Câu hỏi:
24/10/2024 182Vùng núi Trường Sơn Bắc có vị trí
A. nằm ở phía đông của thung lũng sông Hồng.
B. nằm giữa sông Hồng và sông Cả.
C. nằm từ phía nam sông Cả tới dãy Bạch Mã.
D. nằm ở phía nam dãy Bạch Mã.
Trả lời:
Đáp án đúng là : C
- Vùng núi Trường Sơn Bắc có vị trí nằm từ phía nam sông Cả tới dãy Bạch Mã.
- Đông Bắc là vùng núi nằm ở phía đông thung lũng sông Hồng.
→ A sai.
- Vùng núi nằm giữa sông Hồng và sông Cả là Tây Bắc.
→ B sai.
- Vùng núi Trường Sơn Nam có vị trí nằm ở phía Nam của dãy Bạch Mã, chủ yếu gồm lãnh thổ của Tây Nguyên, Duyên hải Nam Trung Bộ và 1 ít vùng Đông Nam Bộ.
→ D sai.
* Đặc điểm chung của địa hình
a) Địa hình đồi núi chiếm phần lớn diện tích, nhưng chủ yếu là đồi núi thấp
- Địa hình dưới 1000m chiếm 85%; 1000 - 2000m chiếm 14%; trên 2000m chiếm 1%.
- Đồi núi chiếm ¾ diện tích lãnh thổ.
b) Cấu trúc địa hình khá đa dạng
- Địa hình thấp dần từ Tây Bắc đến Đông Nam.
- Địa hình trẻ lại và có tính phân bậc rõ rệt.
- Cấu trúc địa hình có 2 hướng chính: Tây Bắc - Đông Nam (Tây Bắc, Trường Sơn Bắc) và vòng cung (Đông Bắc, Trường Sơn Nam).
c) Địa hình của vùng nhiệt đới ẩm gió mùa
- Xói mòn, rửa trôi ở miền núi.
- Bồi tụ nhanh ở vùng đồng bằng.
d) Địa hình chịu sự tác động mạnh mẽ của con người
- Tích cực: Trồng rừng phủ đất trống, đồi trọc,…
- Tiêu cực: Thông qua các hoạt động kinh tế (Các công trình thủy lợi, thủy điện, xây dựng kênh mương, đê sông - biển,…) làm biến đổi các dạng địa hình.
ùng đồi núi |
Đông Bắc |
- Vị trí: Nằm ở tả ngạn sông Hồng. - Hướng: Vòng cung; hướng nghiêng chung: Tây Bắc – Đông Nam. - Độ cao: Địa hình núi thấp chiếm phần lớn diện tích. - Đặc điểm hình thái: + Gồm 4 cánh cung lớn chụm đầu ở Tam Đảo, mở ra về phía bắc và phía đông: Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều. + Các dãy núi cao trên 2000m ở rìa phía Bắc, núi trung bình ở giữa, đồng bằng ở phía Đông, Đông Nam. + Các thung lũng sông: sông Cầu, sông Thương, sông Lục Nam. |
Tây Bắc |
- Vị trí: Nằm giữa sông Hồng và sông Cả. - Hướng: Tây Bắc – Đông Nam. - Độ cao: Địa hình cao nhất nước ta. - Đặc điểm hình thái: địa hình với 3 mạch núi lớn. + Phía đông là dãy Hoàng Liên Sơn. + Phía tây là địa hình núi trung bình với dãy sông Mã chạy dọc biên giới Việt – Lào. + Ở giữa thấp hơn là dãy núi xen các sơn nguyên, cao nguyên đá vôi. |
|
Trường Sơn Bắc |
- Vị trí: Từ nam sông Cả tới dãy Bạch Mã. - Hướng: Tây Bắc – Đông Nam. - Đặc điểm hình thái + Gồm các dãy núi song song và so le. + Địa thế thấp, hẹp và được nâng cao ở hai đầu. |
|
Trường Sơn Nam |
- Vị trí: Phía Nam dãy Bạch Mã. - Hướng: Vòng cung. - Đặc điểm hình thái: Có sự bất đối xứng giữa sườn hai sườn đông, tây của Tây Trường Sơn. + Địa hình núi ở phía đông với những đỉnh núi trên 2000m và thấp dần ra biển. + Phía Tây gồm các cao nguyên tương đối bằng phẳng thành các bề mặt cao 500-800-1000m và địa hình bán bình nguyên xen đồi. |
|
Bán bình nguyên và vùng đồi trung du |
Nằm chuyển tiếp giữa miền núi và đồng bằng. |
|
Bán bình nguyên |
- Vị trí: Đông Nam Bộ. - Đặc điểm: Bậc thềm phù sa cổ và bề mặt phủ badan. |
|
Đồi trung du |
- Vị trí: Rìa phía Bắc, phía Tây đồng bằng sông Hồng, ven biển ở dải đồng bằng miền Trung. - Đặc điểm: Phần nhiều do tác động của dòng chảy chia cắt các thềm phù sa cổ. |
Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:
Lý thuyết Địa Lí 12 Bài 6: Đất nước nhiều đồi núi
Mục lục Giải Tập bản đồ Địa Lí 12 Bài 6-7: Đất nước nhiều đồi núi
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Dạng địa hình chiếm diện tích lớn nhất trên lãnh thổ nước ta là
Câu 2:
Hướng vòng cung của địa hình nước ta thể hiện trong các khu vực núi nào sau đây?
Câu 3:
Cấu trúc địa hình với “bốn cánh cung núi lớn, chụm lại ở Tam Đảo” thuộc vùng núi
Câu 4:
Thung lũng sông tạo nên ranh giới giữa vùng núi Đông Bắc và vùng núi Tây Bắc là
Câu 5:
Khối núi Thượng nguồn sông Chảy gồm nhiều đỉnh núi cao trên 2000m nằm trong vùng núi
Câu 8:
Vùng núi có các bề mặt cao nguyên badan tương đối bằng phẳng nằm ở các bậc độ cao khác nhau là
Câu 9:
Hướng tây bắc – đông nam của địa hình nước ta thể hiện rõ rệt trong các khu vực núi nào sau đây?
Câu 10:
Hang Sơn Đoòng thuộc khối núi đá vôi Kẻ Bàng (Quảng Bình) nằm trong vùng núi
Câu 11:
Cấu trúc địa hình “gồm các dãy núi song song và so le nhau theo hướng tây bắc – đông nam” là của vùng núi nào sau đây?
Câu 13:
Đặc điểm nào dưới đây không phải là đặc điểm chung của địa hình nước ta?
Câu 14:
Độ dốc (độ dốc thay bằng hướng nghiêng) chung của địa hình nước ta là
Câu 15:
Tỉ lệ của địa hình đồi núi và của địa hình đồng bằng so với diện tích toàn lãnh thổ của nước ta lần lượt là