Có ý kiến cho rằng: Vào nửa sau thế kỉ XIX, thực dân phương Tây đến Ấn Độ

Trả lời Vận dụng trang 68 Bài 15 Lịch Sử 8 sách Kết nối tri thức hay, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Lịch sử 8.

1 4,293 23/04/2023


Giải Lịch sử 8 Bài 15: Ấn độ và Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX

Vận dụng trang 68 Lịch Sử 8: Có ý kiến cho rằng: Vào nửa sau thế kỉ XIX, thực dân phương Tây đến Ấn Độ và các nước Đông Nam Á là để “khai hoá văn minh”? Em đồng ý với ý kiến đó không? Vì sao?

Trả lời:

Không đồng ý với ý kiến: thực dân phương Tây đến Ấn Độ và các nước Đông Nam Á là để “khai hoá văn minh”. Vì:

- Bản chất, ý nghĩa thực sự của “khai hóa văn minh” là: đem ánh sáng của những văn minh phát triển cao, rực rỡ soi rọi và thúc đẩy sự phát triển của những nền văn minh thấp kém hơn.

- Mục đích và chính sách cai trị thực dân phương Tây ở Ấn Độ và Đông Nam Á đối lập hoàn toàn với ý nghĩa của từ “khai hóa văn minh”:

+ Mục đích của các nước phương Tây khi xâm lược Ấn Độ và Đông Nam Á là nhằm: vơ vét tài nguyên, bóc lột nhân công, độc chiếm thị trường tiêu thụ.

+ Trong quá trình cai trị, chính quyền thực dân đã thiết lập nền thống trị cứng rắn, tăng cường các hoạt động khủng bố, đàn áp nhân dân Ấn Độ, Đông Nam Á; đồng thời thực hiện chính sách “ngu dân”, cổ súy cho các hủ tục lạc hậu, tệ nạn xã hội,… nhằm làm suy yếu nòi giống, phai mờ và tiến tới xóa bỏ ý chí đấu tranh; kìm hãm sự phát triển của nhân dân thuộc địa.

+ Chính sách cai trị của thực dân phương Tây đã để lại nhiều hệ quả nghiêm trọng, kéo lùi sự phát triển của Ấn Độ và các dân tộc Đông Nam Á.

1 4,293 23/04/2023


Xem thêm các chương trình khác: