Chú thích tên các thành phần và hoàn thành chức năng tương ứng của các thành phần cấu trúc tế bào thực vật

Trả lời Bài 9 trang 28 SBT Sinh học 10 sách Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Sinh học 10.

1 478 09/02/2023


Giải SBT Sinh học 10 Kết nối tri thức Chương 2: Cấu trúc tế bào

Bài 9 trang 28 SBT Sinh học 10:Chú thích tên các thành phần và hoàn thành chức năng tương ứng của các thành phần cấu trúc tế bào thực vật theo mẫu cho dưới đây:

 Sách bài tập Sinh học 10 Chương 2 (Kết nối tri thức): Cấu trúc tế bào  (ảnh 1)

Lời giải:

Tên thành phần

Cấu trúc

Chức năng

1. Màng nhân

Màng nhân được cấu tạo từ hai lớp màng lipid kép, một màng nhân bên trong và một màng nhân bên ngoài, bao bọc xung quanh nhân, chứa vật chất di truyền.

Chức năng của màng nhân là duy trì sự tách biệt giữa nhân tế bào và tế bào chất.

2. Lưới nội chất hạt

Lưới nội chất hạt gồm hệ thống các đường ống tạo nên bởi lớp kép phospholipid, một đầu liên kết với màng nhân, đầu kia liên kết với lưới nội chất trơn. Trên màng lưới nội chất có chứa các hạt ribosome.

Protein được tổng hợp ở ribosome sẽ được đưa vào trong lưới nội chất để chuyển qua túi vận chuyển (túi tiết) và vận chuyển tới bộ máy Golgi.

3. Ribosome

Ribosome không có màng bao bọc, có dạng hình cầu, đường kính khoảng 150 Å. Thành phần hóa học của ribosome gồm rRNA và protein.

Ribosome là nơi diễn ra quá trình tổng hợp protein.

4. Lưới nội chất trơn

Là hệ thống màng dạng ống dẹp thông với lưới nội chất hạt, có ít hoặc không có ribosome. Có chứa nhiều loại enzyme.

Các enzyme tham gia tổng hợp nhiều loại lipid, chuyển hóa đường, khử độc và là khi dự trữ Ca2+ để thực hiện nhiều chức năng khác nhau.

Là nơi tổng hợp nên các sterol và phospholipid cấu tạo nền các loại màng tế bào,…

5. Lục lạp

Là bào quan có màng bao bọc, màng ngoài tạo khoảng không hẹp với lớp màng trong, màng trong không gấp khúc. Bên trọng lục lạp có hệ thống màng ở các túi dẹp, gọi là thylakoid. Thylakoid xếp chồng lên nhau tạo thành cấu trúc gọi là granum. Bao quanh các granum là chất nền (stroma). Ngoài ra, stroma chứa nhiều phân tử DNA dạng vòng và ribosome.

Lục lạp là bào quan chỉ có ở tế bào thực vật. Lục lạp chứa nhiều chất diệp lục, enzyme và protein có khả năng chuyển đổi năng lượng ánh sáng thành năng lượng hoá học, sản xuất chất hữu cơ cung cấp năng lượng cho tế bào.

6. Vách tế bào

Vách tế bào được cấu tạo từ các phân tử cellulose tạo nên các sợi vững chắc, được gia cố thêm bởi nhiều chất khác như lignin do tế bào tiết ra.

Vách tế bào có chức năng bảo vệ, định hình tế bào, ngoài ra nó còn hoạt động với chức năng lọc.

7. Ti thể

Là bào quan có màng kép, lớp màng ngoài trơn nhẵn, màng trong gấp nếp hình răng lược tạo nhiều mào ngăn ti thể thành hai khoang. Ngoài ra, trong chất nền còn chứa nhiều phân tử DNA nhỏ, dạng vòng và ribosome.

Ti thể là nơi diễn ra quá trình phân giải carbohydrate giải phóng năng lượng cung cấp cho mọi hoạt động sống, đồng thời tạo nhiều sản phẩm trung gian cho quá trình chuyển hóa vật chất của tế bào.

8. Nhân con (Hạch nhân)

Nhân con là một cấu trúc dạng hình cầu. Có chứa DNA nhân con, rRNA, protein nhân con và enzyme.

Nhân con là nơi diễn ra quá trình tổng hợp các phân tử rRNA.

9. Không bào

Không bào là bào quan có một lớp màng bao bọc. Chứa nước với các phân tử vô cơ và hữu cơ bao gồm các enzyme tan trong dung dịch.

Giúp điều hòa áp suất thẩm thấu trong tế bào. Một số nhằm thu hút côn trùng đến  thụ phấn, số khác làm kho chứa các chất như ion, carbohydrate, các enzyme, khử các chất độc từ bên ngoài xâm nhập vào. Ở động vật nguyên sinh, không bào tiêu hóa chứa các enzyme tiêu hóa thức ăn.

10. Bộ máy Golgi

Gồm các túi dẹp nằm song song với nhau nhưng tách rời nhau.

Là nơi tập trung, chế biến, lắp ráp, đóng gói các phân tử protein, lipid rồi phân phối chúng đến những nơi cần thiết.

11.

 

 

12. Chất nhiễm sắc

Chất nhiễm sắc là một phức hợp DNA, RNA và protein.

Chức năng chính của nó là đóng gói cái phân tử DNA rất dài thành hình dạng nhỏ gọn và đậm đặc hơn, ngăn cản các sợi bị rối và đóng vai trò quan trọng trong việc củng cố DNA trong quá trình phân chia tế bào, ngăn ngừa tổn thương DNA và điều chỉnh sự biểu hiện ggen và sao chép DNA.

13.Vách tế bào của tế bào lân cận

 

 

14. Màng sinh chất

Màng sinh chất được cấu tạo từ thành phần chính là lớp kép phospholipid và các loại protein. Các protein nằm xuyên màng hoặc rìa màng. Cholesterol nằm khảm vào lớp kép để tăng độ vững chắc cho màng. Ngoài ra có các cấu trúc glycoprotein, glycopilid, carbohydrate…

Trao đổi chất một cách có chọn lọc với môi trường: lớp phospholipid chỉ cho những phân tử nhỏ không phân cực đi qua. Các chất phân cực và tích điện đều phải đi qua những kênh protein thích hợp với được ra vào tế bào.

Các protein thụ thể thu nhận thông tin cho tế bào. Tiếp nhận và trả lời kích thích từ môi trường.

15. Peroxysome

Là bào quan có dạng hình cầu, được bao bọc bởi một màng đơn mỏng, thường nằm gần lưới nội chất. Chứa enzyme phân giải H2O2.­

H2O2. là một loại chất dễ phân giải thành các gốc oxy tự do làm tổn thương tế bào được sản sinh một số phản ứng hóa học trong tế bào. Các tế bào gan, thận ở người có peroxisome chứa enzyme khử các chất độc từ máu đưa tới. Một số có enzyme phân giải chất béo thành cholesterol và các dạng lipid khác.

16. Plasmodesmata

Plasmodesmata là một loại liên kết tế bào được tìm thấy trong tế bào thực vật, kết nối trực tiếp với tế bào chất lân cận. Cấu tạo từ 3 lớp chính: màng sinh chất, ống bọc tế bào chất và demotopulo.

Plasmodesmata vận chuyển các phân tử truyền tín hiệu giữa hai tế bào thực vật.

 

1 478 09/02/2023


Xem thêm các chương trình khác: