Chuyên đề Địa lí 10 (Cánh diều) Các nhóm giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu

Với giải bài tập Chuyên đề Địa lí 10 Phần 4: Các nhóm giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu sách Cánh diều hay nhất, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Chuyên đề học tập Địa lí 10 CD Phần 4.

1 19,206 10/02/2023
Tải về


Giải bài tập Chuyên đề Địa lí 10 Phần 4: Các nhóm giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu

1. Các nhóm giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu 

Câu hỏi trang 16 Chuyên đề Địa lí 10Dựa vào bảng 1.2, hãy nêu các nhóm giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu. Trình bày và cho ví dụ về một nhóm giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu ở nước ta hoặc địa phương.

Trả lời:

* Các nhóm giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu: gồm 4 nhóm giải pháp là

- Trong công nghiệp

- Trong nông nghiệp

- Trong dịch vụ (giao thông vận tải và du lịch)

­- Trong giáo dục, y tế và đời sống

* Trình bày và cho ví dụ về một nhóm giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu:

- (Lựa chọn) Nhóm giải pháp trong nông nghiệp:

+ Lựa chọn giống cây trồng, vật nuôi có khả năng thích nghi với các tác động của biến đổi khí hậu.

+ Điều chỉnh cơ cấu mùa vụ và cơ cấu cây trồng, vật nuôi thích hợp để hạn chế ảnh hưởng của biến đổi khí hậu.

+ Xây dựng các công trình thuỷ lợi nhằm điều tiết và sử dụng hiệu quả nguồn nước ngọt, hạn chế hạn hán, xâm nhập mặn vào mùa khô, lũ lụt vào mùa mưa.

+ Bảo vệ rừng, tăng cường trồng rừng, đặc biệt là rừng phòng hộ đầu nguồn và ven biển để bảo vệ đất, điều hoà nguồn nước, hạn chế thiên tai.

+ Tăng cường công tác dự báo, cảnh báo thiên tai.

+ Xây dựng và nâng cấp, cải tạo các công trình giao thông đáp ứng các yêu cầu kĩ thuật nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu

- Ví dụ: Những biện pháp đã được triển khai như: Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với nước biển dâng và biến đổi khí hậu, bao gồm:

+ Xây dựng giải pháp quy hoạch đảm bảo 3,8 triệu ha diện tích đất lúa, trong đó 3,2 triệu ha đất canh tác 2 vụ, đảm bảo an ninh lương thực quốc gia;

+ Giảm phát khí thải nhà kính qua kỹ thuật 3 giảm, 3 tăng, 1 phải 5 giảm sử dụng tiết kiệm chi phí đầu vào;

+ Thúc đẩy quy trình VietGAP trong chăn nuôi;

+ Cải tiến kỹ thuật và công nghệ trong hoạt động khai thác thủy hai sản;

+ Đẩy mạnh trồng rừng, phục hồi rừng, xúc tiến tái sinh và làm giàu từ rừng; …

2. Các nhóm giải pháp giảm nhẹ biến đổi khí hậu

Câu hỏi trang 18 Chuyên đề Địa lí 10Dựa vào bảng 1.3, hãy nêu các nhóm giải pháp giảm nhẹ biến đổi khí hậu. Kể tên một số giải pháp giảm nhẹ biến đổi khí hậu trong các ngành sản xuất và đời sống hằng ngày ở nước ta hoặc ở địa phương.

Trả lời:

* Các nhóm giải pháp giảm nhẹ biến đổi khí hậu: gồm 4 nhóm giải pháp

- Trong nông nghiệp

- Trong công nghiệp

- Trong dịch vụ (giao thông vận tải và du lịch)

­- Trong giáo dục và tuyên truyền

* Một số giải pháp giảm nhẹ biến đổi khí hậu trong các ngành sản xuất và đời sống hằng ngày ở nước ta:

- Giảm phát thải khí nhà kính thông qua việc phát triển mạng lưới giao thông công cộng với các phương tiện sử dụng năng lượng sạch như tàu điện, … giảm phương tiện giao thông cá nhân.

- Tập trung phát triển công nghiệp sạch, ứng dụng công nghệ cao, từng bước loại bỏ, thay thế các công nghệ cũ, lạc hậu gây ô nhiễm môi trường.

- Đẩy mạnh phát triển du lịch, tận dụng những lợi thế riêng có để đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, đặc biệt lưu ý gắn phát triển du lịch với bảo vệ môi trường, đa dạng sinh học và sinh cảnh quý giá của các địa phương trên cả nước.

Câu 1 trang 18 Chuyên đề Địa lí 10Hãy trình bày các biểu hiện chủ yếu của biến đổi khí hậu toàn cầu.

Trả lời:

Biểu hiện của biến đổi khí hậu:

* Nhiệt độ Trái Đất tăng

- Từ cuối thế kỉ XIX - nay: Trái Đất đang ấm dần lên do xu hướng gia tăng nhiệt độ không khí.

- Trong thế kỉ XX: nhiệt độ trung bình Trái Đất tăng lên khoảng 0,6oC, tốc độ tăng nhiệt độ diễn ra nhanh hơn từ giữa thế kỉ XX.

- Từ 1980 - 2020 nhiệt độ Trái Đất liên tục tăng lên, trung bình khoảng 0,2oC/thập kỉ

- Dự báo đến cuối thế kỉ XXI nhiệt độ Trái Đất có thể tăng thêm từ 1,2 oC - 2,6oC

* Lượng mưa thay đổi

- Giai đoạn 1901- 2020 lượng mưa trên toàn cầu có xu hướng tăng. Thể hiện rõ nhất tại các khu vực ở vĩ độ trung bình và vĩ độ cao

- Các vĩ độ nhiệt đới và cận nhiệt lượng mưa có xu hướng giảm

* Nước biển dâng

- Mực nước biển và đại dương liên tục biến đổi qua các giai đoạn phát triển của Trái Đất, nhưng mức độ thay đổi thường rất chậm. Khoảng 1 000 năm trở lại đây, mực nước biển và đại dương trung bình toàn cầu biến động không quá 0,25 m.

- Hiện nay, mực nước biển và đại dương trên Trái Đất đang có xu hướng tăng nhanh. Trong thế kỉ XX, mực nước biển và đại dương đã tăng lên khoảng 15 - 16 cm (so với năm 1900), trung bình khoảng 1,5 - 1,6 mm/năm. Trong đó, tốc độ tăng mực nước biển diễn ra nhanh hơn từ giữa thế kỉ XX.

* Gia tăng các hiện tượng thời tiết cực đoan

- Số lượng các trận bão mạnh có xu hướng tăng lên và thất thường về thời gian hoạt động.

- Lượng mưa diễn ra ngày càng bất thường hơn cả về thời gian, không gian và cường độ. Số ngày mưa lớn và rất lớn tăng lên ở nhiều khu vực trên thế giới trong 70 năm gần đây (1950 - 2020).

- Số ngày nắng nóng có xu hướng tăng lên trong 70 năm gần đây (1950 - 2020) nhiều quốc gia và khu vực của tất cả các châu lục trên thế giới, đặc biệt là ở các quốc gia châu Phi, Nam Mỹ, Trung và Tây Á, ven Địa Trung Hải.

- Lũ lụt, hạn hán, rét đậm, rét hại xảy ra ngày càng thường xuyên hơn ở nhiều quốc gia trên thế giới.

Câu 2 trang 18 Chuyên đề Địa lí 10: Lựa chọn một trong hai nhiệm vụ sau:

- Vẽ sơ đồ hệ thống hoá các nhóm giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu. Lựa chọn một nhóm và trình bày các giải pháp cụ thể.

- Vẽ sơ đồ hệ thống hoá các nhóm giải pháp giảm nhẹ biến đổi khí hậu. Lựa chọn một nhóm và trình bày các giải pháp cụ thể.

Trả lời:

* Lựa chọn: nhiệm vụ 1

* Vẽ sơ đồ hệ thống hóa

Chuyên đề Địa lí 10 Các nhóm giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu – Cánh diều (ảnh 1)

* Trình bày Các giải pháp cụ thể của nhóm giải pháp trong nông nghiệp:

- Lựa chọn giống cây trồng, vật nuôi có khả năng thích nghi với các tác động của biến đổi khí hậu.

- Điều chỉnh cơ cấu mùa vụ và cơ cấu cây trồng, vật nuôi thích hợp để hạn chế ảnh hưởng của biến đổi khí hậu.

- Xây dựng các công trình thuỷ lợi nhằm điều tiết và sử dụng hiệu quả nguồn nước ngọt, hạn chế hạn hán, xâm nhập mặn vào mùa khô, lũ lụt vào mùa mưa.

- Bảo vệ rừng, tăng cường trồng rừng, đặc biệt là rừng phòng hộ đầu nguồn và ven biển để bảo vệ đất, điều hoà nguồn nước, hạn chế thiên tai.

- Tăng cường công tác dự báo, cảnh báo thiên tai.

- Xây dựng và nâng cấp, cải tạo các công trình giao thông đáp ứng các yêu cầu kĩ thuật nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu

Câu 3 trang 18 Chuyên đề Địa lí 10Thống kê các hoạt động có thể làm gia tăng phát thải khí nhà kính ở địa phương theo mẫu sau:

STT Các hoạt động chính Các khí nhà kính
1 ? ?
? ?

Trả lời:

Chuyên đề Địa lí 10 Các nhóm giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu – Cánh diều (ảnh 1)

Xem thêm lời giải bài tập Chuyên đề Địa lí lớp 10 Cánh diều với cuộc sống hay, chi tiết khác:

I. Khái niệm, biểu hiện và nguyen nhân của biến đổi khí hậu

II. Các tác động và hậu quả của biến đổi khí hậu

III. Ứng phó với biên đổi khí hậu

I. Khái niệm đô thị hóa và ý nghĩa của tỉ lệ dân thành thị

II. Đô thị hóa ở các nước phát triển

1 19,206 10/02/2023
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: