Đề cương ôn tập Sinh học 11 Học kì 2 (Chân trời sáng tạo 2025)

Vietjack.me biên soạn và giới thiệu Đề cương ôn tập Sinh học 11 Học kì 2 sách Chân trời sáng tạo giúp bạn ôn luyện và đạt kết quả cao trong bài thi Sinh học 11 Học kì 2.

1 274 25/09/2024


Đề cương ôn tập Sinh học 11 Học kì 2 (Chân trời sáng tạo 2025)

Câu 1: Thụ tinh kép ở thực vật có hoa là sự kết hợp của

  • A. nhân 2 giao tử đực và giao tử cái (trứng) trong túi phôi tạo thành hợp tử
  • B. hai nhân giao tử đực với nhân của trứng và nhân cực trong túi phôi tạo thành hợp tử và nhân nội nhũ
  • C. hai bộ NST đơn bội của giao tử đực và giao tử cái (trứng) trong túi phôi tạo thành hợp tử có bộ NST lưỡng bội
  • D. hai tinh tử với trứng ở trong túi phôi

Câu 2: Sinh sản là gì?

  • A. Quá trình tạo ra những cá thể mới đảm bảo sự sinh trưởng và phát triển của loài.
  • B. Quá trình tạo ra những cá thể mới bảo đảm sự phát triển kế tục của loài.
  • C. Quá trình tạo ra những cá thể mới đảm bảo sự tồn tại vĩnh viễn của loài.
  • D. Quá trình tạo ra những cá thể mới đảm bảo sự tiến hóa của loài

Câu 3: Kỹ thuật viên nông nghiệp nằm trong nhóm nghành

  • A. Đào tạo khoa học, công nghệ.
  • B. Trồng trọt, lâm nghiệp, môi trường.
  • C. Chăn nuôi, thú y, nuôi trồng thủy sản.
  • D. Y khoa - chăm sóc, bảo vệ sức khỏe.

Câu 4: Trong thực tiễn, cây ăn quả lâu năm thường được nhân giống bằng phương pháp chiết cành vì

  • A. dễ trồng và tốn ít công chăm sóc.
  • B. dễ nhân giống, nhanh và nhiều.
  • C. để tránh sâu, bệnh gây hại.
  • D. giúp rút ngắn thời gian sinh trưởng, sớm thu hoạch và biết trước đặc tính của quả.

Câu 5: Phát triển ở thực vật là toàn bộ những biến đổi diễn ra trong chu kỳ sống của cá thể biểu hiện qua

  • A. hai quá trình liên quan với nhau: sinh trưởng và phát sinh hình thái tạo nên các cơ quan của cơ thể
  • B. ba quá trình không liên quan với nhau: sinh trưởng, phân hóa và phát sinh hình thái tạo nên các cơ quan của cơ thể
  • C. ba quá trình liên quan với nhau là sinh trưởng, phân hóa và phát sinh hình thái tạo nên các cơ quan của cơ thể
  • D. hai quá trình liên quan với nhau: phân hóa và phát sinh hình thái tạo nên các cơ quan của cơ thể

Câu 6: Trong sinh sản vô tính, các cá thể mới sinh ra:

  • A. giống nhau và giống cá thể gốc
  • B. khác nhau và giống cá thể gốc
  • C. giống nhau và khác cá thể gốc
  • D. cả ba phương án trên

Câu 7: Phát triển là gì?

  • A. Toàn bộ những biến đổi diễn ra bên ngoài của cá thể, gồm thay đổi chiều cao và cân nặng
  • B. Toàn bộ những biến đổi diễn ra bên ngoài cơ thể của cá thể, gồm thay đổi về số lượng, cấu trúc của tế bào, hình thái, trạng thái sinh lý
  • C. Toàn bộ những biến đổi diễn ra trong chu kỳ sống của cá thể, gồm chiều cao, cân nặng
  • D. Toàn bộ những biến đổi diễn ra trong chu kỳ sống của cá thể, gồm thay đổi về số lượng, cấu trúc của tế bào, hình thái, trạng thái sinh lý

Câu 8: Tập tính học được là loại tập tính được hình thành trong quá trình

  • A. sống của cá thể, thong qua học tập và rút kinh nghiệm
  • B. phát triển của loài, thông qua học tập và rút kinh nghiệm
  • C. sống của cá thể, thông qua học tập và rút kinh nghiệm, được di truyền
  • D. sống của cá thể, thông qua học tập và rút kinh nghiệm, đặc trưng cho loài

Câu 9: Hiện tượng cảm ứng “Thân cây trầu không bám vào thân cây cau” thuộc loại kích thích nào

  • A. Nước
  • B. Ánh sáng
  • C. Trụ bám
  • D. Âm thanh

Câu 10: Nhược điểm của hình thức đẻ con so với đẻ trứng là:

  • A. Hiệu suất sinh sản thấp hơn
  • B. Con non yếu nên tỉ lệ sống sót thấp hơn
  • C. Luôn cần phải có 2 cá thể bố và mẹ tham gia vào quá trình sinh sản
  • D. Cơ thể cái chi phối nhiều năng lượng cho sự phát triển của con

Câu 11: Thụ tinh ở thực vật có hoa là sự kết hợp

  • A. hai bộ NST đơn bội của giao tử đực và giao tử cái (trứng) trong túi phôi tạo thành hợp tử có bộ NST lưỡng bội
  • B. nhân quả 2 giao tử đực và giao tử cái (trứng) trong túi phôi tạo thành hợp tử
  • C. nhân của giao tử đực với nhân của trứng và nhân cực trong túi phôi tạo thành hợp tử
  • D. của hai tinh tử với trứng trong túi phôi

Câu 12: Các kiểu hướng động âm ở rễ là?

