Đề cương ôn tập Học kì 2 Ngữ văn lớp 9 năm 2022 chi tiết nhất

Đề cương ôn tập Học kì 2 Ngữ văn lớp 9 năm 2022 chi tiết nhất giúp học sinh ôn luyện để đạt điểm cao trong bài thi Ngữ văn Học kì 2. Mời các bạn cùng đón xem:

1 709 lượt xem
Tải về


Đề cương ôn tập Học kì 2 Ngữ văn lớp 9 năm 2022 chi tiết nhất

Phần I: Văn bản

Nắm được nội dung, ý nghĩa, bài học, các chi tiết đặc sắc và nghệ thuật nổi bật của các văn bản:

Con cò – Chế Lan Viên

Viếng Lăng Bác – Viễn Phương

Mùa xuân nho nhỏ - Thanh Hải

Sang thu – Hữu Thỉnh

Nói với con – Y Phương

Bến quê – Nguyễn Minh Châu

Những ngôi sao xa xôi – Lê Minh Khuê

Phần II: Tiếng Việt

Nhận diện và thực hành:

1. Khởi ngữ

2. Các thành phần biệt lập

3. Nghĩa tường minh và hàm ý

4. Các phương châm hội thoại

5. Xưng hô trong hội thoại

6. Cách dẫn trực tiếp và gián tiếp

7. Sự phát triển của từ vựng

8. Thuật ngữ

9. Trau dồi vốn từ

10. Tổng kết từ vựng:

- Từ đơn và từ phức.

- Thành ngữ.

- Từ đồng âm, từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa;

- Trường từ vựng;

- Khái niệm từ tượng hình, từ tượng thanh;

- Đặc điểm, tác dụng của các phép tu từ so sánh, ẩn dụ, nhân hoá, hoán dụ, nói quá, nói giảm nói tránh, điệp ngữ, chơi chữ. 

Phần III: Tập làm văn

- Viết đoạn văn nghị luận văn học và nghị luận xã hội.

ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT

Phần I: Văn bản

Con cò – Chế Lan Viên

*Tác giả: Chế Lan Viên (1920-1989) tên khai sinh là Phan Ngọc Hoan, quê ở Cam Lộ - Quảng Trị. Trước Cách mạng tháng Tám Chế Lan Viên đã nổi tiếng trong phong trào Thơ mới qua tập Điêu tàn. Chế Lan Viên đã có những đóng góp lớn vào những thành tựu của văn học kháng chiến, ông là một trong những tên tuổi hàng đầu của nền thơ Việt Nam thế kỷ XX.

*Tác phẩm được sáng tác năm 1962, in trong tập thơ Hoa ngày thường – Chim báo bão.

*Nội dung:

+ Bài thơ rất thành công trong việc vận dụng sáng tạo hình tượng con cò, đúc kết những suy tư sâu sắc, ca ngợi tình mẫu tử thiêng liêng cao cả và ý nghĩa của lời ru đối với cuộc đời mỗi con người.

+ Qua bài thơ cho chúng ta thấy được tình mẹ rộng bao la không gì có thể ví được, công lao của cha mẹ không có gì có thể đong đầy. Bài thơ giúp chúng ta có một cảm nhận sâu sắc và hết sức mới mẻ về tình mẹ.

*Nghệ thuật:

+ Thể thơ tự do nhưng mang dáng dấp của thơ lục bát giàu cảm xúc, nhịp điệu.

+ Cảm xúc được thể hiện linh hoạt.

+ Giọng điệu suy ngẫm mang tính triết lí.

+ Vận dụng sáng tạo ca dao.

Viếng Lăng Bác – Viễn Phương

*Tác giả: Thanh Hải (1930-1980), quê ở tỉnh Thừa Thiên Huế. Ông hoạt động văn nghệ từ cuối những năm kháng chiến chống Pháp. Trong thời kì chống Mỹ cứu nước, Thanh Hải ở lại quê hương hoạt động và là một trong những cây bút có công xây dựng nền văn học cách mạng ở miền Nam từ những ngày đầu.

*Tác phẩm: bài thơ được viết không lâu trước khi nhà thơ qua đời, thể hiện niềm mến yêu thiết tha cuộc sống, đất nước và ước nguyện của tác giả.

*Nội dung:

+ Tâm trạng vô cùng xúc động của một người con từ chiến trường miền Nam được ra viếng Bác.

+ Tấm lòng thành kính thiêng liêng trước công lao vĩ đại và tâm hồn cao đẹp, sáng trong của Người.

+ Nỗi đau xót tột cùng của nhân dân ta nói chung, của tác giả nói riêng khi Bác không còn nữa.

+ Tâm trạng lưu luyến và mong muốn được mãi bên Bác.

*Nghệ thuật:

+ Bài thơ có bố cục gọn rõ, giọng điệu phù hợp với nội dung cảm xúc: vừa trang nghiêm, sâu lắng, vừa thiết tha, đau xót xen lẫn sự tự hào.

+ Thể thơ: chủ yếu là tám tiếng, riêng khổ thứ ba chỉ có bảy tiếng và dòng cuối khổ hai là chín tiếng và phép điệp cấu trúc.

+ Hình ảnh thơ có nhiều sáng tạo, nhất là có sự kết hợp giữa hình ảnh thực với hình ảnh ẩn dụ giàu tính biểu tượng, nhất là các ẩn dụ – biểu tượng.

Mùa xuân nho nhỏ - Thanh Hải

*Tác giả: Viễn Phương (1928 – 2005), tên khai sinh là Phan Thanh Viễn, quê ở tỉnh An Giang. Trong kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ, ông hoạt động ở Nam Bộ  Ông là một trong những cây bút có mặt sớm nhất của lực lượng văn nghệ giải phóng ở miền Nam thời kì chống Mĩ cứu nước. Thơ ông thường nhỏ nhẹ, giàu tình cảm, giàu chất mộng mơ ngay trong hoàn cảnh khốc liệt của chiến trường.

*Tác phẩm: Bài thơ được sáng tác trong dịp sau khi cuộc kháng chiến chống Mĩ kết thúc thắng lợi, đất nước thống nhất, lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng vừa khánh thành, Viễn Phương ra thăm miền Bắc, vào lăng viếng Bác Hồ và in trong tập thơ Như mây mùa xuân (1978).

*Nội dung:

+ Vẻ đẹp trong trẻo, đầy sức sống của thiên nhiên đất trời mùa xuân và cảm xúc say sưa, ngây ngất của nhà thơ.

+ Vẻ đẹp và sức sống của đất nước qua mấy nghìn năm lịch sử.

+ Khát vọng, mong ước được sống có ý nghĩa, được cống hiến cho đất nước, cho cuộc đời của tác giả.

*Nghệ thuật:

+ Bài thơ theo thể 5 chữ, nhạc điệu trong sáng, tha thiết, gần gũi với dân ca.

+ Kết hợp những hình ảnh tự nhiên giản dị đi từ thiên nhiên với những hình ảnh giàu ý nghĩa biểu trưng, khái quát.

+ Cấu tứ của bài chặt chẽ, dựa trên sự phát triển của hình ảnh mùa xuân.

+ Giọng điệu bài thơ thể hiện đúng tâm trạng, cảm xúc của tác giả.

Sang thu – Hữu Thỉnh

*Tác giả: Nhà thơ Hữu Thỉnh sinh năm 1942, quê ở huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc. Ông đã từng nhập ngũ, vào binh chủng Tăng - Thiết giáp rồi trở thành cán bộ văn hoá tuyên truyền của quân đội. Từ năm 2000, Hữu Thỉnh được bầu làm Tổng thư ký Hội Nhà văn Việt Nam. Hữu Thỉnh rất gắn bó với cuộc sống nông thôn. Ông có nhiều bài thơ hay về con người và cuộc sống nông thôn.

*Tác phẩm: Bài thơ được tác giả sáng tác năm 1977.

*Nội dung:

+ Bài thơ thể hiện cảm nhận tinh tế và tâm trạng ngỡ ngàng, cảm xúc bâng khuâng của nhà thơ khi chợt nhận ra những tín hiệu báo thu sang.

+ Những suy ngẫm sâu sắc mang tính triết lí về con người và cuộc đời của tác giả lúc sang thu làm nên đặc điểm của cái tôi trữ tình sâu sắc trong bài thơ.

*Nghệ thuật:

+ Khắc hoạ hình ảnh thơ đẹp, gợi cảm, đặc sắc về thời điểm giao mùa hạ - thu ở nông thôn vùng đồng bằng Bắc Bộ.

+ Sáng tạo trong việc sử dụng từ ngữ, dùng phép nhân hoá, phép ẩn dụ.

Nói với con – Y Phương

*Tác giả: Y Phương là một nhà thơ dân tộc Tày. Ông sinh năm 1948, quê ở huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng. Y Phương từng có thời gian trong quân ngũ từ 1968 - 1981. Từ năm 1993, Y Phương là Chủ tịch Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Cao Bằng. Hiện ông sống tại Hà Nội.

*Tác phẩm: Bài thơ ra đời vào năm 1980

*Nội dung:

+ Cội nguồn sinh dưỡng của mỗi con người (con được lớn lên trong tình yêu thương của cha mẹ, trong cuộc sống lao động, trong thiên nhiên thơ mộng và nghĩa tình của quê hương).

+ Những đức tính cao đẹp mang tính truyền thống có sức sống mạnh mẽ, bền bỉ và mong muốn con mình hãy kế tục xứng đáng truyền thống ấy của người cha.

- Nghệ thuật:

+ Giọng điệu thủ thỉ, tâm tình, tha thiết, trìu mến.

+ Xây dựng những hình ảnh thơ vừa cụ thể, vừa mang tính khái quát, mộc mạc mà vẫn giàu chất thơ.

+ Có bố cục chặt chẽ, dẫn dắt tự nhiên.

Bến quê – Nguyễn Minh Châu

*Tác giả: Nguyễn Minh Châu (1930 - 1989) quê ở Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An. Ông là nhà văn Quân đội, từng tham gia hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ.

+ Những tác phẩm: Dấu chân người lính (tiểu thuyết), Những vùng trời khác nhau (tập truyện ngắn) được xem là những bài ca chiến trận thấm đượm chất sử thi và màu sắc lãng mạn.

+ Sau năm 1975, các tác phẩm: Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hànhBến quê,  Cỏ lau là những thành công về tìm tòi đổi mới trong tư tưởng và nghệ thuật của Nguyễn Minh Châu. Thân phận, số phận con người, những mơ ước bình dị, cuộc sống quanh ta, những vui buồn, ánh sáng và bóng đcn, v.v... được ông nói đến với bao khơi gợi, rất nhân bản, đầy tình người. Trang văn Nguyễn Minh Châu giàu ý vị triết lí và đa nghĩa.

*Tác phẩm: Truyện ngắn Bến quê in trong tập truyện cùng tên, xuất bản năm 1985.

*Nội dung: Qua những cảm xúc và suy ngẫm của nhân vật Nhĩ vào lúc cuối đời trên giường bệnh, truyện thức tỉnh ở mọi người sự trân trọng những giá trị và vẻ đẹp bình dị, gần gũi của cuộc sống, của quê hương.

*Nghệ thuật:

+ Tình huống truyện được xây dựng trên cơ sở một chuỗi nghịch lý.

+ Xây dựng nhân vật kiểu tư tưởng: Những chiêm nghiệm, triết lý của tác giả được chuyển hóa vào trong cuộc sống nội tâm của nhân vật, với diễn biến tâm trạng dưới sự tác động của hoàn cảnh, được miêu tả tinh tế, hợp lý.

+ Sáng tạo nhiều hình ảnh có ý nghĩa biểu tượng.

Những ngôi sao xa xôi – Lê Minh Khuê

*Tác giả: Lê Minh Khuê (sinh năm 1946), quê ở huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa. Trong kháng chiến chống Mĩ, gia nhập thanh niên xung phong và bắt đầu viết văn vào đầu những năm 70. Lê Minh Khuê là cây bút nữ chuyên về truyện ngắn. Trong những năm chiến tranh, truyện của Lê Minh Khuê viết về cuộc sống chiến đầu của tuổi trẻ ở tuyến đường Trường Sơn.

*Tác phẩm: Truyện Những ngôi sao xa xôi ở trong số những tác phẩm đầu tay của Lê Minh Khuê, viết năm 1971, lúc cuộc kháng chiến chống Mĩ của dân tộc đang diễn ra các liệt. Truyện ngắn được đưa vào tuyển tập Nghệ thuật truyện ngắn thế giới xuất bản ở Mĩ.

*Nội dung: Tâm hồn trong sáng, giàu mơ mộng, tinh thần dũng cảm, cuộc sống chiến đấu đầy gian khổ, hy sinh nhưng vẫn hồn nhiên, lạc quan của ba cô gái thanh niên xung phong. Đó chính là hình ảnh đẹp, tiêu biểu về thế hệ trẻ Việt Nam trong thời kì kháng chiến chống Mĩ.

*Nghệ thuật:

+ Lựa chọn ngôi kể phù hợp, cách kể chuyện tự nhiên.

+ Nghệ thuật xây dựng nhân vật, nhất là miêu tả tâm lý.

+ Ngôn ngữ giản dị, vừa mang tính khẩu ngữ vừa đậm chất trữ tình.

+ Câu văn ngắn, nhịp điệu dồn dập, gợi không khí chiến trường.

Phần II: Tiếng Việt

Nhận diện và thực hành:

1. Khởi ngữ

- Là thành phần câu đứng trước chủ ngữ để nêu lên đề tài được nói đến trong câu.

- Trước khởi ngữ thường có thêm các từ: về, đối với,…

- Công dụng: Nêu lên đề tài được nói đến trong câu.

VD: Tôi thì tôi thôi chịu…

2. Các thành phần biệt lập

- Thành phần biệt lập là thành phần không tham gia vào việc diễn đạt sự việc của câu. Gồm:

+ Thành phần tình thái là thành phần được dùng để thể hiện cách nhìn của người nói đối với sự việc được nói đến trong câu.

VD: Mời u xơi khoai đi ạ! ( Ngô Tất Tố)

+ Thành phần cảm thán là thành phần được dùng để bộc lộ thái độ, tình cảm, tâm lí của người nói (vui, mừng, buồn, giận...); có sử dụng những từ ngữ như: chao ôi, a, ơi, trời ơi... Thành phần cảm thán có thể được tách thành một câu riêng theo kiểu câu đặc biệt.

VD: Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam.

+ Thành phần gọi - đáp là thành phần biệt lập được dùng để tạo lập hoặc duy trì quan hệ giao tiếp; có sử dụng những từ dùng để gọi – đáp.

VD: Vâng, mời bác và cô lên chơi. (Nguyễn Thành Long)

+ Thành phần phụ chú là thành phần biệt lập được dùng để bổ sung một số chi tiết cho nội dung chính của câu; thường được đặt giữa hai dấu gạch ngang, hai dấu phẩy, hai dấu ngoặc đơn hoặc giữa hai dấu gạch ngang với dấu phẩy.

VD: Lão không hiểu tôi, tôi nghĩ vậy, và tôi càng buồn lắm. ( Nam Cao)

3. Nghĩa tường minh và hàm ý

- Nghĩa tường minh là phần thông báo được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu, đây được xem là nghĩa thực và ai cũng có thể hiểu được.

- Nghĩa làm ý là phần thông báo tuy không được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu nhưng có thể suy ra từ những từ ngữ ấy.

- Hàm ý là những nội dung ý nghĩa mà người nói có ý định truyền bá cho người nghe nhưng không nói ra trực tiếp, chỉ ngụ ý để người nghe tự suy ra căn cứ vào ngữ cảnh, nghĩa tường minh, căn cứ vào những phương châm hội thoại.

- Tác dụng của cách nói hàm ý:

+ Tạo ra hiệu quả mạnh mẽ, sâu sắc hơn so với cách nói thông thường.

+ Giữ được tính lịch sự và thể diện của người nói/ người nghe.

+ Làm cho lời nói có ý vị, hàm súc.

+ Người nói có thể không phải chịu trách nhiệm về hàm ý.

- Điều kiện để sử dụng hàm ý:

+ Người nói (viết) có ý thức đưa hàm ý vào câu.

+ Người nghe (đọc) có năng lực giải đoán hàm ý.

- Lưu ý những trường hợp không nên sử dụng nghĩa hàm ý:

+ Khi cần thông báo về một sự kiện, tin tức hay thông tin cho công chúng vì sử dụng nghĩa hàm ý dễ gây hiểu lầm.

+ Trong văn bản hành chính công vụ, văn bản khoa học.

+ Những câu khẩu hiệu, tuyên truyền.

4. Các phương châm hội thoại

- Phương châm về lượng yêu cầu khi giao tiếp, cần nói có nội dung; nội dung của lời nói phải đáp ứng đúng yêu cầu của cuộc giao tiếp, không thiếu, không thừa.

- Phương châm về chất yêu cầu khi giao tiếp, đừng nói những điều mà mình không tin là đúng và không có bằng chứng xác thực.

- Phương châm quan hệ yêu cầu khi giao tiếp cần nói đúng vào đề tài giao tiếp, tránh nói lạc đề.

- Phương châm cách thức yêu cầu khi giao tiếp cần chú ý nói ngắn gọn, rành mạch, tránh nói mơ hồ.

- Phương châm lịch sự yêu cầu khi giao tiếp cần tế nhị và tôn trọng người khác.

- Quan hệ giữa phương châm hội thoại với tình huống giao tiếp: Việc vận dụng các phương châm hội thoại cần phù hợp với tình huống giao tiếp.

- Việc không tuân thủ phương châm hội thoại có thể bắt nguồn từ những nguyên nhân sau:

+ Người nói vô ý, vụng về, thiếu văn hóa giao tiếp.

+ Người nói phải ưu tiên cho một phương châm hội thoại hoặc một yêu cầu khác quan trọng hơn.

+ Người nói muốn gây một sự chú ý để người nghe hiểu câu nói theo một hàm ý nào đó.

5. Xưng hô trong hội thoại

- Từ ngữ xưng hô trong tiếng Việt có các từ chỉ quan hệ gia đình, một số từ chỉ nghề nghiệp.

- Hệ thống từ ngữ xưng hô trong tiếng Việt rất phong phú, tinh tế và giàu sắc thái biểu cảm.

- Người nói cần căn cứ vào đối tượng và các đặc điểm khác của tình huống giao tiếp để xưng hô cho thích hợp.

6. Cách dẫn trực tiếp và gián tiếp

- Dẫn trực tiếp là nhắc lại nguyên văn lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật. Lời dẫn trực tiếp được đặt trong dấu ngoặc kép

- Dẫn gián tiếp là thuật lại lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật có điều chỉnh cho phù hợp. Lời dẫn gián tiếp không được đặt trong dấu ngoặc kép.

- Cần lưu ý khi chuyển lời dẫn trực tiếp thành lời dẫn gián tiếp:

+ Bỏ dấu hai chấm và dấu ngoặc kép.

+ Thay đổi đại từ xưng hô cho phù hợp.

+ Lược bỏ các từ chỉ tình thái.

+ Thêm từ rằng hoặc  trước lời dẫn.

+ Không nhất thiết phải chính xác từng từ nhưng phải dẫn đúng về ý.

- Cần lưu ý khi chuyển lời dẫn gián tiếp thành lời dẫn trực tiếp:

+ Khôi phục lại nguyên văn lời dẫn (thay đổi đại từ xưng hô, thêm bớt các từ ngữ cần thiết ,…).

+ Sử dụng dấu hai chấm và dấu ngoặc kép.

7. Sự phát triển của từ vựng

- Từ vựng không ngừng được bổ sung, phát triển.

- Một trong những cách phát triển từ vựng tiếng Việt là biến đổi và phát triển nghĩa của từ ngữ trên cơ sở nghĩa gốc của chúng.

- Có hai phương thức chủ yếu biến đổi và phát triển nghĩa của từ ngữ: phương thức ẩn dụ và phương thức hoán dụ.

- Ngoài cách biến đổi và phát triển nghĩa của từ, từ vựng còn được phát triển bằng hai cách khác:

+ Tạo từ mới để làm cho vốn từ ngữ tăng lên.

+ Mượn từ ngữ của tiếng nước ngoài. Bộ phận từ mượn quan trọng nhất trong tiếng Việt là từ mượn tiếng Hán.

8. Thuật ngữ

- Khái niệm: Thuật ngữ là những từ ngữ biểu thị khái niệm khoa học công nghệ, thường được dùng trong các văn bản khoa học, công nghệ.

- Đặc điểm của thuật ngữ:

+ Về nguyên tắc, trong một lĩnh vực khoa học, công nghệ nhất định, mỗi thuật ngữ chỉ tương ứng với một khái niệm.

+ Thuật ngữ không có tính biểu cảm.

9. Trau dồi vốn từ

- Hai định hướng chính để trau dồi vốn từ:

- Hiểu đầy đủ và chính xác nghĩa của từ trong những văn cảnh cụ thể. Biết cách dùng từ cho đúng nghĩa và phù hợp với văn cảnh.

- Tích lũy thêm những yếu tố cấu tạo từ chưa biết, làm phong phú vốn từ của bản thân.

10. Tổng kết từ vựng:

- Từ đơn và từ phức.

- Thành ngữ.

- Từ đồng âm, từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa;

- Trường từ vựng;

- Khái niệm từ tượng hình, từ tượng thanh;

- Đặc điểm, tác dụng của các phép tu từ so sánh, ẩn dụ, nhân hoá, hoán dụ, nói quá, nói giảm nói tránh, điệp ngữ, chơi chữ. 

Phần III: Tập làm văn

- Viết đoạn văn nghị luận văn học và nghị luận xã hội.

Đề thi Học kì 2 Ngữ văn 9 năm 2022

Đề thi Học kì 2 Ngữ văn lớp 9 năm 2022 đề số 1

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Học kì 2

Năm học 2022 - 2023

Môn: Ngữ văn 9

Thời gian làm bài: 60 phút

PHẦN I: Đọc hiểu (4 điểm)

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

Vẻ đẹp của mỗi thành phố, chả riêng gì Sài Gòn, thật muôn hình vạn trạng. Càng sống, càng gắn bó, càng hiểu thành phổ này đẹp nhất, dễ thương nhất, đằm sâu nhất không phải những thứ bề mặt, mà chính là con người. Nhất là lòng tốt tự nhiên giản dị của người Sài Gòn.

TP.HCM dễ thương là nơi khởi đầu của những quán cơm 2.000, mà người chủ trương là nhà báo kỳ cựu Nam Đồng cùng bè bạn ông. Cơm 2.000, giá ấy chỉ có tính tượng trưng, thực chất là từ thiện gần như miễn phí đối với bà con có hoàn cảnh khó khăn, những sinh viên nghèo thiếu thốn, người nhập cư chưa có việc làm ổ định, người bán vé số, chị ve chai, anh phụ hồ...

Sau hàng loại quán cơm như vậy, đã phái sinh thêm những biến thể đáng yêu như bánh mì miễn phí, phở từ thiện,... Họ làm việc tốt không phải để cầu danh. Hầu hết người Sài Gòn, dù giàu hay nghèo, người có chức vị lẫn người bình thường, đều vậy. Thậm chí làm việc tắt xong rỗi ... quên. Ở đây, đã từ lâu mọi người quen với hình ảnh thùng nước uống miễn phí bên đường dành cho người qua lại. Hớp nước cho người nghèo, người lỡ độ đường trong cái nắng gay gắt thật quý biết bao.

[...] Không khó gì khi ta muốn tìm tòi những vẻ đẹp lòng tốt của người dân thành phố này. Đâu đó dễ bắt gặp những bác thợ sửu xe, quần áo lắm đầy dầu mỡ, chân tay đen đúa sạm nắng, hì hụi làm việc trong “tiệm” dưới gốc cây ven phố, kèm tâm biển để "sửa xe miễn phí cho sinh viên”.

[...] Đất Nam Bộ, nhất là Sài Gòn có những con người đầy chất Lục Vân Tiên, phóng khoáng, rộng mở, hào hiệp, lại cộng thêm tấm lòng bao dung, nhân ái vốn có của người dân nước Việt, thật đáng cho chúng ta ngưỡng mộ, yêu thương!.

(Trích từ bài viết của Nguyễn Thông, “Sài Gòn bao dung - TP.HCM nghĩa tình",

Báo Tuổi trẻ, số ra ngày 07/04/2021)

Câu 1. Dựa vào văn bản, hãy cho biết những quán cơm 2.000 ở TP.HCM hướng đến những đối tượng nào? (0.5 điểm)

Câu 2. Hãy chỉ ra một phép liên kết trong đoạn 2 của văn bản. (0.5 điểm)

Câu 3. Xác định nội dung văn bản, (1.0 điểm)

Câu 4: Những việc làm xuất phát từ trái tim sẽ mang mọi người lại gần nhau hơn. Sau khi đọc văn bản trên, em nghĩ gì về điều này? Trình bày bằng một đoạn văn từ 10 -12 câu, (2.0 điểm)

PHẦN II: Tạo lập văn bản (6 điểm):

Học sinh chọn một trong hai để sau:

ĐỀ 1: Đọc tác phẩm, ta như thấu hiểu được trái tim của tác giả. Từ những trải nghiệm trong quá trình đọc, hãy viết về một tác phẩm đã giúp em hiểu được điều ấy,

Đề 2:

[...] Quen rồi. Một ngày chúng tôi phá bom đến năm lần. Ngày nào ít: ba lần. Tôi có nghĩ tới cái chết. Nhưng một cái chết mờ nhạt, không cụ thể. Còn cái chính: liệu mìn có nổ, bom có nổ không? Không thì làm cách nào để châm mìn lần thứ hai? Tôi nghĩ thế, nghĩ thêm: đứng cẩn thận, mảnh bom ghim vào cánh tay thì khá phiền. Và mô hôi thấm vào mỗi tôi, mằn mặn, cát lạo xạo trong miệng.

[..] Ở đây, trên cao điểm đầy bom này cũng có mưa đó. Những niềm vui con trẻ của tôi lại nở tung ra, say sưa, tràn đầy. Chẳng ai có thì giờ mà gắt tôi. Chị Thao đang lúi húi hốt cái gì dưới đất. Chắc là đá. Còn Nho thì nhổm dậy, môi hé mở:

- Nào, mày cho tao mấy viên nữa.

Nhưng tạnh mất rồi. Tạnh rất nhanh như khi mưa đến. Sao chóng thế? Tôi bỗng than thở, tiếc không nói nổi. Rõ ràng tôi không tiếc những viên mưa đá. Mưa xong thì tạnh thôi. Mà tôi nhớ một cái gì đấy, hình như mẹ tôi, cái cửa sổ, hoặc những ngôi sao to trên bầu trời thành phố. Phải, có thế những cái đó... Hoặc là cây, hoặc là cái vòm tròn của nhà hát, hoặc bà bán kem đẩy chiếc xe chờ đầy thùng kem, trẻ con háo hức bâu xung quanh. Con đường nhựa ban đêm, sau cơn mưa mùa hạ rộng ra, dài ra, lấp loáng ánh đèn trông như một con sông nước đen. Những ngọn điện trên quảng trường lung linh như những ngôi sao trong câu chuyện cổ tích nói về những xứ sử thần tiên. Hoa trong công viên. Những quả bóng sút vô tội vạ của bọn trẻ con trong một góc phố. Tiếng rao của bà bán xôi sáng có cái múng đội trên đầu...

Chao ôi, có thể là tất cả những cái đó. Những cái đó ở thiệt xa... Rồi bỗng chốc, sau một cơn mưa đá, chúng xoáy mạnh như sóng trong tâm trí tôi...

(Trích “Những ngôi sao xa xôi”, Lê Minh Khuê)

Hãy cảm nhận vẻ đẹp của nhân vật Phương Định trong đoạn trích trên. Từ đó, liên hệ với thực tế đời sống hoặc một tác phẩm văn học khác để thấy được vẻ đẹp của sức trẻ Việt Nam.

Đề thi Học kì 2 Ngữ văn lớp 9 năm 2022 đề số 2

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Học kì 2

Năm học 2022 - 2023

Môn: Ngữ văn 9

Thời gian làm bài: 60 phút

Câu 1 (3 điểm): Đọc kỹ phần trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

Có những lúc bạn đặt gia đình ở một vị trí rất bình thường trong trái tim bạn. Chỉ khi nhận ra thật sự mất đi một điều gì đó, bạn mới thấy điều đó quan trọng. Sẽ đến một ngày. Những giây phút bình dị nhất bên gia đình sẽ không còn nữa. Bạn ngoảnh đầu tiếc nuối ư? Sẽ không còn kịp! Bạn hãy dành nhiều thời gian cho gia đình hơn nữa, để yêu thương và cảm nhận đầy đủ những nhọc nhằn của mẹ, những nghiêm khắc của cha hay cái nhõng nhẽo của những đứa em…Vì có thể, một lúc nào đó, sẽ không còn thời gian để quay lại được nữa.

(Hạt giống tâm hồn)

a) Tìm, ghi lại và gọi tên hai phép liên kết câu được sử dụng trong phần trích trên. (1 điểm)

b) Nêu nội dung của phần trích. (1 điểm)

c) Chỉ khi thật sự mất đi một điều gì đó, bạn mới thấy điều đó là quan trọng. Em có đồng ý với ý kiến đó không? Vì sao? (Trả lời từ 5 đến 6 câu văn). (1 điểm)

Câu 2 (3 điểm)

Em sẽ làm gì để thể hiện sự quý trọng gia đình của mình? (Trình bày bằng đoạn văn khoàng 200 chữ). (3 điểm)

Câu 3 (4 điểm)

Những ngôi sao xa xôi thuộc trong số những truyện ngắn đầu tay của Lê Minh Khuê, viết về ba cô gái trong tổ trinh sát phá bom ở một cáo điểm trên tuyến đường Trường Sơn những năm chiến tranh chống Mỹ. Trong đó có một đoạn viết:

…., Còn chúng tôi thì chạy trên cao điểm cả ban ngày. Mà ban ngày chạy trên cao điểm thì không phải chuyện chơi. Thần chết là một tay không thích đùa. Hắn ta lẫn trong ruột những quả bom. Tôi bây giờ còn một vết thương chưa lành miệng ở đùi. Tất nhiên, tôi không vào viện quân y. Việc nào cũng có cái thú của nó. Có ở đâu như thế này không: đất bốc khói, không khí bàng hoàng, máy bay đang ầm ì xa dần. Thần kinh căng như chão, tim đập bất chấp nhịp điệu, chân chạy mà vẫn biết rằng khắp chung quanh có nhiều quả bom chưa nổ. Có thể nổ bây giờ, có thể chốc nữa. Nhưng nhất định sẽ nổ…Rồi khi xong việc, nhìn cảnh đoạn đường một lần nữa, thở phào, chạy về hang. Bên ngoài nóng trên 30 độ, chui vào hang là sà ngay đến một thế giới khác. Cái mát lạnh làm toàn thân rung lên đột ngột. Rồi ngửa cổ uống nước, trong ca hay trong bi đông. Nước suối pha đường. Xong thì nằm dài trên nền ẩm, lười biếng nheo mắt nghe ca nhạc từ cái đài bán dẫn nhỏ mà lúc nào cũng có pin đầy đủ. Có thể nghe, có thể nghĩ lung tung… hình như ta sắp mở chiến dịch lớn. Đêm nào xe cũng nườm nượp ngoài đường. Ban đêm chúng tôi được ngủ. Nhưng mấy đêm nay thì chịu. Đứa nào cũng leo tót lên trọng điểm, cầm xẻng xúc, nói một vài câu buồn cười với một anh lái xe nào đó. Vui, Chỉ khổ đứa phải trực máy điện thoại trong hang…

Đề thi Học kì 2 Ngữ văn lớp 9 năm 2022 đề số 3

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Học kì 2

Năm học 2022 - 2023

Môn: Ngữ văn 9

Thời gian làm bài: 60 phút

Câu 1: Em hãy đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: (4đ)

Ngày 28-2-2021, anh Nguyễn Ngọc Mạnh chàng trai 31 tuổi ở thôn Vĩnh Thanh xã Vĩnh Ngọc (huyện Đông Anh, TP Hà Nội) đã có một hành động phi thường gây chấn động cả giới truyền thông.

Vốn là một người lái xe tải chở hàng hóa bình thường, khi đợi công việc gần một tòa nhà chung cư, anh đã bất ngờ nghe những âm thanh lạ. Ban đầu là tiếng hô hoán. Tưởng chừng có em bé nào bị bố mẹ la rầy anh không để ý. Nhưng rồi anh phát hiện có một bé bò ra lan can một căn hộ ở tầng 12A (tức tầng 13) của tòa chung cư số 60B Nguyễn Huy Tưởng (phường Thanh Xuân Trung, quận Thanh Xuân, Hà Nội) và sắp bị rơi xuống.

Trong khoảnh khắc cực kỳ nguy hiểm như một bản năng, một mệnh lệnh cứu người thôi thúc, anh đã nhanh chóng lao qua bức tường cao 2 mét đứng lên mái tôn của sảnh tầng 1 để đỡ cháu bé một cách an toàn.

(Theo qdnd.vn - Người lái xe thiện lạnh và “phút giây huyền diệu” làm cảm phục triệu trái tim)

a) Chỉ ra ít nhất 1 phép liên kết được sử dụng trong đoạn trích và nêu rõ từ ngữ thể hiện phép liên kết đó (1đ)

b) Xác định thành phần biệt lập trong câu “Tưởng như có em bé nào bị bố mẹ la rầy anh không để ý”?gọi tên thành phần biệt lập đó? (1đ)

c) Nêu nội dung chính của đoạn văn? (1đ)

d) Em học tập được điều gì từ hành động của anh Mạnh được nêu trong đoạn văn? (gợi ý: Trình bày bằng một đoạn văn ngắn từ 4 -> 6 câu) (1đ)

Câu 2. (6,0 điểm) Qua bài thơ Mùa xuân nho nhỏ, Thanh Hải không những thể hiện tình yêu đất nước, yêu cuộc sống mà còn thể hiện khát vọng cống hiến cho đời một cách chân thành tha thiết. Em hãy phân tích khổ thơ sau để làm sáng tỏ điều đó.

Ta làm con chim hót

Ta làm một cành hoa

Ta nhập vào hòa ca

Một nốt trầm xao xuyến

Một mùa xuân nho nhỏ

Lặng lẽ dân cho đời

Dù là tuổi hai mươi

Dù là khi tóc bạc

Đề thi Học kì 2 Ngữ văn lớp 9 năm 2022 đề số 4

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Học kì 2

Năm học 2022 - 2023

Môn: Ngữ văn 9

Thời gian làm bài: 60 phút

I. ĐỌC - HIỂU (5.0 điểm)

Đọc phần trích sau và thực hiện các yêu cầu:

Tôi là con gái Hà Nội. Nói một cách khiêm tốn, tôi là một cô gái khá. Hai bím tóc dày, tương đối mềm, một cái cổ cao, kiêu hãnh như đài hoa loa kèn! Còn mắt thì các anh lái xe bảo: "Cô có cái nhìn sao mà xa xăm!".

Xa đến đâu mặc kệ, nhưng tôi thích ngắm mắt tôi trong gương. Nó dài dài, màu nâu, hay nheo lại như chói nắng.

(Lê Minh Khuê, Những ngôi sao xa xôi)

Câu 1 (1,0 điểm). Chỉ ra và gọi tên thành phần biệt lập trong câu: "Nói một cách khiêm tốn, tôi là một cô gái khá".

Câu 2 (1,0 điểm). Ghi lại câu văn có khởi ngữ và gạch dưới khởi ngữ đó.

Câu 3 (1,0 điểm). Xác định phép nối, phép thế được sử dụng trong phần trích trên

Câu 4 (1,0 điểm). Qua phần trích, em có nhận xét gì về ngoại hình, tính cách của nhân vật tôi?

Câu 5 (1,0 điểm). Theo em, trong cuộc sống, có nên tự khen mình không? Vì sao?

II. LÀM VĂN (5,0 điểm)

Cảm nhận của em về đoạn thơ sau:

Mọc giữa dòng sông xanh

Một bông hoa tím biếc

Ơi con chim chiền chiện

Hót chi mà vang trời

Từng giọt long lanh rơi

Tôi đưa tay tôi hứng

Mùa xuân người cầm súng

Lộc giắt đầy quanh lưng

Mùa xuân người ra đồng

Lộc trải dài nương mạ

Tất cả như hối hả

Tất cả như xôn xao...

Đất nước bốn nghìn năm

Vất vả và gian lao

Đất nước như vì sao

Cứ đi lên phía trước.

(Thanh Hải, Mùa xuân nho nhỏ - 1980)

1 709 lượt xem
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: