Bài tập Tiếng Việt lớp 5 Giữa học kì 2 có đáp án

Bài tập Tiếng Việt lớp 5 Giữa học kì 2 có đáp án chi tiết giúp học sinh ôn luyện để đạt điểm cao trong bài thi Tiếng Việt 5 Giữa học kì 2. Mời các bạn cùng đón xem:

1 3,134 30/12/2022


Bài tập Tiếng Việt lớp 5 Giữa học kì 2 có đáp án

BÀI TẬP LUYỆN ĐỌC

ĐỀ SỐ 1

I. Đọc thành tiếng: (4 điểm)

GV cho HS bốc thăm đọc một trong các đoạn của bài văn sau và trả lời câu hỏi về nội dung của bài đọc.

1. Người công dân số Một (tiếp theo) (Trang 10 – TV5/T2)

2. Thái sư Trần Thủ Độ (Trang 15 – TV5/T2)

3. Trí dũng song toàn (Trang 25 – TV5/T2)

4. Cao Bằng (Trang 41 – TV5/T2)

5. Phân xử tài tình (Trang 46 – TV5/T2)

6. Hộp thư mật (Trang 62 – TV5/T2)

7. Cửa sông (Trang 74 – TV5/T2)

8. Nghĩa thầy trò (Trang 79 – TV5/T2)

9. Đất nước (Trang 94 – TV5/T2)

II. Đọc hiểu: (6 điểm)

Đọc thầm: Thái sư Trần Thủ Độ (SGK Tiếng việt 5, tập 2, trang 15- 16)

Làm bài tập sau:

1. Khi có người muốn xin chức câu đương, Trần Thủ Độ đã làm gì?

a.Yêu cầu chặt đứt một ngón tay của họ.

b.Yêu cầu chặt đứt một ngón chân của họ.

c.Không đồng ý và đuổi về.

2. Cách đối xử của Trần Thủ Độ với người xin chức câu đương thể hiện điều gì?

a. Ông là người nghiêm khắc trong công việc.

b .Ông tỏ thái độ bất hợp tác với kẻ xin chức câu đương.

c. Có ý rằng để kẻ có ý định mua quan bán tước, làm rối loạn phép nước.

3. Trước việc làm của người quân hiệu, Trần Thủ Độ xử lí như thế nào?

a. La mắng, khiển trách người quân hiệu.

b. Không trách móc mà còn thưởng cho vàng bạc.

c. La mắng và đuổi việc người quân hiệu.

4. Khi có tên quan tâu với vua rằng mình chuyên quyền, thái độ của Trần Thủ Độ như thế nào?

a. Tức giận, quát tháo và cho rằng người ấy vu khống mình.

b. Nhận lỗi và xin vua thăng chức cho viên quan dám nói thẳng.

c. Nhận lỗi và xin vua ban thưởng cho viên quan dám nói thẳng.

5. Những lời nói và việc làm của Trần Thủ Độ cho thấy ông là người thế nào?

a. Thẳng thắn.

b. Nghiêm minh.

c. Cương quyết.

6. Tìm chủ ngữ và vị ngữ trong hai câu thơ sau, cho biết đó là loại câu gì?

a. Vì nó ốm, nó không đi làm được.

b. Vì ốm, nó không đi làm được.

Đáp án

I. Đọc thành tiếng: (4 điểm)

- Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng, tốc độ đạt yêu cầu: 1 điểm.

- Đọc đúng tiếng, từ (không đọc sai quá 5 tiếng): 1 điểm.

- Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa: 1 điểm.

- Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc: 1 điểm.

II. Đọc hiểu: (6 điểm)

1.a             

2.c                

3.b               

4.c               

5.b

6.Xác định chủ ngữ, vị ngữ:

a.Vì  / ốm / không đi làm được. (Câu ghép)

        C     V    C        V

b.Vì ốm,  /không đi làm được.(Câu đơn)

    C              V

ĐỀ SỐ 2

I. Đọc thành tiếng: (4 điểm)

GV cho HS bốc thăm đọc một trong các đoạn của bài văn sau và trả lời câu hỏi về nội dung của bài đọc.

1. Người công dân số Một (tiếp theo) (Trang 10 – TV5/T2)

2. Thái sư Trần Thủ Độ (Trang 15 – TV5/T2)

3. Trí dũng song toàn (Trang 25 – TV5/T2)

4. Cao Bằng (Trang 41 – TV5/T2)

5. Phân xử tài tình (Trang 46 – TV5/T2)

6. Hộp thư mật (Trang 62 – TV5/T2)

7. Cửa sông (Trang 74 – TV5/T2)

8. Nghĩa thầy trò (Trang 79 – TV5/T2)

9. Đất nước (Trang 94 – TV5/T2)

II. Đọc hiểu: (6 điểm)

Đọc bài văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

Mừng sinh nhật bà

Nhân dịp sinh nhật bà nội, chúng tôi quyết định tự tay tổ chức một bữa tiệc để chúc thọ bà. Chúng tôi có bảy đứa trẻ, đều là cháu nội, cháu ngoại của bà. Chị Vy lớn nhất mười ba tuổi, bé nhất là em Sơn sáu tuổi. Vậy là mỗi năm có bảy ngày sinh nhật, nhiều năm rồi, năm nào bà cũng làm cho chúng tôi bảy bữa tiệc sinh nhật thật rôm rả.

Năm nay bà đã sáu mươi lăm tuổi, thế mà chưa bao giờ có ai tổ chức tiệc mừng sinh nhật cho bà. Ngày sinh nhật hằng năm của bà, con cháu chỉ về thăm bà một lát, tặng bà vài thứ quà nhỏ rồi lại vội vã đi. Nhưng bà chẳng bao giờ buồn vì điều ấy.

Năm nay chị em tôi đã lớn cả, chúng tôi họp một buổi bàn kế hoạch tổ chức sinh nhật bà và sáng kiến hay này được bố mẹ của chúng tôi ủng hộ. Bố mẹ nhà nào cũng cho chúng tôi tiền để thực hiện kế hoạch. Chúng tôi cử em Chíp đi mua thiệp mời. Chị Linh học lớp sáu, chữ đẹp nhất nhà được cử viết thiệp mời. Chị Vy thì giở sách nấu ăn ra xem cách làm món bún chả. Sau đó, chúng tôi lấy cớ để bà ra ngoài một ngày sao cho khi về, bà sẽ thấy bất ngờ. Chúng tôi cùng đi chợ và cùng làm. Thế nhưng mọi chuyện xem ra không đơn giản. Mọi thứ cứ rối tung hết cả lên: Chị Vy thì quên ướp thịt bằng gia vị cho thơm, em Chíp thì khóc nhè vì quên thái dưa chuột để ăn ghém, em Hoa pha nước chấm hơi mặn .... Một lát sau, bà về và hỏi: “Ôi các cháu làm xong hết rồi à? Còn gì nữa không cho bà làm với?”. Thú thực lúc đó chị em tôi hơi bối rối và xấu hổ. Chỉ một lúc thôi, nhờ bàn tay bà mà mọi chuyện đâu đã vào đó. Bữa tiệc sinh nhật hôm đó bà đã rất vui. Còn mấy chị em chúng tôi đều thấy mình đã lớn thêm.

Theo Cù Thị Phương Dung

1Mỗi năm bà nội của mấy chị em tổ chức mấy bữa sinh nhật cho các cháu? (0.5 điểm)

A. 7 bữa tiệc

B. 6 bữa tiệc

C. 5 bữa tiệc

D. 4 bữa tiệc

2.Vì sao năm nay mấy chị em lại muốn tổ chức sinh nhật cho bà? (0.5 điểm)

A. Vì mấy chị em biết bà buồn vào ngày sinh nhật.

B. Vì từ trước tới giờ chưa ai biết sinh nhật bà.

C. Vì năm nay các bố mẹ của mấy chị em vắng nhà.

D. Vì năm nay mấy chị em đã lớn và muốn làm một việc để bà vui.

3.Bố mẹ của mấy chị em đã làm gì để ủng hộ việc tổ chức sinh nhật cho bà? (0.5 điểm)

A. Chỉ cho mấy chị em các việc cần chuẩn bị cho bữa tiệc.

B. Cho mấy chị em tiền để mua những thứ cần thiết cho tiệc sinh nhật.

C. Viết thiếp mời giúp chị em.

D. Làm giúp mấy chị em món bún chả.

4. Vì sao bữa tiệc sinh nhật hôm đó rất vui? (0.5 điểm)

A. Vì hôm đó bà rất vui.

B. Vì hôm đó các cháu rất vui.

C. Vì hôm đó các bố mẹ rất vui.

D. Vì hôm đó cả nhà cùng vui.

5. Vì sao mấy chị em cảm thấy mình lớn thêm? (0.5 điểm)

A. Vì mấy chị em biết làm món bún chả.

B. Vì mấy chị em đã biết tự tổ chức bữa tiệc sinh nhật.

C. Vì mấy chị em đã biết quan tâm đến bà và làm cho bà vui.

D. Vì mấy chị em đã biết làm việc giúp bà.

6.Ngày sinh nhật hằng năm của bà, con cháu chỉ về thăm bà một lát, tặng bà vài thứ quà nhỏ rồi lại vội vã đi. Nhưng bà chẳng bao giờ buồn về điều ấy.”

Hãy chuyển hai câu trên thành một câu ghép? (0.5 điểm)

7. Qua bài văn trên, em hiểu thêm được điều gì? (1 điểm)

8. Đoạn văn 1 trong bài văn sử dụng phép liên kết gì? (1 điểm)

Nhân dịp sinh nhật bà nội, chúng tôi quyết định tự tay tổ chức một bữa tiệc để chúc thọ bà. Chúng tôi có bảy đứa trẻ, đều là cháu nội, cháu ngoại của bà. Chị Vy lớn nhất mười ba tuổi, bé nhất là em Sơn sáu tuổi. Vậy là mỗi năm có bảy ngày sinh nhật, nhiều năm rồi, năm nào bà cũng làm cho chúng tôi bảy bữa tiệc sinh nhật thật rôm rả.

9. Xác định trạng ngữ, chủ ngữ và trạng ngữ trong câu sau? (1 điểm)

Năm nay, chị em tôi lớn cả, chúng tôi họp để bàn kế hoạch tổ chức sinh nhật bà.

Đáp án

I. Đọc thành tiếng: (4 điểm)

- Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng, tốc độ đạt yêu cầu: 1 điểm.

- Đọc đúng tiếng, từ (không đọc sai quá 5 tiếng): 1 điểm.

- Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa: 1 điểm.

- Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc: 1 điểm.

II. Đọc hiểu: (6 điểm)

1. (0.5 điểm) A. 7 bữa tiệc

2. (0.5 điểm) D. Vì năm nay mấy chị em đã lớn và muốn làm một việc để bà vui.

3. (0.5 điểm) B. Cho mấy chị em tiền để mua những thứ cần thiết cho tiệc sinh nhật.

4. (0.5 điểm) D. Vì hôm đó cả nhà cùng vui.

5. (0.5 điểm) C. Vì mấy chị em đã biết quan tâm đến bà và làm cho bà vui.

6. (0.5 điểm)

Ngày sinh nhật hằng năm của bà, tuy con cháu chỉ về thăm bà một lát, tặng bà vài món quà nhỏ rồi lại vội đi nhưng bà chẳng bao giờ buồn vì điều đó.

7. (1 điểm)

Qua bài văn trên, em hiểu thêm được rằng chúng ta cần biết yêu thương, quan tâm và chăm sóc các thành viên trong gia đình.

8. (1 điểm)

Phép liên kết được sử dụng trong đoạn văn 1 là: Phép lặp: chúng tôi, bà

9. (1 điểm)

Năm nay, chị em tôi / lớn cả, chúng tôi / họp để bàn kế hoạch tổ chức sinh nhật bà.

   TrN           C1               V1          C2                         V2

ĐỀ SỐ 3

I. Đọc thành tiếng: (4 điểm)

GV cho HS bốc thăm đọc một trong các đoạn của bài văn sau và trả lời câu hỏi về nội dung của bài đọc.

1. Người công dân số Một (tiếp theo) (Trang 10 – TV5/T2)

2. Thái sư Trần Thủ Độ (Trang 15 – TV5/T2)

3. Trí dũng song toàn (Trang 25 – TV5/T2)

4. Cao Bằng (Trang 41 – TV5/T2)

5. Phân xử tài tình (Trang 46 – TV5/T2)

6. Hộp thư mật (Trang 62 – TV5/T2)

7. Cửa sông (Trang 74 – TV5/T2)

8. Nghĩa thầy trò (Trang 79 – TV5/T2)

9. Đất nước (Trang 94 – TV5/T2)

II. Đọc hiểu: (6 điểm)

Đọc bài văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

Một người anh như thế

Tôi được tặng một chiếc xe đạp rất đẹp nhân dịp sinh nhật của mình. Trong một lần đạp xe ra công viên dạo chơi, có một cậu bé cứ quẩn quanh ngắm nhìn chiếc xe với vẻ thích thú và ngưỡng mộ.

- Chiếc xe này của bạn đấy à? - Cậu bé hỏi.

- Anh trai mình đã tặng nhân dịp sinh nhật của mình đấy.

- Tôi trả lời, không giấu vẻ tự hào và mãn nguyện.

- Ồ ước gì tớ ... - Cậu bé ngập ngừng.

Dĩ nhiên là tôi biết cậu bé đang ước điều gì rồi, cậu ấy hẳn đang ước ao có được một người anh như thế. Nhưng câu nói của cậu thật bất ngờ đối với tôi.

- Ước gì tớ có thể trở thành một người anh như thế!

- Cậu ấy nói chậm rãi và gương mặt lộ rõ vẻ quyết tâm. Sau đó cậu đi về phía chiếc ghế đá sau lưng tôi, nơi đứa em trai nhỏ tàn tật của cậu đang ngồi và nói: "Đến sinh nhật nào đó của em, anh sẽ mua tặng em chiếc xe lăn, em nhé!"

(Đăn Clát)

Khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng:

1. Nhân vật "tôi" trong câu chuyện có chuyện gì vui? (0.5 điểm)

A. Được đi chơi công viên

B. Sắp được món quà sinh nhật

C. Được tặng một chiếc xe đạp rất đẹp nhân dịp ngày sinh nhật.

D. Được bố mẹ cho đi chơi công viên một ngày

2. Điều gì khiến nhân vật "tôi" tự hào và mãn nguyện? (0.5 điểm)

A. Có anh trai

B. Được anh trai yêu mến, quan tâm.

C. Có xe đạp đẹp

D. Được sống trong một gia đình giàu có, hạnh phúc

3. Nhân vật "tôi" đoán cậu bé ước mơ điều gì? (0.5 điểm)

A. Ước có một người anh để tặng mình xe đạp

B. Ước có một chiếc xe đạp đẹp

C. Ước được đi một vòng trên chiếc xe đạp đẹp

D. Ước có được một gia đình giàu có, hạnh phúc

4. Cậu bé ước mình có thể trở thành "một người anh như thế" nghĩa là ước điều gì? (0.5 điểm)

A. Ước trở thành người anh biết mua xe đạp tặng em.

B. Ước trở thành người anh yêu thương quan tâm đến em và có khả năng giúp đỡ em mình.

C. Ước trở thành người anh được em trai yêu mến.

D. Ước mình có được một gia đình hạnh phúc và giàu có như thế.

5. Tình tiết nào trong câu chuyện làm em bất ngờ, cảm động nhất? Vì sao? (1điểm)

6. Nêu cảm nghĩ của em về nhân vật cậu bé trong câu chuyện “Một người anh như thế”. (1 điểm)

7. Tìm các quan hệ từ có trong hai câu văn sau: (1 điểm)

“Tôi được tặng một chiếc xe đạp rất đẹp nhân dịp sinh nhật của mình. Trong một lần đạp xe ra công viên dạo chơi, có một cậu bé cứ quẩn quanh ngắm nhìn chiếc xe với vẻ thích thú và ngưỡng mộ.”

8. Xác định phép liên kết trong đoạn văn sau: (1 điểm)

Tôi được tặng một chiếc xe đạp rất đẹp nhân dịp sinh nhật của mình. Trong một lần đạp xe ra công viên dạo chơi, có một cậu bé cứ quẩn quanh ngắm nhìn chiếc xe với vẻ thích thú và ngưỡng mộ.

Đáp án

I. Đọc thành tiếng: (4 điểm)

- Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng, tốc độ đạt yêu cầu: 1 điểm.

- Đọc đúng tiếng, từ (không đọc sai quá 5 tiếng): 1 điểm.

- Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa: 1 điểm.

- Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc: 1 điểm.

II. Đọc hiểu: (6 điểm)

1. (0.5 điểm) C. Được tặng một chiếc xe đạp rất đẹp nhân dịp ngày sinh nhật.

2. (0.5 điểm) C. Có xe đạp đẹp

3. (0.5 điểm) A. Ước có một người anh để tặng mình xe đạp

4. (0.5 điểm) B. Ước trở thành người anh yêu thương quan tâm đến em và có khả năng giúp đỡ em mình.

5. (1 điểm)

Tình tiết khiến em bất ngờ và cảm động nhất trong câu chuyện đó là cậu bé có một người em tàn tật. Lúc này tất cả chúng ta mới hiểu rằng thì ra mong ước của cậu bé không phải là có người anh tặng mình chiếc xe đạp đẹp như nhân vật “tôi” đã nghĩ mà là cậu bé đó muốn tặng xe đạp cho người em tàn tật, muốn yêu thương và giúp đỡ em khi gặp khó khăn.

6. (1 điểm)

Nhân vật cậu bé trong câu chuyện là một cậu bé nhân hậu và tốt bụng, biết yêu thương và quan tâm chăm sóc cho em trai của mình.

7. (1 điểm)

Các quan hệ từ có trong hai câu văn đó là:

“Tôi được tặng một chiếc xe đạp rất đẹp nhân dịp sinh nhật của mình. Trong một lần đạp xe ra công viên dạo chơi, có một cậu bé cứ quẩn quanh ngắm nhìn chiếc xe với vẻ thích thú  ngưỡng mộ.”

8. (1 điểm)

Phép liên kết trong đoạn văn là phép lặp: chiếc xe

ĐỀ SỐ 4

I. Đọc thành tiếng: (4 điểm)

1. Mỗi học sinh bốc thăm đọc một đoạn khoảng 110 tiếng/1 phút trích từ các bài tập đọc đã học ở sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 5-tập 2 từ tuần 19 đến tuần 27.

2. Giáo viên nêu 1 câu hỏi trong nội dung đoạn học sinh vừa đọc cho học sinh trả lời.

II. Đọc hiểu: (6 điểm)

NGƯỜI CHẠY CUỐI CÙNG

Cuộc thi chạy hàng năm ở thành phố tôi thường diễn ra vào mùa hè. Nhiệm vụ của tôi là ngồi trong xe cứu thương, theo sau các vận động viên, phòng khi có ai đó cần được chăm sóc y tế. Khi đoàn người tăng tốc, nhóm chạy đầu tiên vượt lên trước. Chính lúc đó hình ảnh một người phụ nữ đập vào mắt tôi. Tôi biết mình vừa nhận diện được “người chạy cuối cùng”. Bàn chân chị ấy cứ chụm vào mà đầu gối cứ đưa ra. Đôi chân tật nguyền của chị tưởng chừng như không thể nào bước đi được, chứ đừng nói là chạy. Nhìn chị chật vật đặt bàn chân này lên trước bàn chân kia mà lòng tôi tự dưng thở dùm cho chị , rồi reo hò cổ động cho chị tiến lên. Người phụ nữ vẫn kiên trì tiến tới, quả quyết vượt qua những mét đường cuối cùng.Vạch đích hiện ra, tiếng người la ó ầm ĩ hai bên đường. Chị chầm chậm tiến tới, băng qua, giật đứt hai đầu sợi dây cho nó bay phấp phới sau lưng tựa như đôi cánh.

Kể từ hôm đó, mỗi khi gặp phải tình huống quá khó khăn tưởng như không thể làm được, tôi lại nghĩ đến “người chạy cuối cùng”. Liền sau đó mọi việc trở nên nhẹ nhàng đối với tôi.

Sưu tầm

Học sinh đọc thầm bài “Người chạy cuối cùng” sau đó khoanh tròn vào chữ cái trước ý đúng nhất cho câu hỏi

Câu 1. Nhiệm vụ của nhân vật “tôi” trong bài là:

a. Đi thi chạy. 

b. Đi cổ vũ. 

c. Đi diễu hành.

d. Chăm sóc y tế cho vận động viên.

Câu 2: “Người chạy cuối cùng” trong cuộc đua có đặc điểm gì?

a. Là một em bé .

b. Là một cụ già .

c. Là một người phụ nữ có đôi chân tật nguyền.

d. Là một người đàn ông mập mạp.

Câu 3: Nội dung chính của câu chuyện là:

a. Ca ngợi người phụ nữ đã vượt qua được khó khăn vất vả giành chiến thắng trong cuộc thi.

b. Ca ngợi người phụ nữ có đôi chân tật nguyền có nghị lực và ý chí đã giành chiến thắng trong cuộc thi chạy.

c. Ca ngợi tinh thần chịu thương, chịu khó của người phụ nữ.

d. Ca ngợi ý chí kiên cường của người phụ nữ.

Câu 4: Qua câu chuyện em rút ra được bài học gì cho bản thân?

Câu 5: Từ trái nghĩa với từ “kiên trì”?

a. Nhẫn nại 

b. Dũng cảm

c. chán nản 

d. Hậu đậu

Câu 6: Từ “băng” trong các từ “băng giá, băng bó, băng qua” có quan hệ với nhau như thế nào?

a. Đó là một từ nhiều nghĩa. 

b. Đó là những từ đồng nghĩa. 

c. Đó là những từ trái nghĩa

d. Đó là những từ đồng âm

Câu 7: Viết thêm một vế câu vào chỗ trống để tạo thành câu ghép chỉ quan hệ tương phản:

Mặc dù trời mưa to ……………………………………………………………..

Câu 8: Hai câu văn sau liên kết với nhau bằng cách nào? Nêu tác dụng của cách liên kết đó.

Trên bậc tam cấp, hoa dạ hương chưa đơm bông, nhưng hoa nhài trắng mịn, hoa mộc, hoa ngâu kết chùm đang tỏa hương ngào ngạt. Dường như chúng đang cùng nhau khoe hương, khoe sắc.

Đáp án

I. Đọc thành tiếng: (4 điểm)

- Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng, tốc độ đạt yêu cầu: 1 điểm.

- Đọc đúng tiếng, từ (không đọc sai quá 5 tiếng): 1 điểm.

- Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa: 1 điểm.

- Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc: 1 điểm.

II. Đọc hiểu: (6 điểm)

Câu 1. d (0,5 đ)

Câu 2. c (0,5 đ)

Câu 3. b (0,5 đ)

Câu 4. HS trả lời theo ý hiểu (1 đ)

Câu 5. b (0,5 đ)

Câu 6. d (0,5 đ)

Câu 7. HS tự điền vế câu thích hợp (0,5 đ)

Câu 8. thay thế từ; tránh được sự lặp từ mà câu văn trở nên gọn và hay hơn (1 đ)

BÀI TẬP LUYỆN VIẾT

ĐỀ SỐ 1

I. Chính tả (Nghe – viết): (4 điểm)

Nhà tài trợ đặc biệt của Cách mạng

    Trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp, gia đình ông Thiện ủng hộ cán bộ, bộ đội khu II hàng trăm tấn thóc – là sản phẩm thu hoạch từ đồn điền Chi Nê màu mỡ. Sau hòa bình, ông Thiện đã hiến toàn bộ đồn điền này cho Nhà nước.

      Trong suốt cuộc đời mình, nhà tư sản Đỗ Đình Thiện đã hết lòng ủng hộ Cách mạng mà không hề đòi hỏi sự đền đáp nào. Ông là nhà tư sản yêu nước, nhà tài trợ đặc biệt của Cách mạng.

II. Tập làm văn: (6 điểm)

Tả cây phượng trong sân trường em

Đáp án

I. Chính tả: (4 điểm)

- Tốc độ đạt yêu cầu: 1 điểm

- Chữ viết rõ ràng, viết đúng chữ, cỡ chữ: 1 điểm

- Viết đúng chính tả (không mắc quá 5 lỗi): 1 điểm

- Trình bày đúng quy định, viết sạch, đẹp: 1 điểm

II. Tập làm văn: (6 điểm)

Bài viết của học sinh phải đạt những yêu cầu về nội dung và hình thức như sau:

* Về nội dung:

A. Mở bài (0.75 điểm)

Giới thiệu về cây phượng trong sân trường em

B. Thân bài (2.5 điểm)

- Tả bao quát cây phượng (0.75 điểm)

- Tả chi tiết từng bộ phận của cây phượng (1.5 điểm)

- Kỉ niệm của em gắn liền với cây phượng (0.25 điểm)

C. Kết bài (0.75 điểm)

Tình cảm của em đối với cây phượng

* Về hình thức:

- Chữ viết sạch, đẹp, đúng chính tả: 0.5 điểm

- Dùng từ, diễn đạt tốt: 1 điểm

- Bài viết có sáng tạo: 0.5 điểm

Bài viết tham khảo:

Nhìn hoa phượng vĩ trên cây

Nhớ thời cắp sách thơ ngây đến trường

Hè về lưu luyến vấn vương

Chuyền nhau lưu bút thân thương trao lời

Sân trường em có biết bao loài cây từ bằng lăng, cây bàng, rồi cả những loài hoa trong bồn nhưng ấn tượng sâu sắc với em hơn cả là cây phượng vĩ trong sân trường. Từ 5 trước, khi em lần đầu tiên bước chân vào ngôi trường thân yêu này, cây phượng vĩ đã đứng sừng sững trong sân từ lúc nào.

            Nhìn từ xa cây  phượng vĩ chẳng khác gì một chiếc ô xanh khổng lồ tỏa bóng mát xuống sân trường. Nghe các thầy cô kể lại, cây đã đứng che mưa, chắn gió cho nơi này gần hai mươi năm nay. Biết bao kỉ niệm từ những ngày mới thành lập trường tới bây giờ cây đều chứng kiến hết cả.

            Thân cây phượng vĩ cao lớn, bề mặt sần sùi, nổi lên nhiều khối u, chúng  em thường lại gần ôm lấy thân cây, một vòng tay của chúng  em cũng không thể ôm trọn được một vòng cây. Cành lá của cây xanh mướt, xum xuê và tản ra nhiều tán xung quanh. Lá cây nhỏ li ti, xanh mướt, hình ảnh từng chiếc lá phượng nhỏ li ti bay là là trong gió tạo nên khung cảnh mĩ lệ, thật khó quên. Rễ cây to lớn, sần sũi, cắm sâu vào dưới lòng đất để hút chất dinh dưỡng, một phần rễ trồi lên trên mặt đất thành những khối u. Đang độ vào hè nên từng tán cây đã bắt đầu lấp ló sắc đỏ rực rỡ của hoa phương. Hoa phượng cánh mỏng manh, màu sắc đỏ thắm thật sự thu hút chúng em. Cứ vào độ này, lồng xe đạp của chúng em lại đặt vài nhành phượng vào làm kỉ niệm.

Cây phượng giống như một nhân chứng của thời gian, mặc cho thời gian trôi chảy, bao thế hệ học sinh đã tới rồi dời đi, cây phượng vẫn đứng sừng sững tại nơi này. Đã năm năm kể từ khi em bước chân vào ngôi trường này, biết bao kỉ niệm, bao vui buồn ở đây đều có cây phượng là chứng nhân cả. Kỉ niệm những buổi ra chơi, chúng em chơi đùa xung quanh cây phượng, những ngày thi vất vả, đem sách ra ngồi dưới gốc cây phượng, cây như vỗ về những áp lực, mệt mỏi của chúng em.

            Sau này xa trường rồi, ngoài thầy cô, bạn bè và những kỉ niệm đã có ở nơi này, có lẽ cây phượng cũng là một phần kỉ niệm sâu sắc mà cả đời này em cũng chẳng thể nào quên được.

ĐỀ SỐ 2

I. Chính tả (Nghe – viết): (4 điểm)

Hội thi thổi cơm ở Đồng Vân

     Hội thi bắt đầu bằng việc lấy lửa. Khi tiếng trống hiệu vừa dứt, bốn thanh niên của bốn đội nhanh như sóc, thoăn thoắt leo lên bốn cây chuối bôi mỡ bóng nhẫy để lấy nén hương cắm ở trên ngọn. Có người leo lên, tụt xuống, lại leo lên… Khi mang được nén hương xuống, người dự thi được phát ba que diêm để châm vào hương cho cháy thành ngọn lửa. Trong khi đó, những người trong đội, mỗi người một việc. Người thì ngồi vót những thanh tre già thành những chiếc đũa bông. Người thì nhanh tay giã thóc, giần sàng thành gạo, người thì lấy nước và bắt đầu thổi cơm.

II. Tập làm văn: (6 điểm)

Viết đoạn văn miêu tả về cái đồng hồ.

Đáp án

I. Chính tả: (4 điểm)

- Tốc độ đạt yêu cầu: 1 điểm

- Chữ viết rõ ràng, viết đúng chữ, cỡ chữ: 1 điểm

- Viết đúng chính tả (không mắc quá 5 lỗi): 1 điểm

- Trình bày đúng quy định, viết sạch, đẹp: 1 điểm

II. Tập làm văn: (6 điểm)

Bài viết của học sinh phải đạt những yêu cầu về nội dung và hình thức như sau:

* Về nội dung:

A. Mở bài (0.75 điểm)

Giới thiệu về chiếc đồng hồ.

B. Thân bài (2.5 điểm)

- Tả bao quát chiếc đồng hồ (1 điểm)

- Tả chi tiết các bộ phận của chiếc đồng hồ (1.5 điểm)

- Nêu công dụng của chiếc đồng hồ (0.5 điểm)

C. Kết bài (0.75 điểm)

Tình cảm của em đối với chiếc đồng hồ

* Về hình thức:

- Chữ viết sạch, đẹp, đúng chính tả: 0.5 điểm

- Dùng từ, diễn đạt tốt: 1 điểm

- Bài viết có sáng tạo: 0.5 điểm

Bài viết tham khảo:

                Chiếc đồng hồ của bé

                Thật ngoan ơi là ngoan!

                Sáng nào cũng dậy sớm

                Đúng hẹn giờ, chuông vang

            Mỗi lần đọc tới bài thơ này là em lại nhớ tới chiếc đồng hồ báo thức của mình. Đây là món quà mà bố tặng cho em nhân dịp sinh nhật vừa rồi. Kể từ đó đến nay nó vẫn luôn là món đồ mà em vô cùng yêu thích.

            Chiếc đồng hồ có hình  tròn, dáng nhỏ nhắn, xinh xắn. Đặt trên bàn học của em thì vừa xinh. Bao quanh chiếc đồng hồ là một màu xanh mát mắt và láng bóng. Mỗi lúc học tập căng thẳng và mệt mỏi em thường nhìn vào chiếc đồng hồ để càm thấy được thư giãn và thoải mái hơn rất nhiều.

            Chiếc đồng hồ gồm có bốn bộ phận: Tay cầm và chân, vỏ ngoài, mặt đồng hồ và bộ phận máy móc bên trong. Mặt đồng hồ được che bởi một tấm kính trong. Điều này khiến cho các bộ phận bên trong được bảo quản, giữ được độ bền lại không bị dính bụi. Bên trong là hệ thống các kim và các con số. Bao gồm 4 kim. Kim ngắn chỉ giờ, kim dài chỉ phút hai kim này đều có màu đen. Kim giây dài hơn hai kim kia và có màu đỏ bắt mắt. Ngoài ra còn có một cái kim báo thức màu vàng, ngắn hơn một chút. Các con số có màu đen,nhỏ nhắn, xinh xắn, dễ nhìn với 12 con số. Kim giây của đồng hồ chạy miệt mài ngày đêm, tích tắc đêm ngày nghe rất vui tai. Kim phút và kim giờ cũng chậm dãi nhích theo.

           Mặt đồng hồ được bao phủ bởi lớp vỏ ngoài màu xanh lam láng bóng. Ở trên đầu còn có hai chiếc chuông màu xanh nhỏ nhắn , xinh xắn. Ở giữa hai chiếc chuông là chốt báo thức. Đường nét bên ngoài bao quanh khiến cho chiếc đồng hồ trông mềm mại hơn rất nhiều. Phía trên cùng là tay cầm của đồng hồ. Đó là một vòng tròn nhỏ được uốn cong hình cánh cung, vô cùng thuận tiện để có thể xách đi mọi nơi. Phía cuối có hai chiếc chân nhỏ, ngăn ngắn xinh xinh chìa ra hai bên giữ cho đồng hồ có thể đứng được một cách vững chắc.

            Để chiếc đồng hồ có thể hoạt động được thì bên trong có chứa một bộ phận máy móc. Các nút điều khiển được nhô lên, rất tiện lợi và dễ sử dụng. Bao gồm hai vòng tròn và một chốt báo thức. Hai vòng tròn một cái là để chỉnh thời gian, một cái là để chỉnh giờ báo thức còn chốt báo thức thì để tắt hoặc mở báo thức dùng khi có như cầu. Đồng hồ được chạy bằng pin. Đây chính là nguồn năng lượng dồi dào để đồng hồ có thể chạy tích tắc đêm ngày mà không biết mệt mỏi.

            Mọi bộ phận của chiếc đồng hồ đều vô cùng quan trọng, chúng góp sức để tạo nên một chiếc đồng hồ miệt mài báo thời gian là vật dụng vô cùng hữu ích cho con người. Đồng hồ chạy tích tắc luôn nhắc nhở em làm mọi thứ phải theo kế hoạch, từ ngày có nó em đã không còn để tình trạng đi học muộn xảy ra nữa. Mỗi lần nghĩ đến nó em lại càng tự nhủ phải biết quý trọng thời gian và không được lãng phí, để thời gian trôi qua một cách vô ích.

            Em rất thích chiếc đồng hồ này. Không chỉ bởi vì đó là món quà mà bố tặng cho em mà còn bởi vì nó là đồ vật vô cùng ý nghĩa. Em luôn trân trọng món quà mà bố tặng cũng như biết rằng phải trân trọng thời gian. Em sẽ giữ gìn nó cẩn thận để nó được bền, đẹp và tuổi thọ cao.

ĐỀ SỐ 3

I. Chính tả (Nghe – viết): (4 điểm)

Bài viết: Cánh cam lạc mẹ. (SGK Tiếng việt 5, tập 2, trang 17)

II. Tập làm văn: (6 điểm)

Tả người mẹ của em.

Đáp án

I. Chính tả: (4 điểm)

- Tốc độ đạt yêu cầu: 1 điểm

- Chữ viết rõ ràng, viết đúng chữ, cỡ chữ: 1 điểm

- Viết đúng chính tả (không mắc quá 5 lỗi): 1 điểm

- Trình bày đúng quy định, viết sạch, đẹp: 1 điểm

II. Tập làm văn: (6 điểm)

Bài tham khảo

Mẹ! Mỗi lần nghĩ đến mẹ, nghĩ đến công lao của mẹ, tôi lại khó trả lời. Mẹ là tia nắng sưởi ấm tâm hồn con, là ngọn gió quạt mát cho con mỗi khi trưa hè oi bức, là ngọn đèn thắp sáng con đường đi của con. Mẹ là người mà con yêu nhất.

Mãi đến hôm nay, tôi mới tìm ra câu trả lời về mẹ. Đó là một ngày nắng đẹp, bầu trời xanh cao vời vợi, thỉnh thoảng những đám mây trắng bồng bềnh trôi qua. Nhưng tiếc thay tôi lại bị ốm. Tuy không nặng lắm nhưng cũng đủ làm tôi nghỉ học. Mẹ rất lo lắng, đôi mắt trĩu buồn nhìn tôi. Đôi mắt mẹ vốn đã đẹp nay buồn lại càng đẹp hơn. Ba tôi nói: Khi mẹ còn trẻ, ba bị hớp hồn cũng chỉ tại đôi mắt, đôi mắt nói lên tất cả. Từ sáng đến giờ người tôi vẫn nóng hầm hập, tôi nằm như bất động. Mẹ vẫn ngồi cạnh giường, lấy khăn lạnh chườm cho tôi. Thỉnh thoảng lại lấy tay rờ lên trán xem tôi có còn nóng nữa hay không. Bàn tay mẹ mềm mại và ấm áp làm sao. Chính đôi bàn tay ấy mẹ đã bồng bế, chăm sóc nâng niu từng giấc ngủ cho tôi.

Không khí nặng nề bao trùm khắp căm phòng. Thế rồi tôi từ từ mở mắt, mẹ mừng quá ôm chặt lấy tôi, đôi môi khẽ mỉm cười. Đôi lông mày lúc nãy nhíu lại nay giãn ra. Tôi biết rằng mẹ đã nhẹ nhõm phần nào. Mẹ nói rằng mẹ xuống nấu cháo cho tôi ăn, giọng nói dịu dàng và trìu mến làm sao! Nó làm cho tôi cảm thấy đỡ mệt.

Nhìn mẹ tất bật lo nấu cháo, tôi càng hiểu rằng: mẹ là người không thể thiếu được trong cuộc sống của tôi. Một ngày đẹp trời, tôi đã khỏe hẳn tôi đi lại đủng đỉnh giữa sân, nhìn trời nhìn đất. Bỗng một chiếc lá vàng rụng bay lượn lờ rồi đáp xuống đất. Tôi chợt nghĩ có khi nào mẹ tôi có ngày như chiếc lá vàng này không? Tôi hoảng hốt: chầm chậm chút, thời gian ơi!

ĐỀ SỐ 4

I. Chính tả (Nghe – viết): (4 điểm)

Chiều

   Gió nhè nhẹ bước qua khu rừng đó. Đàn chim giăng giăng bay về tổ. Một vài con tách đàn dang rộng cánh lượn lờ dường như còn nuối tiếc ánh tà dương. Một con thuyền lẻ loi dương buồm trôi theo dòng sông uốn khúc giữa cánh đồng phía bắc khu rừng. Không gian tĩnh mịch. Bỗng từ đâu đó, một giọng sáo vút lên, du dương, trầm bổng, gửi vào không trung một giai điệu dịu dịu, vương vấn chút sầu tư.

II. Tập làm văn: (6 điểm)

Tả một nghệ sĩ hài mà em biết.

Đáp án

I. Chính tả: (4 điểm)

- Tốc độ đạt yêu cầu: 1 điểm

- Chữ viết rõ ràng, viết đúng chữ, cỡ chữ: 1 điểm

- Viết đúng chính tả (không mắc quá 5 lỗi): 1 điểm

- Trình bày đúng quy định, viết sạch, đẹp: 1 điểm

II. Tập làm văn: (6 điểm)

Bài tham khảo

Hôm nay sáng thứ bảy, gia đình em đang chờ đón chương trình Gặp nhau cuối tuần của Đài truyền hình Việt Nam. Đúng mười giờ, một bản nhạc quen thuộc vang lên, tiếp đó một nhóm nghệ sĩ hài lần lượt ra mắt chào khán giả. Cu Bi nhà em kêu lên:

– Cô Vân Dung kia kìa!

Nghệ sĩ hài Vân Dung được cả nhà em yêu thích.

Để chào khán giả, cô đi một vòng quanh sân khấu, dáng cô dong dỏng cao, mềm mại trong bộ áo tứ thân đang bay bay. Đầu tóc vẫn đuôi gà. Nhìn dáng điệu cô ai cũng tức cười. Ô kìa! Hôm nay cô hóa trang trông ngồ nggoj làm sao! Môi và má đỏ chét, dưới cằm có cái mụn ruồi rất to, thì ra cô đang hóa thân trong vai “Thị Mầu lên chùa”.

Thường khi cô diễn em chỉ thấy cô nhập vai bà già hoặc một bà cô cau có khó tính. Nhưng hôm nay trông cô hoàn toàn mới lạ, từ dáng đi, cử chỉ, lờ nói đều thể hiện sự đỏng đảnh của một cô gái con quan nhà giàu nhưng éo le thay lại mê một chú tiểu trong chùa.

Những động tác lẳng lơ như cầm tay, ghé sát người vào chú tiểu đều toát lên sự nhuần nhuyễn, thành thục trong sự nhập vai của cô. Xem cô biểu diễn mà em cứ tưởng như mình đang xem vở chèo “Quan Âm Thị Kính” do cô Vân Quyền biễu diễn. Cả nhà em không ai bảo ai đều vỗ tay khen ngợi, cổ vũ cô. Dương như cô cũng hiểu được điều đó hay sao mà diễn xuất của cô mỗi lúc một uyển chuyển hơn, sinh động hơn. Rồi bất ngờ cô cất lên một điệu chèo nghe thật ngọt tai. Em thật ngỡ ngàng vì đây là lần đầu tiên em được nghe cô hát. Không ngờ cô Vân Dung lại hát hay đến thế.

Cô Vân Dung quả là một nghệ sĩ tài ba, bằng diễn xuất của mình cô đã đem lại cho mọi người tiếng cười sảng khoái, những phút thư giãn thật thú vị. Em mong rằng thứ bảy nào cũng được xem cô biểu diễn.

1 3,134 30/12/2022