Đề cương Giữa học kì 1 Tiếng Việt lớp 5 năm 2023 chi tiết nhất

Đề cương Giữa học kì 1 Tiếng Việt lớp 5 năm 2023 chi tiết nhất giúp học sinh ôn luyện để đạt điểm cao trong bài thi Tiếng Việt 5 Giữa học kì 1. Mời các bạn cùng đón xem:

1 6,704 01/07/2023
Tải về


Đề cương Giữa học kì 1 Tiếng Việt lớp 5 năm 2023 chi tiết nhất

I. Luyện từ và câu

1. Nội dung ôn tập:

- Từ trái nghĩa, từ đồng âm, từ nhiều nghĩa

- Xác định chủ ngữ, vị ngữ trong câu

- Mở rộng vốn từ: + Thiên nhiên

+ Hữu nghị – hợp tác

+ Hòa bình

2. Yêu cầu cần đạt:

- Nhận biết và nắm được tác dụng, cách sử dụng để phân biệt nghĩa của các từ trái nghĩa, từ đồng âm, từ nhiều nghĩa

- Xác định đúng chủ ngữ, vị ngữ trong câu

- Hiểu đúng nghĩa của từ thuộc chủ điểm để vận dụng đặt câu và viết văn

II. Tâp làm văn

1. Tả cảnh

2. Yêu cầu cần đạt:

- Viết được bài văn hoàn chỉnh có đủ 3 phần (mở bài, thân bài, kết bài), thể hiện rõ sự quan sát và chọn lọc chi tiết miêu tả

- Bộc lộ suy nghĩ, tình cảm của bản thân

- Viết câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng, không mắc lỗi chính tả

III. Chính tả

1. Viết khoảng 95 chữ/15 phút

2. Yêu cầu cần đạt

- Nghe – viết đúng bài chính tả (tốc độ viết khoảng 95 chữ/15 phút), không mắc quá 5 lỗi trong bài; trình bày đúng với hình thức của bài thơ (văn xuôi)

IV. Tập đọc

1. Nội dung ôn tập: Các bài tập đọc từ tuần 1- tuần 9 (Đọc và trả lời câu hỏi)

2. Yêu cầu cần đạt:

+ Đọc trôi chảy, lưu loát một đoạn trong bài tập đọc đã học theo tốc độ khoảng 100 tiếng/phút

+ Biết đọc diễn cảm, nhấn giọng ở những từ ngữ gợi tả, gợi cảm trong đoạn văn, đoạn thơ phù hợp với nội dung đoạn đọc

+ Hiểu nội dung chính, ý nghĩa cơ bản của bài

Xem thêm:

ĐỀ ÔN LUYỆN

A. MỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA

- Nắm bắt khả năng học tập, mức độ phân hóa về học lực của học sinh. Trên cơ sở đó, giáo viên có kế hoạch dạy học phù hợp với đối tượng học sinh nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn Ngữ văn.

B. HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA

Hình thức: Tự luận

Cách thức: Kiểm tra trên lớp theo đề của trường

Ma trận đề thi học kì 1 lớp 5 môn: Tiếng Việt năm 2021

Đề thi Học kì 1 Tiếng Việt lớp 5 năm 2021 có ma trận (20 đề)

ĐỀ SỐ 1

I – Kiểm tra đọc: (10 điểm)

1. Kiểm tra đọc thành tiếng: (3 điểm)

2. Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức tiếng việt: (7 điểm)

a. Đọc thầm bài văn sau:

Những người bạn tốt

A-ri-ôn là một nghệ sĩ nổi tiếng của nước Hi Lạp cổ. Trong một cuộc thi ca hát ở đảo Xi- xin, ông đoạt giải nhất với nhiều tặng vật quý giá. Trên đường trở về kinh đô, đến giữa biển thì đoàn thủy thủ trên chiếc tàu chở ông nổi lòng tham, cướp hết tặng vật và đòi giết A- ri-ôn. Nghệ sĩ xin được hát bài ông yêu thích trước khi chết. Bọn cướp đồng ý, A-ri-ôn đứng trên boong tàu cất tiếng hát, đến đoạn mê say nhất ông nhảy xuống biển. Bọn cướp cho rằng A-ri-ôn đã chết liền dong buồm trở về đất liền.

Nhưng những tên cướp đã nhầm. Khi tiếng đàn, tiếng hát của A-ri-ôn vang lên, có một đàn cá heo đã bơi đến vây quanh tàu, say sưa thưởng thức tiếng hát của nghệ sĩ tài ba. Bầy cá heo đã cứu A-ri-ôn. Chúng đưa ông trở vế đất liền nhanh hơn cả tàu của bọn cướp. A-ri-ôn tâu với vua toàn bộ sự việc nhưng nhà vua không tin, sai giam ông lại.

Hai hôm sau, bọn cướp mới về tới đất liền. Vua cho gọi chúng vào gặng hỏi về cuộc hành trình. Chúng bịa chuyện A-ri-ôn ở lại đảo. Đúng lúc đó, A-ri-ôn bước ra. Đám thủy thủ sửng sốt, không tin vào mắt mình. Vua truyền lệnh trị tội bọn cướp và trả tự do cho A-ri-ôn.

Sau câu chuyện kì lạ ấy, ở nhiều thành phố Hi Lạp và La Mã đã xuất hiện những đồng tiền khắc hình một con cá heo cõng người trên lưng. Có lẽ đó là đồng tiền được ra đời để ghi lại tình cảm yêu quý con người của loài cá thông minh.

Dựa vào nội dung bài đọc, chọn câu trả lời đúng khoanh tròn và hoàn thành các bài tập sau:

Câu 1: Vì sao nghệ sĩ A-ri-ôn phải nhảy xuống biển? (0,5 điểm)

A. Đánh rơi đàn.

B. Vì bọn cướp đòi giết ông.

C. Đánh nhau với thủy thủ.

D. Tất cả các ý trên.

Câu 2: Điều kì lạ gì đã xảy ra khi nghệ sĩ cất tiếng hát giã biệt cuộc đời? (0,5 điểm)

A. Đàn cá heo cướp hết tặng vật và đòi giết ông.

B. Đàn cá heo đã bơi đến vây quanh tàu.

C. Nhấn chìm ông xuống biển.

D. Tất cả các ý trên.

Câu 3: Khi tiếng đàn, tiếng hát của ông cất lên điều gì đã xảy ra? (0,5 điểm)

A. Bọn cướp nhảy xuống biển.

B. Đàn cá heo bơi đến vây quanh tàu. Để hát cùng ông.

C. Tàu bị chìm.

D. Đàn cá heo bơi đến vây quanh tàu. Say sưa thưởng thức tiếng hát của nghệ sĩ tài ba.

Câu 4: Em thấy cá heo đáng yêu, đáng quý ở điểm nào? (1 điểm)

Câu 5: Trong câu: “Đúng lúc đó, A-ri-ôn bước ra” Bộ phận nào là chủ ngữ: (0,5 điểm)

A. Bước ra.

B. A-ri-ôn.

C. Đúng lúc đó.

D. Tất cả các ý trên

Câu 6: Tìm từ trái nghĩa với từ “phá hoại” và đặt câu với từ vừa tìm được. (1 điểm)

Ví dụ:.........................................................................

Đặt câu:.......................................................................

Câu 7: Từ nào đồng nghĩa với từ “bao la” (0,5 điểm)

A. Bát ngát.

B. Nho nhỏ.

C. Lim dim. 

D. Tất cả các ý trên.

Câu 8: Viết tiếp vào chỗ trống từ trái nghĩa với từ in đậm cho hoàn chỉnh câu tục ngữ sau: 

Một miếng khi đói bằng một gói khi …..............

Câu 9: Cách đối xử của đám thuỷ thủ và của đàn cá heo đối với nghệ sĩ A-ri-ôn?: 

A. Hiền từ thông minh.

B. Cá heo là bạn của A-ri-ôn.

C. Độc ác, không có tính người. Cá heo thông minh, tốt bụng, biết cứu người.

D. Tất cả các ý trên.

B – Kiểm tra viết: (10 điểm)

1. Chính tả nghe – viết: (2 điểm) 

Nghe viết: bài: “Người gác rừng tí hon”. Viết từ “sau khi nghe em báo.....đến xe công an lao tới”.

2. Tập làm văn: (8 điểm) 

Em hãy tả người bạn thân của em

ĐỀ SỐ 2

A. Kiểm tra Đọc (10 điểm)

I. Kiểm tra đọc thành tiếng (3 điểm)

II. Kiểm tra đọc kết hợp kiểm tra kiến thức Tiếng Việt (7 điểm)

Đọc bài sau và trả lời các câu hỏi:

      Đó là một buổi sáng đầu xuân. Trời đẹp. Gió nhẹ và hơi lạnh. Ánh nắng ban mai nhạt loãng rải trên vùng đất đỏ công trường tạo nên một hoà sắc êm dịu.

      Chiếc máy xúc của tôi hối hả “điểm tâm” những gầu chắc và đầy. Chợt lúc quay ra, qua khung cửa kính buồng máy, tôi nhìn thấy một người ngoại quốc cao lớn, mái tóc vàng óng ửng lên như một mảng nắng. Tôi đã từng gặp nhiều người ngoại quốc đến tham quan công trường. Nhưng người ngoại quốc này có một vẻ gì nổi bật lên khác hẳn các khách tham quan khác. Bộ quần áo xanh màu công nhân, thân hình chắc và khoẻ, khuôn mặt to chất phác…, tất cả gợi lên ngay từ phút đầu những nét giản dị, thân mật.

Đoàn xe tải lần lượt ra khỏi công trường. Tôi cho máy xúc vun đất xong đâu vào đấy, hạ tay gầu rồi nhảy ra khỏi buồng lái. Anh phiên dịch giới thiệu: “Đồng chí A-lếch-xây, chuyên gia máy xúc!”

A-lếch-xây nhìn tôi bằng đôi mắt sâu và xanh, mỉm cười, hỏi:

- Đồng chí lái máy xúc bao nhiêu năm rồi?

- Tính đến nay là năm thứ mười một. - Tôi đáp.

Thế là A-lếch-xây đưa bàn tay vừa to vừa chắc ra nắm lấy bàn tay đầy dầu mỡ của tôi lắc mạnh và nói:

- Chúng mình là bạn đồng nghiệp đấy, đồng chí Thuỷ ạ!

Cuộc tiếp xúc thân mật ấy đã mở đầu cho tình bạn thắm thiết giữa tôi và A-lếch-xây.

                                                                                                     (Theo HỒNG THUỶ)

Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng:

Câu 1. Anh Thuỷ gặp anh A-lếch-xây ở đâu?

A. Ở công trường.

B. Ở nông trường.

C. Ở nhà máy.

D. Ở Xưởng

Câu 2. A-lếch-xây làm nghề gì?

A. Giám đốc công trường.

B. Chuyên gia máy xúc.

C. Chuyên gia giáo dục.

D. Chuyên gia máy ủi.

Câu 3. Hình dáng của A-lếch-xây như thế nào?

A. Thân hình cao lớn, mái tóc đen bóng.

B. Thân hình nhỏ nhắn, mái tóc vàng óng.

C. Thân hình cao lớn, mái tóc vàng óng.

D. Thân hình nhỏ nhắn, mái tóc đen bóng.

Câu 4. Dáng vẻ của A-lếch-xây có gì đặc biệt khiến anh Thuỷ chú ý?

A. Bộ quần áo xanh công nhân, thân hình chắc khoẻ, khuôn mặt to…

B. Bộ quần áo xanh nông dân, thân hình chắc khoẻ, khuôn mặt to…

C. Bộ quần áo xanh giám đốc, thân hình chắc khoẻ, khuôn mặt to…

D. Bộ quần áo xanh bộ đội, thân hình chắc khoẻ, khuôn mặt to…

Câu 5. Cuộc gặp gỡ giữa hai người bạn đồng nghiệp diễn ra như thế nào?

Câu 6. Tác giả viết câu chuyện này để làm gì?

Câu 7. Dòng nào dưới đây nêu đúng nghĩa của từ “hoà bình”?

A. Trạng thái bình thản.

B. Trạng thái không có chiến tranh.

C. Trạng thái hiền hoà.

D. Trạng thái thanh thản.

Câu 8. Từ nào dưới đây đồng nghĩa với từ “hoà bình”?

A. Lặng yên.

B. Thái bình.

C. Yên tĩnh.

D. Chiến tranh

Câu 9. Phân biệt nghĩa của những từ đồng âm trong các cụm từ sau:

Cánh đồng – tượng đồng

Cánh đồng:

Tượng đồng:

Câu 10. Đặt câu với một cặp từ đồng âm “Đậu”?

B. Kiểm tra Viết (10 điểm)

I. Kiểm tra chính tả (Bài kiểm tra viết cho tất cả học sinh): (02 điểm).

Nghe – viết: Một chuyên gia máy xúc. (Từ “Đó là một buổi sáng ……. đến tham quan công trường”.) (Sách tiếng việt 5, trang 54, tập 1).

II. Tập làm văn: (8 điểm) 

Đề bài: Em hãy tả con sông quê em.

ĐỀ SỐ 3

A. Kiểm tra Đọc (10 điểm)

I. Đọc thành tiếng (3 điểm)

Học sinh đọc đoạn văn thuộc chủ đề đã học và trả lời 01 câu hỏi về nội dung bài.

Nội dung bài đọc và câu hỏi do GV lựa chọn trong các bài Tập đọc từ tuần 11 đến tuần 18, SGK Tiếng Việt 5, tập I. GV thực hiện đánh giá theo yêu cầu kiến thức, kĩ năng của chương trình.

II. Đọc thầm trả lời câu hỏi: (7 điểm)

DŨNG CẢM VÀ NHANH TRÍ

Một buổi trưa hè nóng bức, Kiên đi học về, ăn cơm và nghỉ ngơi xong liền tranh thủ thả bò trên bãi cỏ ven sông Lô. Mấy hôm nay, nước sông lên to, mấp mé bãi. Quyền và Liên, bạn cùng lớp với Kiên đang hái rau ngoài bãi về cho lợn ăn. Mồ hôi nhỏ giọt từ trán hai cô bé. Quyền hỏi :

- Tắm không Kiên ?

Kiên lắc đầu :

- Mình còn phải trông bò !

Rồi Kiên chống cằm vào đầu gối, tay bứt những sợi cỏ gà. Chốc chốc, Kiên lại đưa mắt nhìn về mái tranh lấp ló sau bụi tre. Nhà Kiên ở đó, không biết mẹ đi làm đồng đã về chưa ?

Bến đá ngập nước. Con đường xuống bến cũng ngập một đoạn dài. Quyền và Liên lần từng bước đi ra xa, chọn chỗ nước trong.

“ Ôi ” ! Hai cô bé cùng hẫng chân, tụt sâu xuống nước rồi chìm nghỉm. Nghe tiếng kêu, Kiên quay lại, thấy hai cái đầu nhô lên ngụp xuống, xa dần bờ.

“ Chết, cái Liên, cái Quyền ! ”. – Kiên chạy ra bờ sông, nhào xuống nước, lặn một hơi đến gần chỗ hai bạn đang chới với. Thêm ba bốn sải tay khoát mạnh nữa, Kiên với được tay Quyền, kéo vội vào gần bờ. Liên bị nước cuốn xa thêm ít nữa. Không chần chừ, Kiên bơi đến gần bạn và hét to : “ Bám chặt vào vai tớ ! ”. Liên sải mạnh tay, bám vào vai Kiên để Kiên dìu vào bờ. Đến bờ, Kiên đã mệt lắm nhưng Quyền và Liên thì đã dần tỉnh táo.

Sáng hôm sau, chuyện suýt chết đuối được Quyền và Liên kể lại cho các bạn, thầy giáo và nhiều người biết. Ai cũng trầm trồ khen cậu trò nhỏ. Do tấm gương dũng cảm cứu bạn, Kiên được thưởng Huy hiệu Bác Hồ. Vinh dự hơn nữa là tấm Huy hiệu đó được gửi về trường để trao cho Kiên đúng vào ngày khai giảng năm học mới. Vui biết bao !

  Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng cho từng câu hỏi sau:

1. Câu chuyện nói về mấy nhân vật ?

a. Hai nhân vật ( Đó là : .................................................................................... )

b. Ba nhân vật ( Đó là : .................................................................................... )

c. Bốn nhân vật ( Đó là : ................................................................................... )

d. Năm nhân vật ( Đó là : .................................................................................. )

2. Giữa trưa hè, hai bạn Quyền và Liên ra bãi sông làm việc gì là chủ yếu ?

A. Hái rau cho lợn                            

B. Cắt cỏ cho bò ăn

C. Tắm sông cho mát

D. Xem nước sông lên to

3. Vì sao khi Quyền và Liên rủ tắm sông, Kiên lại từ chối ?

A. Vì nước sông lên to 

B. Vì còn ngồi ngóng mẹ

C. Vì còn bận bứt cỏ gà   

D. Vì còn bận chăn bò

4. Khi Quyền và Liên đang chới với, Kiên đã bơi ra cứu hai bạn như thế nào ?

A. Nắm tay Quyền kéo vào bờ đồng thời bảo Liên bám chặt hai vai để dìu vào.

B. Nắm tay Quyền kéo vào bờ rồi lại bơi ra cho Liên bám chặt hai vai để dìu vào.

C. Đến gần hai bạn đang chới với, nắm tay Quyền và Liên kéo mạnh vào bờ.

D. Đến gần hai bạn đang chới với, bảo hai bạn bám chặt vai để dìu vào bờ.

5. Kiên cảm thấy rất vui sướng vì vinh dự vì điều gì ?

A. Được bạn bè, thầy giáo và nhiều người ngưỡng mộ về tài năng bơi lội.

B. Được nhiều người khen ngợi về lòng dũng cảm cứu bạn khỏi chết đuối.

C. Được nhận Huy hiệu Bác Hồ đúng vào ngày khai giảng năm học mới.

D. Được nhận phần thưởng của Bác Hồ đúng ngày khai giảng năm học mới.

6. Câu nào dưới đây diễn đạt rõ ý, không mắc lỗi dùng từ ?

A. Con gà trống nhà em có cái mào đỏ rực.

B. Mõm chú thỏ nhọn hoắt lúc nào cũng động đậy.

C. Tai lợn luôn ngoe nguẩy như cái quạt nan bé xíu.

D. Tiếng gặm cỏ của con trâu nghe oàm oạp.

7. Từ nào dưới đây thay thế được cho từ in nghiêng trong câu “ Chú chó mực mừng rỡ nhảy ra, đuôi xoáy tít. ” ?

A. xoáy ốc

B. quay tít 

C. xoay vần

D. ngoáy tít

8. Câu nào dưới đây không phải là câu hỏi và không được dùng dấu chấm hỏi ?

A. Bạn có thích tắm sông không ?

B. Thử xem ai bơi giỏi hơn ai nào ?

C. Ai dạy bạn bơi giỏi thế ?

D. Khi bơi xa bờ bạn có sợ không ?

B. Kiểm tra Viết (10 điểm)

I. Chính tả: (5đ)

Nghe - viết: 15 phút.

Bài viết : Buôn Chư Lênh đón cô giáo. (Từ “Y Hoa lấy trong gùi ra…. đến hết”.)

ĐỀ SỐ 4

A/ KIỂM TRA ĐỌC: (10Đ)

I. Kiểm tra đọc thành tiếng: (3 điểm)

- Nội dung kiểm tra: Giáo viên cho học sinh bốc thăm đọc một đoạn văn khoảng 100 chữ thuộc chủ đề đã học từ tuần 11 đến tuần 17.

- Hình thức kiểm tra: Giáo viên ghi tên bài, số trang trong SGK TV5 vào phiếu, cho HS bốc thăm và đọc đoạn văn do giáo viên yêu cầu.

II. Đọc hiểu: (7 điểm)

NHỮNG TRANG SÁCH ĐẦU TIÊN

Ngoài những buổi lên lớp, về nhà Cung rất chăm đọc sách, chẳng bao lâu Cung đã đọc hết sách dành cho người lớn như: “Tứ thư”, “Ngũ kinh”. Những trang sách của các bậc tiền bối đã giúp cho Nguyễn Sinh Cung hiểu được nhiều điều.

Bên cạnh những lời dạy của cổ nhân trong kinh thư, có lẽ còn có những trang sách từ cuộc đời hiện tại đầy xót đau trên quê hương đã dạy Nguyễn Sinh Cung biết phải làm gì và bài học làm người có ích mà Nguyễn Sinh Cung đã nhận thấy để tự răn mình là: Trong lúc quê hương đất nước đang rên xiết bởi gông xiềng nô lệ, thì một đấng nam nhi không thể lấy văn chương làm con đường tiến thân, không nên chỉ biết lo cuộc sống của riêng mình.

Vậy là trong tâm trí của cậu bé Làng Sen đã sớm xuất hiện tình yêu quê hương, để từ đó hình thành tình yêu Tổ quốc.

Trần Viết Lưu

2. Đọc hiểu:

 Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng cho từng câu hỏi: (7 điểm)

Câu 1. (0,5 điểm) Chi tiết nào trong bài cho ta biết Nguyễn Sinh Cung rất ham học. 

A. Những trang sách của các bậc tiền bối đã giúp cho Nguyễn Sinh Cung hiểu được nhiều điều.

B. Nguyễn Sinh Cung còn học từ cuộc sống, từ người thân…

C. Ngoài những buổi lên lớp, về nhà Cung rất chăm đọc sách. chẳng bao lâu Cung đã đọc hết sách dành cho người lớn như: “Tứ Thư”, “Ngũ kinh”.

Câu 2. (0,5 điểm) Ngoài việc học trên lớp, học sách người lớn, Nguyễn Sinh Cung còn học ở đâu? 

A. Học từ cuộc sống thiên nhiên.

B. Học từ cuộc đời hiện tại đầy xót đau trên quê hương.

C. Học từ người thân như bố, mẹ…

Câu 3. (0,5 điểm) Trong lúc quê hương đất nước đang rên xiết bởi gông xiềng nô lệ, Nguyễn Sinh Cung đã tự răn mình điều gì?

Câu 4. (0,5 điểm) Nhân vật Nguyễn Sinh Cung trong câu chuyện là ai? 

A. Anh Kim Đồng.

B. Lê Quý Đôn.

C. Bác Hồ.

Câu 5. (0,5 điểm) Dòng nào dưới đây là nhóm các từ đồng nghĩa? M2

A. lung linh, long lanh, lóng lánh, mênh mông.

B. vắng vẻ, hiu quạnh, vắng ngắt, lung linh.

C. bao la, mênh mông, thênh thang, bát ngát.

Câu 6. (0,5 điểm) Trong câu: “Những trang sách của các bậc tiền bối đã giúp cho Nguyễn Sinh Cung hiểu được nhiều điều”. Từ tiền bối thuộc từ loại:

A. Danh từ B. Động từ C. Tính từ

II. Kiểm tra viết: (10 điểm)

1. Chính tả: Nghe – viết:

Lời khuyên của bố

Con yêu quí của bố,

Học quả là khó khăn, gian khổ. Bố muốn con đến trường với lòng hăng say và niềm phấn khỏi. Con hãy tưởng tượng nếu phong trào học tập bị ngừng lại thì nhân loại sẽ chìm đắm trong cảnh ngu dốt, trong sự dã man.

Hãy can đảm lên, hỡi người chiến sĩ của đạo quân vĩ đại ! Sách vở của con là vũ khí, lớp học của con là chiến trường ! Hãy coi sự ngu dốt là thù địch. Bố tin rằng con luôn luôn cố gắng và sẽ không bao giờ là người lính hèn nhát trên mặt trận đầy gian khổ ấy.

2. Tập làm văn: (5 điểm)

Đề bài: Hãy tả một cảnh đẹp ở địa phương em.

ĐỀ SỐ 5

A. KIỂM TRA ĐỌC: (10Đ)

I. Kiểm tra đọc thành tiếng: (3 điểm)

- Nội dung kiểm tra: Giáo viên cho học sinh bốc thăm đọc một đoạn văn khoảng 100 chữ thuộc chủ đề đã học từ tuần 11 đến tuần 17.

- Hình thức kiểm tra: Giáo viên ghi tên bài, số trang trong SGK TV5 vào phiếu, cho HS bốc thăm và đọc đoạn văn do giáo viên yêu cầu.

II. Đọc hiểu: (7 điểm)

KỈ NIỆM MÙA HÈ

         Tôi là một cô bé say mê diều. Nhà tôi ở gần bãi đất rộng, dốc – chỗ bọn con trai trong xóm chọn làm nơi thả diều. Chiều chiều, khi đã nấu cơm xong, tôi có thể đứng lặng hàng giờ để ngắm những cánh diều đủ loại, đủ màu sắc bay trên bầu trời xanh lộng gió.

Đây những chiếc diều bướm mảnh mai duyên dáng với gam màu đỏ, vàng rực rỡ. Kia những chiếc diều dơi, diều sáo , ... trông mạnh mẽ chao liệng trên cao tựa như chạm vào mây ...

Chiều nay cũng vậy, tôi tha thẩn xem bọn con trai trèo lên bãi đất dốc lấy đà chạy xuống dong diều lên cao, tay chúng giật dây mới điệu nghệ làm sao. Bỗng “ bụp ”, mắt tôi tối sầm. Tôi giật mình vì cái diều hình mặt trăng khuyết của một em nhỏ va vào mặt. Cậu bé lắp bắp vẻ hối hận :

- Em ... xin lỗi. Chị ... chị có sao không ?

Câu nói của nó không làm tôi dịu đi chút nào, tôi gắt :

- Mắt mũi nhìn đi đâu mà để diều va vào mặt người ta. Diều này ... ! Diều này ... ! 

Vừa gắt, tôi vừa giằng mạnh chiếc diều hình mặt trăng của nó, định xé, khiến thằng bé bật khóc.

Bỗng tôi nghe có tiếng con gái :

- Này, bạn !

Thì ra là một “ đứa ” con gái trạc tuổi tôi. Tôi lạnh lùng :

- Gì ?

- Em bé chỉ không may làm rơi diều vào bạn mà sao bạn định phá đi niềm vui của nó thế.

Nhìn ánh mắt bạn, tôi bối rối cúi đầu. Tôi liền trả lại cho thằng bé cái diều, rồi lặng lẽ bỏ đi. Nhưng tôi vẫn nghe tiếng bạn ấy nói với thằng bé :

- Thôi nín đi, nhà em ở đâu để chị dẫn em về.

Tôi ân hận nghĩ :

- Mình sẽ không bao giờ làm thế nữa.

  Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng cho từng câu hỏi sau:

1. Cô bé trong câu chuyện say mê với điều gì ?

A. Dán diều

B. Thả diều

C. Ngắm diều

D. Nghe sao diều

2. Chuyện gì xảy ra với cô bé khi cô đang xem dong diều ?

A. Bị cái diều của một em nhỏ va vào mặt.

B. Bị cái diều của một em nhỏ sà vào người.

C. Bị dây diều của một em nhỏ quấn vào người.

D. Bị dây diều của một em nhỏ vướng vào mặt.

3. Cô bé đã cư xử như thế nào với em nhỏ chơi diều ?

A. Gắt gỏng, giằng mạnh chiếc diều và xé tan.

B. Gắt gỏng, giằng mạnh chiếc diều và định xé.

C. Giằng mạnh chiếc diều và đánh cậu bé khóc.

D. Giằng mạnh chiếc diều và mắng mỏ cậu bé.

4. Nghe bạn gái góp ý, thái độ của cô bé thế nào ?

A. Xấu hổ thẹn thùng, xin lỗi về việc đã làm, dẫn em nhỏ về.

B. Bối rối ngượng ngùng, trả diều và dẫn em nhỏ về đến nhà.

C. Xấu hổ cúi đầu, trả em nhỏ cái diều, xin lỗi về việc đã làm.

D. Bối rối cúi đầu, trả em nhỏ cái diều, ân hận về việc đã làm.

5. Câu chuyện nói lên được điều gì có ý nghĩa ?

A. Cần dũng cảm, sẵn sàng nhận lỗi trước người khác.

B. Cần yêu thương, quan tâm và giúp đỡ người khác.

C. Cần độ lượng, sẵn sàng cảm thông với người khác.

D. Cần say mê, hào hứng khi xem các em nhỏ chơi diều.

6. Dòng nào dưới đây gồm 3 từ đồng nghĩa với từ say mê ?

A. mê say, say đắm, mải miết

B. mê say, say đắm, mải mê

C. mê say, mê mệt, mải miết

D. mê say, mê mệt, mệt mỏi

7. Dòng nào dưới đây có các từ in đậm là từ đồng âm ?

A. mắt tối sầm / mắt lưới

B. chạy thi / chạy chợ

C. đánh trống / đánh nhau

D. tôi và anh / vôi mới tôi

B/ KIỂM TRA VIẾT: (10 điểm)

1. Chính tả: (5đ)

Nghe viết: 

Chú bé Kô-li-a

Tuổi mười hai đuổi bướm bắt chim

Em ở đây, Bên Bác Lê-nin

Người làm việc, cần em canh gác

- Cha đâu em ?

- Cha làm súng và đi liên lạc.

- Và mẹ em ?

- Mẹ cùng anh nướng bánh, đưa đường.

Thuyền qua về, hôm sớm, trong sương ...

Vui lắm nhé. Ở đây rất thích

Em yêu nhất trên đời : I-lích

Người với em đi cất vó chiều chiều

Và đêm đêm, Bác cháu ngủ chung lều

Em cứ thương ... Người trở mình thao thức

Kéo chăn mỏng đắp cho em ấm ngực

Rồi lặng yên, nghe dậy nước triều xa

Người nghĩ suy

Đến khi rừng bừng sáng tiếng chim ca ...

                                       ( TỐ HỮU )

2. Tập làm văn: (5đ)

Đề bài. Viết đoạn văn giới thiệu về một tấm gương cải tạo hoặc bảo vệ môi trường mà em biết.

ĐỀ SỐ 6

A. ĐỌC HIỂU: (10 ĐIỂM)

I. Đọc thành tiếng: (3đ)

- Học sinh bốc thăm và đọc thành tiếng một đoạn văn vào khoảng 130 chữ thuộc chủ đề đã học ở HKI

II. Đọc thầm và làm bài tập: (5đ)

1. Đọc thầm bài:

Về ngôi nhà đang xây

Chiều đi học về

Chúng em qua ngôi nhà xây dở

Giàn giáo tựa cái lồng che chở

Trụ bê tông nhú lên như một mầm cây

Bác thợ nề ra về còn huơ huơ cái bay:

Tạm biệt!

Ngôi nhà tựa vào nền trời sẫm biếc

Thở ra mùi vôi vữa nồng hăng

Ngôi nhà giống bài thơ sắp làm xong

Là bức tranh còn nguyên màu vôi, gạch.

Bầy chim đi ăn về

Rót vào ô cửa chưa sơn vài nốt nhạc.

Nắng đứng ngủ quên

Trên những bức tường

Làn gió nào về mang hương

Ủ đầy những rảnh tường chưa trát vữa.

Bao ngôi nhà đã hoàn thành

Đều qua những ngày xây dở.

Ngôi nhà như trẻ nhỏ

Lớn lên với trời xanh…

2. Làm bài tập: Dựa vào nội dung bài đọc, hãy khoanh tròn vào chữ trước câu trả lời đúng nhất.

Câu 1. Trong bài, các bạn nhỏ đứng ngắm ngôi nhà đang xây dở vào thời gian nào?

A. Sáng

B. Trưa

C. Chiều

Câu 2. Công việc thường làm của người thợ nề là:

A. Sửa đường

B. Xây nhà

C. Quét vôi

Câu 3. Cách nghỉ hơi đúng ở dòng thơ “chiều đi học về” là:

A. Chiều/ đi học về

B. Chiều đi/ học về

C. Chiều đi học/ về

Câu 4. Hình ảnh ngôi nhà đang xây nói lên điều gì?

A. Sự đổi mới hằng ngày trên đất nước ta.

B. Cuộc sống giàu đẹp của đất nước ta.

C. Đất nước ta có nhiều công trình xây dựng.

Câu 5. Trong bài thơ, tác giả đã quan sát bằng những giác quan nào?

A. Thị giác, khứu giác, xúc giác.

B. Thị giác, vị giác, khứu giác.

C. Thị giác, thính giác, khứu giác.

Câu 6. Bộ phận chủ ngữ trong câu “trụ bê tông nhú lên như một mầm cây”

A. Trụ

B. Trụ bê tông

C. Trụ bê tông nhú lên

Câu 7. Có thể điền vào chỗ trống trong câu “ngôi nhà tựa vào nền trời sẫm biếc……..thở ra mùi vôi vữa nồng hăng” bằng quan hệ từ.

A. còn

B. và

C. mà

Câu 8. Từ “tựa” trong “giàn giáo tựa cái lồng” và từ “tựa” trong “ngôi nhà tựa vào nền trời sẫm biếc” là những từ:

A. Cùng nghĩa

B. Nhiều nghĩa

C. Đồng âm

Câu 9. Tìm 1 hình ảnh so sánh và 1 hình ảnh nhân hóa trong bài thơ.

B. CHÍNH TẢ VÀ TẬP LÀM VĂN: (10 điểm)

1. CHÍNH TẢ (5 điểm) GV đọc cho học sinh nghe - viết.

Bài viết: Buôn Chư Lênh đón cô giáo

(Viết từ “Y Hoa ……đến hết bài”)

2. TẬP LÀM VĂN: (5 điểm) 

Đề bài : Tả con đường quen thuộc từ nhà em đến trường.

ĐỀ SỐ 7

A. KIỂM TRA ĐỌC (10 điểm) 

I. Đọc thầm và làm bài tập (5 điểm)

 

TRONG MƯA BÃO

Cả bầu trời vần vũ, thét gào rồi như đổ ụp xuống. Nước biển sôi lên, dựng thành những cột sóng, dập tung vào nhau ở trên không. Bụi nước bay mù mịt. Mặt biển như một chảo dầu sôi. Từng bụi cây trên đảo như co cụm lại, dẹp mình xuống, run rẩy, sợ hãi. Bờ kè đang xây dở bị sóng cuốn lôi tuột cả những khối bê tông lớn xuống biển, khoét sâu vào đảo. Đống vỏ bao xi măng nhảy tung lên.

Tiếp đó là một cơn mưa lớn chưa từng thấy. Mưa rầm rầm như ném từng cột nước lên những mái nhà, những thân cây. Mái tôn oằn xuống, tưởng chỉ cần nặng thêm một chút là ụp hoàn toàn. Mọi cửa sổ, cửa chính đóng kín mít mà gió vẫn giật bùng bùng. Mưa đến hơn một giờ thì bỗng từ sở chỉ huy có điện thoại: mỗi bộ phận cử một số người canh trực tại chỗ, còn lại tập trung đi cứu kho đạn. Lập tức, các chiến sĩ choàng áo mưa tiến về nhà chỉ huy đảo. Các đường hào đã ngập nước, đầy òng õng như những con kênh nhỏ. Vài chú chuột bơi lóp ngóp. Nước đã ngập kho đạn đến nửa mét. Một bộ phận thay nhau tát nước ra, nhưng dường như bất lực. Cả trong, cả ngoài kho đều đã ngập nước. Phương án sơ tán nhanh chóng được quyết định. Người đứng thành dây, chuyển từng hòm đạn ra. Bì bõm. Hì hục. Hơn một tiếng sau thì chuyển hết.

Mưa đã dứt cơn nhưng vẫn còn nặng hạt. Ai nấy mệt phờ.

(Theo Nguyễn Xuân Thuỷ)

Dựa vào nội dung bài đọc và những kiến thức đã học để hoàn thành các câu sau:

Câu 1: Đánh dấu x vào ô trống trước ý trả lời đúng nhất:

a) Bài văn tả cảnh gì?

A.Cơn mưa trên đảo

B. Cơn mưa bão trên đảo

C. Cơn bão trên đảo

b) Dòng nào sau đay chỉ toàn là từ láy?

A. lóp ngóp, bùng bùng, bì bõm, mệt mỏi

B. rúm ró, run rẩy, hoàn toàn, mù mịt, rầm rầm

C. lóp ngóp, bùng bùng, òng õng, mù mịt, rầm rầm

c) Từ nặng trong câu nào sau đây mang nghĩa chuyển?

A. Cô ấy đỡ nặng đầu vì đứa con hư hỏng đã ngoan hơn.

B. Mưa đã dứt cơn nhưng vẫn còn nặng hạt.

C. Mái tôn oằn xuống, tưởng chỉ cần nặng thêm một chút là ụp hoàn toàn.

d) Chủ ngữ trong câu: "Nước biển sôi lên, dựng thành những cột sóng, dập tung vào nhau ở trên không." là:

A. Nước biển, cột sóng

B. Nước biển sôi lên

C. Nước biển

e) Bài văn tả theo trình tự nào?

A. Thời gian

B. Kết hợp cả không gian và thời gian

C. Không gian

g) Khi tả cảnh, tác giả đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật gì?

A. So sánh

B. Nhân hoá

C. So sánh và nhân hoá

Câu 2. Ghi lại các động từ, tính từ có trong câu sau:

Mọi cửa sổ, cửa chính đóng kín mít mà gió vẫn giật bùng bùng.

Câu 3: Đặt câu với từ "hoà bình" trong đó có sử dụng đại từ.

II. Đọc thành tiếng (5 điểm)

Đọc thành tiếng và trả lời câu hỏi của một đoạn trong 5 bài dưới đây (Thời gian không quá 1,5 phút/1 HS):

1. Bài đọc: Tác phẩm của Si-le và tên phát xít Đức. (Tiếng Việt 5-tập 1-trang 58)

* Đọc đoạn: Từ đầu đến ".... bằng tiếng Đức"

* TLCH: Câu chuyện xảy ra ở đâu? Khi nào?

2. Bài đọc: Những người bạn tốt (Tiếng Việt 5-tập 1-trang 64)

* Đọc đoạn 2: "Nhưng những tên cướp............ giam ông lại"

* TLCH: Điều kì lạ gì xảy ra khi nghệ sĩ cất tiếng hát giã biệt cuộc đời?

3. Bài đọc: Tiếng đàn ba-la-lai-ca trên sông Đà (Tiếng Việt 5-tập 1-trang 69)

* Đọc 2 khổ thơ đầu

* TLCH: Những chi tiết nào trong bài thơ gợi hình ảnh đêm trăng trên công trường rất tĩnh mịch?

4. Bài đọc: Trước cổng trời (Tiếng Việt 5-tập 1-trang 80)

* Đọc: Từ đầu đến .... "hơi khói"

* TLCH: Vì sao địa điểm tả trong bài thơ được gọi là "cổng trời"?

5. Bài đọc: Đất Cà Mau (Tiếng Việt 5-tập 1-trang 89)

* Đọc đoạn 2: "Cà Mau đất xốp .....thân cây đước."

* TLCH: Cây cối trên đất Cà Mau mọc ra sao?

B. KIỂM TRA VIẾT (10 điểm)

1. Chính tả (5 điểm)

* Nghe – viết 

Bài viết : "Vịnh Hạ Long" (Tiếng Việt 5 - tập 1- trang 70)

Đoạn: "Thiên nhiên Hạ Long ...... phơi phới"

2. Tập làm văn(5 điểm)

Đề bài: Tả một con vật nuôi mà em quý nhất.

1 6,704 01/07/2023
Tải về