  • A. hướng đất, hướng sáng.
  • B. hướng sáng, hướng hoá.
  • C. hướng sáng, hướng nước.
  • D. hướng nước, hướng hoá.

Câu 13: Ý nghĩa sinh học của hiện tượng thụ tinh kép ở thực vật hạt kín là:

  • A. tiết kiệm vật liệu di truyền (do sử dụng cả hai tinh tử để thụ tinh)
  • B. hình thành nội nhũ cung cấp chất dinh dưỡng cho phôi phát triển
  • C. hình thành nội nhũ chứa các tế bào tam bội
  • D. cung cấp chất dinh dưỡng cho sự phát triển của phôi và thời kì đầu của cá thể mới

Câu 14: Phân tích mẫu các chế phẩm trongg các bệnh viện, nhà máy, trung tâm, viện nghiên cứu liên quan đến người, động vật, thực vật, vi sinh vật; chăm sóc và nuôi dưỡng vật nuôi; gieo trồng và chăm sóc các loại cây trồng.

  • A. Chuyên viên hoặc chuyên gia hoạch định chính sách
  • B. Giảng viên, giáo viên
  • C. Nhà thực vật, nhà động vật.
  • D. Kỹ thuật viên.

Câu 15: Cung phản xạ diễn ra theo trật tự:

  • A. bộ phận tiếp nhận kích thích → bộ phận phân tích và tổng hợp thông tin → bộ phận phản hồi thông tin
  • B. bộ phận tiếp nhận kích thích → bộ phận thực hiện phản ứng → bộ phận phân tích và tổng hợp thông tin → bộ phận phản hồi thông tin
  • C. bộ phận tiếp nhận kích thích → bộ phận phân tích và tổng hợp thông tin → bộ phận thực hiện phản ứng
  • D. bộ phận tiếp nhận kích thích → bộ phận trả lời kích thích → bộ phận thực hiện phản ứng

Câu 16: Các cấp tổ chức sống không có đặc điểm nào sau đây ?

  • A. Liên tục tiến hóa
  • B. Tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc
  • C. Là một hệ thống kín
  • D. Có khả năng tự điều chỉnh

Câu 17: Hoa lưỡng tính là?

  • A. hoa có đài, tràng và nhụy hoa.
  • B. hoa có nhị và nhụy hoa.
  • C. hoa có đài, tràng và nhị hoa.
  • D. hoa có đài và tràng hoa.

Câu 18: Tập hợp nhiều tế bào cùng loại và cùng thực hiện một chức năng nhất định tạo thành:

  • A. Hệ cơ quan
  • B. Mô
  • C. Cơ thể
  • D. Cơ quan

Câu 19: Hoocmôn sinh trưởng có vai trò

  • A. Tăng cường quá trình sinh tổng hợp protein, do đó Kích thích quá trình phân bào và tăng kích thước tế bào, vì vậy làm tăng cường sự sinh trưởng của cơ thể
  • B. kích thích chuyển hóa ở tế bào và sinh trưởng, phát triển bình thường của cơ thể
  • C. kích thích sự sinh trưởng và phát triển các đặc điểm sinh dục phụ ở con đực
  • D. kích thích sự sinh trưởng và phát triển các đặc điểm sinh dục phụ ở con cái

Câu 20: Tại sao thời kỳ mang thai không có trứng chín và rụng?

  • A. Vì khi nhau thai được hình thành thì thể vàng tiết ra hoocmôn progesteron ức chế sự tiết ra FSH và LH của tuyến yên
  • B. Vì khi nhau thai được hình thành sẽ tiết ra hóc môn kích dục nhau thai (HCG) duy trì thể vàng tiết ra hoocmôn progesteron ức chế sự tiết ra FSH và LH của tuyến yên
  • C. Vì khi nhau thai được hình thành sẽ tiết ra hoocmôn kích dục nhau thai ức chế sự tiết ra FSH và LH của tuyến yên
  • D. Vì khi nhau thai được hình thành sẽ duy trì thể vàng tiết ra hoocmôn progesteron ức chế sự tiết ra FSH và LH của tuyến yên

ĐÁP ÁN:

1B 2C 3A 4D 5C 6A 7D 8A 9C 10D
11B 12B 13D 14D 15C 16C 17B 18B 19A 20A

1 274 25/09/2024


Xem thêm các chương trình khác: