Câu hỏi:

23/07/2024 40,860

Vùng nội thủy của nước ta không phải là

A. cơ sở ven bờ biển để tính chiều rộng lãnh hải.

B. từ mép nước thủy triều thấp nhất đến đường cơ sở.

Đáp án chính xác

C. vùng tiếp giáp đất liền, ở trong đường cơ sở.

D. một bộ phận được xem như lãnh thổ trên đất liền.

Trả lời:

verified Giải bởi Vietjack

Đáp án: B

Nội thủy là vùng nước tiếp giáp với đất liền, ở phía trong của đường cơ sở. Ngày 12-11-1982 Chính phủ nước ta đã ra tuyên bố quy định đường cơ sở ven bờ biển để tính chiều rộng lãnh hải Việt Nam. Vùng nội thủy cũng được xem như bộ phận lãnh thổ trên đất liền.

*) Vùng biển Việt Nam

- Diện tích khoảng 1 triệu km2 gồm vùng nội thuỷ, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và vùng thềm lục địa.

- Vùng biển Việt Nam tiếp giáp với vùng biển của 8 nước, gồm: Trung Quốc, Philippin, Malaixia, Brunây, Indonexia, Xingapo, Thái Lan, Campuchia.

- Đặc điểm các bộ phận thuộc vùng biển nước ta:

+ Nội thủy: là vùng nước tiếp giáp với đất liền, nằm ở phía trong đường cơ sở, được coi như một bộ phận trên đất liền.

+ Lãnh hải: là vùng biển thuộc chủ quyền quốc gia trên biển: Rộng 12 hải lí, ranh giới ngoài tính bằng đường song song và cách đều với đường cơ sở về phía biển và đường phân định trên vịnh với các nước hữu quan. Ranh giới ngoài của lãnh hải chính là đường biên giới quốc gia trên biển của Việt Nam.

+ Vùng tiếp giáp lãnh hải: Rộng 12 hải lí, là vùng đảm bảo cho việc thực hiện chủ quyền của một nước ven biển, Nhà nước ta có quyền thực hiện các biện pháp an ninh quốc phòng, kiểm soát thuế quan, các quy định về y tế, môi trường, nhập cư.

+ Vùng đặc quyền kinh tế: Rộng 200 hải lí (*1852m) tính từ đường cơ sở. Nhà nước và nhân dân ta có chủ quyền hoàn toàn về kinh tế nhưng vẫn cho phép nước ngoài được đặt ống dẫn dầu, dây cáp ngầm và tự do lưu thông hàng hải và hàng không theo Luật biển.

+ Vùng thềm lục địa: Là phần ngầm dưới đáy biển và lòng đất dưới đáy biển thuộc phần rìa lục địa kéo dài đến độ sâu - 200m hoặc hơn nữa, Nhà nước ta có quyền thăm dò và khai thác, bảo vệ và quản lí tài nguyên.

Lý thuyết Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ | Địa Lí lớp 12 (ảnh 1)

Sơ đồ mặt cắt khái quát các vùng biển Việt Nam

Xem thêm các bài viết liên quan hay và chi tiết khác:

Lý thuyết Địa Lí 12 Bài 2: Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ

Giải Địa lí 12 Bài 2: Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Nhận định nào sau đây không đúng về ý nghĩa vị trí địa lí nước ta?

Xem đáp án » 23/07/2024 101,789

Câu 2:

Vị trí địa lí làm cho nước ta phải giải quyết vấn đề kinh tế nào sau đây?

Xem đáp án » 29/07/2024 76,810

Câu 3:

Vị trí địa lí nước ta không tạo thuận lợi cho hoạt động nào sau đây?

Xem đáp án » 23/07/2024 73,489

Câu 4:

Đường biên giới trên biển và trên đất liền của nước ta dài gặp khó khăn lớn nhất về

Xem đáp án » 22/07/2024 56,761

Câu 5:

Ý nghĩa quan trọng về văn hóa - xã hội của vị trí địa lí nước ta là

Xem đáp án » 23/07/2024 54,880

Câu 6:

Sự phân hóa đa dạng của tự nhiên và hình thành các vùng tự nhiên khác nhau ở nước ta chủ yếu do

Xem đáp án » 23/07/2024 51,166

Câu 7:

Nhân tố nào dưới đây quyết định tính phong phú về thành phần loài của giới thực vật nước ta?

Xem đáp án » 23/07/2024 46,670

Câu 8:

Sự đa dạng về bản sắc dân tộc của nước ta là do vị trí

Xem đáp án » 09/08/2024 46,285

Câu 9:

Trong các vùng biển sau đây, vùng nào có diện tích lớn nhất?

Xem đáp án » 12/08/2024 33,959

Câu 10:

Ý nghĩa kinh tế của vị trí địa lý nước ta là

Xem đáp án » 15/09/2024 24,432

Câu 11:

Ý nghĩa chiến lược của các đảo và quần đảo nước ta về kinh tế là

Xem đáp án » 21/09/2024 1,434