Câu hỏi:
01/09/2024 7,643Nội dung nào không phải là yếu tố tác động đến quyết định ra đi tìm đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành (5/6/1911)?
A. Đất nước bị xâm lược, giải phóng dân tộc là yêu cầu cấp thiết
B. Ảnh hưởng từ truyền thống yêu nước của quê hương, gia đình
C. Tác động mạnh mẽ từ trào lưu cách mạng vô sản trên thế giới
D. Yêu cầu tìm kiếm một con đường cứu nước mới cho dân tộc
Trả lời:
Đáp án đúng là: C
- Tác động mạnh mẽ từ trào lưu cách mạng vô sản trên thế giới, không phải là yếu tố tác động đến quyết định ra đi tìm đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành (5/6/1911)
- Yếu tố tác động đến quyết định ra đi tìm đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành (5/6/1911):
+ Đất nước bị xâm lược, giải phóng dân tộc là yêu cầu cấp thiết.
+ Ảnh hưởng từ truyền thống yêu nước của quê hương, gia đình.
+ Yêu cầu tìm kiếm một con đường cứu nước mới cho dân tộc.
→C đúng. A, B, D sai.
* Sự xuất hiện khuynh hướng cứu nước mới
1. Phong trào công nhân
- Trong những năm Chiến tranh thế giới thứ nhất, công nhân đã kết hợp đấu tranh đòi quyền lợi kinh tế với bạo động vũ trang.
- Các cuộc đấu tranh tiêu biểu:
+ Ngày 22/2/1916, nữ công nhân nhà máy sang Kế Bào (Quảng Ninh) nghỉ việc 7 ngày.
+ Năm 1916, gần 100 công nhân mỏ than Hà Tu đã đánh trả bọn lính khố xanh.
+ Tháng 6 và 7/1917 công nhân mỏ bô xít Cao Bằng bỏ trốn;
- Nhận xét: tuy phát triển đấu tranh còn mang tính tự phát nhưng đã thể hiện rõ tinh thần đoàn kết, ý thức kỉ luật của giai cấp công nhân.
2. Buổi đầu hoạt động cứu nước của Nguyễn Tất Thành (1911-1918)
- Truyền thống yêu nước của gia đình, quê hương và vận nước nguy nan đã hun đúc nên ở Nguyễn Tất Thành quyết tâm đánh đuổi thực dân Pháp, giải phóng đồng bào.
=> Ngày 5/6/1911, Nguyễn Tất Thành đã rời cảng Nhà Rồng, ra đi tìm đường cứu nước.
- Hoạt động yêu nước của Nguyễn Tất Thành trong những năm 1911 – 1917
+ 1911 – 1917, Nguyễn Ái Quốc đi nhiều nước, nhiều châu lục khác nhau, khảo nghiệm thực tiễn và nhận thấy: ở đâu bọn đế quốc, thực dân cũng tàn bạo; ở đâu những người lao động cũng bị áp bức và bóc lột dã man.
+ Cuối năm 1917, Nguyễn Tất Thành từ Anh trở lại Pháp, học tập, rèn luyện trong cuộc đấu tranh của quần chúng lao động và giai cấp công nhân Pháp.
- Ý nghĩa: là quá trình khảo nghiệm để tìm ra con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc Việt Nam.
Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:
Lý thuyết Lịch sử 11 Bài 24: Việt Nam trong những năm chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918)
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Hoạt động yêu nước của Nguyễn Tất Thành trong những năm 1911 - 1918 có ý nghĩa như thế nào?
Câu 2:
Trong những năm Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918), phong trào công nhân Việt Nam có đặc điểm gì?
Câu 3:
Trong thời gian diễn ra Chiến tranh thế giới thứ nhất, công thương nghiệp và giao thông vận tải ở Việt Nam có điều kiện phát triển vì
Câu 4:
Cuộc vận động khởi nghĩa của Thái Phiên và Trần Cao Vân nhận được sự ủng hộ của
Câu 5:
Đâu không phải nguyên nhân Nguyễn Tất Thành chọn Pháp làm điểm dừng chân đầu tiên trong hành trình tìm đường cứu nước?
Câu 6:
Vì sao năm 1911, Nguyễn Tất Thành quyết định ra đi tìm đường cứu nước?
Câu 7:
Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước (5/6/1911) trong bối cảnh
Câu 8:
Trong hành trình tìm đường cứu nước, nhận thức đầu tiên của Nguyễn Tất Thành rút ra được là
Câu 9:
Thất bại của các phong trào đấu tranh vũ trang ở Việt Nam trong những năm Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918) đã chứng tỏ
Câu 10:
Vì sao nông dân Việt Nam ngày càng bần cùng trong những năm Chiến tranh thế giới thứ nhất
Câu 11:
So với giai đoạn 1897 – 1914, trong những năm 1914 – 1918, chính sách của Pháp trên lĩnh vực nông nghiệp có điểm gì khác biệt?
Câu 13:
Địa danh nào được đề cập đến trong câu đố dân gian dưới đây?
“Nơi nào Bác đã ra đi
Tìm đường cứu nước cũng vì non sông”?
Câu 14:
Nhân vật lịch sử nào được đề cập đến trong câu đố dân gian dưới đây?
“Bị giam cầm ở Thái Nguyên
Bèn cùng Đội Cấn nổi lên diệt thù
Bảy ngày, một cõi biên khu
Nghĩa quân tan rã, mặc dù kiên trung?”
Câu 15:
Điểm đến đầu tiên trong hành trình tìm đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành là quốc gia nào?