Đề cương ôn tập Vật lí 11 Giữa học kì 2 (Cánh diều 2025)

Vietjack.me biên soạn và giới thiệu Đề cương ôn tập Vật lí 11 Giữa học kì 2 sách Cánh diều giúp bạn ôn luyện và đạt kết quả cao trong bài thi Vật lí 11 Giữa kì 2.

1 250 25/09/2024


Đề cương ôn tập Vật lí 11 Giữa học kì 2 (Cánh diều 2025)

A. TÓM TẮT LÝ THUYẾT, KTCB

Ôn tập các vấn đề xoay quanh Chương III. ĐIỆN TRƯỜNG

B. ÔN TẬP TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Từ trường là dạng vật chất tồn tại trong không gian và

  • A. tác dụng lực hút lên các vật đặt trong nó.
  • B. tác dụng lực điện lên điện tích đặt trong nó.
  • C. tác dụng lực từ lên nam châm và dòng điện đặt trong nó.
  • D. tác dụng lực đẩy lên các vật đặt trong nó.

Câu 2: Tính chất cơ bản của từ trường là:

  • A. gây ra lực từ tác dụng lên nam châm hoặc lên dòng điện khác đặt trong nó.
  • B. gây ra lực hấp dẫn lên các vật đặt trong nó.
  • C. gây ra lực đàn hồi tác dụng lên các dòng điện và nam châm đặt trong nó.
  • D. gây ra sự biến đổi về tính chất điện của môi trường xung quanh.

Câu 3: Quy ước nào sau đây là sai khi nói về các đường sức từ?

  • A. Có thể cắt nhau
  • B. Có chiều đi ra cực Bắc, đi vào cực Nam
  • C. Vẽ dày hơn ở những chỗ từ trường mạnh
  • D. Có thể là đường cong khép kín

Câu 4: Kim nam châm của la bàn đặt trên mặt đất chỉ hướng Bắc – Nam địa lí vì

  • A. Lực hấp dẫn của Trái đất tác dụng lên kim nam châm định hướng cho nó.
  • B. Lực điện của Trái đất tác dụng lên kim nam châm định hướng cho nó.
  • C. Từ trường của Trái đất tác dụng lên kim nam châm định hướng cho nó.
  • D. Vì lực hướng tâm do Trái đất quay quanh Mặt trời.

Câu 5: Phát biểu nào sau đây là không đúng? Từ trường đều là từ trường có

  • A. các đường sức song song và cách đều nhau.
  • B. cảm ứng từ tại mọi nơi đều bằng nhau.
  • C. lực từ tác dụng lên các dòng điện như nhau.
  • D. các đặc điểm bao gồm cả phương án A và B.

Câu 6: Đơn vị đo của cảm ứng từ là

  • A. Vôn (V)
  • B. Tesla (T)
  • C. (Vê be)Wb
  • D. Niu tơn (N)

Câu 7: Một dây dẫn thẳng có dòng điện I đặt trong vùng không gian có từ trường đều có chiều như hình vẽ. Lực từ có

Đề cương ôn tập Vật lí 11 Giữa học kì 2 (Cánh diều 2024) (ảnh 1)

  • A. phương ngang hướng sang trái.
  • B. phương ngang hướng sang phải.
  • C. phương thẳng đứng hướng lên.
  • D. phương thẳng đứng hướng xuống.

Câu 8: Một đoạn dây dẫn thẳng MN dài 0,06 m có dòng điện I = 5 A đặt trong từ trường đều có cảm ứng từ B = 0,5 T. Góc hợp bởi dây MN và đường cảm ứng từ là 300. Lực từ tác dụng lên đoạn dây có độ lớn là :

  • A. 7,5.102 N.
  • B. 75.102 N.
  • C. 7,5.103 N.
  • D. 0,75.102 N.

Câu 9: Một dòng điện chạy trong dây dẫn thẳng dài vô hạn có độ lớn 10A đặt trong chân không sinh ra một từ trường có độ lớn cảm ứng từ tại điểm cách dây dẫn 50cm:

  • A. 4.106 T.
  • B. 2.107 T.
  • C. 5.107T.
  • D. 3.107 T.

Câu 10: Cho dòng điện cường độ 0,5A chạy qua một ống dây dài 50cm, có 1000 vòng dây. Độ lớn cảm ứng từ bên trong ống dây là

  • A. 8π mT
  • B. 4π mT
  • C. 8mT
  • D. 4 mT

Câu 11: Phát biểu nào sau đây là đúng?

Một dòng điện đặt trong từ trường vuông góc với đường sức từ, chiều của lực từ tác dụng vào dòng điện sẽ không thay đổi khi

  • A. đổi chiều dòng điện ngược lại.
  • B. đổi chiều cảm ứng từ ngược lại.
  • C. đồng thời đổi chiều dòng điện và đổi chiều cảm ứng từ.
  • D. quay dòng điện một góc 900 xung quanh đường sức từ

Câu 12: Một dây dẫn thẳng dài có dòng điện I chạy qua. Hai điểm M và N nằm trong cùng một mặt phẳng chứa dây dẫn, đối xứng với nhau qua dây. Kết luận nào sau đây là không đúng?

  • A. Vectơ cảm ứng từ tại M và N bằng nhau.
  • B. M và N đều nằm trên một đường sức từ.
  • C. Cảm ứng từ tại M và N có chiều ngược nhau.
  • D. Cảm ứng từ tại M và N có độ lớn bằng nhau.

Câu 13: Lực Lorenxơ là

  • A. lực từ tác dụng lên hạt mang điện chuyển động trong từ trường.
  • B. lực từ tác dụng lên dòng điện.
  • C. lực từ tác dụng lên hạt mang điện đặt đứng yên trong từ trường.
  • D. lực từ do dòng điện này tác dụng lên dòng điện kia.

Câu 14: Độ lớn của lực Lorenxơ được tính theo công thức

  • A. f=|q|vB
  • B. f=|q|vBsinα
  • C. f=|q|vBtanα
  • D. f=|q|vBcosα

Câu 15: Biết chiết suất của nước và thủy tinh lần lượt là 1,333 và 1,865. Chiết suất tỉ đối của thủy tinh đối với nước là

  • A. 1,599.
  • B. 1,399.
  • C. 0,532.
  • D. 0,715.

Câu 16: Chiếu ánh sáng từ không khí vào thủy tinh có chiết suất n = 1,5. Nếu góc tới i là 60 độ thì góc khúc xạ r (lấy tròn) là

  • A. 30
  • B. 35
  • C. 45
  • D. 40

Câu 17: Khi chiếu một tia sáng qua lăng kính, tia ló khỏi lăng kính sẽ

  • A. luôn vuông góc với tia tới
  • B. bị lệch về phía đáy so với tia tới
  • C. song song với tia tới
  • D. không bị lệch so với tia tới

Câu 18: Thấu kính có độ tụ D = 5 dp, đó là:

  • A. thấu kính phân kì có tiêu cự f = - 5 cm.
  • B. thấu kính phân kì có tiêu cự f = - 20 cm.
  • C. thấu kính hội tụ có tiêu cự f = + 5 cm.
  • D. thấu kính hội tụ có tiêu cự f = + 20 cm.

Câu 19: Một người cận thị phải đeo kính cận số 0,5. Nếu xem tivi mà không muốn đeo kính, người đó phải ngồi cách màn hình xa nhất là:

  • A. 0,5 m.
  • B. 1,0 m.
  • C. 1,5 m.
  • D. 2,0 m.

Câu 20: Phát biểu nào sau đây về cách khắc phục tật cận thị của mắt là đúng?

  • A. Sửa tật cận thị là làm tăng độ tụ của mắt để có thể nhìn rõ được các vật ở xa.
  • B. Sửa tật cận thị là mắt phải đeo một thấu kính phân kỳ có độ tụ thích hợp để có thể nhìn rõ vật ở vô cực mà mắt không phải điều tiết
  • C. Sửa tật cận thị là chọn kính sao cho ảnh của các vật ở xa vô cực khi đeo kính hiện lên ở điểm cực cận của mắt.
  • D. Một mắt cận khi đeo kính chữa tật sẽ trở thành mắt tốt và miền nhìn rõ sẽ từ 25 cm đến vô cực.

Đáp án:

1C 2A 3A 4C 5C 6B 7A 8D 9A 10B
11C 12A 13A 14B 15B 16B 17B 18D 19D 20B

1 250 25/09/2024


Xem thêm các chương trình khác: