), (5). D. (3), (6)

1 3,143 04/10/2024
Mua tài liệu