Đề cương ôn tập Sinh học 11 Giữa học kì 2 (Chân trời sáng tạo 2025)

Vietjack.me biên soạn và giới thiệu Đề cương ôn tập Sinh học 11 Giữa học kì 2 sách Chân trời sáng tạo giúp bạn ôn luyện và đạt kết quả cao trong bài thi Sinh học 11 Giữa kì 2.

1 330 25/09/2024


Đề cương ôn tập Sinh học 11 Giữa học kì 2 (Chân trời sáng tạo 2025)

A. LÍ THUYẾT

CHƯƠNG I: CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG( Ở ĐỘNG VẬT)

PHẦN: Bài tiết - Cân bằng nội môi

+ Khái niệm và vai trò của bài tiết, cân bằng nội môi

+ Chức năng của thận trong cân bằng nội môi?

+ Một số bệnh về hệ tiết niệu và khả năng phòng tránh

+ Tầm quan trọng của việc xét nghiệm định kì và các chỉ số sinh hóa liên quan đến cân bằng nội môi

CHƯƠNG II: CẢM ỨNG

Câu 3. Cảm ứng ở thực vật

+ Khái niệm: cảm ứng, hướng động, ứng động

+ Các kiểu hướng động: hướng sáng, hướng trọng lực, hướng hóa, hướng nước, hướng tiếp xúc ( đặc điểm, ví dụ)

+ Các kiểu ứng động: sinh trưởng, không sinh trưởng (đặc điểm, VD) + Vai trò của hướng động, ứng động. Sự khác nhau giữa hướng động và ứng động

Câu 4. Cảm ứng ở động vật

+ Khái niệm, các hình thức cảm ứng ở động vật

+ Phản xạ? Cho ví dụ về phản xạ có điều kiện, phản xạ không điiều kiện ở động vật có hệ thần kinh dạng ống

+ Một số bệnh do tổn thương thần kinh và cơ chế giảm đau

PHẦN VẬN DỤNG: liên hệ thực tiễn về các biện pháp phòng bệnh ở người

B. ÔN TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Cảm ứng của động vật là khả năng cơ thể động vật phản ứng lại các kích thích

  • A. của một số tác nhân môi trường sống, đảm bảo cho cơ thể tồn tại và phát triển
  • B. của môi trường sống, đảm bảo cho cơ thể tồn tại và phát triển
  • C. định hướng của môi trường sống, đảm bảo cho cơ thể tồn tại và phát triển
  • D. của môi trường (bên trong và bên ngoài cơ thể) để tồn tại và phát triển

Câu 2: Bóng đen ập xuống nhiều lần, gà con không chạy đi ẩn nấp nữa là kiểu học tập:

  • A. in vết
  • B. quen nhờn
  • C. điều kiện hóa
  • D. học ngầm

Câu 3: Đâu là dấu hiệu sinh trưởng của một con gà?

  • A. Con gà đi bắt sâu và bới giun
  • B. Quả trứng nở ra con gà, con là con lớn lên thành gà trưởng thành
  • C. Con gà gáy vào buổi sáng
  • D. Con gà không nhìn thấy gì khi vào buổi tối

Câu 4: Cho ví dụ sau: Khi chạm tay vào cốc nước nóng thì tay ta rụt lại. Em hãy cho biết kích thích từ môi trường trong ví dụ trên là gì và phản ứng của cơ là gì để trả lời kích thích?

  • A. Khi đó kích thích từ môi trường là cốc nước và phản ứng trả lời là rụt tay lại.
  • B. Khi đó kích thích từ môi trường là nhiệt độ và phản ứng trả lời là rụt tay lại.
  • C. Khi đó kích thích từ môi trường là cốc nước và phản ứng trả lời là cảm giác nóng.
  • D. Khi đó kích thích từ môi trường là nhiệt độ và phản ứng trả lời là cảm giác nóng.

Câu 5: Quá trình nào sau đây là quá trình sinh trưởng của thực vật?

  • A. Cơ thể thực vật ra hoa
  • B. Cơ thể thực vật tạo hạt
  • C. Cơ thể thực vật tăng kích thước
  • D. Cơ thể thực vật rụng lá, hoa

Câu 6: Trong các yếu tố sau, yếu tố nào là tác nhân ảnh hưởng mạnh mẽ nhất lên quá trình sinh trưởng và phát triển của động vật và người?

  • A. Thức ăn
  • B. Nhiệt độ môi trường
  • C. Độ ẩm
  • D. Ánh sáng

Câu 7: Đâu là một ví dụ về cảm ứng ở thực vật?

  • A. Cây xương rồng biến lá thành gai để giảm thoát hơi nước
  • B. Chạm tay vào cây trinh nữ (cây xấu hổ), lá sẽ cụp xuống
  • C. Cây hoa mộc bị gió thổi bay hoa
  • D. Cây phong lan có thể sống trên thân cây cau

Câu 8: Tập tính học được là loại tập tính được hình thành trong quá trình

  • A. sống của cá thể, thong qua học tập và rút kinh nghiệm
  • B. phát triển của loài, thông qua học tập và rút kinh nghiệm
  • C. sống của cá thể, thông qua học tập và rút kinh nghiệm, được di truyền
  • D. sống của cá thể, thông qua học tập và rút kinh nghiệm, đặc trưng cho loài

Câu 9: Khi đến mùa rét, sự sinh trưởng và phát triển của động vật hằng nhiệt bị ảnh hưởng vì thân nhiệt giảm làm cho sự chuyển hóa

  • A. và sinh sản giảm
  • B. trong cơ thể tăng tạo nhiều năng lượng để chống rét
  • C. trong cơ thể giảm dẫn tới hạn chế tiêu thụ năng lượng
  • D. trong cơ thể giảm, sinh sản giảm

Câu 10: Cho các nội dung sau :

1. ứng động liên quan đên sinh trưởng tế bào

2. thường là các vận động liên quan đến đồng hồ sinh học. Là vận động cảm ứng do sự khác biệt về tốc độ sinh trưởng của các tế bào tại hai phía đối diện nhau của cơ quan (như lá, canh hoa)

3. sự đóng mở khí khổng

4. sự nở ở hoa mười giờ, tulip, bồ công anh

5. các vận cộng cảm ứng có liên quan đến sức trương nước của các miền chuyên hóa

6. cây nắp ấm bắt mồi

7. là ứng động không liên quan đến sinh trưởng của tế bào

Hãy sắp xếp các nội dung trên với các kiểu ứng động cho phù hợp

  • A. sinh trưởng: (1), (2) và (4) ; không sinh trưởng: (3), (5), (6) và (7)
  • B. sinh trưởng: (2), (4) và (7) ; không sinh trưởng: (1), (3), (5) và (6)
  • C. sinh trưởng: (1), (4) và (5) ; không sinh trưởng: (2), (3), (6) và (7)
  • D. sinh trưởng: (1), (2), (4) và (6) ; không sinh trưởng: (3), (5) và (7)

Câu 11: Trong các phát biểu sau:

phản xạ chỉ có ở những sinh vật có hệ thần kinh

phản xạ được thực hiện nhờ cung phản xạ

phản xạ được coi là một dạng điển hình của cảm ứng

phản xạ là khái niệm rộng hơn cảm ứng

Các phát biểu đúng về phản xạ là:

  • A. (1), (2) và (4)
  • B. (1), (2), (3) và (4)
  • C. (2), (3) và (4)
  • D. 1), (2) và (3)

Câu 12: giai đoạn trẻ em, nếu cơ thể thiếu hoocmon tiroxin thì sẽ gây hậu quả:

  • A. Các đặc điểm sinh dục phụ kém phát triển
  • B. Các đặc điểm sinh dục phụ phát triển nhanh hơn bình thường
  • C. Người nhỏ bé hoặc khổng lồ
  • D. Chậm lớn hoặc ngừng lớn, trí tuệ kém phát triển

Câu 13: Sinh trưởng thứ cấp là sự tăng trưởng bề ngang của cây

  • A. do mô phân sinh bên của cây thân thảo tạo ra
  • B. do mô phân sinh bên của cây thân gỗ tạo ra
  • C. do mô phân sinh bên của cây Một lá mầm tạo ra
  • D. do mô phân sinh lóng của cây tạo ra

Câu 14: Đâu là vai trò của cảm ứng đối với thực vật?

  • A. Làm cho chúng đột biến
  • B. làm cho chúng tiến hóa ngược
  • C. Làm cho chúng tiến hóa vượt bậc
  • D. Tự vệ cho chính chúng

Câu 15: Ở động vật đa bào:

  • A. chỉ có hệ thần kinh dạng lưới
  • B. chỉ có hệ thần kinh dạng chuỗi hạch
  • C. chỉ có hệ thần kinh dạng ống
  • D. hoặc A, hoặc B, hoặc C

Câu 16: Cây cà chua đến tuổi lá thứ mấy thì ra hoa ?

  • A. Lá thứ 13
  • B. Lá thứ 12
  • C. Lá thứ 15
  • D. Lá thứ 14.

Câu 17: Cho thí nghiệm sau:

Bước 1. Trồng vài hạt lạc, đỗ, ngô,… đang nảy mầm vào chậu chứa đất ẩm.

Bước 2. Để nơi có ánh sáng và tưới hằng ngày.

Bước 3. Theo dõi và dùng thước đo chiều dài thân cây sau 3 ngày, 6 ngày, 9 ngày.

Bước 4. Nhận xét kết quả và rút ra kết luận.

Thí nghiệm được thực hiện nhằm

  • A. chứng minh cây có sự sinh sản.
  • B. chứng minh cây có sự sinh trưởng.
  • C. chứng minh cây có sự phát triển.
  • D. chứng minh cây có sự cảm ứng.

Câu 18: Hiện tượng cảm ứng “Chó vẫy đuôi khi nghe tiếng chân người quen” thuộc loại kích thích nào

  • A. Nước
  • B. Ánh sáng
  • C. Trụ bám
  • D. Âm thanh

Câu 19: Vì sao ở động vật không xương sống có rất ít tập tính học được?

Chúng sống trong môi trường sống đơn giản

Chúng có tuổi thọ ngắn

Chúng không thể hình thành mối liên kết giữa các nơron

Chúng có hệ thần kinh kém phát triền

Tổ hợp ý đúng là:

  • A. 1, 2, 4
  • B. 2, 4
  • C. 1, 2, 3, 4
  • D. 2, 3, 4

Câu 20: Vào rừng nhiệt đới ta gặp rất nhiều dây leo quấn quanh những cây gỗ lớn để vươn lên cao, đó là kết quả của

  • A. hướng sáng.
  • B. hướng trọng lực âm.
  • C. hướng tiếp xúc.
  • D. hướng trọng lực dương.

ĐÁP ÁN:

1D 2B 3B 4B 5C 6A 7B 8A 9B 10A
11D 12D 13B 14D 15D 16D 17B 18D 19B 20C

1 330 25/09/2024


Xem thêm các chương trình khác: