Câu hỏi:
04/01/2025 397Việc đẩy mạnh phát triển công nghiệp ở vùng Trung du và miền núi nước ta nhằm
A. khai thác hiệu quả nguồn tài nguyên và sử dụng tối đa lao động.
B. hạn chế việc di dân tự do từ vùng đồng bằng lên vùng đồi núi.
C. chuyển quỹ đất nông nghiệp thành đất thổ cư và chuyên dùng.
D. hình thành các đô thị, tăng tỉ lệ dân thành thị trong tổng số dân.
Trả lời:
Đáp án đúng là ; A
- Việc đẩy mạnh phát triển công nghiệp ở vùng Trung du và miền núi nước ta nhằm khai thác hiệu quả nguồn tài nguyên và sử dụng tối đa lao động.
Vùng Trung du và miền núi nước ta tập trung nguồn tài nguyên giàu có, nhưng lao động còn ít và có trình độ kĩ thuật thấp (chủ yếu là hoạt động sản xuất nông nghiệp lạc hậu với thời gian nông nhàn lớn). Do vậy, việc đẩy mạnh phát triển công nghiệp ở vùng trung du và miền núi nước ta góp phần khai thác hợp lí nguồn tài nguyên thiên nhiên và sử dụng có hiệu quả nguồn lao động -> đem lại hiệu quả kinh tế cao, bảo vệ tài nguyên và tạo việc làm nâng cao đời sống người dân.
→ A đúng.B,C,D sai.
* Mở rộng:
1. Khái quát chung
- Diện tích lớn nhất nước ta (trên 101 nghìn km2 - 30,5%).
- Dân số: 13,9 triệu người (năm 2019), 14,3% dân số cả nước.
- Tiếp giáp: Trung Quốc, Lào; Đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung Bộ, vịnh Bắc Bộ -> có vị trí địa lí đặc biệt, thuận lợi cho việc giao lưu với các vùng trong nước và xây dựng nền kinh tế mở.
2. Khai thác, chế biến khoáng sản và thuỷ sản và thuỷ điện
* Vùng giàu tài nguyên khoáng sản bậc nhất nước ta:
- Than tập trung chủ yếu ở Quảng Ninh (sản lượng khai thác 30 triệu tấn/năm, chất lượng than tốt nhất Đông Nam Á). Ngoài ra còn có ở Thái Nguyên.
- Một số mỏ lớn ở Tây Bắc: Đồng (Sơn La), đất hiếm (Lai Châu), apatit (Lào Cai).
- Mỏ kim loại lớn ở Đông Bắc: Mỏ sắt (Yên Bái), thiếc (Cao Bằng), kẽm - chì ở Chợ Điền (Bắc cạn), đồng - vàng (Lào Cai).
* Trữ năng thuỷ điện ở các sông suối khá lớn
- Hệ thống sông Hồng (11 triệu kw) chiếm hơn 1/3 trữ năng thuỷ điện của cả nước. Riêng sông Đà gần 6 triệu kw.
- Các nhà máy thủy điện Thác Bà (110MW), Hòa Bình (1920MW), Sơn La (2400MW), Tuyên Quang (300MW),… Nhiều nhà máy thuỷ điện nhỏ đang được xây dựng.
- Khó khăn: vốn, lao động, công nghệ, vấn đề môi trường sinh thái,..
3. Trồng và chế biến cây công nghiệp, cây dược liệu, rau quả cận nhiệt và ôn đới
* Thế mạnh
- Đất: đất feralit trên đá phiến, đá vôi và đất phù sa cổ (ở trung du),...
- Khí hậu: có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, có mùa đông lạnh, chịu ảnh hưởng sâu sắc của điều kiện địa hình vùng núi.
- Địa hình: nền địa hình cao, chủ yếu đồi núi trung bình.
- Dân cư có kinh nghiệm, chính sách, thị trường, vốn,…
* Tình hình phát triển
- Chè: Thái Nguyên, Phú Thọ, Yên Bái.
- Cây dược liệu: Lạng Sơn, Cao Bằng, Hoàng Liên Sơn.
- Rau và hạt giống: SaPa.
- Cây ăn quả: mận, đào và lê,…
* Hạn chế
- Rét đậm, rét hại, sương muối, thiếu nước.
- Cơ sở chế biến còn nhiều hạn chế.
* Ý nghĩa: phát triển nền nông nghiệp hàng hoá hiệu quả cao và hạn chế nạn du canh, du cư trong vùng.
Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:
Lý thuyết Địa lí 12 Bài 32: Vấn đề khai thác thế mạnh ở Trung du và miền núi Bắc Bộ
Mục lục Giải Tập bản đồ Địa Lí 12 Bài 32: Vấn đề khai thác thế mạnh ở trung du và miền núi Bắc Bộ
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Số dân đông, tăng nhanh là trở ngại lớn cho vấn đề kinh tế - xã hội nào sau đây?
Câu 2:
Dân cư nước ta có nhiều thành phần dân tộc gây khó khăn chủ yếu nào sau đây?
Câu 3:
Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên của nước ta giảm do nguyên nhân chủ yếu nào sau đây?
Câu 4:
Gia tăng tự nhiên dân số nước ta từ giữa thế kỉ XX trở về trước thấp là do
Câu 5:
Đẩy mạnh phát triển công nghiệp ở trung du và miền núi nước ta nhằm mục đích chủ yếu nào sau đây?