Câu hỏi:
26/10/2024 222Xét về bản chất, toàn cầu hóa là
A. sự phát triển nhanh chóng của quan hệ thương mại giữa các quốc gia trên thế giới.
B. sự tăng cường sáp nhập và hợp nhất các công ti thành những tập đoàn lớn trên toàn cầu.
C. sự tăng lên mạnh mẽ những mối liên hệ, tác động, phụ thuộc lẫn nhau giữa các nước.
D. sự ra đời của các tổ chức liên kết kinh tế, thương mại, tài chính quốc tế và khu vực.
Trả lời:
Đáp án đúng là : C
- Xét về bản chất, toàn cầu hóa là sự tăng lên mạnh mẽ những mối liên hệ, tác động, phụ thuộc lẫn nhau giữa các nước.
Sự tăng lên mạnh mẽ những mối liên hệ, tác động, phụ thuộc lẫn nhau giữa các nước:Đây mới là định nghĩa chính xác và đầy đủ nhất về toàn cầu hóa. Nó nhấn mạnh đến sự gia tăng mạnh mẽ các mối quan hệ, sự tác động qua lại và sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia trên mọi lĩnh vực, từ kinh tế, chính trị, văn hóa đến xã hội.
+ Toàn cầu hóa không chỉ đơn thuần là thương mại, không chỉ giới hạn trong việc sáp nhập các công ty, và cũng không chỉ dừng lại ở việc thành lập các tổ chức quốc tế.
+ Bản chất cốt lõi của toàn cầu hóa là sự liên kết ngày càng chặt chẽ giữa các quốc gia, tạo thành một hệ thống toàn cầu thống nhất và phụ thuộc lẫn nhau.
+ Các yếu tố khác như thương mại, đầu tư, công nghệ, văn hóa chỉ là những biểu hiện cụ thể của sự liên kết đó.
- Sự phát triển nhanh chóng của quan hệ thương mại giữa các quốc gia trên thế giới.: Đây đều là những biểu hiện, những hệ quả của toàn cầu hóa chứ không phải bản chất của nó.
Vậy A sai
- Sự tăng cường sáp nhập và hợp nhất các công ti thành những tập đoàn lớn trên toàn cầu.: Đây đều là những biểu hiện, những hệ quả của toàn cầu hóa chứ không phải bản chất của nó.
Vậy B sai
- Sự ra đời của các tổ chức liên kết kinh tế, thương mại, tài chính quốc tế và khu vực.: Đây đều là những biểu hiện, những hệ quả của toàn cầu hóa chứ không phải bản chất của nó.
Vậy D sai
Kết luận:
Toàn cầu hóa là một quá trình phức tạp và đa chiều, nó không chỉ đơn thuần là một hiện tượng kinh tế mà còn là một quá trình toàn diện, ảnh hưởng đến mọi mặt của đời sống xã hội. Việc hiểu rõ bản chất của toàn cầu hóa sẽ giúp chúng ta nắm bắt được những cơ hội và thách thức mà quá trình này mang lại.
* XU THẾ TOÀN CẦU HÓA VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ
1. Thời gian: từ đầu những năm 80 của thế kỉ XX, nhất là từ sau Chiến tranh lạnh, trên thế giới đã diễn ra xu thế toàn cầu hóa.
2. Bản chất: toàn cầu hóa là quá trình tăng lên mạnh mẽ những mối liên hệ, những ảnh hưởng tác động lẫn nhau, phụ thuộc lẫn nhau của tất cả các khu vực, các quốc gia, các dân tộc trên thế giới.
3. Biểu hiện:
- Sự phát triển nhanh chóng của quan hệ thương mại quốc tế.
+ Từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến cuối thập kỉ 90, giá trị trao đổi thương mại trên phạm vi quốc tế đã tăng 12 lần.
+ Nền kinh tế của các nước trên thế giới có quan hệ chặt chẽ và phụ thuộc lẫn nhau, tính quốc tế hóa của nền kinh tế thế giới tăng.
- Sự phát triển và tác động to lớn của các công ti xuyên quốc gia.
+ khoảng 500 công ti xuyên quốc gia lớn kiểm soát tới 25% tổng sản phẩm thế giới và giá trị trao đổi của những công ti này tương đương ¾ giá trị thương mại toàn cầu.
- Sự sát nhập và hợp nhất các công ti thành những tập đoàn lớn, nhất là các công ti khoa học - kĩ thuật.
- Sự ra đời của các tổ chức liên kết kinh tế, thương mại, tài chính quốc tế và khu vực.
+ Ví dụ: Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF), Ngân hàng Thế giới (WB), Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), Liên minh châu Âu (EU),...
⇒ Toàn cầu hóa là xu thế khách quan, là một thưc tế không thể đảo ngược được.
4. Tác động của xu thế toàn cầu hóa
* Tác động tích cực:
- Thúc đẩy rất mạnh, rất nhanh sự phát triển và xã hội của lực lượng sản xuất.
- Góp phần chuyển biến cơ cấu kinh tế, đòi hỏi phải tiến hành cải cách sâu rộng để nâng cao sức cạnh tranh và hiệu quả của nền kinh tế.
* Tác động tiêu cực:
- Làm trầm trọng thêm sự bất công xã hội, đào sâu hố ngăn cách giàu –nghèo trong từng nước và giữa các nước.
- Làm cho mọi mặt hoạt động và đời sống con người kém an toàn (từ kém an toàn về kinh tế, tài chính đến kém an toàn về chính trị).
- Tạo ra nguy cơ đánh mất bản sắc dân tộc và xâm phạm nền độc lập tự chủ của các quốc gia v.v..
5. Thời cơ và thách thức của các dân tộc trong xu thế toàn cầu hóa
a. Thời cơ:
- Chiếm lĩnh thị trường.
- Có điều kiện tiếp thu các thành tựu khoa học – công nghệ.
- Tranh thủ được nguồn vốn đầu tư, học hỏi kinh nghiệm quản lí,...
b. Thách thức:
- Nguy cơ mất độc lập, chủ quyền.
- Sự cạnh tranh quyết liệt của thị trườn thế giới.
- Vấn đề sử dụng có hiệu quả nguồn vốn vay nợ.
- Vấn đề bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc,...
Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:
Lý thuyết Lịch sử 12 Bài 10: Cách mạng khoa học-công nghệ và xu hướng toàn cầu hóa nửa sau thế kỉ XX
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Hiến chương Liên hợp quốc và quyết định chính thức thành lập Liên hợp quốc được thông qua tại Hội nghị
Câu 2:
Việt Nam có thể học hỏi được gì từ kinh nghiệm cải cách – mở cửa của Trung Quốc?
Câu 5:
Chính sách đối ngoại của Liên bang Nga từ năm 1991 đến năm 2000 là ngả về phương Tây, khôi phục và phát triển quan hệ với các nước ở
Câu 7:
Yếu tố nào không dẫn đến sự xuất hiện xu thế hòa hoãn Đông - Tây (đầu những năm 70 của thế kỉ XX)?
Câu 9:
Một trong những biểu hiện Liên Xô là thành trì của cách mạng thế giới từ năm 1950 đến nửa đầu những năm 70 của thế kỉ XX là
Câu 10:
Sau khi giành được độc lập, nhóm năm nước sáng lập ASEAN thực hiện chiến lược kinh tế hướng nội với mục tiêu
Câu 11:
Với sự kiện 17 nước châu Phi được trao trả độc lập, lịch sử ghi nhận năm 1960 là
Câu 12:
Nền tảng trong chính sách đối ngoại của Nhật Bản giai đoạn 1952 - 1973 là
Câu 14:
Một trong những cơ quan chính của Liên hợp quốc được quy định trong Hiến chương (năm 1945) là
Câu 15:
Từ năm 1973 đến năm 1991, điểm mới trong chính sách đối ngoại của Nhật Bản là