Đề cương Học kì 2 Tiếng Việt lớp 5 năm 2024 chi tiết nhất

Đề cương Học kì 2 Tiếng Việt lớp 5 năm 2024 chi tiết nhất giúp học sinh ôn luyện để đạt điểm cao trong bài thi Tiếng Việt 5 Học kì 2. Mời các bạn cùng đón xem:

1 7,382 01/07/2023


Đề cương Học kì 2 Tiếng Việt lớp 5 năm 2024 chi tiết nhất

NỘI DUNG ÔN TẬP

I. Phần đọc thành tiếng

Đọc một 1 đoạn văn kết hợp trả lời câu hỏi với nội dung đoạn vừa đọc theo yêu cầu của giáo viên.

Ôn lại các bài Tập đọc từ tuần 19 - tuần 34.

II. Phần đọc, hiểu

Xác định được hình ảnh, nhân vật, chi tiết có ý nghĩa trong bài đọc.

Hiểu nội dung của đoạn, bài đã đọc, hiểu ý nghĩa của bài.

Giải thích được chi tiết trong bài bằng suy luận trực tiếp hoặc rút ra thông tin từ bài đọc.

Nhận xét được hình ảnh, nhân vật hoặc chi tiết trong bài đọc; biết liên hệ những điều đọc được với bản thân và thực tế.

III. Phần kiến thức Tiếng Việt - Luyện từ và câu

Ôn tập về dấu câu: dấu phẩy, dấu hai chấm, dấu ngoặc kép, dấu gạch ngang.

Ôn tập câu ghép, cách nối các vế câu ghép, nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ

IV. Phần Chính tả

Nghe đọc với đoạn Chính tả theo yêu cầu.

V. Phần Tập làm văn

Ôn tập văn miêu tả: Tả người, tả cây cối, tả cảnh

ĐỀ ÔN LUYỆN

Đề số 1

A. Kiểm tra đọc: (10 điểm)

I. Đọc thành tiếng: (4 điểm)

HS bốc thăm và đọc một đoạn trong các đoạn văn sau (3 điểm)

- Đoạn: Từ đầu … đến băng bó cho bạn (Bài: “Một vụ đắm tàu” SGK TV5, tập 2, trang 108).

- Đoạn: Một cơn bão dữ dội …đến hết (Bài: “Một vụ đắm tàu” SGK TV5, tập 2, trang 108).

- Đoạn: Từ đầu . . . tức ghê (Bài: “Con gái” SGK TV5, tập 2, trang 112).

- Đoạn: Mẹ mới sinh em bé đến hết (Bài: “Một vụ đắm tàu” SGK TV5, tập 2, trang 112).

- Đoạn: Từ đầu . . . chơi dại như vậy nữa (Bài: “Út Vịnh” SGK TV5, tập 2, trang 138).

II. Đọc hiểu: (6 điểm)

Đọc bài văn sau:

Cho và nhận

Một cô giáo đã giúp tôi hiểu rõ ý nghĩa phức tạp của việc cho và nhận.

Khi thấy tôi cầm sách trong giờ tập đọc, cô đã nhận thấy có gì không bình thường, cô liền thu xếp cho tôi đi khám mắt. Cô không đưa tôi đến bệnh viện, mà dẫn tôi đến bác sĩ nhãn khoa riêng của cô. Ít hôm sau, như với một người bạn, cô đưa cho tôi một cặp kính.

Em không thể nhận được! Em không có tiền trả đâu thưa cô! – Tôi nói, cảm thấy ngượng ngùng vì nhà mình nghèo.

Thấy vậy, cô liền kể một câu chuyện cho tôi nghe. Chuyện kể rằng: “ Hồi cô còn nhỏ, một người hàng xóm đã mua kính cho cô. Bà ấy bảo, một ngày kia cô sẽ trả cho cặp kính đó bằng cách tặng cho một cô bé khác. Em thấy chưa, cặp kính này đã được trả tiền từ trước khi em ra đời”. Thế rồi, cô nói với tôi những lời nồng hậu nhất, mà chưa ai khác từng nói với tôi: “Một ngày nào đó, em sẽ mua kính cho một cô bé khác”.

Cô nhìn tôi như một người cho. Cô làm cho tôi thành người có trách nhiệm. Cô tin tôi có thể có một cái gì để trao cho người khác. Cô chấp nhận tôi như thành viên của cùng một thế giới mà cô đang sống. Tôi bước ra khỏi phòng, tay giữ chặt kính trong tay, không phải như kẻ vừa được nhận món quà, mà như người chuyển tiếp món quà cho người khác với tấm lòng tận tụy.

Xuân Lương

Dựa vào nội dung bài đọc, em hãy ghi lại chữ cái trước ý trả lời đúng hoặc viết câu trả lời vào giấy kiểm tra.

Câu 1 (M1): Vì sao cô giáo lại dẫn bạn học sinh đi khám mắt? (0,5 điểm)

a. Vì bạn ấy bị đau mắt
b. Vì bạn ấy không có tiền
c. Vì bạn ấy không biết chỗ khám mắt
 d. Vì cô đã thấy bạn ấy cầm sách đọc một cách không bình thường.

Câu 2 (M1): Cô giáo đã làm gì để bạn học sinh vui vẻ nhận kính? (0,5 điểm)

a. Nói rằng đó là cặp kính rẻ tiền, không đáng là bao nên bạn không phải bận tâm.
b. Nói rằng có ai đó nhờ cô mua tặng bạn.
c. Kể cho bạn nghe một câu chuyện để bạn hiểu rằng bạn không phải là người được nhận quà mà chỉ là người chuyền tiếp món quà cho người khác.
 d. Vì lời ngọt ngào, dễ thương của cô .

Câu 3 (M2): Dấu gạch ngang trong câu sau có tác dụng gì? (0,5 điểm)

- Em không thể nhận được ! Em không có tiền trả đâu thưa cô!

a. Đánh dấu những ý liệt kê.
b. Đánh dấu bộ phận giải thích.
c. Đánh dấu những từ đứng sau nó là lời nói trực tiếp của nhân vật.
 d. Báo hiệu đó là các ý đối thoại trong đoạn văn.

Câu 4 (M2): Việc cô thuyết phục bạn học sinh nhận kính của mình cho thấy cô là người thế nào? (0,5 điểm)

a. Cô là người thường dùng phần thưởng để khuyến khích học sinh.
b. Cô là người hiểu rất rõ ý nghĩa của việc cho và nhận.
c. Cô là người luôn sống vì người khác.
 d. Cô là người biết làm cho người khác vui lòng.

Câu 5 (M3): Câu chuyện muốn nói với em điều gì? (1 điểm)

...............................................................................................................

Câu 6 (M4): Qua câu chuyện trên em học được điều gì ở các nhân vật? (1 điểm)

...............................................................................................................

Câu 7 (M1): Từ nào dưới đây trái nghĩa với từ in đậm trong câu sau: “Một cô giáo đã giúp tôi hiểu rõ ý nghĩa phức tạp của việc cho và nhận.” (0,5 điểm)

a. đơn giản
b. đơn điệu
c. đơn sơ
 d. đơn thuần

Câu 8 (M2): Câu nào sau đây là câu ghép. (0,5 điểm)

a. Một cô giáo đã giúp tôi hiểu rõ ý nghĩa phức tạp của việc cho và nhận.
b. Khi thấy tôi cầm sách trong giờ tập đọc, cô đã nhận thấy có gì không bình thường, cô liền thu xếp cho tôi đi khám mắt.
c. Thấy vậy, cô liền kể một câu chuyện cho tôi nghe.
 d. Bà ấy bảo, một ngày kia cô sẽ trả cho cặp kính đó bằng cách tặng cho một cô bé khác.

Câu 9 (M3): Xác định bộ phận trạng ngữ, chủ ngữ và vị ngữ trong câu sau: (1 điểm)

Em thấy chưa, cặp kính này đã được trả tiền từ trước khi em ra đời.

..........................................................................................................................

Câu 10 (M4): Điền cặp từ hô ứng vào các chỗ trống cho thích hợp và viết lại câu văn đó ? (1 điểm)

Tôi … cầm sách để đọc, cô giáo… nhận ra là mắt tôi không bình thường.

B. Kiểm tra viết: (10 điểm)

I. Chính tả (Nghe – viết): (4 điểm)

Cô gái của tương lai

Qua một cuộc thi trên mạng in-tơ-nét, cô bé Lan Anh 15 tuổi được mời làm đại biểu của Nghị viện Thanh niên thế giới năm 2000 (tổ chức tại Ốt-xtrây-li-a). Em đã đặt chân tới 11 quốc gia khi chưa tròn 17 tuổi và đã viết hàng trăm bài báo. Trong mọi cuộc gặp gỡ quốc tế, Lan Anh đều trình bày trôi chảy những vấn đề mà em quan tâm bằng tiếng Anh.

Nhìn vào những gì Lan Anh đã làm được hôm nay, có thể tin rằng em chính là một trong những mẫu người của tương lai.

Theo HOÀNG DUY

II. Tập làm văn: (6 điểm)

Đề bài: Tả cô giáo (hoặc thầy giáo) đã từng dạy em và để lại cho em nhiều tình cảm tốt đẹp.

Đề số 2

A. Kiểm tra đọc: (10 điểm)

I. Đọc thành tiếng: (4 điểm)

HS bốc thăm và đọc một đoạn trong các đoạn văn sau (3 điểm)

- Đoạn: Từ đầu … đến băng bó cho bạn (Bài: “Một vụ đắm tàu” SGK TV5, tập 2, trang 108).

- Đoạn: Một cơn bão dữ dội …đến hết (Bài: “Một vụ đắm tàu” SGK TV5, tập 2, trang 108).

- Đoạn: Từ đầu . . . tức ghê (Bài: “Con gái” SGK TV5, tập 2, trang 112).

- Đoạn: Mẹ mới sinh em bé đến hết (Bài: “Một vụ đắm tàu” SGK TV5, tập 2, trang 112).

- Đoạn: Từ đầu . . . chơi dại như vậy nữa (Bài: “Út Vịnh” SGK TV5, tập 2, trang 138).

II. Đọc hiểu: (6 điểm)

CHIẾC BI ĐÔNG CỦA ÔNG TÔI

       Ông tôi có một cái bi đông đựng nước được dùng từ “ngày xửa ngày xưa”, tức là từ khi chưa có tôi. Dạo ấy ông đi bộ đội, hành quân dọc dãy núi Trường Sơn vào miền Nam đánh Mĩ. Ông bảo cái bi đông ấy đã từng theo ông như hình vói bóng : lúc xông ra trận, khi ở trong hầm, lại cả lúc xem văn công bộ đội biểu diễn nữa…

       Giờ thì cái bi đông ấy đã cũ lắm rồi. Nó to như quả dừa nhưng tròn dẹt, đựng được đến hơn một lít nước. Cái vỏ bằng nhôm cứng của nó được sơn màu xanh lá cây, nhiều chỗ đã móp mép, lộ ra màu bạc xỉn của nhôm. Cái nắp nhựa rất cứng có một sợi dây xích nhỏ buộc chặt vào cổ bi đông, ông bảo để nó khỏi rơi mất. Khi mời ai uống nước, cái nắp nhựa sẽ trở thành một cái cốc, rất tiện. Bao bọc bên ngoài “quả dừa dẹt” ấy là một cái giỏ đeo đan bằng những sợi dây dù, có quai dài đủ vắt qua vai. Những sợi dây cũng màu xanh lá cây, tuy đã sờn nhưng còn rất bền chắc. Những lúc ông treo cái bi đông trên tường, tôi cứ hình dung ra quả thị nằm trong cái túi lưới xinh xắn của chị Thắm. Chỉ khác là quả thị thì màu vàng…

       Có lần tôi hỏi ông :

       – Ông ơi, ông thích màu xanh lá cây lắm à ?

       Ông tôi mỉm cười :

       – Thích cháu ạ. Nhưng cái bi đông này phải sơn màu lá cây là để nó lẫn với màu quân phục, lẫn với lá rừng, che mắt thằng giặc !

       Lại có lần được ông đèo đi chơi xa, lúc hai ông cháu trú nắng bên đường, tôi mân mê cái bi đông và chợt phát hiện bên sườn nó có một lỗ thủng bằng hạt ngô đã được hàn rất khéo. Tôi chưa kịp hỏi thì ông đã giải thích :

       – Cái bi đông này đã cứu ông khỏi bị thương đấy. Trong một trận chiến đấu, một mảnh đạn văng vào người ông, may quá nó lại găm đúng vào cái bi đông ông đeo bên người. Ông không việc gì, nhưng nó thì “bị thương”.

       Ồ thế mà mãi bây giờ ông mới kể ! Nhưng cũng từ đấy, tôi đã hiểu vì sao ông tôi lại nâng niu cái bi đông cũ đến thế. Ông nghỉ hưu đã lâu, nhưng ông vẫn dùng nó để đựng nước uống mỗi khi ra đồng hoặc lúc có việc đi xa. Về nhà ông lại treo ngay ngắn ở đầu giường, như chị Thắm vẫn thích thú treo quả thị hay trái ổi trước bàn học…

(Hồ Thị Mai Quang)

Khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng :

1.Bạn nhỏ đã tả chiếc bi đông bằng những chi tiết nào ?

a. Nó to như quả dừa nhưng tròn dẹt.

b. Vỏ bằng nhôm cứng sơn màu xanh lá cây.

c. Nó được đeo vào người bằng một sợi dây vàng.

d. Cái nắp nhựa có một sợi dây xích nhỏ buộc vào cổ bi đông.

2.Bạn nhỏ trong bài đã so sánh chiếc bi đông của ông mình với vật gì ?

a. Quả dừa.

b. Quả thị.

c. Cả hai ý trên.

3.Vì sao ông bạn nhỏ lại nâng niu cái bi đông cũ đến thế ?

a. Vì cái bi đông này rất quý không thể tìm mua ở đâu được.

b. Vì cái bi đông này rất tiện lợi, giúp ông đi đâu xa khỏi khát nước.

c. Vì đó là vật kỉ niệm gắn bó thân thiết với những ngày chiến đấu của ông.

4.Câu chuyện muốn nói với em điều gì ?

a. Cần trân trọng những đồ vật gắn bó với những kỉ niệm thân thương của mình.

b. Cần giữ gìn cẩn thận những đồ vật cũ.

c. Những đồ vật tưởng chừng đơn sơ, giản dị nhưng rất tiện ích.

5. Đặt 2 câu có từ sơn, trong đó một câu có từ sơn là danh từ, một câu có từ sơn là động từ.

6. Dấu hai chấm trong câu sau có tác dụng gì ?

      Ông bảo cái bi đông ấy đã từng theo ông như hình với bóng : lúc xông ra trận, khi ở trong hầm, lại cả lúc xem văn công bộ đội biểu diễn nữa…

7. Dấu ngoặc kép trong câu sau có tác dụng gì ?

      Ông không việc gì, nhưng nó thì “bị thương”.

8. Câu “Chỉ khác là quả thị màu vàng.” thuộc kiểu câu Ai là gì ? hay Ai thế nào ?

10.Tìm cặp từ hô ứng điền vào chỗ trống cho thích hợp :

a) Trong những ngày chiến đấu, ông đi đến… thì chiếc bi đông cũng theo ông đến…

b) … biết nhiều chuyện về chiếc bi đông tôi… quý nó.

c) Chị Thắm thích thú với mấy quả thị… thì ông lại gắn bó với chiếc bi đông…

B. Kiểm tra viết: (10 điểm)

I. Chính tả (Nghe – viết): (4 điểm)

Giáo viên đọc cho học sinh cả lớp nghe - viết bài: Di tích Kỳ Đài (viết đầu bài và đoạn từ Trong dịp về dự ................ bảo vệ Tổ quốc).

II. Tập làm văn: (6 điểm)

1. Hãy tưởng tượng để viết một đoạn văn tả chiếc bi đông trong câu chuyện.

2. Hãy viết một đoạn văn tả một đồ vật gắn bó thân thiết với em.

Đề số 3

A. Kiểm tra đọc: (10 điểm)

I. Đọc thành tiếng: (4 điểm)

HS bốc thăm và đọc một đoạn trong các đoạn văn sau (3 điểm)

- Đoạn: Từ đầu … đến băng bó cho bạn (Bài: “Một vụ đắm tàu” SGK TV5, tập 2, trang 108).

- Đoạn: Một cơn bão dữ dội …đến hết (Bài: “Một vụ đắm tàu” SGK TV5, tập 2, trang 108).

- Đoạn: Từ đầu . . . tức ghê (Bài: “Con gái” SGK TV5, tập 2, trang 112).

- Đoạn: Mẹ mới sinh em bé đến hết (Bài: “Một vụ đắm tàu” SGK TV5, tập 2, trang 112).

- Đoạn: Từ đầu . . . chơi dại như vậy nữa (Bài: “Út Vịnh” SGK TV5, tập 2, trang 138).

II. Đọc hiểu: (6 điểm)

CÓ NHỮNG DẤU CÂU

      Có một người chẳng may đánh mất dấu phẩy. Anh ta trở nên sợ những câu phức tạp và chỉ tìm những câu đơn giản. Đằng sau những câu đơn giản là những ý nghĩ đơn giản.

      Sau đó, không may, anh ta lại làm mất dấu chấm than. Anh bắt đầu nói khe khẽ, đều đều, không ngữ điệu. Anh không cảm thán, không xuýt xoa. Không có gì có thể làm anh ta sung sướng, mừng rỡ hay phẫn nộ nữa cả. Đằng sau đó là sự thờ ơ đối với mọi chuyện.

      Kế đó, anh ta đánh mất dấu chấm hỏi và chẳng bao giờ hỏi ai điều gì nữa. Mọi sự kiện xảy ra ở đâu, dù trong vũ trụ hay trên mặt đất hay ngay trong nhà mình, anh ta cũng không biết. Anh ta đã đánh mất khả năng học hỏi. Đằng sau đó là sự thiếu quan tâm với mọi điều.

      Một vài tháng sau, anh ta đánh mất dấu hai chấm. Từ đó anh ta không liệt kê được nữa, không còn giải thích được hành vi của mình nữa. Anh ta đổ lỗi cho tất cả, trừ chính mình.

      Cứ mất dần các dấu, cuối cùng anh ta chỉ còn lại dấu ngoặc kép mà thôi. Anh ta không phát biểu được một ý kiến nào của riêng mình nữa, lúc nào cũng chỉ trích, dẫn lời của người khác. Thế là anh ta hoàn toàn quên mất cách tư duy. Cứ như vậy, anh ta đi đến dấu chấm hết.

      Thiếu những dấu câu trong một bài văn, có thể bạn chỉ bị điểm thấp vì bài văn của bạn không hay, không ý nghĩa, nhưng đánh mất những dấu câu trong cuộc đời, tuy không ai chấm điểm nhưng cuộc đời bạn cũng vô vị, cũng mất ý nghĩa như vậy.

      Mong bạn hãy giữ gìn những dấu câu của mình, bạn nhé !

(Theo Hồng Phương)

Khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng :

1. Trong câu chuyện trên, người “đánh mất dấu phẩy” trong cuộc đời sẽ như thế nào ?

a. Trở thành một người không biết cách dùng dấu phẩy.

b. Trở thành một người lười suy nghĩ, ngại vất vả.

c. Trở thành một người viết văn kém.

2. Nếu anh ta “đánh mất dấu chấm than”, anh ta sẽ ra sao ?

a. Trở thành một người suốt ngày buồn rầu, ủ rũ.

b. Trở thành một người vui sướng, nói cười suốt ngày.

c. Trở thành một người thờ ơ, mất hết cảm xúc.

3. Nếu “đánh mất dấu chấm hỏi”, anh ta sẽ như thế nào ?

a. Trở thành một người ích kỉ chỉ biết mình.

b. Trở thành một người hiểu biết hết mọi điều.

c. Mất khả năng học hỏi, không quan tâm đến mọi điều.

4. Tiếp tục “đánh mất dấu hai chấm” sẽ ra sao ?

a. Trở thành một người không còn khả năng giải thích, hay đổ lỗi cho người khác và sống vô trách nhiệm.

b. Trở thành một người vụng về, hay làm hỏng mọi việc.

c. Trở thành một người hay quên, không nhớ những việc mình làm.

5. Đến khi “chỉ còn dấu ngoặc kép” điều gì sẽ xảy ra ?

a. Trở thành một người uyên thâm, nhớ hết mọi điều.

b. Trở thành một người hay trích dẫn lời của người khác, không có chính kiến riêng, chỉ biết nói dựa theo người khác, không chịu độc lập suy nghĩ.

c. Trở thành một người nói năng rõ ràng, chính xác.

6. Câu “Cứ như vậy, anh ta đi đến dấu chấm hết.” có kết thúc ra sao ?

a. Trở thành một người không có giá trị, sống một cuộc đời vô nghĩa.

b. Trở thành một người nghèo khổ, mất hết tiền bạc của cải.

c. Trở thành một người cô đơn, không còn ai thân thích.

7. Từ “tư duy” cùng nghĩa với từ nào ?

a. Học hỏi

b. Suy nghĩ

c. Tranh luận

8. Chủ ngữ trong câu “Đằng sau những câu đơn giản là những ý nghĩ đơn giản.” là gì ?

a. Đằng sau

b. Đằng sau những câu đơn giản

c. Những câu đơn giản

9. Dấu phẩy trong câu “Anh bắt đầu nói khe khẽ, đều đều, không ngữ điệu.” có nhiệm vụ gì ?

a. Ngăn cách các vị ngữ.

b. Ngăn cách các vế câu ghép.

c. Ngăn cách các bộ phận cùng giữ chức vụ bổ trợ cho động từ nói.

B. Kiểm tra viết: (10 điểm)

I. Chính tả (Nghe – viết): (4 điểm)

Giáo viên đọc cho học sinh cả lớp nghe - viết bài: Di tích Kỳ Đài (viết đầu bài và đoạn từ Trong dịp về dự ................ bảo vệ Tổ quốc).

II. Tập làm văn: (6 điểm)

Tưởng tượng các dấu câu : dấu phẩy, dấu chấm than, dấu chấm hỏi, dấu hai chấm đang trò chuyện với nhau về ý nghĩa, vai trò của mình trong viết văn và trong cuộc sống. Em hãy ghi lại đoạn đổi thoại đó.

Đề số 4

A. Kiểm tra đọc: (10 điểm)

I. Đọc thành tiếng: (4 điểm)

HS bốc thăm và đọc một đoạn trong các đoạn văn sau (3 điểm)

- Đoạn: Từ đầu … đến băng bó cho bạn (Bài: “Một vụ đắm tàu” SGK TV5, tập 2, trang 108).

- Đoạn: Một cơn bão dữ dội …đến hết (Bài: “Một vụ đắm tàu” SGK TV5, tập 2, trang 108).

- Đoạn: Từ đầu . . . tức ghê (Bài: “Con gái” SGK TV5, tập 2, trang 112).

- Đoạn: Mẹ mới sinh em bé đến hết (Bài: “Một vụ đắm tàu” SGK TV5, tập 2, trang 112).

- Đoạn: Từ đầu . . . chơi dại như vậy nữa (Bài: “Út Vịnh” SGK TV5, tập 2, trang 138).

II. Đọc hiểu: (6 điểm)

BA CON BÚP BÊ ĐẦU TIÊN

       Ngày đó, gia đình tôi còn rất nghèo. Ba làm thợ mộc, mẹ làm ở vườn ươm, nuôi anh trai tôi đi học và tôi – một con bé lên 5 tuổi.

       Anh em tôi không có nhiều đồ chơi : vài mẩu đồ gỗ ba cho để xếp hình, mấy lọn tơ rối làm tóc giả để chơi biểu diễn thời trang mẹ xin ở xưởng. Hôm nào mà ba mẹ không bắt ngủ trưa là tôi phóng vọt sang nhà cái Ngọc hàng xóm chơi ké. Nhà nó rất giàu, có nhiều đồ chơi và đương nhiên, có cả những con búp bê. Lúc nào tôi cũng mong ước có được một con búp bê như thế. Một hôm cha tôi bảo :

       – Hôm nay là ngày Nô-en, trước khi ngủ, con hãy cầu nguyện xin ông già Nô-en cho con một con búp bê. Điều ước sẽ thành sự thật.

       Sáng hôm sau, tôi hét toáng lên sung sướng khi thấy trong chiếc tất tôi treo ở đầu giường ló ra một cái đầu búp bê. Tôi dốc ngược chiếc tất ra, không phải là một đâu nhé, mà có tới ba em búp bê. Một bé trai bằng gỗ, một bé gái bằng vải tóc xoăn bạch kim và một bé gái nhỏ mũm mĩm bằng giấy bìa bồi. Có một mẩu giấy nhỏ rơi ra từ em búp bê trai và anh tôi đã đọc cho tôi nghe những lời như sau :

       “Bé Giang thân mến !

       Dù cháu chỉ xin một con búp bê nhưng vì cháu là một em bé ngoan nên ông đã cho cháu một gia đình búp bê. Hãy luôn ngoan và hiếu thảo cháu nhé !

       Ông già Nô-en”

       Mười lăm năm sau, tôi đã lớn khôn, đã trưởng thành. Anh tôi cho tôi biết sự thật về sự ra đời của những con búp bê.

       Thì ra chẳng có một ông già Nô-en áo đỏ nào tặng quà cho tôi, mà có tới ba… ông già Nô-en mặc áo màu đỏ là ba, mẹ và anh tôi. Tối hôm ấy, ba đã tỉ mẩn gọt đẽo khúc gỗ thành con búp bê trai ; mẹ cần mẫn chắp những mẩu vải vụn thành bé búp bê ; còn anh tôi, loay hoay cả buổi tối để làm xong con búp bê bằng bìa bồi…

       Những ông già Nô-en của con ơi, con thương mọi người nhiều lắm !

(Theo Nguyễn Thị Trà Giang)

Khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng :

1.Vì sao bạn nhỏ cầu xin ông già Nô-en một con búp bê ?

a. Vì bạn thấy bạn Ngọc nhà hàng xóm có búp bê.

b. Vì đây là phong tục trong đêm Giáng sinh.

c. Vì gia đình bạn nghèo, không có đồ chơi mà bạn lại rất thích búp bê.

2.Bạn nhỏ đã nhận được gì ?

a. Một con búp bê thật xinh.

b. Một gia đình búp bê.

c. Một chiếc tất chứa đầy đồ chơi đẹp.

3.Ai đã gửi món quà cho bạn ?

a. Bố, mẹ và anh trai.

b. Ông già Nô-en.

c. Những ông già Nô-en.

4.Câu chuyện muốn nói với chúng ta điều gì ?

a. Muốn được quà Nô-en hãy cầu nguyện xin ông già Nô-en.

b. Muốn được quà Nô-en hãy là một người con ngoan hiếu thảo.

c. Thật là hạnh phúc khi được sống trong sự quan tâm, yêu thương của mọi người trong gia đình.

5.Chỉ ra các từ nối trong câu sau và nêu tác dụng của từ nối thứ nhất và từ nối thứ ba :

       Thì ra chẳng có một ông già Nô-en áo đỏ nào tặng quà cho tôi, mà có tới ba… ông già Nô-en mặc áo màu đỏ là ba, mẹ và anh tôi.

6. Tìm bộ phận chủ ngữ, bộ phận vị ngữ và trạng ngữ trong câu sau :

      Tối hôm ấy, ba đã tỉ mẩn gọt đẽo khúc gỗ thành con búp bê trai ; mẹ cần mẫn chắp những mẩu vải vụn thành bé búp bê ; còn anh tôi, loay hoay cả buổi tối để làm xong con búp bê bằng bìa bồi…

B. Kiểm tra viết: (10 điểm)

I. Chính tả (Nghe – viết): (4 điểm)

Sáng hôm sau, tôi hét toáng lên sung sướng khi thấy trong chiếc tất tôi treo ở đầu giường ló ra một cái đầu búp bê. Tôi dốc ngược chiếc tất ra, không phải là một đâu nhé, mà có tới ba em búp bê : một bé trai bằng gỗ, một bé gái bằng vải tóc xoăn bạch kim và một bé gái nhỏ mũm mĩm bằng giấy bìa bồi. Có một mẩu giấy nhỏ rơi ra từ em búp bê trai và anh tôi đã đọc cho tôi nghe những lời như sau :

“Bé Giang thân mến !

Dù cháu chỉ xin một con búp bê nhưng vì cháu là một em bé ngoan nên ông đã cho cháu một gia đình búp bê. Hãy luôn ngoan và hiếu thảo cháu nhé !

Ông già Nô-en”

II. Tập làm văn: (6 điểm)

Em hãy tả một trong ba con búp bê mà bé Giang nhận được trong đêm Giáng sinh.

Đề số 5

A. Kiểm tra đọc: (10 điểm)

I. Đọc thành tiếng: (4 điểm)

HS bốc thăm và đọc một đoạn trong các đoạn văn sau (3 điểm)

- Đoạn: Từ đầu … đến băng bó cho bạn (Bài: “Một vụ đắm tàu” SGK TV5, tập 2, trang 108).

- Đoạn: Một cơn bão dữ dội …đến hết (Bài: “Một vụ đắm tàu” SGK TV5, tập 2, trang 108).

- Đoạn: Từ đầu . . . tức ghê (Bài: “Con gái” SGK TV5, tập 2, trang 112).

- Đoạn: Mẹ mới sinh em bé đến hết (Bài: “Một vụ đắm tàu” SGK TV5, tập 2, trang 112).

- Đoạn: Từ đầu . . . chơi dại như vậy nữa (Bài: “Út Vịnh” SGK TV5, tập 2, trang 138).

II. Đọc hiểu: (6 điểm)

Công việc đầu tiên

Một hôm, anh Ba Chẩn gọi tôi vào trong buồng đúng cái nơi anh giao việc cho ba tôi ngày trước. Anh lấy từ mái nhà xuống bó giấy lớn, rồi hỏi tôi:

- Út có dám rải truyền đơn không?

Tôi vừa mừng vừa lo, nói :

- Được, nhưng rải thế nào anh phải chỉ vẽ, em mới làm được chớ!

Anh Ba cười, rồi dặn dò tôi tỉ mỉ. Cuối cùng, anh nhắc:

- Rủi địch nó bắt em tận tay thì em một mực nói rằng có một anh bảo đây là giấy quảng cáo thuốc. Em không biết chữ nên không biết giấy gì.

Nhận công việc vinh dự đầu tiên này, tôi thấy trong người cứ bồn chồn, thấp thỏm. Đêm đó, tôi ngủ không yên, lục đục dậy từ nửa đêm, ngồi nghĩ cách giấu truyền đơn. Khoảng ba giờ sáng, tôi giả đi bán cá như mọi hôm. Tay tôi bê rổ cá, còn bó truyền đơn thì giắt trên lưng quần. Tôi rảo bước và truyền đơn cứ từ từ rơi xuống đất. Gần tới chợ thì vừa hết, trời cũng vừa sáng tỏ.

Độ tám giờ, nhân dân xì xào ầm lên: “Cộng sản rải giấy nhiều quá!”

Mấy tên lính mã tà hớt hải xách súng chạy rầm rầm.

Về đến nhà, tôi khoe ngay kết quả với anh Ba. Anh tôi khen:

- Út khá lắm, cứ làm như vậy rồi quen, em ạ!

Lần sau, anh tôi lại giao rải truyền đơn tại chợ Mỹ Lồng. Tôi cũng hoàn thành. Làm được một vài việc, tôi bắt đầu ham hoạt động. Tôi tâm sự với anh Ba:

- Em chỉ muốn làm thật nhiều việc cho Cách mạng. Anh cho em thoát li hẳn nghe anh!

Theo Hồi ký của bà Nguyễn Thị Định

Dựa vào nội dung bài đọc, khoanh tròn vào câu trả lời đúng và hoàn thành bài tập sau:

Câu 1: (0,5 điểm):Công việc đầu tiên anh Ba giao cho chị Út là gì? Viết câu trả lời của em:…………………………

Câu 2: (0,5 điểm): Anh Ba Chẩn hỏi : Út có dám rải truyền đơn không? Chị Út nói:

a. Được

b. Mừng

c. Lo

d. Không

Câu 3: (0,5 điểm): Những chi tiết nào cho thấy chị Út rất hồi hộp khi nhận công việc đầu tiên?

a. Chị bồn chồn, thấp thỏm, ngủ không yên, dậy từ nửa đêm, ngồi nghĩ cách giấu truyền đơn.

b. Chị dậy từ nửa đêm, ngồi nghĩ cách giấu truyền đơn.

c. Đêm đó chị ngủ yên, trong giấc ngủ chị nghĩ cách giấu truyền đơn.

d. Suốt đêm chị không ngủ, ngồi nghĩ cách giấu truyền đơn.

Câu 4: (0,5 điểm): Chị Út đã nghĩ ra cách gì để rải hết truyền đơn?

a. Chị ngủ không yên, dậy từ nửa đêm, ngồi nghĩ cách giấu truyền đơn.

b. Chị giả đi bán cá như mọi hôm. Tay bê rổ cá và bó truyền đơn thì giắt trên lưng quần. Chị rảo bước, truyền đơn cứ từ từ rơi xuống đất.

c. Tay bê rổ cá và bó truyền đơn thì giắt trên lưng quần.

d. Chị rảo bước, truyền đơn cứ từ từ rơi xuống đất.

Câu 5:( 1 điểm): Vì sao chị Út muốn được thoát li?

a. Vì Chị Út yêu nước, yêu nhân dân.

b. Vì Chị Út yêu nước, ham hoạt động, muốn làm thật nhiều việc cho Cách mạng.

c. Vì chị muốn rời khỏi gia đình.

d. Vì chị muốn rải truyền đơn.

Câu 6: ( 1 điểm): Nội dung cùa bài văn trên là gì?

Câu 7: (0,5điểm): Câu: “ Út có dám rải truyền đơn không?” thuộc kiểu câu gì?

a. Câu hỏi

b. Câu cầu khiến

c. Câu cảm

d. Câu kể

Câu 8: (0,5 điểm): Dấu phẩy trong câu: “ Lần sau, anh tôi lại giao rải truyền đơn tại chợ Mỹ Lồng” có tác dụng gì?

a. Ngăn cách các vế câu trong câu ghép.

b. Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ trong câu.

c. Ngăn cách các từ cùng làm vị ngữ.

d. Ngăn cách các từ cùng làm chủ ngữ.

Câu 9: (1điểm): Bác Hồ đã khen tặng phụ nữ Việt Nam tám chữ vàng, em hãy cho biết tám chữ đó là gì?

Câu 10: (1điểm): Điền các từ trong ngoặc đơn thích hợp vào chỗ chấm (đất nước, ngày mai)

Trẻ em là tương lai của…………….Trẻ em hôm nay, thế giới ……………

B. Kiểm tra viết: (10 điểm)

I. Chính tả (Nghe – viết): (4 điểm)

Giáo viên đọc cho học sinh viết.

Chiếc áo của ba

Chiếc áo sờn vai của ba dưới bàn tay vén khéo của mẹ đã trở thành cái áo xinh xinh, trông rất oách của tôi . Những đường khâu đều đặn như khâu máy, thoáng nhìn qua khó mà biết được đấy chỉ là một cái áo may tay. Hàng khuy thẳng tắp như hành quân trong đội duyệt binh. Cái cổ áo như hai cái lá non trông thật dễ thương. Mẹ còn may cả cái cầu vai y hệt như cái áo quân phục thực sự. Cái măng – sét ôm khít lấy cổ tay tôi.

II. Tập làm văn: (6 điểm)

Đề bài: Hãy tả một người bạn thân của em ở trường.

1 7,382 01/07/2023