Chọn các từ hoặc cụm từ đã cho dưới đây, điền vào chỗ trống (...) cho phù hợp về anh hùng dân tộc Trần Hưng Đạo

Trả lời Câu 5 trang 30 SBT Lịch Sử 11 sách Chân trời sáng tạo hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Lịch sử 11.

1 227 16/11/2023


Giải SBT Lịch sử 11 Bài 7: Chiến tranh bảo vệ Tổ quốc trong lịch sử Việt Nam (trước năm 1945)

Câu 5 trang 30 SBT Lịch Sử 11: Chọn các từ hoặc cụm từ đã cho dưới đây, điền vào chỗ trống (...) cho phù hợp về anh hùng dân tộc Trần Hưng Đạo.

yêu nước, thương dân

linh hoạt

đoàn kết dân tộc

dân

trung quân, ái quốc

kế sâu rễ, bền gốc

Trần Quang Khải

Đức Thánh Trần

nước

Trần Hưng Đạo là vị tướng tài năng xuất chúng, nhà tư tưởng chính trị, quân sự Việt Nam thời Trần. Nền tảng tư tưởng của ông là tinh thần ………...... khát vọng đem lại yên ấm cho dân. Ông chủ trương xây dựng khối …………… đánh giá đúng mối quan hệ và vai trò của ................ trong sự tồn tại của …………….“Khoan thư sức dân để làm ………………….đó là thượng sách giữ nước”. Tư tưởng quân sự nổi bật của ông là quân đội “cốt tinh chứ không cốt nhiều”. “dĩ đoản (binh), chế trường (trận)”, dùng nhỏ đánh lớn, lấy ít địch nhiều, lấy yếu đánh mạnh, phát huy mặt mạnh của ta, hạn chế mặt mạnh của địch, tiến thoái ………………….để đánh thắng địch.

Ông đã chủ động đặt quyền lợi quốc gia trên thù nhà, dẹp bỏ hiềm khích với………….. bỏ qua lỗi lầm của Trần Khánh Dư vì sự nghiệp lớn của triều đình. Câu trả lời “Bệ hạ chém đầu thần rồi hãy hàng” thể hiện tấm lòng ………………..... vô bờ bến.

“Sinh vi tướng, tử vi thần”, ông được nhân dân tôn vinh ………………. và lập đền thờ khắp cả nước.

Lời giải:

Trần Hưng Đạo là vị tướng tài năng xuất chúng, nhà tư tưởng chính trị, quân sự Việt Nam thời Trần. Nền tảng tư tưởng của ông là tinh thần yêu nước, thương dân khát vọng đem lại yên ấm cho dân. Ông chủ trương xây dựng khối đoàn kết dân tộc đánh giá đúng mối quan hệ và vai trò của dân trong sự tồn tại của nước. “Khoan thư sức dân để làm kế sâu rễ, bền gốc đó là thượng sách giữ nước”. Tư tưởng quân sự nổi bật của ông là quân đội “cốt tinh chứ không cốt nhiều”. “dĩ đoản (binh), chế trường (trận)”, dùng nhỏ đánh lớn, lấy ít địch nhiều, lấy yếu đánh mạnh, phát huy mặt mạnh của ta, hạn chế mặt mạnh của địch, tiến thoái linh hoạt để đánh thắng địch.

Ông đã chủ động đặt quyền lợi quốc gia trên thù nhà, dẹp bỏ hiềm khích với Trần Quang Khải bỏ qua lỗi lầm của Trần Khánh Dư vì sự nghiệp lớn của triều đình. Câu trả lời “Bệ hạ chém đầu thần rồi hãy hàng” thể hiện tấm lòng trung quân, ái quốc vô bờ bến.

“Sinh vi tướng, tử vi thần”, ông được nhân dân tôn vinh Đức Thánh Trần và lập đền thờ khắp cả nước.

1 227 16/11/2023


Xem thêm các chương trình khác: